thuộc
- 1 đgt. Chế biến da của súc vật thành nguyên liệu dai và bền để dùng làm đồ dùng: Tấm da bò đã thuộc thuộc da.
- 2 đgt. Đã nhớ kĩ trong trí óc, có thể nhắc lại hoặc nhận ra dễ dàng và đầy đủ: thuộc nhiều bài hát chưa thuộc bài thuộc đường trong thành phố.
- 3 đgt. ở trong một phạm vi sở hữu, chi phối nào đó: Ngôi nhà này thuộc chủ mới rồi một học sinh thuộc loại giỏi thuộc chất thuộc địa thuộc hạ thuộc ngữ thuộc quan thuộc quốc thuộc tính thuộc viên kim thuộc lệ thuộc liên thuộc liêu thuộc nội thuộc phối thuộc phụ thuộc sở thuộc trực thuộc tuỳ thuộc.
- 4 tt. Thục: đất thuộc.
thuộc địa
- Cg. Thực dân địa. Nước bị một nước đế quốc chiếm để khai thác nguyên liệu và tiêu thụ hàng hóa.
thuộc tính
- d. Đặc tính vốn có của một sự vật, nhờ đó sự vật tồn tại và qua đó con người nhận thức được sự vật, phân biệt được sự vật này với sự vật khác. Màu sắc là một thuộc tính của mọi vật thể. Thuộc tính vật lí.
thuổng
- dt. Dụng cụ đào đất, gồm một lưỡi sắt nặng, hơi uốn lòng máng, lắp vào cán dài: mang thuổng đi trồng cây.
thuở
- d. Khoảng thời gian không xác định đã lùi xa vào quá khứ, hoặc đôi khi thuộc về tương lai xa. Thuở xưa. Từ thuở mới lên chín lên mười. Cá cắn câu biết đâu mà gỡ, Chim vào lồng biết thuở nào ra? (cd.).
thút thít
- tt. (Tiếng khóc) sụt sịt, nho nhỏ, như cố giấu, không để ai nghe thấy: khóc thút thít thút thít trong chăn.
thụt
- đg. Rụt vào : Con ba ba thụt đầu.
- đg. 1. Phun bằng ống : Thụt nước ra để chữa cháy. 2. Dẫn nước vào ruột già bằng ống cắm vào hậu môn để rửa ruột : Táo quá, phải thụt mới đi ngoài được. 3. Cg. Thụt két. Ăn cắp tiền của quĩ công : Thụt ba trăm đồng dự tính mua vật liệu.
thụt lùi
- đg. 1 (thường dùng phụ sau đg.). Chuyển động lùi dần về phía sau. Đi thụt lùi. Bò thụt lùi. 2 Sút kém so với trước, về mặt cố gắng và thành tích đạt được. Ham chơi, học càng ngày càng thụt lùi. Một bước thụt lùi về tư tưởng.
thùy mị
- thuỳ mị tt. Dịu dàng, hiền hậu, dễ thương (nói về người con gái): một cô gái thuỳ mị nết na tính nết thuỳ mị đoan trang.
thủy chung
- Trước và sau không thay đổi thái độ : Ăn ở thủy chung. Thủy chung như nhất. Trước sau như một.
thủy điện
- thuỷ điện d. Điện do thuỷ năng sinh ra. Trạm thuỷ điện. Nhà máy thuỷ điện.
thủy động lực học
- thuỷ động lực học Bộ phận cơ học chất lỏng nghiên cứu các quy luật chuyển động của chất lỏng không nén được và tác động của nó với vật rắn.
thủy ngân
- Kim loại nặng, lỏng ở nhiệt độ thường.
thủy sư đô đốc
- thuỷ sư đô đốc d. Cấp quân hàm cao nhất trong hải quân ở một số nước.
thủy thủ
- thuỷ thủ dt. Người chuyên làm việc trên tàu thuỷ: ước mơ trở thành thuỷ thủ Đoàn thuỷ thủ xuống tàu.
thủy tinh
- Chất đặc trong suốt và giòn, chế từ cát.
- Cg. Sao Thủy. Hành tinh trong Thái dương hệ, gần Mặt trời nhất, mắt nhìn thấy được.
thủy tổ
- thuỷ tổ d. Ông tổ đầu tiên; thường để gọi người sáng lập ra cái gì trong lịch sử. Aristophanês được coi là thuỷ tổ của hài kịch.
thủy triều
- thuỷ triều dt. Hiện tượng nước biển lên xuống trong ngày, chủ yếu do sức hút của Mặt Trời, Mặt Trăng: theo dõi thuỷ triều.
thuyên chuyển
- Cg. Thuyên. Đổi người làm việc từ nơi này đi nơi khác : Thuyên chuyển cán bộ.
thuyền
- d. Phương tiện giao thông nhỏ trên mặt nước, hoạt động bằng sức người, sức gió. Chèo thuyền. Thuyền buồm*.
thuyền chài
- dt. 1. Thuyền nhỏ dùng để đánh cá bằng chài lưới: dùng thuyền chài qua sông. 2. Người làm nghề chài lưới nói chung: hai vợ chồng thuyền chài.
thuyền thúng
- X. Thúng, ngh. 3.
thuyền trưởng
- d. Người chỉ huy cao nhất của một chiếc thuyền lớn hay một chiếc tàu thuỷ.
thuyết
- I. dt. Hệ thống những tư tưởng, giải thích về mặt lí luận trong một lĩnh vực, một khoa học: đề xướng một thuyết mới. II. đgt. 1. Giảng giải, làm cho người ta tin và nghe theo: thuyết giặc đầu hàng. 2. Giảng giải, nói nhiều lí lẽ suông dài: lên mặt thuyết đạo đức nghe nó thuyết chối tai lắm.
thuyết giáo
- Giảng giải về lý lẽ tôn giáo : Nhà sư đi thuyết giáo.
thuyết phục
- đg. Làm cho người ta thấy đúng, hay mà tin theo, làm theo. Lấy lẽ phải thuyết phục. Hành động gương mẫu có sức thuyết phục.
thuyết trình
- đgt. Trình bày một cách hệ thống và sáng rõ một vấn đề trước đông người: thuyết trình đề tài khoa học thuyết trình trước hội nghị.
thư
- d. Tờ giấy truyền tin tức, ý kiến, tình cảm... riêng của một người đến người khác : Thư gia đình. Thư chuyển tiền. Thư viết liền vào một ngân phiếu chuyển tiền qua bưu điện.
- t, ph. 1. Rảnh rỗi : Công việc đã thư. 2. Cg. Thư thư. Thong thả, không bức bách : Xin thư cho món nợ.
thư ký
- ,... x. thư kí,...
thư lại
- dt. Viên chức trông coi việc giấy tờ ở công đường thời phong kiến, thực dân: được bổ làm thư lại.
thư phòng
- Cg. Thư trai. Phòng đọc sách trong một gia đình (cũ).
thư sinh
- I d. Người học trò trẻ tuổi thời trước.
- II t. (kng.). (Thanh niên) có dáng mảnh khảnh, yếu ớt của người ít lao động chân tay, như một thời trước.
thư thả
- khng., Nh. Thong thả.
thư thái
- Thong thả và dễ chịu : Nghỉ mát mấy hôm thấy người thư thái.
thư tín
- d. Thư từ gửi qua bưu điện. Giữ bí mật thư tín. Trao đổi thư tín.
thư từ
- I. dt. Thư gửi cho nhau nói chung: Lâu nay không nhận được thư từ của ai cả. II. đgt. Gửi thư cho nhau: Hai đứa vẫn thư từ qua lại.
thư viện
- Nơi công cộng chứa sách xếp theo một thứ tự nhất định để tiện cho người ta đến đọc và tra cứu.
thử
- đg. 1 (thường dùng sau đg.). Làm như thật, hoặc chỉ dùng một ít hay trong thời gian ngắn, để qua đó xác định tính chất, chất lượng, đối chiếu với yêu cầu. Sản xuất thử. Tổ chức thi thử. Nếm thử xem vừa chưa. Hỏi thử anh ta, xem trả lời thế nào. Thử máy. Thử áo. 2 Dùng những biện pháp kĩ thuật, tâm lí để phân tích, xem xét đặc tính, thực chất của sự vật hoặc con người cần tìm hiểu. Thử vàng. Thử máu. Đấu một trận thử sức. Hỏi để thử lòng. 3 (thường dùng trước đg.). Làm một việc nào đó (mà nội dung cụ thể do đg. đứng sau biểu thị) để xem kết quả ra sao, may ra có thể được (thường dùng trong lời khuyên nhẹ nhàng). Thử vặn bằng kìm, nhưng không được. Thử hỏi anh ta xem, may ra anh ta biết. Thử nhớ lại, xem có đúng không. Cứ thử xem, biết đâu được.
thử thách
- I. đgt. Cho trải qua những tình huống, việc làm khó khăn, gian khổ để thấy rõ tinh thần, nghị lực, khả năng như thế nào: thử thách lòng dũng cảm được thử thách qua chiến đấu. II. dt. Những tình huống, việc làm khó khăn, gian khổ, đòi hỏi con người có nghị lực, khả năng mới có thể vượt qua: vượt qua nhiều thử thách nặng nề.
thứ
- d. Chỗ trong trật tự sắp xếp : Ngồi ghế hàng thứ nhất. 2. Loại vật (hoặc người, với ý coi thường) ít nhiều giống nhau về nhiều mặt : Có hai thứ đài thu thanh điện tử và bán dẫn ; Cần giáo dục thứ thanh niên hư ấy 3. Bậc hai, bậc dưới trong gia đình : Con thứ ; Vợ thứ.
- đg. Bỏ qua cho, không để bụng, dung cho : Thứ lỗi.
thứ bậc
- d. Trật tự sắp xếp cao thấp, trên dưới (trong quan hệ xã hội). Xét theo thứ bậc, thuộc loại đàn anh.
thứ trưởng
- dt. Cấp phó của bộ trưởng: thứ trưởng Bộ Giáo dục.
thứ tự
- Sự sắp xếp người theo giá trị, cấp bậc, hay vật vào chỗ thích hợp : Để sách vở cho có thứ tự.
thứ yếu
- t. Ở bậc dưới, theo tầm quan trọng. Vấn đề thứ yếu. Địa vị thứ yếu.
thưa
- 1 đgt. 1. Đáp lời gọi: gọi mãi không có ai thưa. 2. Nói với người trên điều gì một cách lễ phép: thưa với bố mẹ thưa với thầy giáo. 3. Từ mở đầu câu để xưng gọi khi nói với người trên hoặc trước đám đông, tỏ thái độ trân trọng, lễ phép: Thưa bác, cháu xin nhớ ạ thưa các đồng chí.
- 2 tt. 1. Có số lượng người, vật ít và cách nhau xa hơn bình thường trên một phạm vi: Chợ họp thưa người rừng thưa rào thưa. 2. Không nhiều lần, mỗi lần diễn ra cách nhau một thời gian khá lâu: thưa đến chơi Tiếng súng thưa dần.
thưa kiện
- Đưa ra trước tòa án hay một cơ quan có quyền để xét xử một việc tranh chấp giữa mình và người khác.
thưa thớt
- t. Ít và phân bố không đều ra nhiều nơi, nhiều lúc, gây cảm giác rời rạc. Dân cư thưa thớt. Cây cối thưa thớt. Chợ chiều thưa thớt người. Tiếng súng thưa thớt dần.
thừa
- 1 dt. Thừa phái, nói tắt: thầy thừa.
- 2 đgt. Lợi dụng dịp tốt, thuận lợi nào để thực hiện ý đồ gì, việc làm nào, thường là không chính đáng: Thừa lúc đông người kẻ xấu lẻn vào ăn cắp thừa gió bẻ măng thừa cơ thừa dịp thừa thế.
- 3 tt. 1. Có số lượng nhiều hơn mức cần dùng: thừa ăn thừa tiêu Mảnh vải này may áo thì thừa. 2. Còn lại sau khi đã dùng đủ rồi: rẻo vải thừa trả tiền thừa cho khách. 3. Có thêm vào trở nên vô ích, không cần thiết: Bài viết có nhiều câu thừa động tác thừa. 4. Vượt hẳn mức cần thiết, trở nên hiển nhiên: Tôi thừa biết chuyện ấy Người ta thừa hiểu điều đó, làm hay không hẳn có lí do riêng.
thừa hành
- Làm theo lệnh trên : Thừa hành công vụ.
thừa hưởng
- đg. Hưởng của người khác (thường là người trước) để lại. Thừa hưởng gia tài. Thừa hưởng kinh nghiệm của ông cha.
thừa kế
- đgt. 1. Được hưởng tài sản, của cải do người chết để lại cho: thừa kế tài sản. 2. Kế thừa: thừa kế truyền thống. 3. Nối dõi: thừa kế nghiệp nhà.
thừa nhận
- Bằng lòng coi là hợp lẽ phải hay hợp pháp : Thừa nhận chính phủ mới thành lập.
thừa số
- d. Một trong các thành phần của một tích. a và b là hai thừa số của tích ab.
thừa thãi
- tt. Thừa quá nhiều, quá dồi dào, chi dùng thoải mái: thóc gạo thừa thãi Quần áo thừa thãi mặc không hết.
thức
- d. ở tình trạng không ngủ : Thức lâu mới biết đêm dài (tng) .
- Từ đặt trước các danh từ chỉ các đồ ăn uống, các đồ mặc : Ra phố mua thức ăn, thức mặc.
- d. Vẻ (cũ) : Khói Cam Toàn mờ mịt thức mây (Chp).
thức dậy
- Tỉnh giấc, không ngủ nữa : Thằng bé hễ thức dậy là khóc.
thức tỉnh
- đg. 1 (id.). Tỉnh ra, nhận ra lẽ phải và thoát khỏi tình trạng mê muội sai lầm. 2 Gợi ra, làm trỗi dậy cái vốn tiềm tàng trong con người. Thức tỉnh lương tri con người. Bài thơ thức tỉnh lòng yêu nước.
thực
- 1 I. tt. 1. Thật, có thật; trái với hư: không biết thực hay mơ số thực sự thực tả thực. 2. Thật, đúng như đã có, đã xảy ra; trái với giả: Câu chuyện rất thực nói thực lòng. II. trt. Thật là, rất: Câu chuyện thực hay Câu nói thực chí lí.
- 2 đgt. (kết hợp hạn chế) ăn: có thực mới vực được đạo.
thực chất
- Cái cốt yếu, cái căn bản thật sự có : Thực chất của chuyên chính nhân dân là chuyên chính vô sản.
thực dân
- d. 1 Chủ nghĩa thực dân (nói tắt). Ách thực dân. Chính sách thực dân. 2 (kng.). Người ở nước tư bản, thuộc tầng lớp bóc lột, thống trị ở nước thuộc địa, trong quan hệ với nhân dân nước thuộc địa (nói khái quát). Một tên thực dân cáo già.
thực dụng
- tt. Coi trọng, đề cao lợi ích, hiệu quả trước mắt: chú ý tới tính thực dụng Phương pháp này rất thực dụng.
thực đơn
- Bản kê các món ăn trong một bữa tiệc hay bữa cơm ở tiệm ăn.
thực hành
- đg. 1 Làm để áp dụng lí thuyết vào thực tế (nói khái quát). Lí thuyết đi đôi với thực hành. Giờ thực hành về thực vật học. 2 (id.). Như thực hiện. Thực hành tiết kiệm.
thực hiện
- đgt. 1. Làm cho trở thành cái có thật bằng hoạt động cụ thể: thực hiện chủ trương của cấp trên. 2. Làm theo trình tự, thao tác nhất định: thực hiện phép tính thực hiện ca phẫu thuật phức tạp.
thực nghiệm
- 1 .đg. Thí nghiệm thực sự xem có đúng hay không. 2.t.X. Khoa học thực nghiệm. Chủ nghĩa thực nghiệm. Quan niệm triết lý sai lầm, cho rằng nhiệm vụ của triết học không phải là nghiên cứu mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa tinh thần và vật chất, mà là chỉ nghiên cứu những cái có thể quan sát và thực nghiệm được. Phương pháp thực nghiệm. Phương pháp khoa học dựa trên quan sát, phân loại, nêu giả thuyết và kiểm nghiệm giả thuyết bằng thí nghiệm.
thực quyền
- d. Quyền hành có thật, không phải trên danh nghĩa. Nắm thực quyền trong tay.
thực ra
- Nh. Thật ra.
thực sự
- 1.t. Có thực : Bằng chứng thực sự. 2. ph. Nh. Thực ra : Thực sự nó rất tích cực. Thực sự cầu thị. Dốc lòng tìm hiểu sự thật.
thực tại
- d. Tổng thể nói chung những gì hiện đang tồn tại xung quanh chúng ta. Mải nghĩ, quên hết thực tại. Sống trong mộng ảo, quay lưng lại thực tại. Thực tại của cuộc sống.
thực tập
- đgt. Tập làm trong thực tế để áp dụng điều đã học, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn: Sinh viên đi thực tập ở nhà máy Sau đợt thực tập phải nộp tổng kết, báo cáo cho nhà trường.
thực tế
- I.t. 1. Có một cách cụ thể, có quan hệ hoặc giá trị rõ rệ đối với con người : Tiền lương thực tế. 2. Có khả năng chuyển biến mọi mối liên quan với mình thành lợi ích : Tôi là một người thực tế, không hề có những hoài bão viển vông. 3. Được thích ứng đúng vào mục đích, nhằm đúng vào lợi ích gần : Bài học thực tế . II .Cg. Thực Tiễn, ngh. 2. Tình hình hoặc đời sống trước mắt : áp dụng tri thức khoa học vào thực tế Việt Nam.
thực thể
- d. Cái có sự tồn tại độc lập. Con người là một thực thể xã hội.
thực trạng
- dt. Tình trạng có thật: Báo cáo chưa phản ánh đúng thực trạng của cơ quan.
thực từ
- Từ thuộc các loại động từ, danh từ, tính từ : "Quyển sách", "đi", "đẹp" là những thực từ.
thực vật học
- d. Môn khoa học nghiên cứu về thực vật.
thừng
- dt. Dây to, chắc, thường bện bằng đay, gai: bện thừng Con trâu chẳng tiếc lại tiếc dây thừng (tng.).
thước
- d. 1. Đồ dùng để đo độ dài hoặc để kẻ đường thẳng. 2. "Thước ta" nói tắt. 3. Từ cũ có nghĩa là mét : Mua năm thước vải.
thước dây
- d. Thước đo độ dài bằng vật liệu mềm, thường dùng để đo người khi cắt may.
thước kẻ
- dt. Thước dài, thẳng, dùng để kẻ đường thẳng trên giấy: mượn chiếc thước kẻ.
thược dược
- Loài cây nhỏ thuộc họ cúc, hoa nở về mùa hạ, màu hồng, trắng hay tía, thường trồng làm cảnh.
thương
- 1 d. Binh khí cổ, cán dài, mũi nhọn, giống như ngọn giáo.
- 2 d. Kết quả của phép chia.
- 3 d. (kng.; id.). Thương binh ở chiến trường (nói tắt). Cáng thương về tuyến sau.
- 4 đg. 1 Có tình cảm gắn bó và thường tỏ ra quan tâm săn sóc. Mẹ thương con. Tình thương. 2 (ph.). Yêu. Người thương*. 3 Cảm thấy đau đớn, xót xa trong lòng trước cảnh ngộ không may nào đó. Thương người bị nạn. Động lòng thương. Tình cảnh thật đáng thương.
thương cảm
- đgt. Động lòng thương xót sâu xa trước tình cảnh nào: thương cảm trước cảnh mẹ goá con côi.
thương gia
- d. (cũ). Người làm nghề buôn bán lớn; nhà buôn.
thương hại
- đgt. Rủ lòng thương xót: không cần ai thương hại đến tôi.
thương lượng
- Nói bai bên bàn bạc nhằm đi đến đồng ý.
thương mại
- d. (kết hợp hạn chế). Thương nghiệp. Hiệp ước thương mại.
thương nhớ
- đgt. Nhớ đến, nghĩ đến với tình cảm tha thiết xen lẫn nỗi buồn da diết, không nguôi ngoai: thương nhớ người anh đi xa Lúc nào anh cũng thương nhớ bạn bè, người thân ở quê nhà.
thương số
- Cg. Thương. Kết quả của một phép chia.
thương tâm
- t. Đau lòng; làm cho đau lòng. Cảnh thương tâm. Câu chuyện thương tâm.
thương tích
- dt. Dấu vết để lại trên cơ thể, do bị tổn thương vì đánh đập, tai nạn, bom đạn: mang trên mình nhiều thương tích bị đánh gây thương tích trầm trọng.
thương tổn
- Thiệt hại tới : Làm thương tổn danh dự.
thương vụ
- d. Công việc liên lạc về kinh tế với nước sở tại. Đặt cơ quan thương vụ ở nước ngoài.
thường
- 1 đgt., đphg Đền, bù: thường tiền.
- 2 I. tt. Không có gì đặc biệt so với những cái khác: chuyện thường tài năng hơn hẳn người thường. II. pht. 1. Có sự lặp lại nhiều lần, giữa các lần không lâu mấy: chuyện thường gặp. 2. Theo như nhận xét đã thành quy luật, thói quen: Thường thì giờ này anh ấy đã đến.
thường khi
- Có nhiều dịp, nhiều lúc xảy ra : Anh em thường khi giúp đỡ nhau.
thường ngày
- t. (hoặc p.). Hằng ngày. Đồ dùng thường ngày. Thường ngày vẫn đi làm đúng giờ.
thường nhật
- tt. Thường ngày: công việc thường nhật.
thường niên
- Hằng năm : Hội nghị thường niên.
thường thường
- I. tt. ở mức trung bình, không có gì đáng chú ý: sức học thường thường Mức sống cán bộ cũng chỉ thường thường. II. pht. Thường2 (ng. 2.): Thường thường mỗi tháng bố về thăm nhà một lần Thường thường giờ này anh ấy đã đến.
thường trực
- Có mặt luôn luôn, làm việc luôn luôn : Phòng thường trực ; Ban thường trực.
thường xuyên
- t. (thường dùng phụ cho đg.). Luôn luôn đều đặn, không gián đoạn. Thường xuyên có thư về. Giúp đỡ thường xuyên.
thưởng
- đgt. Tặng tiền, hiện vật để khen ngợi khuyến khích vì đã có thành tích, công lao: thưởng tiền thưởng phạt.
thưởng thức
- Xem để hưởng cái hay, cái đẹp : Thưởng thức thơ nôm cổ.
-
thượng cấp
- d. (cũ). Cấp trên. Lệnh của thượng cấp.
thượng đẳng
- tt. Thuộc bậc cao, hạng cao: động vật thượng đẳng.
thượng đế
- Đấng thiêng liêng sáng tạo ra tạo giới và loài người và làm chủ vạn vật, theo tôn giáo.
thượng đỉnh
- d. Đỉnh cao nhất, tột đỉnh. Leo lên đến thượng đỉnh. Hội nghị thượng đỉnh (hội nghị cấp cao nhất).
thượng hạng
- tt. Thuộc loại tốt nhất: bánh kẹo thượng hạng.
thượng khách
- Khách quí.
thượng nghị viện
- d. Một trong hai viện của quốc hội hay nghị viện ở một số nước, được bầu ra theo nguyên tắc hạn chế hoặc được chỉ định; phân biệt với hạ nghị viện.
thượng phẩm
- tt. Thuộc hạng tốt, thứ tốt: chè thượng phẩm.
thượng sách
- Phương kế hay nhất : Hòa là thượng sách hay chiến là thượng sách ?
thượng sĩ
- d. Bậc quân hàm cao nhất của hạ sĩ quan.
thượng tầng
- dt. 1. Tầng trên, lớp trên: thượng tầng khí quyển. 2. Kiến trúc thượng tầng, nói tắt.
thượng tầng kiến trúc
- x. kiến trúc thượng tầng.
thượng tọa
- thượng toạ dt. Chức sư cao cấp, sau hoà thượng.
thượng tướng
- Sĩ quan cấp tướng, dưới đại tướng trên trung tướng.
thượng uyển
- d. Vườn hoa của nhà vua.
thượng võ
- đgt. Ham chuộng võ nghệ: truyền thống thượng võ của dân tộc.
ti hí
- Nói mắt nhỏ không mở rộng được : Ti hí mắt lươn (tng) .
ti tiện
- t. Nhỏ nhen, hèn hạ. Hành động ti tiện. Kẻ ti tiện.
ti toe
- đgt. Làm ra vẻ có nhiều khả năng, định làm những việc quá sức mình một cách đáng ghét: mới tí tuổi đầu đã ti toe rượu chè ti toe dăm ba câu tiếng nước ngoài.
tì
- đg. Để tay hoặc áp ngực lên để tựa vào : Không tì ngực vào bàn.
- d. Một điểm hoặc một vết xấu trong một vật : Cái cốc này có tì.
tì vết
- d. Vết bẩn, vết xấu đáng tiếc, làm mất sự hoàn mĩ của vật (nói khái quát). Viên ngọc có tì vết.
tỉ mỉ
- tt. (Làm gì) hết sức cẩn thận, chú ý đầy đủ đến từng chi tiết nhỏ: làm việc tỉ mỉ chu đáo thảo luận tỉ mỉ từng vấn đề một.
tỉ tê
- Thủ thỉ, nói chuyện nhỏ và thân mật : Tỉ tê với nhau đến gần sáng.
tí chút
- d. (kng.). Như chút ít. Có tí chút của cải.
tí hon
- tt. Rất bé, rất nhỏ về hình thể: chú bé tí hon con ngựa tí hon.
tí nữa
- ph. Trong một thời gian rất ngắn nữa : Tí nữa tôi sẽ đến.
- ph. Suýt : Tí nữa bị xe chẹt.
tí tách
- t. Từ mô phỏng tiếng động nhỏ, gọn, liên tiếp, không đều nhau. Mưa rơi tí tách ngoài hiên. Tiếng củi khô cháy tí tách.
tí teo
- Nh. Tí tẹo.
tí ti
- Rất bé : Quyển số tí ti.
tí tị
- d. (kng.). Như tí ti.
tí xíu
- I. dt., Nh. Chút xíu. II. tt. Bé nhỏ mà xinh xắn: viên ngọc tí xíu con chim tí xíu chiếc đồng hồ tí xíu.
tị nạn
- Đi nơi khác để tránh những nguy hiểm do chiến tranh hoặc loạn lạc gây nên.
tia
- I d. 1 Khối chất lỏng có dạng những sợi chỉ, như khi được phun mạnh ra qua một lỗ rất nhỏ. Tia nước. Mắt hằn lên những tia máu. 2 Luồng ánh sáng nhỏ, bức xạ truyền theo một hướng nào đó. Tia sáng. Tia nắng. Tia hi vọng (b.).
- II đg. (kng.; id.). Phun ra, chiếu ra thành . Ôtô cứu hoả tia nước vào đám cháy.
tỉa
- 1 đgt. 1. Nhổ bớt, cắt bớt cho thưa, cho đỡ dày rậm: tỉa cành cây tỉa tóc tỉa lông mày. 2. Loại trừ, bắt đi từng cái một: bắn tỉa. 3. Sửa chữa lại từng chi tiết chưa đạt trên các hình khối của tác phẩm mĩ thuật.
- 2 đgt. Trỉa: tỉa bắp tỉa đậu.
tía
- t. Có màu tím đỏ. Đỏ mặt tía tai. a. Tức giận quá. b. Xấu hổ quá.
tía tô
- d. Cây thân cỏ cùng họ với bạc hà, lá mọc đối, màu tía, dùng làm gia vị và làm thuốc.
tích
- 1 dt. ấm tích, nói tắt: cho một tích trà.
- 2 I. dt. Tích số, nói tắt: Tích của hai nhân hai là bốn. II. đgt. Dồn góp lại từng ít một cho nhiều thêm: tích thóc trong kho tích cóp.
- 3 dt. Truyện hoặc cốt truyện đời xưa, thường làm đề tài sáng tác kịch bản tuồng, chèo hoặc dẫn trong tác phẩm: Vở chèo diễn tích Lưu Bình Dương Lễ.
- (sông) (Tích Giang) Phụ lưu cấp I của sông Đáy. Dài 91km, diện tích lưu vực 1330km2. Bắt nguồn từ vùng núi Ba Vì cao 1200m, chảy theo hướng tây bắc-đông nam, nhập vào sông Đáy ở Phúc Lâm.
tích cực
- t. 1. Dùng hết sức mình để làm : Công tác tích cực 2. Có tác dụng xây dựng, trái với tiêu cực : Mặt tích cực của vấn đề.
tích phân
- d. 1 Phép toán để tìm một hàm khi đã biết vi phân của nó; phép giải một phương trình vi phân. 2 Kết quả của một phép tích phân.
tích trữ
- đgt. Góp giữ dần lại với số lượng dễ dàng về sau: tích trữ lương thực phòng khi mất mùa tích trữ hàng hoá đầu cơ.
tịch liêu
- t. (cũ; vch.). Tịch mịch và hoang vắng. Cảnh tịch liêu.
tịch thu
- đgt. Thu tài sản của người phạm tội nhập vào tài sản của nhà nước: tịch thu tài sản tịch thu hàng lậu.
tiếc
- đg. 1. Ân hận vì đã để mất, để lỡ : Tiếc cái bút máy đánh mất ; Tiếc tuổi xuân. 2. Do dự trong việc tiêu dùng : Muốn mua lại tiếc tiền ; Tiếc cái áo đẹp, không dám mặc nhiều
tiếc rẻ
- đg. (kng.). Tiếc vì cảm thấy phí, uổng (thường là cái không cần, không đáng). Định vứt đi, nhưng tiếc rẻ, lại thôi.
tiệc
- dt. Bữa ăn có nhiều món ngon, đông người dự, nhân một dịp vui mừng: mở tiệc chiêu đãi khách dự tiệc cưới Nhà hàng nhận đặt tiệc cho các cá nhân và tập thể.
tiệc rượu
- Bữa tiệc chủ yếu là uống rượu với món nhắm.
tiệc trà
- d. Tiệc nhỏ chỉ có nước chè và bánh kẹo, hoa quả, món ăn nhẹ. Bữa tiệc trà thân mật.
tiêm
- đgt. Dùng vật có đầu nhọn để đưa chất gì vào người hay vào vật gì: tiêm thuốc.
- 2 dt. Tăm, bọt nước sủi: nước sôi tiêm.
- (sông) Phụ lưu sông Ngàn Sâu. Dài 29km, diện tích lưu vực 115km2. Bắt nguồn từ dãy núi Giăng Màn thuộc huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) chảy theo hướng tây nam-đông bắc, nhập vào bờ trái sông Ngàn Sâu ở xóm Đông.
tiềm lực
- Khả năng chưa được động viên, sẵn sàng trở thành sức mạnh chiến đấu, sản xuất nếu được khai thác : Tiềm lực quân sự ; Tiềm lực kinh tế.
tiềm tàng
- t. Ở trạng thái ẩn giấu bên trong dưới dạng khả năng, chưa bộc lộ ra, chưa phải là hiện thực. Nguồn sức mạnh tiềm tàng. Khai thác những khả năng tiềm tàng.
tiềm thức
- dt. Hoạt động tâm lí của con người mà bản thân người ấy không có ý thức: Tư tưởng trọng nam khinh nữ ăn sâu trong tiềm thức của một số người.
tiếm
- đg. Nh. Tiếm quyền.
tiệm
- d. (cũ). Cửa hàng. Tiệm ăn. Tiệm may. Tiệm buôn. Ăn cơm tiệm.
tiên
- I. dt. Nhân vật thần thoại (có thể là nam hoặc nữ) đẹp và có phép màu nhiệm: đẹp như tiên tiên cá nàng tiên ông tiên. II. tt. Thuộc về tiên, có phép màu nhiệm như phép của tiên: quả đào tiên thuốc tiên.
tiên cảnh
- Cg. Tiên giới d.1. Chỗ tiên ở. 2. Nơi sung sướng lắm.
tiên đề
- d. 1 Mệnh đề được thừa nhận mà không chứng minh, xem như là xuất phát điểm để xây dựng một lí thuyết toán học nào đó. Các tiên đề hình học. 2 Điều chân lí không thể chứng minh, nhưng là đơn giản, hiển nhiên, dùng làm xuất phát điểm trong một hệ thống lí luận nào đó.
tiên đoán
- đgt. Đoán trước điều sau này sẽ xảy ra: Lời tiên đoán đã thành sự thật Tất cả chỉ là lời tiên đoán mà thôi.
tiên nga
- Cô tiên : Đẹp như tiên nga.
tiên nữ
- d. (vch.). Nàng tiên.
tiên phong
- tt. 1. (Đạo quân) đi đầu ra mặt trận: quân tiên phong lính tiên phong. 2. Đi đầu, dẫn đầu trong phong trào: Thanh niên là lực lượng tiên phong trong mọi phong trào.
- (xã) tên gọi các xã thuộc h. Ba Vì (Hà Tây), h. Tiên Phước (Quảng Nam), h. Phổ Yên (Thái Nguyên).
tiên quyết
- Cần phải giải quyết trước, cần phải có trước thì mới làm cái khác được : Điều kiện tiên quyết.
tiên tiến
- t. 1 Ở vị trí hàng đầu, vượt hẳn trình độ phát triển chung. Nền sản xuất tiên tiến. Tư tưởng tiên tiến. Đấu tranh giữa cái tiên tiến và cái lạc hậu. 2 (dùng trong một số danh hiệu). (Người, đơn vị) đạt thành tích cao, có tác dụng lôi cuốn, thúc đẩy. Lao động tiên tiến*.
tiên tri
- đgt. Biết trước những việc mãi về sau mới xảy ra: bậc tiên tri lời tiên tri.
tiền
- d. 1. Tín vật bằng giấy hoặc bằng kim loại do Nhà nước hoặc ngân hàng phát hành, dùng làm môi giới cho việc giao dịch buôn bán. Tiền lưng gạo bị. Sự chuẩn bị đầy đủ phương tiện trước khi tiến hành một việc. 2. Số tiền phải trả cho một việc gì : Tiền công ; Tiền nhà. 3. Đơn vị tiền tệ bằng một phần mười của quan, gồm 60 đồng kẽm (cũ).
- t. Trước, ở phía trước : Cửa tiền ; Mặt tiền.
tiền bạc
- d. Tiền để sử dụng, chi tiêu (nói khái quát). Tiền bạc eo hẹp.
tiền của
- dt. Tiền bạc và của cải nói chung: tốn kém nhiều tiền của nhà có nhiều tiền của.
tiền đề
- d. 1. Vế thứ nhất trong tam đoạn luận, dùng để nêu lên một nguyên tắc hay một lý luận chung. 2. Điều cần chú ý đến trước.
tiền định
- t. Đã được tạo hoá định sẵn từ trước, theo quan niệm duy tâm. Số phận tiền định.
tiền đồ
- dt. Con đường phía trước; dùng để chỉ tương lai, triển vọng: tiền đồ tươi sáng nhận thấy tiền đồ của mình.
tiền lẻ
- Tiền nhỏ và là ước số của đơn vị tiền tệ.
tiền mặt
- d. Tiền kim khí hoặc tiền giấy dùng trực tiếp làm phương tiện mua bán, chi trả trong lưu thông. Trả tiền mặt. Thưởng bằng tiền mặt và hiện vật.
tiền nhân
- dt. Người đời trước có liên quan tới mình: Các bậc tiền nhân đã dạy cháu con.
tiền phong
- Đi trước dẫn đường : Giai cấp tiền phong.
tiền sử
- d. 1 Thời kì xa xưa trong lịch sử, trước khi có sử chép. 2 Toàn bộ nói chung tình hình sức khoẻ và bệnh tật đã qua của một người bệnh. Bệnh nhân có tiền sử ho lao.
tiền tệ
- dt. Tiền bằng kim loại hoặc bằng giấy, dùng để trao đổi, mua bán nói chung: giá trị tiền tệ.
tiền tiêu
- Nh. Tiền đồn. Vị trí tiền tiêu.
tiền trạm
- d. Bộ phận nhỏ được phái đến trước để chuẩn bị điều kiện sinh hoạt, làm việc cho bộ phận lớn đến sau. Đội tiền trạm. Làm nhiệm vụ tiền trạm. Đi tiền trạm (đi trước, làm tiền trạm).
tiền tuyến
- dt. Tuyến trước, khu vực trực tiếp tác chiến với địch: ra tiền tuyến đánh giặc phục vụ tiền tuyến.
tiễn
- đg. Đưa, từ giã người ra đi : Tiễn bạn ra về ; Tiễn em đi nước ngoài.
tiễn biệt
- đg. (id.). Tiễn đưa người đi xa.
tiến
- đgt. 1. Di chuyển về phía trước, trái với thoái (lùi); phát triển theo hướng đi lên: tiến lên hai bước Miền núi tiến kịp miền xuôi bước tiến. 2. Dâng lễ vật lên vua hoặc thần thánh: đem sản vật quý tiến vua.
tiến bộ
- t. 1. Trở nên giỏi hơn, hay hơn trước : Học tập tiến bộ. 2. Có tư tưởng nhằm về hướng đi lên, có tính chất dân chủ, khoa học, quần chúng : Văn học tiến bộ.
tiến độ
- d. Nhịp độ tiến hành công việc. Đẩy nhanh tiến độ thi công.
tiến hành
- đgt. Làm, được thực hiện: tiến hành thảo luận Công việc tiến hành thuận lợi.
tiến sĩ
- d. 1. Người đậu kỳ thi đình (cũ). 2. Đồ bằng giấy làm theo hình người mặc áo tiến sĩ, để cho trẻ con chơi trong dịp Tết Trung thu (cũ). 3. Người có học vị cao nhất ở Việt Nam và một số nước.
tiến thoái
- đg. Tiến và lui (nói khái quát). Bao vây, chặn hết các đường tiến thoái.
tiến tới
- (xã) h. Quảng Hà, t. Quảng Ninh.
tiến trình
- d. 1. Đường đi tới. 2. Quá trình tiến hành một công việc.
tiện
- 1 đg. Cắt bao quanh cho đứt hoặc tạo thành mặt xoay, mặt trụ, mặt xoắn ốc. Tiện tấm mía thành từng khẩu. Tiện một chi tiết máy. Máy tiện*. Thợ tiện.
- 2 t. 1 Dễ dàng, thuận lợi cho công việc, không hoặc ít gặp phiền phức, khó khăn, trở ngại. Đun than tiện hơn đun củi. Nhà ở cách sông, đi về không tiện. Tiện cho việc học tập, nghiên cứu. Tiện dùng. 2 (thường dùng có kèm ý phủ định). Phải lẽ, hợp lẽ thông thường, dễ được chấp nhận. Bắt anh ấy phải chờ, e không tiện. Làm thế, coi sao tiện? Nói ở đây không tiện. 3 Có điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi để kết hợp làm luôn việc gì đó. Tiện có ôtô, về luôn. Tiện đây xin góp một vài ý kiến. Tiện tay, lấy hộ cuốn sách! Tiện đường, rẽ vào chơi.
tiện nghi
- I. dt. Các thứ trang bị trong nhà phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày: nhà đầy đủ tiện nghi. II. tt. Thích hợp và tiện lợi cho việc sinh hoạt vật chất hàng ngày: Các thứ đồ dùng vừa đẹp vừa tiện nghi.