Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Khoa Học >> Từ điển tiếng Việt

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 49815 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Từ điển tiếng Việt
Nhóm biên soạn

O

o
- ,O Con chữ thứ mười bảy của bảng chữ cái chữ quốc ngữ: 1) viết nguyên âm "o"; 2) viết nguyên âm "o" ngắn trong ong, oc; 3) dùng ở dạng lặp oo viết nguyên âm "o" dài trong oong, ooc; 4) viết bán nguyên âm cuối "u" trong ao, eo; 5) viết bán nguyên âm - âm đệm "u" trong oa, oe; 6) riêng trong một số từ mượn của tiếng nước ngoài, thuật ngữ khoa học có tính quốc tế viết nguyên dạng, thì có thể đọc như ô (thí dụ: video, photocopy).
- 1 d. Cuống họng lợn.
- 2 d. (ph.). Cô. Ông chú bà o.
- 3 đg. (ph.; kng.). Tán tỉnh (phụ nữ). O mèo*.
- Kí hiệu hoá học của nguyên tố oxygen (oxi).
o bế
- đgt. Nâng niu chiều chuộng: o bế vợ trẻ được cấp trên o bế.
ó
- 1 dt Một loài diều hâu: Như Thạch Sanh đánh ó cứu nàng tiên (Tố-hữu).
- 2 trgt Kêu ầm ĩ: Có việc gì mà la ó thế?.
oa oa
- Tiếng trẻ sơ sinh khóc.
oa trữ
- đg. Giữ và cất giấu những thứ do người khác đã lấy được một cách phi pháp. Oa trữ của ăn cắp.
òa
- oà1 đgt. ùa, ào: nước oà vào ngập nhà Đám trẻ chạy oà ra sân.
- oà2 tt. (Tiếng khóc) to, đột ngột phát ra do xúc động bất ngờ: Biết tin mẹ mất cô ta khóc oà lên Lúc chia tay, người mẹ ôm gục vào ngực con khóc oà lên.
oách
- tt, trgt Có vẻ bảnh bao (thtục): Đi đâu mà oách thế?; ăn mặc oách quá.
oai
- t. Có vẻ tôn nghiêm đáng sợ hoặc đáng phục.
oai danh
- Nh. Uy danh.
oai hùng
- tt (H. hùng: mạnh) Mạnh và đáng kính nể: Nhân dân ta đã đi những bước oai hùng (Trg-chinh).
oai linh
- X. Uy linh.
oai nghiêm
- t. Như uy nghiêm.
oai oái
- đgt. Kêu, thốt to lên, do bị đau hay sợ đột ngột: Làm gì mà kêu oai oái lên thế? Oai oái như phủ Khoái xin cơm (tng.).
oai vệ
- tt Có vẻ chững chạc, tôn nghiêm: Bác đã thấy cái dáng nó oai vệ là ngần nào (NgCgHoan).
oải
- t. (kng.). 1 Ở trạng thái đã bị thẳng ra hay trễ xuống, không còn giữ được hình dạng uốn cong như trước. Cái móc bị oải, không treo được. Lưỡi câu oải ra. 2 Mệt rã rời. Làm oải cả người.
oan
- tt. Bị quy tội không đúng, phải chịu sự trừng phạt một cách sai trái, vô lí: xử oan mất tiền oan.
oan cừu
- tt (H. cừu: thù hằn) Căm giận và thù hằn: Đảo Côn-lôn rực lửa oan cừu (PhBChâu).
oan hồn
- Hồn người chết oan (cũ).
oan nghiệt
- d. Như oan trái.
oan trái
- I. tt. Bị oan rành rành mà phải cam chịu, không làm gì được, làm cho trở nên bất hạnh, đau khổ: mối tình oan trái gặp lắm điều oan trái. II. dt. Những điều phải gánh chịu trong kiếp này để trả cho những điều ác đã làm ở kiếp trước, theo quan niệm của đạo Phật.
oan uổng
- tt (H. uổng: cong) Bị thiệt thòi mà không phải do lỗi của mình: Nó học rất chăm chỉ mà không hiểu vì sao không đỗ, thực là oan uổng.
oán
- 1. đg. Căm giận người đã làm hại mình : Nó mất nhà thì nó oán suốt đời. 2. d. Sự căm tức điều người ta làm hại mình : Oán thì trả oán, ân thì trả ân (K).
- ghét- Căm giận và ghét.
oán ghét
- đg. Căm giận và chán ghét đến tột độ.
oán giận
- đgt. Căm giận, uất ức tột độ: oán giận kẻ ăn ở hai lòng.
oán hận
- đgt (H. hận: thù hằn) Căm thù và tức giận: Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom, oán hận trông ra khắp mọi chòm (HXHương); Khúc đàn bạc mệnh gảy xong mà oán hận vẫn còn chưa hả (Bùi Kỉ).
oán trách
- Căm giận trách móc.
oanh kích
- đg. (id.). Oanh tạc.
oanh liệt
- tt. 1. Lẫy lừng, vang dội: chiến thắng oanh liệt. 2. Anh dũng, vẻ vang: hi sinh oanh liệt vì Tổ quốc.
oằn
- đgt Cong xuống vì bị đè nặng: Cành bưởi oằn xuống vì sai quả; Những lời nghiêm huấn đó thì đến sắt cũng phải oằn (NgCgHoan).
oắt
- t. Nói người bé nhỏ quá (dùng với ý coi thường) : Thằng oắt gánh thế nào nổi hai thùng nước .
oắt con
- t. (hoặc d.). x. oắt.
óc
- dt. 1. Khối mềm, trắng đục chứa trong hộp sọ của người và động vật: nhức óc. 2. óc con người, biểu trưng cho nhận thức, ý thức, tư tưởng: óc sáng tạo óc địa vị.
ọc
- đgt Nôn ra, ói ra: Cháu bé vừa bú xong đã ọc sữa ra; Máu anh ấy ọc ra đàng mồm.
ọc ạch
- Nói tiếng chuyển động trong bụng khi ăn không tiêu.
oi
- 1 d. Giỏ đựng cua, đựng cá đánh bắt được.
- 2 t. (Thời tiết) rất nóng và ẩm, lặng gió, khiến cơ thể khó toả nhiệt, gây cảm giác bức bối khó chịu. Trời oi quá, có lẽ sắp có dông.
oi ả
- tt. (Thời tiết) nóng, bức, không có gió, gây cảm giác bức bối, khó chịu: những ngày hè oi ả.
oi bức
- tt Nóng bức khiến người ta khó chịu: Cả đêm, trời oi bức, không ngủ được.
oi khói
- Nói thức ăn thức uống có mùi khói.
oi nước
- tt Nói đất đẫm nước khiến cây cối bị úa, không phát triển được: Trời oi nước, lá cây bị vàng úa.
ói
- (đph) đg. Nh. Nôn mửa. Tức ói máu (đph). Tức uất lên.
- t. Nhiều quá, thừa ra : Còn ói việc ; Còn ói ngô khoai.
om
- 1 d. (ph.). Nồi đất nhỏ. Nấu một om cơm cho một người ăn.
- 2 x. ohm.
- 3 đg. 1 Nấu nhỏ lửa và lâu cho thức ăn ngấm kĩ mắm muối, gia vị. Đậu phụ om cà chua. Lươn om. 2 (kng.). Giữ lại lâu, làm trì hoãn việc đáng lẽ có thể làm xong ngay, làm xong sớm được. Mượn sách cứ om mãi không trả. Om cả tháng không chịu giải quyết.
- 4 t. (kng.). To tiếng một cách ồn ào, gây cảm giác khó chịu. Gắt om nhà. Thắc mắc om lên.
om sòm
- tt. ầm ĩ, náo động, với nhiều âm, giọng điệu xen lẫn vào nhau: cãi nhau om sòm Chuyện chẳng có gì mà cứ la lối om sòm như thế.
òm ọp
- trgt Nói tiếng lội ở một nơi có nuớc lõng bõng: Lội òm ọp đi soi ếch.
ong
- d. Loại sâu bọ cánh màng, đít có nọc, sống thành đàn có tổ chức, nhiều loài có thể hút nhị hoa gây mật.
ong mật
- d. Ong nuôi hoặc sống hoang, sản sinh ra mật và sáp.
ong nghệ
- Nh. Ong vàng.
ong thợ
- dt Ong chuyên bay đi lấy nhị hoa về làm mật: Ong thợ không có khả năng sinh sản.
ong vò vẽ
- Nh. Ong vẽ.
óng ả
- t. 1 Bóng mượt và mềm mại. Mái tóc dài óng ả. Cây lúa xanh óng ả. 2 Mềm mại, tha thướt. Dáng đi óng ả.
óng ánh
- tt. Mượt, bóng loáng đến mức phản chiếu ánh sáng lấp lánh: Viên đá quý óng ánh nhiều sắc màu.
ót
- dt (đph) Gáy: Tóc ót dài quá.
ô
- d. Đồ dùng gồm có khung sắt lợp vải để che mưa che nắng. Ô.- d. 1. Ngăn nhỏ do một bộ phận lớn chia ra : Ô tủ, ô kéo. 2. Khoảng có những hình vuông đều kề nhau : Giấy kẻ ô.
- d. Đồ dùng bằng đồng để đựng trầu cau : Ô trầu.
- I. d. 1. Từ dùng trong văn học cũ chỉ con quạ. 2. Mặt trời, theo điển cũ : Bóng ô đã xế ngang đầu (K). II. t. Có màu đen như màu lông quạ : Ngựa ô ; Gà ô.
- d. "Cửa ô" nói tắt : Ô Cầu Giâý ; Ô Đông Mác .
- Cg. Ơ. Thán từ dùng để tỏ sự ngạc nhiên : Ô ! Sao lại ăn nói ngang trái thế nhỉ !
ô danh
- t. (cũ). Xấu xa với người đời; phải chịu mang tiếng xấu. Làm ô danh cha mẹ.
ô hay
- tht. Tiếng thốt ra biểu lộ sự ngạc nhiên: ô hay, sao bị làm như vậy?
ô hô
- c. (cũ; vch.). Tiếng thốt ra tựa như biểu lộ sự thương cảm trước một điều bất hạnh (thường hàm ý giễu cợt). Hết đời kẻ xu nịnh, ô hô!
ô hợp
- tt. Hỗn độn, tạp nham đủ thứ người: đội quân ô hợp một lũ ô hợp.
ô nhiễm
- tt (H. ô: vẩn đục; nhiễm: nhuộm, lây) Có lẫn chất bẩn tới mức trở thành độc hại: Không khí ô nhiễm; Môi trường ô nhiễm.
ô nhục
- Xấu xa nhục nhã.
ô tô
- x. ôtô.
ô trọc
- tt. Xấu xa, nhơ bẩn: phường ô trọc.
ô uế
- tt (H. ô: vẩn, đục; uế: bẩn thỉu) Nhơ nhớp: Cuộc đời ô uế của gái mại dâm.

- ph. Nh. ùa : Nước nông giang chảy ồ vào cánh đồng.
- th. Từ tỏ ý ngạc nhiên : ồ ! Trúng số à ?
ồ ạt
- t. Mạnh, nhanh, dồn dập, và không có trật tự. Tiến quân ồ ạt. Tuyển sinh ồ ạt. Làm ồ ạt, không có kế hoạch.

- 1 dt. 1. Chỗ lót bằng cỏ, rơm rác để nằm hoặc để đẻ: nằm ổ rơm lót ổ Gà đang ấp trong ổ. 2. Đàn con vật mới sinh, nở trong cùng một ổ: cá ổ ổ chó mới mở mắt. 3. Nơi tập trung những hạng người hay loài vật nguy hại, làm ảnh hưởng xấu tới cuộc sống con người: ổ buôn lậu ổ vi trùng. 4. Tổ: ổ chim. 5. Nơi bố trí lực lượng chiến đấu: ổ phục kích ổ chiến đấu. 6. (kết hợp hạn chế, dùng với bánh mì) Chiếc: ổ bánh mì.
- 2 đgt. Giấu tiền ở trong lòng bàn tay để ăn gian (khi đánh me, đánh lú): ổ tiền.
ổ bi
- dt Vòng sắt có đặt những viên bi để lắp vào trục quay cho trơn: Thay ổ bi bánh xe đạp.
ổ chuột
- d. Nhà nhỏ, thấp, bẩn, của những người cùng khổ, sống chui rúc.
ổ gà
- d. Chỗ lõm sâu xuống (giống như ổ của gà) trên mặt đường do bị lở. Đường nhiều ổ gà. Xe chồm qua một ổ gà.
ổ khóa
- ổ khoá dt. Khoá chìm: lắp ổ khoá vào tủ.
ốc
- 1 dt Loài động vật thân mềm, phía ngoài có vỏ cứng, thịt ăn được: Người ăn ốc, người đổ vỏ (tng).
- 2 dt Tù và làm bằng vỏ ốc biển: Trống đánh liên thanh, ốc nổi vô hồi (Phạm Duy Tốn).
- 3 dt Nhà (cũ): Vài tiếng dế, nguyệt soi trước ốc, một hàng tiêu, gió thốc ngoài hiên (Chp).
- 4 dt Đinh ốc nói tắt: Vặn đinh ốc cho chắc.
- 5 dt Nốt nhỏ nổi ở ngoài da: Da nổi ốc.
ốc xà cừ
- d. Ốc biển loại lớn, vỏ dày có xà cừ đẹp.
ôi
- 1 tt. (Thức ăn) bắt đầu có mùi, sắp thiu: thịt ôi Của rẻ là của ôi không ăn những thức ôi.
- 2 tht. Tiếng thốt ra biểu lộ cảm xúc ngạc nhiên: ôi, đẹp quá.
ổi
- dt (thực) Loài cây gỗ cùng họ với sim, vỏ nhẵn, quả có nhiều hột, thịt mềm, khi chín ăn ngọt: Tùy theo màu thịt quả, có thứ gọi là ổi đào, có thứ gọi ổi mỡ gà.
ối
- t. Thuộc về những màng bọc thai : Nước ối ; Vỡ đầu ối.
- t. Nhiều lắm : Còn ối ra đấy.
- th. Từ dùng để tỏ sự ngạc nhiên hoặc đau đớn : ối giời ơi!
- Chà X. úi chà.
ôm
- I đg. 1 Vòng hai tay qua để giữ sát vào lòng, vào người. Quàng tay ôm lấy cổ mẹ. Ôm hôn nhau thắm thiết. Thân cây hai người ôm không xuể. Ôm bụng cười. 2 Giữ mãi, nuôi mãi trong lòng; ấp ủ. Ôm mộng lớn. Ôm mối hận.
- II d. Lượng vừa nằm gọn trong một vòng tay. Kiếm về một củi.
ôm ấp
- tt. 1. ôm vào lòng với tình cảm yêu thương tha thiết: ôm ấp đứa con vào lòng. 2. ấp ủ với tình cảm trân trọng, tha thiết: ôm ấp hoài bão lớn lao ôm ấp những mộng tưởng lớn ôm ấp bao hi vọng.
ôm chân
- đgt Nịnh nọt để cầu lợi: Ôm chân tên chủ.
ôm đồm
- đg. 1. Mang nhiều thứ quá : Đi đâu mà ôm đồm thế? 2. Tham lam làm nhiều việc trong một lúc : ôm đồm lắm công tác thì khó làm được chu đáo.
ồm ộp
- tht Tiếng ếch kêu: Cả đêm nghe tiếng ồm ộp, khó ngủ quá!.
ốm
- t. Mắc bệnh : ốm phải uống thuốc.
ốm yếu
- t. 1 Có thể lực kém, sức khoẻ kém. Ốm yếu thế thì làm được gì. 2 (id.). Như đau ốm. Tuổi già, ốm yếu luôn.
ôn
- 1 Nh. ôn con.
- 2 đgt. Học lại, nhắc lại điều đã học hoặc đã trải qua: ôn bài ôn chuyện cũ văn ôn võ luyện.
ôn đới
- dt (H. đới: vành) Vành đất nằm giữa nhiệt đới và hàn đới ở hai bán cầu Trái đất, có khí hậu ôn hoà: Nước Pháp ở vào ôn đới.
ôn hòa
- t. 1. Điềm đạm, không nóng nảy : Tính nết ôn hòa. 2. Êm dịu, không nóng quá hay lạnh quá : Khí hậu ôn hòa. 3. Nói xu hướng chính trị không quá hữu cũng không quá tả, trong các nước tư bản : Đảng phái ôn hòa.
ôn tập
- đg. Học và luyện lại những điều đã học để nhớ, để nắm chắc. Ôn tập cuối khoá.
ôn tồn
- tt. (Nói năng) điềm đạm, nhẹ nhàng, từ tốn: ôn tồn khuyên bảo với học sinh ôn tồn giải thích.
ồn
- tt, trgt Có nhiều âm thanh, tiếng động làm cho khó chịu: Gian nhà chật hẹp ồn lên (NgĐThi).
ổn
- t. Êm thuận, không có gì vướng mắc : Chuyện xích mích dàn xếp đã ổn.
ổn định
- đg. (hoặc t.). Ở vào hay làm cho ở vào trạng thái không còn có những biến động, thay đổi đáng kể. Đời sống ngày càng ổn định. Ổn định giá cả. Ổn định tổ chức. Bệnh đã ổn định.
ông
- dt. 1. Người đàn ông ở bậc sinh ra hoặc ở bậc sinh ra cha, mẹ mình: thăm ông ở quê ông nội ông ngoại. 2. Người đàn ông đứng tuổi, hoặc được kính trọng: ông giáo ông sư. 3. Người đàn ông cùng bậc hoặc bậc dưới, trong cách gọi thân mật: ông bạn vàng ông em của tôi. 4. Vật được tôn sùng, kiêng nể: ông trời ông trăng ông bếp. 5. Bản thân mình, trong cách gọi trịch thượng: ông sẽ cho mày biết tay Đứa nào dám làm gì ông nào.
ông bà
- dt, đt 1. Từ chỉ ông nội bà nội hoặc ông ngoại bà ngoại: Ông bà tôi đều vẫn khỏe; Con cho các cháu lại thăm ông bà 2. Từ chỉ vợ chồng một gia đình đều đã có tuổi: Hôm nay, vợ chồng tôi đến thăm ông bà là vì có chút việc.
ông tổ
- d. 1. Người đã sinh ra một dòng họ. 2. Người đã sáng tạo ra một nghề nghiệp gì : Lê Công Hành là ông tổ nghề in ở Việt Nam.
ông tướng
- dt 1. Vị chỉ huy cao nhất một đơn vị bộ đội: Ông tướng cầm quân ra trận. 2. Kẻ huênh hoang, ra bộ ta đây kẻ giờ: Nó cứ làm như ông tướng, nhưng chẳng có tài năng gì.
ống
- d. 1. Vật hình trụ và dài, trong rỗng : ở bầu thì tròn, ở ống thì dài (tng). 2. Vật hình cái ống : ống quần ; ống tay. 3. Nh. ống tiền : Có tiền bỏ ống.
ống chân
- d. Phần của chi dưới từ đầu gối đến cổ chân; cẳng chân. Bị gãy xương ống chân.
ống chỉ
- dt Vật nhỏ hình ống để cuốn chỉ chung quanh: Trước mắt cô em là một loạt ống chỉ các màu.
ống điếu
- dt Đồ dùng để nhét thuốc lá vào rồi đốt mà hút: Nhìn thấy anh ấy là thấy ống điếu ngậm ở miệng.
ống khói
- d. 1. ống để thông khói : ống khói nhà máy. 2. (đph). Nh. Thông phong.
ống nhòm
- d. Dụng cụ quang học dùng để quan sát những vật ở xa. Ống nhòm quân sự.
ống tiêm
- dt. ống đầu có kim rỗng, dùng để tiêm thuốc.
ốp
- 1 dt Mớ nhỏ vừa một chét tay: Một ốp mạ.
- 2 đgt Kèm sát để giục làm nhanh một việc gì: Hắn mà ốp việc thì không một tội nhân nào có thể lờ vờ (Ng-hồng).
- 3 đgt áp vào: ốp đá hoa cương vào tường.
- 4 tt Lép; Không được chắc: Cua bể ốp.
ốt dột
- (đph) t. Xấu hổ, ngượng nghịu : Làm như thế thì ốt dột quá.
ơ
- ,Ơ Con chữ thứ mười chín của bảng chữ cái chữ quốc ngữ, viết nguyên âm "ơ".
- 1 d. (ph.). Nồi đất nhỏ dùng để kho nấu thức ăn. Ơ cá.
- 2 c. (dùng ở đầu câu). Tiếng thốt ra biểu lộ sự ngạc nhiên. Ơ! Anh cũng ở đây à? Ơ lên một tiếng.

- I. đgt. 1. Sống ở nơi nào: Bố mẹ ở quê Hai anh chị đều ở cùng làng. 2. Có mặt nơi nào: Hôm qua tôi ở nhà Giờ thì nó đang ở ngoài của hàng. 3. Lưu lại, không rời đi đâu: Mời mãi mà anh ấy không ở lại kẻ ở người đi. 4. Cung cách, lối sống, cách cư xử và sinh hoạt trong cuộc sống thường ngày: ở sao cho người ta thương ở hiền gặp lành ông ấy ở sạch thế. 5. Làm thuê tại nhà của chủ: đi ở con ở. II. lt. Thuộc vị trí, địa điểm nào: họp ở hai trường Đại hội xã viên tổ chức ở trụ sở uỷ ban xã Nhà dựng ở sườn đồi.
ở đời
- đgt, trgt Sống trên đời: Bác mẹ già chưa dễ ở đời với ta (cd); ở đời, có người tốt, người xấu.
ở riêng
- Lập gia đình, sống tách rời cha mẹ : Chị ấy đi ở riêng rồi.
ở trọ
- đgt ở tạm một nơi không phải nhà mình: ông phải ở trọ chứ không thể để bà với các con vào được (Ng-hồng).

- th. Cg. ớ này. Tiếng dùng để gọi, như bớ, như hỡi : ớ anh đi đường cái quan (cd) .

- đg. Tống khí hoặc những chất gì đó từ dạ dày ra miệng. Đau dạ dày bị ợ chua. Bò ợ cỏ lên nhai lại.
ới
- I. đgt. Gọi, báo cho biết: Có gì ới cho biết với Cứ ới một tiếng là tôi ra ngay. II. tht. Tiếng kêu để than vãn nhắn nhủ: ới bà con ơi.
ỡm ờ
- tt, trgt Có ý trêu, cợt nhả: Những câu hỏi ỡm ờ của mấy anh trai trẻ (Ng-hồng); Con gái chỉ nói ỡm ờ, thuyền anh chật chội, còn nhờ làm sao (cd); ỡm ờ con tạo một màu trêu ngươi (NgCgTrứ).
ơn
- d. Nh. ân : Làm ơn nên oán (tng).
ớn
- đg. 1 Có cảm giác lạnh từ trong người lạnh ra và ghê ghê người. Bị ớn sốt. Sợ quá, ớn lạnh cả xương sống. 2 Chán đến phát ngấy. Ăn mãi một thứ, ớn quá. Nói nhiều nghe phát ớn. 3 (ph.). Sợ. Bị đòn một lần đã ớn rồi. // Láy: ơn ớn (ng. 1; ý mức độ ít).
ớn lạnh
- Cg. ớn mình.Có cảm giác ren rét, sắp sốt.
ớt
- d. Cây nhỏ cùng họ với cà, hoa trắng, quả chín có màu đỏ hay vàng, vị cay, dùng làm gia vị. Cay như ớt.

<< N (4) | P (1) >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 549

Return to top