Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Khoa Học >> Từ điển tiếng Việt

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 49760 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Từ điển tiếng Việt
Nhóm biên soạn

T (8)

tiếng
- d. 1. Toàn bộ những từ phối hợp theo cách riêng của một hay nhiều nước, một hay nhiều dân tộc, biểu thị ý nghĩ khi nói hay khi viết : Tiếng Việt , Tiếng Tày-Nùng ; Người Đức, người áo một số lớn người Thuỵ-Sĩ nói tiếng Đức. 2. Toàn bộ những âm phát từ miệng người nói, kêu, hát... có bản sắc riêng ở mỗi người : Có tiếng ai đọc báo ; Tiếng ca cải lương ; Tiếng hò đò ; Nhận ra tiếng người quen. Tiếng bấc tiếng chì. Lời đay nghiến. 3. Cg. Tiếng động. Âm hoặc hỗn hợp âm, thường không có đặc tính đáng kể, do đó không có ý nghĩa đáng kể đối với người nghe : Tiếng gõ cửa ; Tiếng ô-tô chạy ngoài đường. 4. Sự hưởng ứng hay phản ứng của quần chúng đối với một người, một vật, một hành động, một sự việc : Thuốc cao hay có tiếng. Tiếng cả nhà không. Bề ngoài có vẻ phong lưu nhưng thực ra là túng thiếu.
tiếng động
- d. Tiếng phát ra do sự va chạm, nói chung. Giật mình vì nghe có tiếng động.
tiếng lóng
- dt. Cách nói một ngôn ngữ riêng trong một tầng lớp hoặc một nhóm người nào đó, cốt chỉ để cho trong nội bộ hiểu với nhau mà thôi: Bọn phe phẩy dùng tiếng lóng giao dịch với nhau tiếng lóng của bọn kẻ cắp.
tiếng nói
- Tiếng của loài người phát ra thành lời, diễn đạt tư tưởng, tình cảm... : Tiếng nói của dân tộc.
tiếng tăm
- d. Lời nhận định, đánh giá, thường là hay, là tốt, đã được lan truyền rộng trong xã hội. Tiếng tăm lừng lẫy. Nhà văn có tiếng tăm.
tiếng vang
- dt. 1. âm nghe được do sóng âm phản xạ từ một vật chắn: Tiếng vang từ núi đá vọng lại. 2. Giá trị, tác động tốt được dư luận rộng rãi tiếp nhận và hoan nghênh: Tác phẩm có tiếng vang lớn.
tiếp
- I.t . Nối liền : Nhà nọ tiếp nhà kia. II. đg. 1. Nhận được : Tiếp thư. 2. Đón rước và chuyện trò : Tiếp khách. 3. Thêm vào : Tiếp sức ; Tiếp một tay.
- đg, Nh. Ghép, ngh. 2. 3 : Tiếp cây ; Tiếp tinh hoàn.
tiếp cận
- đg. 1 (id.). Ở gần, ở liền kề. Vùng tiếp cận thành phố. 2 Tiến sát gần. Bí mật tiếp cận trận địa địch. 3 Đến gần để tiếp xúc. Tìm cách tiếp cận với bộ trưởng. Thanh niên ra đời, tiếp cận với thực tế. 4 Từng bước, bằng những phương pháp nhất định, tìm hiểu một đối tượng nghiên cứu nào đó. Cách tiếp cận vấn đề.
tiếp chuyện
- đgt. Nói chuyện để tiếp người nào: tiếp chuyện với khách không tiếp chuyện với ai.
tiếp đãi
- Đón rước và chiêu đãi : Tiếp đãi bạn bè.
tiếp đón
- đg. (id.). Như đón tiếp. Tiếp đón niềm nở.
tiếp giáp
- đgt. Liền kề, giáp nhau: Hai nhà tiếp giáp nhau.
tiếp kiến
- Nói một nhân vật quan trọng đón rước người đến thăm chính thức.
tiếp nhận
- đg. Đón nhận cái từ người khác, nơi khác chuyển giao cho. Tiếp nhận tặng phẩm. Tiếp nhận một bệnh nhân từ bệnh viện khác gửi đến.
tiếp nối
- Nh. Nối tiếp.
tiếp quản
- Nhận lấy và quản lý : Bộ đội và cán bộ ta và tiếp quản Thủ đô.
tiếp tân
- đg. (trtr.). Đón tiếp khách (nói khái quát). Buổi tiếp tân. Ban tiếp tân của hội nghị.
tiếp theo
- đgt. Liền ngay sau: việc làm tiếp theo những chương trình tiếp theo Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?
tiếp thu
- Thu nhận lấy : Tiếp thu phê bình.
tiếp tục
- đg. Không ngừng mà giữ sự nối tiếp, sự liên tục trong hoạt động. Nghỉ một lát lại tiếp tục làm. Tiếp tục chương trình. Trận đấu tiếp tục. Lửa vẫn tiếp tục cháy.
tiếp viện
- đgt. Tăng thêm lực lượng để giúp sức cho đội quân đang chiến đấu: xin quân tiếp viện tiếp viện cho chiến trường.
tiết
- d. Máu một số động vật làm đông lại, dùng làm món ăn : Tiết gà ; Tiết lợn. Ngb. Cảm xúc mạnh vì tức giận : Nóng tiết ; điên tiết.
- d. Khoảng thời gian một năm, tính theo khí hậu : Một năm có bốn mùa tám tiết ; Mấy hôm nay trời đã chuyển sang tiết thu.
- d. Một đoạn có đầu đuôi mạch lạc trong một chương sách : Phần đầu có năm tiết.
- d. Khoảng thời gian lên lớp, giữa hai lúc nghỉ : Tiết 45 phút.
- d. Chỉ khí trong sạch, cương trực : Tiết trăm năm nỡ bỏ đi một ngày (K).
- đg. 1. Rỉ ra, thoát ra. 2. Nói một bộ phận trong cơ thể sản ra một chất dịch : Tiết nước bọt.
tiết diện
- d. Hình phẳng có được do cắt một hình khối bằng một mặt phẳng; mặt cắt (thường nói về mặt có một hình hay một độ lớn nào đó). Tiết diện của mặt cầu bao giờ cũng là một đường tròn. Loại dây dẫn có tiết diện lớn. Tiết diện 1 millimet vuông.
tiết kiệm
- đgt. 1. Giảm bớt hao phí không cần thiết, tránh lãng phí trong sản xuất, sinh hoạt: ăn tiêu tiết kiệm tiết kiệm nguyên liệu trong sản xuất. 2. Dành dụm được sau khi đã chi dùng hợp lí những thứ cần thiết: Mỗi tháng tiết kiệm được một ít tiền tiền tiết kiệm.
tiết lộ
- Cg. Tiết lậu. Để cho người khác biết một việc phải giữ kín : Tiết lộ bí mật quân sự.
tiết mục
- d. Từng trò, từng mục được đem ra trình diễn trong một chương trình. Biểu diễn các tiết mục. Tiết mục đơn ca. Tiết mục thể thao.
tiệt trùng
- đgt. Diệt hết vi trùng gây bệnh ở dụng cụ, thuốc men: tiệt trùng đồ mổ, kim tiêm.
tiêu
- d. Cây chuối : Thánh thót tàu tiêu mấy hạt mưa (Hồ Xuân Hương).
- d. Loài cây cùng họ với trầu, hạt có vị cay dùng làm gia vị.
- d. ống sáo : Tiếng tiêu.
- d. Vật cắm làm mốc để đánh dấu địa giới : Cắm tiêu.
- đg. 1. Nói thức ăn biến hóa để một phần thành chất nuôi cơ thể : Thịt mỡ là món ăn khó tiêu. 2. Dùng tiền : Tiêu có tính toán. 3. Cho thấm hay chảy xuống dưới mặt đất : Cống khá lớn, tiêu nhanh được nước. 4. Mất hẳn, tan đi : Xác chôn đã lâu, tiêu hết thịt ; Đi lang thang để tiêu sầu. Tiêu sự nghiệp. Mất hết uy tín (thtục).
- Bản Mẫu vật để nghiên cứu : Tiêu bản thực vật.
- BiểU Có đủ những đặc tính để thay mặt cho một số đông : Hai bà Trưng
tiêu biểu
- đg. (hoặc t.). Là hình ảnh cụ thể qua đó có thể thấy được đặc trưng rõ nét nhất của một cái gì có tính chất trừu tượng hơn, bao quát hơn, chung hơn (thường nói về cái tốt đẹp). Một thanh niên tiêu biểu cho lớp người mới. Chọn tuyển những bài thơ tiêu biểu của thế kỉ XIX.
tiêu chuẩn
- dt. 1. Điều được quy định dùng làm chuẩn để phân loại đánh giá: tiêu chuẩn để xét khen thưởng các tiêu chuẩn đạo đức. 2. Mức được hưởng, cấp theo chế độ: tiêu chuẩn ăn hàng ngày tiêu chuẩn nghỉ phép hàng năm.
tiêu cực
- t. 1. Nói thái độ thụ động, tránh đấu tranh : Khi về nghỉ ở Côn Sơn Nguyễn Trãi giữ thái độ tiêu cực. 2. Không có tác dụng xây dựng, trái với tích cực : Mặt tiêu cực của vấn đề.
tiêu diệt
- đg. Làm cho chết hoặc mất hẳn khả năng hoạt động (thường trên phạm vi rộng hoặc với số lượng lớn). Tiêu diệt sinh lực địch. Tiêu diệt nạn nghèo đói (b.).
tiêu dùng
- đgt. Dùng của cải, vật chất để phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất: nhu cầu tiêu dùng tiêu dùng cho sản xuất hàng tiêu dùng.
tiêu đề
- d. 1. Đề mục nêu lên để người ta chú ý. 2. X.
- Tiêu ngữ.
tiêu điểm
- d. 1 Điểm hội tụ chùm tia hình nón hình thành sau khi khúc xạ hoặc phản xạ các tia song song. Tiêu điểm của gương cầu. 2 Nơi tập trung cao độ các hoạt động khác nhau và từ đó toả ảnh hưởng lớn ra các nơi khác. Vùng này là một tiêu điểm của phong trào cách mạng.
tiêu điều
- tt. 1. Xơ xác, hoang vắng và buồn tẻ: Thôn xóm tiêu điều sau trận lụt Quê hương bị giặc phá tiêu điều, xơ xác. 2. ở trạng thái suy tàn; trái với phồn vinh: nền kinh tế tiêu điều sau giai đoạn khủng hoảng.
tiêu độc
- Trừ chất độc trong cơ thể : Thuốc tiêu độc.
tiêu hao
- 1 d. (cũ; vch.). Tin tức.
- 2 đg. Làm cho hao mòn dần, mất dần. Tiêu hao năng lượng.
tiêu hóa
- tiêu hoá đgt. (Quá trình) chuyển hoá thức ăn thành chất nuôi dưỡng trong cơ thể người và động vật: tiêu hoá thức ăn bộ máy tiêu hoá bị rối loạn tiêu hoá.
tiêu tan
- Làm tan đi mất ; tan đi mất : Hi vọng tiêu tan.
tiêu thụ
- đg. 1 Bán ra được, bán đi được (nói về hàng hoá). Hàng tiêu thụ rất nhanh. Thị trường tiêu thụ. 2 Dùng dần dần hết đi vào việc gì. Xe tiêu thụ nhiều xăng. Tiêu thụ năng lượng.
tiêu vong
- đgt. Bị mất hẳn, tiêu tan đi sau một quá trình suy tàn dần: Chế độ phong kiến đã tiêu vong.
tiêu xài
- Tiêu tiền nói chung : Tiêu xài hoang phí.
tiều tụy
- tiều tuỵ t. Có dáng vẻ tàn tạ, xơ xác đến thảm hại. Thân hình tiều tuỵ. Mái lều cũ nát, tiều tuỵ.
tiểu ban
- dt. Tập thể gồm một số người, được cử ra để chuyên nghiên cứu, theo dõi một vấn đề: Hội thảo chia làm các tiểu ban khác nhau tiểu ban dự thảo nghị quyết.
tiểu bang
- Nước nhỏ, trong một liên bang.
tiểu đoàn
- d. Đơn vị tổ chức của lực lượng vũ trang, thường gồm ba hoặc bốn đại đội, nằm trong biên chế của trung đoàn hay được tổ chức độc lập.
tiểu đội
- dt. Đơn vị tổ chức nhỏ nhất trong quân đội, thường gồm sáu đến mười hai người, nằm trong biên chế trung đội: tập trung các tiểu đội để hành quân dã ngoại.
tiểu học
- d. Bậc đầu tiên trong giáo dục phổ thông, từ lớp một đến lớp năm.
tiểu luận
- dt. 1. Bài báo nhỏ, bàn về những vấn đề văn hoá, chính trị-xã hội. 2. Công trình tập sự nghiên cứu: trình bày tiểu luận tập sự nghiên cứu.
tiểu nhân
- Người bụng dạ nhỏ nhen, hay thù vặt.
tiểu quy mô
- t. Có quy mô nhỏ. Công trình thuỷ lợi tiểu quy mô.
tiểu sử
- dt. Lịch sử tóm tắt về thân thế và sự nghiệp của một người: tiểu sử của nhà văn tiểu sử của các ứng cử viên.
tiểu thuyết
- Tác phẩm văn xuôi kể chuyện một cách mạch lạc và có nghệ thuật qua hư cấu của tác giả.
tiểu thừa
- d. Tên những người theo phái đại thừa trong đạo Phật gọi phái chủ yếu của Phật giáo thời kì đầu, cho là giáo lí rắc rối, không siêu độ được cho số đông người.
tiểu tiện
- đgt. Đái (nói về người, theo lối lịch sự).
tiểu tư sản
- Giai cấp trung gian giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản, có chút ít tư liệu sản xuất hoặc tài sản, như tiểu thương, trung nông.
tiểu xảo
- t. (hoặc d.). Khéo vặt (trong một công việc đòi hỏi phải có tài năng, có sáng tạo). Chỉ được cái tài tiểu xảo. Ngón tiểu xảo.
tiếu lâm
- dt. Chuyện cười dân gian: kể chuyện tiếu lâm thu thập chuyện tiếu lâm.
tim
- d. Cơ quan nằm trong lồng ngực, bơm máu đi khắp cơ thể.
- (đph) d. Bấc đèn : Dầu hao tim lụn.
tìm
- đg. 1 Cố làm sao cho thấy ra được, cho có được (cái biết là có ở đâu đó). Tìm trẻ lạc. Khán giả tìm chỗ ngồi. Tìm người cộng tác. Tìm ra manh mối. Vạch lá tìm sâu*. 2 Cố làm sao nghĩ cho ra. Tìm đáp số bài toán. Tìm cách giải quyết. Tìm lời khuyên nhủ.
tìm hiểu
- đgt. 1. Điều tra, xem xét để hiểu rõ: tìm hiểu tình hình thực tế cần tìm hiểu mọi khía cạnh, vấn đề. 2. Trao đổi tâm tình giữa đôi nam nữ trước khi yêu đương, kết hôn: Hai anh chị đã có quá trình tìm hiểu phải tìm hiểu kĩ trước khi kết hôn.
tím
- t. 1. Có màu ít nhiều giống màu của hoa cà hoặc thẫm hơn, màu của quả cà dái dê. 2. Nói màu đỏ tía hoặc tương tự màu nói trên ở chỗ da bị chạm mạnh, đánh mạnh : Ngã tím đầu gối.
tin
- 1 I d. 1 Điều được truyền đi, báo cho biết về sự việc, tình hình xảy ra. Báo tin. Mong tin nhà. Tin thế giới. Tin vui. Tin đồn nhảm. 2 Sự truyền đạt, sự phản ánh dưới các hình thức khác nhau, cho biết về thế giới xung quanh và những quá trình xảy ra trong nó (một khái niệm cơ bản của điều khiển học). Thu nhận tin. Xử lí tin.
- II đg. (kng.). Báo (nói tắt). Đã tin về nhà. Có gì sẽ tin ngay cho biết.
- 2 đg. 1 Có ý nghĩ cho là đúng sự thật, là có thật. Có nhìn thấy tận mắt mới tin. Nửa tin nửa ngờ. Không đủ chứng cớ, nên không tin. Chuyện khó tin. 2 Cho là thành thật. Đừng tin nó mà nhầm. Tin ở lời hứa. 3 Đặt hoàn toàn hi vọng vào người nào hay cái gì đó. Tin ở bạn. Tin ở sức mình. Tin ở tương lai. Lòng tin. Vật để lại làm tin (để cho tin). 4 (thường nói tin rằng, tin là). Nghĩ là rất có thể sẽ như vậy. Tôi tin rằng anh ấy sẽ đến. Không ai tin rằng nó sẽ thành công. Tôi tin là không ai biết việc đó.
- 3 t. (kết hợp hạn chế). Đạt đến độ chính xác cao; đúng, trúng. Bắn rất tin. Cái cân tin (lúc nào cũng chính xác).
tin cậy
- đgt. Đáng tin, có thể dựa hẳn vào, trông cậy vào: được cấp trên tin cậy số liệu đáng tin cậy.
tin đồn
- Tin truyền miệng, chưa chính xác.
tin vịt
- d. (kng.). Điều bịa đặt tung ra thành tin. Tung tin vịt.
tín dụng
- I. đgt. Tin dùng: Người cận vệ được tín dụng. II. dt. Việc cho vay và mượn tiền ở ngân hàng: quỹ tín dụng công tác tín dụng.
tín hiệu
- Dấu hiệu dùng thay cho lời nói để truyền tin cho nhau : Tín hiệu bằng pháo. Hệ thống tin hiệu thứ nhất. Những kích thích của ngoại cảnh gây cảm giác trong cơ thể, theo học thuyết Páp-lốp. Hệ thống tín hiệu thứ hai. Lời nói và chữ viết mà loài người dùng để truyền tin cho nhau, theo học thuyết Páp-lốp.
tín nhiệm
- đg. Tin cậy ở một nhiệm vụ cụ thể nào đó. Được cử tri tín nhiệm bầu vào quốc hội. Mất tín nhiệm.
tín phiếu
- dt. Giấy nợ có thời hạn do các cơ quan tín dụng phát ra.
tinh bột
- Bột trắng chế từ ngũ cốc.
tinh cầu
- d. Ngôi sao.
tinh chất
- dt. Nguyên chất, không có tạp chất: lọc lấy tinh chất.
tinh chế
- Loại bỏ những tạp chất để được một thuần chất.
tinh dầu
- d. Chất lỏng có mùi thơm, dễ bay hơi, lấy từ thực vật hay động vật, thường dùng chế nước hoa hoặc làm thuốc. Tinh dầu bạc hà. Cất tinh dầu.
tinh dịch
- dt. Chất lỏng chứa tinh trùng tiết ra từ tuyến sinh dục của đàn ông hay động vật giống đực.
tinh giản
- Làm cho gián đơn và tốt hơn : Tinh giản chương trình học.
tinh hoa
- d. Phần tinh tuý, tốt đẹp nhất. Kế thừa tinh hoa của dân tộc. Tiếp thu tinh hoa của văn hoá thế giới.
tinh hoàn
- dt. Cơ quan sinh ra tế bào sinh dục đực.
tinh khiết
- Trong sạch : Thức ăn tinh khiết.
tinh nhuệ
- t. (Quân đội) được huấn luyện kĩ, trang bị đầy đủ và có sức chiến đấu cao. Lực lượng tinh nhuệ. Đội quân tinh nhuệ.
tinh tế
- tt. Rất nhạy cảm, tế nhị, có khả năng đi sâu vào những chi tiết rất nhỏ, rất sâu sắc: nhận xét tinh tế cảm nhận tinh tế.
tinh thần
- I. d. 1. Thái độ hình thành trong ý nghĩ để định phương hướng cho hành động : Giải quyết vấn đề đời sống theo tinh thần tự lực cánh sinh. 2. Thái độ hình thành trong ý nghĩ, tâm tư, về mức độ chịu đựng một nỗi khó khăn hoặc đương đầu với một nguy cơ, trong một thời gian nhất định : Giữ vững tinh thần chiến đấu ; Tinh thần bạc nhược ; Tinh thần quân đội địch suy sụp. 3. Nghĩa sâu xa, thực chất của nội dung : Hiểu tinh thần lời phát biểu của lãnh tụ ; Tinh thần và lời văn. II. t. Thuộc trí tuệ, phương diện trừu tượng của đời sống con người : Sách báo là những món ăn tinh thần.
tinh tú
- d. Sao trên trời (nói khái quát).
tinh vi
- tt. 1. Có nhiều chi tiết cấu tạo rất nhỏ và chính xác cao: máy móc tinh vi Nét vẽ rất tinh vi. 2. Có khả năng phân tích, xem xét sâu sắc đến từng chi tiết nhỏ: thủ đoạn bóc lột tinh vi xử lí tinh vi nhận xét hết sức tinh vi.
tình
- I. d. 1. Sự yêu mến : Tình cha con. 2. Sự yêu đương giữa trai và gái : Quản chi lên thác xuống ghềnh, Cũng toan sống thác với tình cho xong (K). 3. Tình cảm nói chung : Ăn ở có tình. II. t. 1. Thuộc về sự yêu đương giữa nam và nữ : Người tình. 2. Có duyên dáng (thtục) : Trông cô ấy tình lắm.
- d. 1. Trạng thái hoàn cảnh : Lượng trên quyết chẳng thương tình (K). 2. Nh. Tình tình.
tình cảm
- I d. 1 Sự rung động trong lòng trước một đối tượng nào đó. Tình cảm đi đôi với lí trí. Hiểu thấu tâm tư tình cảm. Một người giàu tình cảm. 2 Sự yêu mến gắn bó giữa người với người. Tình cảm mẹ con.
- II t. Tỏ ra giàu và dễ thiên về tình cảm. Sống rất tình cảm.
tình cờ
- tt. Không có chủ tâm, do ngẫu nhiên, vô tình gặp hoặc nhận biết được: cuộc gặp gỡ tình cờ tình cờ nghe được câu chuyện Tình cờ anh gặp em đây, Như sông gặp nước như mây gặp rồng (cd.).
tình hình
- Toàn thể những sự việc có liên quan với nhau qua đó thể hiện một sự tồn tại, một quá trình diễn biến, trong một thời gian hoặc một thời điểm : Tình hình chính trị ; Tình hình nông thôn sáng sủa ra từ khi gười cày có ruộng ; Tình hình thương lượng xấu đi từ phiên họp hôm qua.
tình nguyện
- đg. Tự mình có ý muốn nhận lấy trách nhiệm để làm (thường là việc khó khăn, đòi hỏi hi sinh), không phải do bắt buộc. Tình nguyện đi nhận công tác ở miền núi.
tình nhân
- dt., cũ 1. Người yêu: một đôi tình nhân Tình nhân lại gặp tình nhân. 2. Người có quan hệ yêu đương không chính đáng với người khác, thường là người đã có vợ hoặc chồng: Anh ta đi đâu đều có tình nhân ở đó, vợ ở nhà yên tâm sao được.
tình thật
- Cg. Tình thực 1. ph. Thực ra, nói cho đúng : Tình thật tôi không biết việc đó. 2. d. Tình cảm thành thực.
tình thế
- I d. Tình hình xã hội cụ thể, về mặt có lợi hay không có lợi cho những hoạt động nào đó của con người. Tình thế đã thay đổi. Tình thế thuận lợi. Lâm vào tình thế hiểm nghèo. Cứu vãn tình thế.
- II t. (Giải pháp) có tính chất tạm thời, nhằm đối phó với một tình hình cụ thể trước mắt. Giải pháp .
tình tiết
- dt. Sự việc nhỏ có quan hệ chặt chẽ trong diễn biến của sự việc, câu chuyện: Câu chuyện có nhiều tình tiết hấp dẫn những tình tiết của vụ án.
tình trạng
- Sự tồn tại và diễn biến của các sự việc xét về mặt ảnh hưởng đối với cuộc sống, thường ở khía cạnh bất lợi : Tình trạng đáng thương của những người bị nạn cháy nhà.
tình ý
- d. 1 Tình cảm và ý định ấp ủ trong lòng, người khác chưa biết. Dò tình ý. Xem tình ý anh ấy vẫn không thay đổi. 2 Tình cảm yêu đương đang được giữ kín, chưa bộc lộ ra. Hai người có tình ý với nhau từ lâu. 3 (id.). Tư tưởng, tình cảm (trong văn nghệ). Cái tình ý của bài thơ.
tình yêu
- dt. 1. Tình cảm nồng thắm, gắn bó thân thiết với nhau: tình yêu đất nước tình yêu quê hương. 2 Tình cảm yêu đương giữa nam và nữ: tình yêu lứa đôi tình yêu chung thuỷ.
tỉnh
- d. 1. Đơn vị hành chính của một nước, gồm có nhiều huyện : Tỉnh Vĩnh Phú ; Tỉnh Sông Bé. 2. "Tỉnh lỵ" nói tắt : Lên tỉnh mua hàng. 3. Cơ quan hành chính của tỉnh : Lệnh của tỉnh đưa về xã.
- t. 1. Sáng suốt, không mê : Sốt nhiều nhưng vẫn tỉnh. 2. Thức dậy : Tỉnh ra mới biết là mình chiêm bao (K). 3. Hết say : Tỉnh rượu.
tỉnh dậy
- đgt. Chuyển từ trạng thái ngủ sang trạng thái thức: tỉnh dậy từ lúc ba giờ sáng.
tỉnh lỵ
- Nơi tập trung các cơ quan hành chính của tỉnh (cũ) : Phủ Lý xưa là tỉnh lỵ của Hà Nam.
tỉnh táo
- t. 1 Ở trạng thái tỉnh, không buồn ngủ (nói khái quát). Thức khuya mà vẫn tỉnh táo. Uống cốc cà phê cho tỉnh táo. 2 Ở trạng thái vẫn minh mẫn, không để cho tình hình rắc rối, phức tạp tác động đến tư tưởng, tình cảm. Tỉnh táo trước mọi âm mưu. Đầu óc thiếu tỉnh táo. Người ngoài cuộc thường tỉnh táo hơn.
tĩnh dưỡng
- đgt. ở tại chỗ, thường là nơi yên tĩnh để nghỉ ngơi và dưỡng sức: tĩnh dưỡng tuổi già xin nghỉ việc vừa tĩnh dưỡng vừa làm vườn cho khuây khoả.
tĩnh học
- (lý). Môn học về sự cân bằng của các lực, không gây chuyển động.
tĩnh tại
- t. Ở cố định một nơi, không hoặc rất ít đi lại, chuyển dịch. Làm công tác tĩnh tại.
tĩnh tọa
- tĩnh toạ đgt. Ngồi yên lặng để định tâm thần mà tìm hiểu, ngẫm nghĩ giáo lí của Phật giáo: nhà sư tĩnh toạ.
tính
- d. 1. Đặc trưng tâm lý của từng người trong việc đối xử với xã hội và sự vật bên ngoài : Tính nóng. 2. Thói quen do tập nhiễm lâu ngày mà có : Tính hay ăn vặt. 3. Nh. Tính chất : Tính bay hơi của rượu. 4. Phẩm chất riêng : Tính đảng ; Tính tư tưởng ; Tính nghệ thuật.
- X. Giới tính.
- đg. 1. Tìm một số, một kết quả bằng các phép cộng trừ, nhân, chia : Học tính. 2. Kiểm tra lại tiền bạc : Thử tính xem mua hết bao nhiêu. 3. Nghĩ tới, lo liệu : Việc khó đấy, phải tính cho kỹ. 4. Có ý định : Tôi đã tính không chơi với hắn.
tính cách
- d. 1 Tổng thể nói chung những đặc điểm tâm lí ổn định trong cách xử sự của một người, biểu hiện thái độ điển hình của người đó trong những hoàn cảnh điển hình. Mỗi người một tính cách. Tính cách của nhân vật. 2 (thường dùng sau có). Như tính chất. Vấn đề có tính cách bao quát.
tính chất
- dt. Đặc điểm riêng, phân biệt sự vật này với sự vật khác: Tính chất của nước là không màu, không mùi, không vị mang nhiều tính chất độc đáo.
tính khí
- Tính nết vốn có của từng người : Tính khí nhỏ nhen.
tính nết
- d. Tính và nết (nói khái quát). Tính nết hiền lành. Tính nết dễ thương.
tính toán
- đgt. 1. Thực hiện các phép tính để biết kết quả cụ thể: tính toán sổ sách tính toán các khoản đã chi tiêu. 2. Suy tính, cân nhắc sao cho hợp lí trước khi làm việc gì: làm việc có tính toán tính toán kĩ trước khi làm. 3. Suy bì hơn thiệt: một tình yêu có tính toán không tính toán gì trong quan hệ bạn bè.
tính từ
- Một loại từ dùng để chỉ tính chất, hình thái, số lượng.... như "trắng" trong "tờ giấy trắng", "thơm" trong "đóa hoa thơm", "đẹp" trong "người đẹp"...
tít
- 1 d. Đầu đề bài báo, thường in chữ lớn. Tít lớn chạy dài suốt bốn cột. Chỉ đọc lướt qua các tít.
- 2 t. (kết hợp hạn chế). (Mắt) ở trạng thái khép gần như kín lại. Nhắm tít cả hai mắt. Tít mắt*. Nằm xuống là ngủ tít đi.
- 3 p. (thường dùng phụ sau đg., t.). 1 (Ở cách xa) đến mức như mắt không còn nhìn thấy rõ được nữa. Bay tít lên cao. Tít tận phía chân trời. Rơi tít xuống dưới đáy. 2 (Chuyển động quay nhanh) đến mức không còn nhìn thấy rõ hình thể của vật chuyển động nữa, mà trông nhoà hẳn đi. Quay tít*. Múa tít cái gậy trong tay. 3 (Quăn, xoắn) đến mức khó có thể nhận ra hình dáng, đường nét của vật nữa. Tóc xoăn tít. Giấy vở quăn tít. Chỉ rối tít.
tít mù
- tt. Tít (ng. 1., 2.) (mức độ nhấn mạnh hơn): xa tít mù quay tít mù.
tịt
- d. Nốt đỏ ngứa nổi trên da : Muỗi đốt nổi tịt cả người.
- t. 1. Không nổ, không kêu : Pháo tịt. 2. Cg. Tịt mít. Không nói được gì (thtục) : Hỏi câu nào cũng tịt.
to
- t. 1 Có kích thước, số lượng đáng kể hoặc hơn hẳn so với bình thường hay so với số lớn những cái cùng loại; trái với nhỏ, bé. Nhà to. Quả to. Mở to mắt. Bé xé ra to*. To tiền. 2 (Âm thanh) có cường độ mạnh, nghe rõ hơn bình thường. Nói to. Đọc to lên cho mọi người cùng nghe. 3 Có mức đáng kể về sức mạnh, sức tác động, phạm vi, quy mô hay tầm quan trọng. Gió to. Nước sông lên to. Lập công to. Thua to. 4 (kng.). (Người) có địa vị, quyền hạn cao. Làm quan to. To chức.
to lớn
- tt. To, lớn nói chung: thân hình to lớn có ý nghĩa to lớn với đời sống xã hội.
to tát
- To nói chung (dùng với nghĩa trừu tượng) : Có gì to tát đâu mà khoe.
to tướng
- t. (kng.). Rất to, hơn hẳn mức bình thường. Quả dưa to tướng. Một dấu hỏi to tướng.
tò mò
- tt. Có tính hay dò hỏi, tìm cách biết bất cứ chuyện gì, dù có hay không quan hệ tới mình: tính tò mò người hay tò mò.
tò vò
- Loài sâu bọ hình tựa con ong, lưng nhỏ, hay làm tổ bằng đất.
tỏ
- I t. 1 Sáng rõ, soi rõ (thường nói về ánh trăng, ánh đèn). Trăng tỏ. Khêu tỏ ngọn đèn. Sáng chưa tỏ mặt người. 2 (id.). (Mắt, tai người già cả) vẫn còn tinh, còn nhìn, nghe được rõ. Mắt ông cụ còn tỏ lắm. Còn tỏ tai nên cứ nghe rõ mồn một.
- II đg. 1 Hiểu rõ, biết rõ. Chưa tường mặt tên. Trong nhà chưa tỏ ngoài ngõ đã tường (tng.). 2 Bộc lộ, giãi bày cho người khác biết rõ. Tỏ nỗi niềm tâm sự. Tỏ tình. 3 Biểu hiện ra bằng cử chỉ, nét mặt, v.v., cho người khác thấy rõ. Tỏ thái độ đồng tình.
tỏ ra
- đgt. Cho thấy rõ ra: Càng thi đấu, đội bạn càng tỏ ra có ưu thế vượt trội.
tỏ tường
- Hiểu kỹ càng : Tỏ tường lý lẽ.
tỏ vẻ
- đg. Biểu hiện ra bề ngoài một thái độ hay một trạng thái tình cảm nào đó cho người khác thấy rõ. Gật đầu tỏ vẻ bằng lòng. Tỏ vẻ hăng hái.
tòa án
- toà án dt. Cơ quan nhà nước chuyên việc xét xử các vụ án: toà án dân sự toà án quân sự toà án tối cao.
tòa soạn
- Nhóm người chuyên biên soạn và sửa chữa bài vở của một tòa báo, một tạp chí.
tỏa
- toả đg. 1 (Từ một điểm) lan truyền ra khắp xung quanh. Hoa cau toả hương thơm ngát. Khói toả ngút trời. Đèn toả sáng. Hơi nóng toả ra khắp phòng. 2 (Từ một điểm) phân tán ra về các phía, các hướng khác nhau. Tan học, các em toả về các ngõ xóm. Tin vui toả đi khắp nơi (b.). 3 (kết hợp hạn chế). Buông trùm xuống trên một diện tích tương đối rộng. Cây đa toả bóng mát xuống đường làng.
tọa đàm
- toạ đàm đgt. Họp mặt trao đổi, nói chuyện thân mật với nhau về một vấn đề nào đó: toạ đàm về công tác giáo dục thiếu niên nhi đồng.
tọa độ
- d. Hệ thống những yếu tố xác định vị trí của một điểm trong một mặt phẳng hay trong không gian. Tọa độ địa lý. Tọa độ xác định vị trí của một điểm trên mặt Quả đất bằng vĩ tuyến và kinh tuyến. Toạ độ thiên văn. Toạ độ xác định vị trí của một thiên thể trên thiên cầu.
tọa hưởng
- toạ hưởng đg. (cũ). Ngồi không mà hưởng.
tọa lạc
- toạ lạc đgt., vchg, kcách (Nhà cửa, đất đai) ở tại nơi nào đó: Khu đất toạ lạc ở đầu đình.
tọa thiền
- toạ thiền đg. Ngồi im lặng theo kiểu riêng, giữ cho thân và tâm không động, theo đạo Phật; ngồi thiền. Nơi toạ thiền thật yên tĩnh. Sư ông đang toạ thiền. Luyện tập dưỡng sinh theo kiểu toạ thiền.
toạc
- đgt. Rách, xước ra, thường theo chiều dài: áo toạc vai Gai cào toạc da.
toan
- đg. Có ý định và sắp thực hiện : Toan làm hại người khác.
toan tính
- đg. Suy nghĩ, tính toán nhằm thực hiện việc gì. Toan tính việc làm ăn lâu dài nơi đây.
toàn
- tt. Hoàn chỉnh, tất cả, nguyên vẹn, không sứt mẻ: mặc toàn màu trắng toàn thân vẹn toàn.
toàn bộ
- Tất cả : Thu toàn bộ vũ khí của địch.
toàn diện
- t. Đầy đủ các mặt, không thiếu mặt nào. Sự phát triển toàn diện. Nghiên cứu vấn đề một cách toàn diện. Nền giáo dục toàn diện.
toàn lực
- dt. Tất cả sức lực: dốc toàn lực cho công việc toàn tâm toàn lực phục vụ Tổ quốc.
toàn phần
- t. (id.). Đủ cả các phần. Nguyệt thực toàn phần.
toàn quốc
- dt. Cả nước: toàn quốc kháng chiến tổng tuyển cử toàn quốc.
toàn quyền
- d. 1. Mọi quyền lực : Toàn quyền hành động. 2. Viên quan cai trị Pháp đứng đầu xứ Đông Dương dưới thời Pháp thuộc.
toàn thể
- d. 1 Tất cả mọi thành viên. Toàn thể đồng bào. Hội nghị toàn thể. 2 Cái chung, bao gồm tất cả các bộ phận có liên quan chặt chẽ với nhau trong một chỉnh thế. Chỉ thấy bộ phận mà không thấy toàn thể.
toán
- 1 dt. Nhóm người cùng làm một việc: toán lính giặc toán thợ một toán cướp.
- 2 dt. 1. Phép tính: làm toán giải toán. 2. Toán học, nói tắt: khoa toán ngành toán.
toán học
- Khoa học nghiên cứu những tương quan số lượng và những hình dạng không gian của thế giới khách quan.
toang hoác
- t. (kng.; thường dùng phụ sau một số đg., t.). Có độ mở, độ hở quá mức cần thiết, để lộ cả ra ngoài, trông chướng mắt. Cửa mở toang hoác. Thủng toang hoác.
tóc
- dt. 1. Lông mọc từ trán đến gáy của đầu người: Tóc chấm ngang vai Hàm răng mái tóc là góc con người (tng.) tóc bạc da mồi. 2. Dây tóc, nói tắt: Bóng đèn đứt tóc.
tóc mai
- Tóc mọc ở hai thái dương.
tóc tơ
- I d. (cũ; vch.). Sợi tóc và sợi tơ (nói khái quát), dùng để ví những phần, những điểm rất nhỏ trong nội dung sự việc hoặc hiện tượng. Kể hết tóc tơ.
- II d. (cũ; vch.). Việc kết tóc xe tơ; tình duyên vợ chồng. Trao lời .
- III d. Tóc của trẻ nhỏ, rất mềm và sợi mảnh như tơ.
tóe
- toé đgt. 1. Bắn vung ra khắp các phía: Nước toé ra Bùn toé khắp người. 2. Tản nhanh ra các phía, do hốt hoảng: Nghe súng nổ, đàn chim bay toé lên.
toét
- t. Nói mắt đau, mí đỏ, luôn luôn ướt.
- t. Nát bét : Giẫm quả chuối toét ra.
toi
- đg. 1 (Gia súc, gia cầm) chết nhiều một lúc vì bệnh dịch lan nhanh. Bệnh toi gà. Thịt lợn toi. 2 (thgt.). Chết (hàm ý coi khinh). Lại toi một thằng nữa. 3 (thgt.). Mất một cách uổng phí. Công toi*. Toi tiền. Mất toi*.
toi mạng
- đgt., khng. Chết một cách vô ích (hàm ý coi khinh): Đừng có dính dáng vào việc ấy mà toi mạng.
tỏi
- d. Loài cây thuộc họ hành tỏi, củ có nhiều múi (khía), có mùi hăng, dùng làm gia vị.
- t. Chết (thtục) : Mấy thằng lưu manh tỏi cả rồi.
tỏi tây
- d. Cây thuộc loại tỏi, lá và củ lớn, dùng làm gia vị.
tom góp
- đgt., khng. Gom góp: tom góp được một ít tiền.
tõm
- Tiếng một vật gì nặng rơi nhanh xuống nước : Quả sung rơi tõm xuống ao.
tóm
- đg. 1 Nắm nhanh và giữ chặt lấy. Tóm được con gà sổng. Tóm lấy thời cơ (kng.). 2 (kng.). Bắt giữ, bắt lấy. Tóm gọn toán phỉ. Kẻ gian bị tóm. 3 Rút gọn, thu gọn lại cho dễ nắm điểm chính, ý chính. Tóm lại bằng một câu cho dễ nhớ. Nói tóm lại.
tóm lại
- đg. 1. Thu gọn lại những điểm quan trọng : Tóm lại nội dung quyển sách. 2. Nói vắn tắt để kết luận : Tóm lại, chúng ta đã dùng mọi biện pháp để giải quyết khó khăn....
tóm tắt
- đg. Rút ngắn, thu gọn, chỉ nêu những điểm chính. Tóm tắt nội dung tác phẩm. Tóm tắt ý kiến. Trình bày tóm tắt.
tòng phạm
- dt. Kẻ phạm tội theo kẻ chủ mưu: Kẻ chủ mưu phải trừng trị nặng hơn kẻ tòng phạm Nó chỉ là tòng phạm mà thôi.
tòng quân
- Vào quân đội.
tọng
- đg. 1 (kng.). Cho vào một nơi nào đó và dồn xuống cho thật đầy, thật chặt. Tọng gạo vào bao. 2 (thgt.). Ăn một cách thô tục, tham lam, chỉ cốt cho được nhiều. Tọng đầy dạ dày.
tóp tép
- tt. Có âm thanh kêu nho nhỏ, đều đặn tựa như tiếng nhai thong thả một vật mềm: nhai kẹo tóp tép Bà cụ nhai trầu tóp tép.
tọt
- ph. Nhanh, gọn : Chạy tọt ra cửa ; Bỏ tọt vào miệng.

- 1 d. Địa tô (nói tắt). Nộp tô. Đấu tranh đòi giảm tô.
- 2 d. (ph.). Bát ô tô. Tô phở. Tô canh.
- 3 đg. 1 Dùng mực hoặc màu làm cho nổi thêm các đường nét, mảng màu đã có sẵn. Tô đậm mấy chữ hoa. Tô bản đồ. Tranh tô màu. Tô môi son. 2 (cũ; id.). Nặn. Tượng mới tô.
tô điểm
- đgt. Điểm thêm màu sắc, làm cho đẹp hơn: Mùa xuân về, hoa đào, hoa mai tô điểm cho cảnh sắc của đất nước.
tô vẽ
- Bịa đặt thêm chi tiết cho một câu chuyện.
tổ
- 1 d. Nơi được che chắn của một số loài vật làm để ở, đẻ, nuôi con, v.v. Tổ chim. Ong vỡ tổ. Kiến tha lâu cũng đầy tổ (tng.).
- 2 d. Tập hợp có tổ chức của một số người cùng làm một công việc. Tổ kĩ thuật. Tổ sản xuất.
- 3 d. 1 Người được coi như là người đầu tiên, lập ra một dòng họ. Giỗ tổ. Nhà thờ tổ. Ngôi mộ tổ. 2 Người sáng lập, gây dựng ra một nghề (thường là nghề thủ công). Ông tổ nghề rèn.
- 4 tr. (kng.; thường dùng sau chỉ, càng). Từ biểu thị ý nhấn mạnh mức độ của một hậu quả tất yếu không tránh được. Chiều lắm chỉ tổ hư. Khôn cho người dái, dại cho người thương, dở dở ương ương, tổ người ta ghét (tng.).
tổ chức
- I. đgt. 1. Sắp xếp, bố trí thành các bộ phận để cùng thực hiện một nhiệm vụ hoặc cùng một chức năng chung: tổ chức lại các phòng trong cơ quan tổ chức lại đội ngũ cán bộ. 2. Sắp xếp, bố trí để làm cho có trật tự, nề nếp: tổ chức đời sống gia đình tổ chức lại nề nếp sinh hoạt. 3. Tiến hành một công việc theo cách thức, trình tự nào: tổ chức hội nghị tổ chức hôn lễ. 4. Kết nạp vào tổ chức, đoàn thể: được tổ chức vào Đoàn thanh niên. 5. Tổ chức hôn lễ, nói tắt: Anh chị ấy cuối tháng sẽ tổ chức. II. dt. 1. Tập hợp người được tổ chức theo cơ cấu nhất định để hoạt động vì lợi ích chung: tổ chức thanh niên tổ chức công đoàn. 2. Tổ chức chính trị xã hội với cơ cấu và kỉ luật chặt chẽ: có ý thức tổ chức theo sự phân công của tổ chức được tổ chức tín nhiệm.
tổ hợp
- Tổng số của nhiều thành phần hợp lại.
tổ quốc
- d. Đất nước, được bao đời trước xây dựng và để lại, trong quan hệ với những người dân có tình cảm gắn bó với nó. Xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
tổ tiên
- dt. ông cha từ đời này qua đời khác: nhớ ơn tổ tiên thờ cúng tổ tiên.
tố cáo
- đg. 1. Thưa kiện ở tòa án. 2. Nói cho mọi người biết tội ác của kẻ khác : Tố cáo âm mưu gây chiến của đế quốc Mỹ.
tố giác
- đg. Báo cho cơ quan chính quyền biết người hoặc hành động phạm pháp nào đó. Thư tố giác. Tố giác một vụ tham nhũng.
tố khổ
- đgt. Vạch nỗi khổ của mình nhằm kết tội, lên án kẻ đã gây tội: tố khổ bọn địa chủ cường hào.
tố tụng
- Việc thưa kiện tại tòa án.
tốc
- 1 đg. Lật tung lên, lật ngược lên cái đang che phủ. Gió bão làm tốc mái nhà. Tốc chăn chồm dậy.
- 2 I đg. (kng.; id.). Đi hoặc chạy rất nhanh đến nơi nào đó để cho kịp. Nghe tin dữ, tốc thẳng về nhà. Chạy tốc đến chỗ đám cháy.
- II d. (kng.; kết hợp hạn chế). độ (nói tắt). Máy bay tăng tốc.
tốc độ
- dt. 1. Độ nhanh, nhịp độ của quá trình vận động, phát triển: Xe chạy hết tốc độ tốc độ phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế. 2. Nh. Vận tốc.
tốc hành
- Đi nhanh : Xe lửa tốc hành.
tốc ký
- Phép dùng những dấu hiệu đơn giản để ghi chép nhanh, kịp những lời nói.
tộc
- d. (thường nói tộc người). Cộng đồng người có tên gọi, địa vực cư trú, ngôn ngữ, đặc điểm sinh hoạt và văn hoá riêng (có thể là một bộ lạc, một bộ tộc hay một dân tộc).
tôi
- 1 dt. 1. Dân trong nước dưới quyền cai trị của vua: phận làm tôi quan hệ vua, tôi Đem thân bách chiến làm tôi triều đình (Truyện Kiều). 2. cũ Đầy tớ cho chủ trong xã hội cũ: làm tôi cho nhà giàu.
- 2 đgt. 1. Nung thép đến nhiệt độ nhất định rồi làm nguội thật nhanh để tăng độ rắn và độ bền: tôi dao thép đã tôi. 2. Cho vôi sống vào nước để cho hoà tan ra: tôi vôi.
- 3 đt. Từ cá nhân tự xưng với người khác với sắc thái bình thường, trung tính: theo ý kiến của tôi Tôi không biết.
tôi tớ
- Người ở dưới quyền sai bảo của người khác.
tồi
- t. 1 Kém nhiều so với yêu cầu, về năng lực, chất lượng hoặc kết quả. Tay thợ tồi. Tại bắn kém, chứ súng không phải tồi. Cuốn truyện có nội dung tốt, nhưng viết tồi quá. 2 Xấu, tệ về tư cách, trong quan hệ đối xử. Con người tồi. Đối xử tồi với bạn. Đồ tồi! (tiếng mắng).
tồi tệ
- tt. 1. Hết sức kém so với yêu cầu: Tình hình sinh hoạt quá tồi tệ Kết quả học hành rất tồi tệ sức khoẻ ngày một tồi tệ. 2. Xấu xa, tệ hại về nhân cách: đối xử với nhau tồi tệ con người tồi tệ.
tối
- I. d. Lúc mặt trời đã lặn : Chưa đến tối đã chực đi ngủ. II.t 1. Thiếu hay không có ánh sáng : Phòng này tối. Tối lửa tắt đèn. Đêm hôm, lúc có thể xảy ra việc bất ngờ và đáng tiếc. Tối nhọ mặt người. Bắt đầu tối, không nhìn rõ mặt nữa. Tối như bưng. Tối đen, không nhìn thấy gì nữa như thể bị bưng mắt. Tối như hũ nút. Hoàn toàn thiếu ánh sáng : Nhà không có cửa sổ mới bốn giờ chiều đã tối như hũ nút. 2. Kém thông minh : Nó học tối lắm.
tối cao
- t. Cao nhất, cao hơn hết về ý nghĩa, tầm quan trọng. Lợi ích tối cao của dân tộc. Mục đích tối cao. Toà án nhân dân tối cao.
tối đa
- tt. Nhiều nhất, không thể nhiều hơn được nữa; trái với tối thiểu: đạt điểm thi tối đa Số người ủng hộ tối đa chỉ được 50%.
tối hậu thư
- d. Bức thư nêu ra những điều kiện buộc đối phương phải chấp nhận, nếu không sẽ dùng biện pháp quyết liệt. Gửi tối hậu thư, đòi phải đầu hàng không điều kiện.
tối mịt
- tt. Tối đen, không còn nhìn thấy gì: Trời tối mịt như đêm ba mươi.
tối nghĩa
- t. Khó hiểu, có thể hiểu theo nhiều cách : Câu văn tối nghĩa.
tối tân
- t. Mới nhất, hiện đại nhất. Vũ khí tối tân. Những thiết bị tối tân nhất.
tối thiểu
- tt. ít nhất, không thể ít hơn được nữa; trái với tối đa: lương tối thiểu giảm chi tiêu đến mức tối thiểu tối thiểu cũng phải đến hơn 50% số cử tri ủng hộ.
tội
- d. 1. Điều làm trái với pháp luật : Tội tham ô. 2. Lỗi lầm : Có tội với bạn. 3. Điều trái với lời răn của tôn giáo : Xưng tội.
- t. Đáng thương : Sắp đi thi mà ốm, tội quá !
tội ác
- d. Tội rất nghiêm trọng, cả về mặt pháp luật và đạo đức. Tội ác giết người cướp của. Diệt chủng là tội ác tày trời.
tội phạm
- dt. 1. Vụ phạm pháp coi là một tội: một tội phạm nghiêm trọng. 2. Kẻ phạm tội; tội nhân: giam giữ các tội phạm.
tội vạ
- Tội lỗi nói chung.

<< T (7) | T (9) >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 763

Return to top