Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Khoa Học >> Từ điển tiếng Việt

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 49775 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Từ điển tiếng Việt
Nhóm biên soạn

B (2)

bao
- 1 dt. 1. Đồ dùng để đựng vật rắn: Bao xi-măng; Bao diêm 2. Lớp bọc ở ngoài: Bánh có bao bột 3. Túi vải thắt ngang lưng: Ngang lưng thì thắt bao bàng (cd).
- 2 đgt. 1. Bọc kín, gói kín: Lấy tờ báo bao quần áo 2. Che chung quanh: Luỹ tre xanh bao quanh làng.
- 3 đgt. 1. Trợ cấp, nuôi dưỡng giấu giếm: Bao gái 2. Trả tiền thay cho người khác: Bao bữa tiệc rượu ở nhà hàng.
- 4 tt. Nhiều: Bao phen gian khổ. // trgt. Như Bao nhiêu; Bao lâu: Nhớ biết bao; Quản bao tháng đợi, năm chờ (K).
- 5 trgt. Không, chẳng: Bao quản; Bao nài.
bao bì
- d. 1 Đồ dùng làm vỏ bọc ở ngoài để đựng, để đóng gói hàng hoá (nói khái quát). Hàng không đóng gói được vì thiếu bao bì. Sản xuất chai lọ làm bao bì cho ngành dược. 2 Việc bao bọc bằng vật liệu thích hợp để chứa đựng, bảo quản, chèn lót và chuyên chở hàng hoá.
bao biện
- 1 đgt. Làm thay cả việc vốn thuộc phận sự của người khác: tác phong bao biện Người nào có việc nấy không thể bao biện cho nhau được.
- 2 đgt., thgtục Chống chế lại với đủ lí lẽ, nguyên cớ, làm cho khó có thể bác bỏ hoặc quy trách nhiệm: đã sai lại còn bao biện chỉ giỏi bao biện không bao biện nổi.
bao bọc
- đgt. 1. Che khắp chung quanh: Lớp không khí bao bọc Trái đất 2. Che chở, bênh vực: Cấp trên bao bọc cấp dưới.
bao dung
- t. Có độ lượng, rộng lượng với mọi người. Tấm lòng bao dung.
bao giờ
- dt. 1. Khoảng thời gian nào đó chưa rõ hoặc chưa muốn nói ra: Bao giờ mới biết kết quả? Chuyện ầấy xảy ra từ bao giờ? Bao giờ anh ta đến hãy hay. 2. Bất kì khoảng thời gian nào, không trừ thời điểm nào: Bao giờ anh ta cũng nói như thế Bao giờ cũng vậy.
bao gồm
- đgt. Chứa tất cả ở trong: Bao gồm đủ các tầng lớp trong xã hội (HCM).
bao hàm
- đg. Chứa đựng bên trong, mang bên trong (nói về cái nội dung trừu tượng). Bao hàm nhiều ý nghĩa.
bao la
- tt. Rộng lớn vô cùng tận, không thể bao quát được trong tầm mắt: Biển rộng bao la Những cánh đồng bao la bát ngát.
- (xã) h. mai Châu, t. Hoà Bình.
bao lơn
- dt. Chỗ nhô ra ngoài tầng gác, có cửa thông với phòng trong và có lan can quây chung quanh: Đứng trên bao lơn nhìn xuống đường phố.
bao nhiêu
- đ. 1 Số lượng nào đó không rõ nhiều hay ít (thường dùng để hỏi). Hỏi xem cần bao nhiêu? Cao bao nhiêu? Trong bao nhiêu lâu? Trăng bao nhiêu tuổi trăng già?... (cd.). Bao nhiêu cũng được. ...Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu (cd.). 2 (thường dùng trong câu cảm xúc hoặc câu có ý phủ định). Số lượng hoặc mức độ không biết chính xác, nhưng nghĩ là nhiều lắm. Bao nhiêu là cờ! Vinh dự bao nhiêu, lớp người mới! 3 (dùng trong câu có ý phủ định). Số lượng không nói rõ, nhưng biết là không nhiều gì. Không đáng bao nhiêu. Có bao nhiêu tiền đâu!
bao tay
- dt. 1. Tất tay (thường của trẻ sơ sinh). 2. Túi nhỏ, thon để bao tay người chết.
bao thơ
- dt. Từ miền Nam chỉ phong bì: Cho bức ảnh vào bao thơ.
bao tử
- 1 d. (thường dùng phụ sau d.). Động vật còn là thai trong bụng mẹ, hoặc quả mới thành hình, còn rất non. Lợn bao tử. Mướp bao tử.
- 2 d. (ph.). Dạ dày.
bao vây
- đgt. 1. Cô lập từ nhiều phía, giữa bộ phận này với bộ phận khác để ngăn chặn, làm cho bế tắc: bao vây căn cứ chỉ huy của địch. 2. Tìm mọi cách để ngăn giữ không cho tiếp cận nhằm giành độc quyền về mặt quan hệ.
bào
- 1 dt. Đồ dùng của thợ mộc có lưỡi thép đặt ngang để nạo nhẵn mặt gỗ: Có nhiều thứ bào có lưỡi to nhỏ khác nhau. // đgt. 1. Dùng bào để cho mặt gỗ được nhẵn: Mặt bàn này chưa bào được thực nhẵn 2. Làm cho đau xót: Sinh càng thảm thiết khát khao, như nung gan sắt như bào lòng son (K).
- 2 dt. áo dài có tay rộng (cũ): Giọt châu thánh thót thấm bào (K).
bào chế
- đg. Chế biến thành thuốc chữa bệnh.
bào chữa
- đgt. Dùng nhiều lí lẽ, chứng cớ để bênh vực cho hành vi của ai đó đang bị xem là phạm pháp hoặc đang bị lên án: Luật sư bào chữa cho bị cáo không thể bào chữa cho hành động sai trái của mình.
bào thai
- dt. (H. bào: bọc; thai: con trong bụng) Thai còn nằm trong bụng mẹ: Bào thai đã hẹn nhân duyên: Quạt ngà trâm ngọc kết nguyền họ Phan (PhTr).
bảo
- đg. 1 Nói ra điều gì đó với người ngang hàng hay người dưới. Bảo sao nghe vậy. Ai bảo anh thế? Trâu ơi ta bảo trâu này... (cd.). Ai không đi thì bảo? (kng.; hàm ý hăm doạ). 2 Nói cho biết để phải theo đó mà làm. Bảo gì làm nấy. Gọi dạ, bảo vâng. Bảo nó ở lại.
bảo an
- I. đgt. Giữ gìn an ninh. II. Nh. Địa phương quân.
- (phường) tx. Phan Rang Tháp Chàm, t. Ninh Thuận.
bảo chứng
- đgt. (H. bảo: chịu trách nhiệm; chứng: nhận thực) Bảo đảm cho: Dùng tiền kí quĩ để bảo chứng sự vay vốn.
bảo đảm
- I đg. 1 Làm cho chắc chắn thực hiện được, giữ gìn được, hoặc có đầy đủ những gì cần thiết. Bảo đảm hoàn thành kế hoạch. Bảo đảm quyền dân chủ. Đời sống được bảo đảm. 2 Nói chắc chắn và chịu trách nhiệm về lời nói của mình để cho người khác yên lòng. Tôi bảo đảm là có thật như vậy. Xin bảo đảm giữ bí mật. 3 Nhận và chịu trách nhiệm làm tốt. Mỗi lao động bảo đảm một hecta diện tích gieo trồng. Bảo đảm nuôi dạy các cháu.
- II t. (kng.). Chắc chắn, không có gì đáng ngại. Dây bảo hiểm rất .
- III d. Sự thực hiện được hoặc giữ được. Đường lối đúng đắn là bảo đảm chắc chắn cho thắng lợi.
bảo hiểm
- I. đgt. 1. Giữ, phòng để khỏi xảy ra tai nạn nguy hiểm: mang dây bảo hiểm khi làm việc ở trên cao mặc áo bảo hiểm. 2. Trợ giúp hay đền bù về vật chất khi đau ốm tai nạn, trong trường hợp đương sự tham gia hoạt động bảo hiểm: bảo hiểm xã hội. II. dt. Một hình thức phân phối lại thu nhập quốc dân nhằm hình thành một loại quỹ tiền tệ dùng bù đắp lại những tổn thất do thiên tai, tai nạn và những rủi ro khác gây ra.
bảo hòa
- Bảo Hoà (xã) h. Xuân Lộc, t. Đồng Nai.
bảo hộ
- đgt. (H. bảo: giữ gìn; hộ: che chở) Giúp đỡ che chở: Bảo hộ ngoại kiều Chế độ bảo hộ chế độ thực dân cai trị với một chính quyền bản xứ bù nhìn: Thực dân Pháp đặt chế độ bảo hộ ở nước ta trong gần một thế kỉ Màu bảo hộ Màu sắc của một số động vật giống màu sắc của cây cỏ hay đất cát chỗ động vật ở, khiến các giống khác không trông thấy: Nhờ màu bảo hộ, một số loài bò sát có thể tự vệ Thuế quan bảo hộ Thuế đánh khá cao vào hàng hoá ngoại quốc nhập khẩu, nhằm bảo vệ sản phẩm trong nước: Phải có thuế quan bảo hộ đối với những sản phẩm mà các nhà máy ta sản xuất.
bảo mật
- đg. Giữ bí mật của nhà nước, của tổ chức. Bảo mật phòng gian. Nội quy bảo mật của cơ quan.
bảo quản
- đgt. Giữ gìn, trông nom để khỏi hư hỏng, hao hụt: bảo quản máy móc bảo quản hồ sơ.
bảo tàng
- tt. (H. bảo: quí: tàng: cất giữ) Nói nơi giữ gìn trân trọng những di tích lịch sử: Tấm lòng bạn như lò nung rực nóng, như bức tranh trong viện bảo tàng (X-thuỷ).
bảo thủ
- đg. (hoặc t.). Duy trì cái cũ sẵn có, không chịu thay đổi, không chịu đổi mới. Bảo thủ ý kiến. Đầu óc bảo thủ.
bảo trợ
- đgt. Trợ giúp, đỡ đầu: bảo trợ học đường các nhà bảo trợ.
bảo vệ
- đgt. (H. bảo: giữ; vệ: che chở) 1. Giữ gìn cho khỏi hư hỏng: Ta phải giáo dục cho học trò ý thức bảo vệ thiên nhiên (PhVĐồng) 2. Giữ gìn an toàn cho một cơ quan hay một nhân vật: Thành lập ban bảo vệ nhà máy 3. Bênh vực bằng lí lẽ xác đáng: Bảo vệ ý kiến của mình trong hội nghị 4. Trình bày luận án của mình trước một hội đồng và giải đáp những lời phản biện: Bảo vệ luận án tiến sĩ về sinh học. // dt. Người phụ trách giữ gìn an toàn cho một cơ quan hay một nhân vật: Người bảo vệ đi theo thủ tướng.
bão
- 1 d. Gió xoáy trong phạm vi rộng trong một vùng có áp suất không khí giảm xuống rất thấp, thường phát sinh từ biển khơi, có sức phá hoại dữ dội do gió lớn, mưa to. Cơn bão to.
- 2 d. Chứng đau bụng xuyên ra sau lưng quặn từng cơn. Đau bão.
bão tuyết
- đgt. Bão cuốn theo tuyết, tại các vùng thảo nguyên hàn đới.
báo
- 1 dt. (động) Loài thú cùng họ với hổ, lông có những đốm nhỏ màu sẫm: Báo chết để da, người ta chết để tiếng (tng).
- 2 dt. Xuất bản phẩm có định kì đăng tin tức, bài viết, tranh ảnh để thông tin, tuyên truyền, vận động, nghiên cứu, nghị luận, đấu tranh tư tưởng: Báo hằng ngày; Báo hằng tuần; Báo khoa học.
- 3 đgt. 1. Nói cho biết: Báo tin mừng 2. Cho nhà chức trách biết một việc đã xảy ra: Báo công an về một vụ trộm.
- 4 đgt. Đáp lại; Đền lại; Báo ơn.
- 5 đgt. Tỏ ra bằng dấu hiệu gì: Bông đào chợt đã báo chừng nửa xuân (NĐM).
- 6 đgt. Làm phiền, làm hại: Chẳng làm ăn gì, chỉ báo cha mẹ. // trgt. Bám vào người khác: Nó chỉ ăn báo chú nó.
báo cáo
- I đg. 1 Trình bày cho biết tình hình, sự việc. Báo cáo công tác lên cấp trên. Báo cáo tình hình sản xuất. Nghe báo cáo về thời sự. 2 (kng.). Từ dùng để mở đầu khi nói với cấp trên; thưa (thường dùng trong quân đội). Báo cáo thủ trưởng, liên lạc đã về!
- II d. Bản . Viết báo cáo. Báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội. Đọc báo cáo khoa học.
báo chí
- dt. Các loại báo và tạp chí nói chung: công tác báo chí vai trò của báo chí trong công cuộc đổi mới xã hội.
báo động
- đgt. (H. báo: cho biết; động: không yên) Báo cho biết tình hình nguy ngập: Có những tiếng súng báo động tầu bay (NgTuân). // tt. Đáng lo ngại, đáng quan tâm: Suy thoái về đạo đức đến mức báo động ở một số người (VNgGiáp).
báo hiếu
- đg. 1 (cũ; id.). Đền đáp công ơn cha mẹ. 2 (cũ). Lo việc ma chay chu đáo khi cha mẹ chết.
báo hiệu
- đgt. 1. Báo cho biết bằng tín hiệu, dấu hiệu riêng: bắn một phát súng báo hiệu vỗ tay báo hiệu. 2. Báo cho biết điều gì xảy ra bằng dấu hiệu tự nhiên: Ráng mỡ gà báo hiệu sắp có bão Chim én bay về báo hiệu mùa xuân đến.
báo hỷ
- (id.). x. báo hỉ.
báo oán
- đgt. Trả thù một cách đích đáng kẻ trước đây đã làm hại mình: báo ơn báo oán phân minh.
báo ơn
- đg. (id.). Đền ơn bằng việc làm tương xứng.
báo thức
- đgt. Đánh thức người đang ngủ dậy, theo đúng giờ đã định: đồng hồ báo thức kẻng báo thức.
báo ứng
- đgt. (H. báo: cho biết; ứng: hợp với) Đáp lại việc thiện, việc ác, do một sức thiêng liêng, theo mê tín: Xem cơ báo ứng biết tay trời già (LVT).
bạo
- 1 (ph.). x. bậu1 (bậu cửa).
- 2 t. Có cử chỉ, hành động tỏ ra là không rụt rè, không e ngại. Người nhát nát người bạo (tng.). Cử chỉ rất bạo. Bạo miệng.
- 3 t. (cũ, hoặc ph.). Khoẻ, mạnh.
bạo bệnh
- dt. Bệnh mới phát dữ dội hoặc đột phát nguy cấp.
bạo chúa
- dt. (H. bạo: hung dữ; chúa: vua chúa) Vua chúa hung ác: Lấy nhân nghĩa thắng hung tàn, bạo chúa (Tố-hữu).
bạo động
- đg. (hoặc d.). Dùng bạo lực nổi dậy nhằm lật đổ chính quyền. Đàn áp cuộc bạo động.
bạo hành
- dt. Hành vi bạo ngược.
bạo lực
- dt. (H. bạo: dữ; lực: sức) Sức mạnh dùng để trấn áp kẻ địch: Dùng bạo lực để lật đổ chính quyền phản động.
bạo ngược
- t. Tàn ác một cách hết sức ngang ngược, bất chấp công lí, đạo lí. Những hành động bạo ngược của một bạo chúa.
bạo phát
- đgt. Xẩy ra một cách đột ngột, dữ dội: cơn bệnh bạo phát.
bát
- 1 dt. 1. Đồ dùng để đựng thức ăn, thức uống: Có bát sứ tình phụ bát đàn (tng) 2. Lượng chứa trong một bát: Cơm ba bát, áo ba manh (tng) 3. Đồ dùng trong bữa ăn: Ăn xong rửa bát 4. Lương thực hằng ngày, nói chung: Có bát ăn bát để (tng).
- 2 dt. Bát phẩm nói tắt: Từ ngày được lĩnh bằng bát phẩm, ông ấy được gọi là ông bát.
- 3 dt. Quân bài tổ tôm hay bất, trên đó có ghi chữ bát (nghĩa là tám): Bát văn, bát vạn, bát sách là một phu.
- 4 đgt. Lái cho thuyền đi về phía phải (trái với cạy): Một con thuyền cạy, bát bến giang (cd).
bát âm
- d. Tám thứ âm sắc do tám loại nhạc khí tạo nên, dùng trong âm nhạc cổ truyền (nói tổng quát).
bát hương
- dt. Vật có hình trụ hoặc như hình chiếc bát dùng để cắm hương ở bàn thờ.
bát ngát
- tt, trgt. Rộng mênh mông: Đồng quê bát ngát, xôn xao (HCận).
bát nháo
- t. (kng.). Hết sức lộn xộn, lung tung. Đồ đạc để bát nháo. Nói bát nháo.
bạt
- 1 (F. bâche) dt. Vải dày, cứng, thô, thường dùng che mưa nắng: che bạt làm rạp vải bạt.
- 2 x. Não bạt.
- 3 (baht) dt. Đơn vị tiền tệ của Thái Lan.
- 4 đgt. 1. San bằng: bạt mô đất bạt núi ngăn sông. 2. Dạt đi, bật khỏi: Mỗi người bạt đi một nơi.
- 5 đgt. (Dùng tay) đánh mạnh vào tai hay gáy: bạt một cái vào tai.
bạt mạng
- tt, trgt. Liều lĩnh quá (thtục): Ăn chơi bạt mạng.
bạt ngàn
- t. Nhiều vô kể và trên một diện tích rất rộng. Rừng núi bạt ngàn. Lúa tốt bạt ngàn.
bàu
- dt. Chỗ sâu trũng như ao vũng, thường ở ngoài đồng: bàu sen Cá bàu ngon hơn cá đồng Tháng năm tát cá dưới bàu, Nắng ơi là nắng dãi dầu vì ai (cd.).
báu vật
- d. Vật quý.
bay
- 1 dt. 1. Dụng cụ có lưỡi bằng sắt, hoặc thép mỏng, cán tròn, dùng để xây, trát, miết cho phẳng: dùng bay trát nhà bay thợ xây. 2. Dao mỏng hình lá trúc dùng để cạo sơn dầu khi vẽ. 3. Dụng cụ có thân tròn, hai đầu mỏng, vát, dùng để gọt khoét khi nặn tượng.
- 2 I. đgt. 1. Di chuyển trên không trung: Chim bay Máy bay đang bay trên trời. 2. Phất phơ chuyển động theo làn gió: Cờ bay trên đỉnh tháp. 3. Di chuyển, chuyển động hết sức nhanh: Đạn bay vèo vèo. 4. Đi bằng máy bay: Nghe tin ấy anh vội bay về nhà. 5. Phai nhạt, biến mất: áo bay màu Rượu bay hết mùi. II. pht. Một cách dễ dàng, nhanh chóng: chối bay cãi bay Việc này nó làm bay.
- 3 dt. Mày: Tụi bay uống dữ quá mẹ con nhà bay.
bay bướm
- tt. 1. Nhẹ nhàng và bóng bảy: Lời văn bay bướm 2. Nhẹ và mỏng: Những tà áo nâu mềm mại, bay bướm (Ng-hồng).
bay hơi
- đg. (Chất lỏng) chuyển thành hơi ở lớp bề mặt. Nước bay hơi.
bay nhảy
- đgt. Đi đây đi đó, tham gia vào các việc khác nhau theo ý thích riêng để thi thố với đời, không yên một chỗ: Tuổi trẻ thích bay nhảy.
bày
- 1 đgt. 1. Sắp xếp theo một thứ tự nào đó: Bày đồ hàng để bán, bày tranh triển lãm 2. Đặt ra trên bàn, trên chiếu, trên mâm: Thì trân thức thức sẵn bày (K) 3. Hiện rõ ra: Cảnh tranh giành bày ra trước mặt.
- 2 đgt. Chỉ vẽ cho: Bày cho cách tiến hành.
- 3 đgt. Tìm cách thực hiện một mục đích: Thua cuộc này, bày cuộc khác (Trg-chinh).
- 4 đgt. Tỏ ý kiến: Sự mình nàng mới gót đầu bày ngay (K).
- 5 đgt. Tổ chức: Chưa xong tiệc rượu lại bày trò chơi (K).
- 6 đgt. Bày vẽ nói tắt: Đương lúc khó khăn, bày ra ăn uống làm gì.
bày biện
- đg. 1 Sắp đặt đồ đạc cho đẹp mắt. Bày biện đồ đạc. Trong nhà bày biện đơn giản. 2 Bày thêm ra, đặt thêm ra những cái không cần thiết để phô trương. Đừng bày biện ra lắm thứ.
bày đặt
- đgt. 1. Đặt ra chuyện không có với ý không tốt: người hay bày đặt nói xấu người khác. 2. Đặt ra nhiều thứ không cần thiết: đừng bày đặt thêm nữa, có gì ăn nấy.
bày tỏ
- đgt. Trình bày tâm sự một cách thân tình: Bày tỏ những thắc mắc của mình.
bảy
- d. Số tiếp theo số sáu trong dãy số tự nhiên. Bảy chiếc. Hai trăm lẻ bảy. Bảy ba (kng.; bảy mươi ba). Hai vạn bảy (kng.; bảy trăm chẵn). Một mét bảy (kng.; bảy tấc). Tầng bảy.
bắc
- 1 dt. 1. Một trong bốn hướng chính của địa bàn, ở về phía bên trái của người đứng ngoảnh mặt về phía mặt trời mọc: bán cầu bắc. 2. Miền Bắc của nước Việt Nam: cháu công tác ở ngoài Bắc vào Nam ra Bắc.
- 2 (F. bac) dt., cũ Phà: qua bắc bắc Mĩ Thuận.
- 3 (F. bac, baccalauréat) dt., cũ, khng. Bằng tú tài, bằng tốt nghiệp trung học thời Pháp tjhuộc: đỗ bắc.
- 4 đgt. 1. Đặt một vật lên chỗ cao hơn: bắc ghế lên bàn đứng quét trần. 2. Nhấc ra khỏi hoặc đặt lên bếp: bắc nồi cơm xuống bắc nồi canh lên. 3. Đặt, gác một vật lên hai điểm cách nhau: bắc thang leo lên nóc nhà Bắc thang lên hỏi ông trời (bất lực, chẳng còn hi vọng vào ai, chẳng biết dựa vào người nào để bày tỏ, giải quyết điều bất công, vô lí: Biết là vô lí là bất công, nhưng chúng tôi thân cô, thế cô, có bắc thang lên hỏi ông trời cũng thế).
- 5 đgt. Gieo (mạ): bắc mạ.
bắc bán cầu
- dt. (H. bắc: phương bắc; bán: một nửa; cầu: hình cầu) Nửa trái đất từ xích đạo đến bắc cực: Phần lớn lục địa ở Bắc bán cầu.
bắc cực
- d. Cực phía bắc của Trái Đất. Khí hậu miền Bắc Cực. Sao Bắc Cực*.
băm
- 1 dt., thgtục Ba mươi: băm mấy rồi mà vẫn chưa chịu lập gia đình ở tuổi băm rồi Hà Nội băm sáu phố phường (cd.).
- 2 đgt. Chặt liên tiếp, làm cho nát vụn ra: băm bèo thái khoai băm thịt nướng chả.
bặm
- đgt. Mím lại: Hoài-văn bặm môi vì tức giận (Ng-hồng).
băn khoăn
- t. Không yên lòng vì đang có những điều bắt phải nghĩ ngợi. Băn khoăn chưa biết nên làm như thế nào. Tâm trạng băn khoăn, day dứt.
bắn
- 1 đgt. 1. Dùng lực đẩy để phóng viên đạn, mũi tên đến một đích nào đó: bắn súng bắn cung Hai bên bắn nhau. 2. Dùng lực bẩy một vật nặng chuyển dời: bắn hòn đá tảng ra vệ đường. 3. Tung toé, văng ra: Bùn bắn vào quần áo. 4. Gạt sang, chuyển sang, chuyển qua: bắn nợ bắn khoản tiền đó sang tháng sau. 5. Đưa tin đến cho đối tượng khác biết qua người trung gian: bắn tin cho nhau. 6. Bật nẩy người: điện giật bắn người.
bắn tin
- đgt. Nhắn tin thông qua một người khác: Sau những ngày dò la và bắn tin (NgTuân).
băng
- 1 d. Nước đông cứng trong thiên nhiên ở nơi có khí hậu lạnh. Đóng băng. Tảng băng. Tàu phá băng.
- 2 d. Nhóm trộm cướp có người cầm đầu. Băng cướp.
- 3 I d. 1 Đoạn vải hoặc giấy... dài và hẹp, dùng vào việc gì nhất định. Băng báo. Băng khẩu hiệu. Băng tang. Cắt băng khánh thành nhà máy. 2 Băng vải dùng để làm kín vết thương; hoặc nói chung tất cả những thứ cần thiết để che giữ cho vết thương. Thay băng. Cuộn băng dính. 3 Băng vải tẩm mực, quấn thành cuộn dùng để đánh máy chữ. Máy chữ đã thay băng. 4 Băng từ (nói tắt). Thu tiếng vào băng. Xoá băng. 5 (chm.). Khoảng tần số hoặc bước sóng tương đối xác định. Băng sóng trung. Máy thu ba băng.
- II đg. Làm kín vết thương bằng . Băng cho thương binh. Băng vết thương.
- 4 d. Băng đạn (nói tắt). Lắp đạn vào băng. Bắn một băng tiểu liên.
- 5 I đg. 1 Vượt qua bằng con đường ngắn hơn, không theo lối đi sẵn có. Băng qua vườn. 2 Vượt thẳng qua, bất chấp trở ngại. Vượt suối băng rừng. Băng mình qua lửa đạn.
- II t. (hay p.). 1 (dùng phụ sau đg.). Thẳng một mạch theo đà, bất chấp trở ngại. Nước lũ cuốn đi. Dòng thác chảy băng băng. 2 (dùng phụ sau t., kết hợp hạn chế). Đạt mức độ hoàn toàn như thế trên khắp phạm vi được nói đến, như chẳng có gì ngăn cản nữa. Cánh đồng ngập trắng băng. Thẳng băng*.
- 6 đg. (id.). Chết (nói về vua). Vua băng.
băng bó
- đgt. Băng cho kín vết thương: băng bó vết thương.
băng ca
- băng-ca dt. (Pháp: brancard) Cán dùng để khiêng người ốm hay người bị nạn: Đặt nạn nhân lên băng-ca.
băng điểm
- dt. Nhiệt độ đóng băng của chất lỏng, tính theo nhiệt kế bách phân: Băng điểm của nước là 0oC.
băng hà
- 1 dt. (địa) (H. băng: nước đá; hà: sông) Nước đóng băng di chuyển từ núi cao xuống như một dòng sông: Băng hà đã bào mòn sườn núi.
- 2 đgt. (H. băng: sụp đổ; hà: xa) Nơi vua chết: Tiếc thay vua Quang-trung sớm băng hà.
băng huyết
- đg. (Hiện tượng) chảy máu nhiều một cách bất thường từ cơ quan sinh dục nữ. Sẩy thai bị băng huyết.
băng sơn
- Nh. Băng đảo.
bằng
- 1 dt. Loài chim lớn, có sức bay xa, theo truyền thuyết: Cánh chim bằng chín vạn vẫn chờ mong (Tản-đà).
- 2 dt. 1. Giấy cấp cho người thi đỗ: Bằng tốt nghiệp 2. Giấy khen người có công lao: Bằng danh dự.
- 3 dt. Cái dựa vào để làm tin: Có giấy làm bằng. // đgt. Dựa vào, căn cứ vào: Anh bằng vào đâu mà phán đoán như thế?.
- 4 tt. Có thanh không hoặc thanh huyền: Ba và bà là vần bằng.
- 5 tt. Phẳng, không lồi lõm: Đất bằng bỗng rắc chông gai (cd).
- 6 đgt. Có cùng lượng, cùng kích thước hoặc cùng giá trị: Một cân ta bằng 600 gam; Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài (K). // trgt. Như nhau: Hai chị em cao bằng nhau.
- 7 gt. 1. Với vật liệu gì: Nồi bằng nhôm 2. Với phương tiện gì: Giết nhau bằng cái âu sầu, độc chưa (CgO) 3. Cho đến kết quả: Làm bằng được.
- 8 tt. Nếu; Ví như: Bằng nay bốn bể không nhà, theo càng thêm bận, biết là đi đâu (K); Bằng nay chịu tiếng vương thần, thênh thang đường cái thanh vân, hẹp gì (K).
bằng an
- (id.). x. bình yên.
bằng chứng
- dt. Cái để chứng minh cho điều gì đó là đúng, là có thật: tìm bằng chứng có bằng chứng cụ thể.
bằng hữu
- dt. (H. bằng: bè bạn; hữu: bạn) Bè bạn: Nghĩa bằng hữu, bậc trung trinh, thấy hoa mai bỗng động tình xót ai (NĐM).
bằng lòng
- đg. Trong lòng cho là ổn, là được. Bằng lòng cho mượn. Không bằng lòng với những thành tích đã đạt được.
bẵng
- tt. 1. Vắng bặt, im bặt trong thời gian khá lâu: bẵng tin. 2. Quên hẳn, hoàn toàn không nghĩ tới trong một thời gian dài: quên bẵng bỏ bẵng.
bắp
- 1 dt. 1. Vật có hình thuôn ở hai đầu, phần giữa phình ra: Bắp thịt 2. Bắp chân nói tắt: Mua thịt bắp.
- 2 dt. (thực) 1. Bộ phận ra quả của cây ngô, gồm một lõi có nhiều hàng hạt: Giống ngô này, mỗi cây có đến năm bắp 2. Ngô: Ăn bắp thay cơm; Xôi bắp.
bắp cải
- d. x. cải bắp.
bắp chân
- dt. Bắp thịt ở phía sau cẳng chân.
bắp đùi
- dt. Bắp thịt ở đùi: Nhờ tập thể dục nên bắp đùi nở nang.
bắt
- đg. 1 Nắm lấy, giữ lại, không để cho tự do hoạt động hoặc cử động. Bắt kẻ gian. Mèo bắt chuột. Bị bắt sống. Thả con săn sắt, bắt con cá rô (tng.). 2 Tiếp, nhận vật từ nơi khác đến và thu lấy vào trong phạm vi tác động hoặc sử dụng của mình. Bắt quả bóng. Bắt được thư nhà. Bắt được của rơi. Radar bắt mục tiêu. Bắt sóng một đài phát thanh. 3 Bám chặt hoặc để cho bám chặt lấy, cái này tác động trực tiếp vào cái kia. Vải ít bắt bụi. Bột không bắt vào tay. Da bắt nắng. Bắt mùi. Dầu xăng bắt lửa. 4 Phát hiện sự việc đáng chê trách của người khác và làm cho phải chịu trách nhiệm. Bắt lỗi chính tả. Kẻ trộm bị bắt quả tang. 5 Khiến phải làm việc gì, không cho phép làm khác đi. Chĩa súng bắt giơ tay hàng. Điều đó bắt anh ta phải suy nghĩ. Bắt đền*. Bắt phạt (bắt phải chịu phạt). Bắt phu (bắt người đi phu). 6 Làm cho gắn, cho khớp với nhau, khiến cái này giữ chặt cái kia lại. Các chi tiết máy được bắt chặt với nhau bằng bulông. Bắt đinh ốc. 7 Nối thêm vào một hệ thống đã có sẵn. Bắt điện vào nhà. Bắt vòi nước. Con đường bắt vào quốc lộ. Cho người đến để bắt liên lạc. Bắt vào câu chuyện một cách tự nhiên.
bắt bẻ
- đgt. Vặn vẹo, làm khó dễ, vạch tìm chỗ thiếu sót để vặn hỏi, buộc phải thừa nhận: bắt bẻ từng câu từng chữ không thể nào bắt bẻ được.
bắt bí
- đgt. 1. Buộc người đương gặp khó khăn phải nhận điều kiện này nọ: Vì cần tiền, nên bị bắt bí phải trả lãi cao 2. Nói nhà hàng đòi giá cao vì thứ hàng đương hiếm: Nó bắt bí thế thì không mua nữa.
bắt bớ
- đg. Bắt giữ người (nói khái quát, và thường hàm ý chê). Bắt bớ người vô tội. Bị cảnh sát bắt bớ nhiều lần.
bắt buộc
- đgt. Buộc phải làm theo, phải chấp nhận: bắt buộc phải làm như vậy chẳng bắt buộc ai cả điều kiện bắt buộc.
bắt chước
- đgt. Làm theo cách của người khác: Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu (Thế-lữ); Chớ bắt chước người đời xỏ chân lỗ mũi (LQĐôn).
bắt cóc
- đg. Bắt người một cách đột ngột và đem giấu đi. Bắt cóc để tống tiền.
bắt đầu
- I. dt. Chỗ khởi đầu, chỗ xuất phát trong không gian, thời gian: Bắt đầu từ đây là địa phận Hà Tây. II. pht. Mở đầu, bước vào giai đoạn đầu tiên của một công việc, quá trình, trạng thái: bắt đầu học từ tuần sau Lúa bắt đầu chín. III. đgt. Đã xảy ra, đã có: Cuộc họp đã bắt đầu Bắt đầu tuần sau là tôi chuyển công tác.
bắt giam
- đgt. Bắt người nhốt vào một nơi: Tôi đã hai lần bị bắt giam trong đó (NgĐThi).
bắt nạt
- đg. Cậy thế, cậy quyền doạ dẫm để làm cho phải sợ. Bắt nạt trẻ con. Ma cũ bắt nạt ma mới (tng.).
bắt phạt
- Nh. Phạt.
bắt rễ
- đgt. 1. Nói cây mới trồng đã đâm rễ: Cây mới bắt rễ, phải tưới hằng ngày 2. Đi sâu vào quần chúng: Bắt rễ vào bần cố nông.
bắt tay
- đg. 1 Nắm bàn tay người khác để chào hay để biểu lộ tình cảm. Bắt tay chào tạm biệt. 2 Đặt quan hệ hợp tác để cùng làm việc gì. Bắt tay với nhau thành lập một mặt trận. 3 (thường dùng trước vào). Bắt đầu bỏ sức lao động ra để tiến hành công việc gì. Bàn xong, bắt tay ngay vào việc.
bắt vạ
- đgt. Bắt phải nộp phạt vì làm trái với lệ làng, thời xưa: Ngày xưa con gái chưa chồng mà chửa thì bị làng bắt vạ rất nặng.
bặt
- đgt. im hẳn: Đứa bé bặt ngay tiếng khóc (Ng-hồng). // trgt. Không còn tí tiếng nào: Nó đương khóc, bỗng im bặt.
bặt tăm
- đg. Như biệt tăm.
bặt thiệp
- tt. Lịch sự, khéo léo, thông thạo trong cách giao thiệp: ăn nói bặt thiệp.
bấc
- dt. 1. Loại cây thân cỏ, mọc thành bụi, thân có lõi xốp: Cây bấc thường mọc ven bờ ao 2. Lõi cây bấc dùng để thắp đèn dầu thảo mộc: Đêm qua rót đọi dầu đầy, bấc non chẳng cháy, oan mày, dầu ơi (cd) 3. Sợi vải tết lại dùng để thắp đèn: Khêu bấc đèn đầu tây.
bậc
- d. 1 Chỗ đặt chân để bước lên xuống. Bậc thang. 2 Hạng, thứ xếp theo trình độ cao thấp, trên dưới. Công nhân bậc bốn. Giỏi vào bậc thầy. Tiến bộ vượt bậc. Tột bậc*. 3 Từ dùng để chỉ người thuộc hàng đáng tôn kính. Bậc anh hùng. Bậc tiền bối. Bậc cha mẹ. 4 Toàn bộ nói chung các lớp đại học hay các cấp học phổ thông trong hệ thống giáo dục. Bậc đại học. Các cấp của bậc phổ thông. 5 (chm.). Vị trí của âm trong thang âm.
bầm
- 1 dt., đphg Mẹ: Bầm ra ruộng cấy bầm run, Chân lội dưới bùn tay cấy mạ non (Tố Hữu).
- 2 tt. 1. Thâm tím, hơi sẫm đen: áo nâu bầm. 2. Thâm tím, hơi tấy sưng: bầm da.
bẩm
- đgt. Trình thưa một việc gì với cấp trên: Cậu cứ mà bẩm quan (NgCgHoan).
bẩm sinh
- t. Vốn có từ lúc mới sinh ra. Tật bẩm sinh.
bẩm tính
- dt. (H. bẩm: sinh ra đã có; tính: tính nết) Tính nết vốn có từ khi mới sinh: Bẩm tính đã quen giữ nết ương (NgCgHoan).
bấm
- đg. 1 Ấn đầu ngón tay hoặc móng tay, hay đầu ngón chân xuống vật gì. Bấm nút điện. Bấm phím đàn. Bấm chân cho khỏi trượt. 2 Ấn ngón tay một cách kín đáo vào người khác để ngầm ra hiệu. Bấm nhau cười khúc khích.
bấm bụng
- đgt. Cố nén chịu, không để lộ ra cho người khác biết: bấm bụng cho khỏi bật cười bấm bụng cho khỏi đau.
bần
- 1 dt. (thực) Loài cây ở vùng nước lợ, có rễ mọc nhô lên khỏi mặt bùn: Rễ cây bần dùng làm nút chai.
- 2 tt. 1. Nghèo: Cờ bạc là bác thằng bần (tng) 2. Keo kiệt (thtục): Cho ít thế thì bần quá.
bần cùng
- t. 1 Nghèo khổ đến cùng cực. Cảnh sống bần cùng. 2 (kng.). Ở vào thế cùng, thế bí, không có cách nào khác. Bần cùng lắm mới phải vay tiền anh ta.
bần thần
- tt. Kém sắc khí tinh anh, có nét mặt biểu hiện sự mệt mỏi hoặc đang băn khoăn lo nghĩ: ngồi bần thần mặt bần thần, không nói không rằng.
bần tiện
- tt. (H. bần: nghèo; tiện: thấp hèn) 1. Nghèo hèn (cũ): Bần tiện song le tính vốn lành (NgCgTrứ) 2. Keo kiệt, hèn hạ: Bần tiện, thờ ơ, dạ bạc đen (TrTXương).
bẩn
- t. 1 Có nhiều bụi bặm, rác rưởi, cáu ghét hoặc bị hoen ố; trái với sạch. Tay bẩn. Dây mực làm bẩn vở. Ở bẩn. Nhà cửa ngổn ngang, trông bẩn mắt (b.; kng.). 2 (kết hợp hạn chế). Xấu đến mức đáng khinh. Người giàu tính bẩn. Con người bẩn bụng.
bấn
- tt. 1. Khó khăn, vướng mắc trong công việc do thiếu nhân lực hoặc thì giờ, không sao giải quyết được: nhà bấn người Dạo này bấn quá. 2. Rối bời, không biết giải quyết ra sao trước công việc dồn dập, tắc ứ: lo bấn lên Cả nhà cứ bấn lên, cuống quýt chạy ra chạy vào. 3. Túng thiếu, quá khó khăn trong kinh tế: Nhà ông ta càng ngày càng bấn.
bận
- 1 dt. Phen, lần, lượt: Một ngày ba bận trèo cồn, còn gì mà đẹp, mà giòn, hỡi anh (cd).
- 2 tt. Mắc vào công việc: Vì bận không thể đi xem kịch được.
- 3 đgt. Như Mặc áo: Bận áo bà ba.
- 4 đgt. 1. Vướng víu: Theo càng thêm bận, biết là đi đâu (K) 2. Có quan hệ đến: Việc ấy có bận gì đến anh.
bận lòng
- t. Để tâm lo lắng, suy nghĩ, không thể yên lòng. Nghĩ đến chỉ thêm bận lòng. Đừng bận lòng vì nó.
bâng khuâng
- tt. Buồn nhớ lâng lâng, không rõ ràng, xen lẫn với ý nghĩ luyến tiếc ngẩn ngơ: bâng khuâng kẻ ở người đi bâng khuâng trong dạ.
bâng quơ
- trgt. Không nhằm đối tượng cụ thể nào: Tính anh ấy hay nói bâng quơ.
bấp bênh
- t. 1 Dễ mất thăng bằng, dễ nghiêng lệch vì không có chỗ tựa vững chắc. Tấm ván kê bấp bênh. 2 Dễ thay đổi thất thường vì không có cơ sở vững chắc. Cuộc sống bấp bênh. Địa vị bấp bênh. 3 Dễ nghiêng ngả, dễ dao động. Lập trường bấp bênh. // Láy: bấp ba bấp bênh (ý mức độ nhiều).
bập bẹ
- tt. (Nói năng) chưa rõ, chưa sõi, chưa thành lời, thành câu rạch ròi: Đứa trẻ đang bập bẹ nói bập bẹ vài câu tiếng nước ngoài.
bập bềnh
- đgt, trgt. 1. Nói vật trôi trên mặt nước: Gỗ trôi bập bềnh trên mặt sông 2. Trôi nổi, không yên chỗ: Nửa mạn phong ba, luống bập bềnh (HXHương).
bất
- 1 d. Bài gồm ba mươi sáu quân, chơi theo lối rút may rủi để tính điểm đến mười (quá mười thì bị loại, gọi là bị bất). Đánh bất. Rút bất.
- 2 Yếu tố ghép trước để cấu tạo tính từ, động từ, có nghĩa "không". Bất bình đẳng. Bất hợp pháp. Bất lịch sự. Bất bạo động*. Bất cần*.
bất bạo động
- đgt. Không dùng bạo lực, mà dùng biện pháp hoà bình để giải quyết xung đột, mâu thuẫn giữa các chính thể, phe phái: chủ trương bất bạo động trong đấu tranh chính trị.
bất biến
- tt. (H. bất: chẳng; biến: thay đổi) Không thay đổi: Tình hình tạm bất biến.
bất bình
- t. 1 (id.). Như bất bằng. 2 Không bằng lòng mà sinh ra bực tức, giận dữ. Bất bình về thái độ cửa quyền.
bất chính
- tt. Không chính đáng, trái với đạo đức, luật pháp: quan hệ bất chính làm ăn bất chính thu nhập bất chính.
bất công
- tt, trgt. (H. công: công bằng) Không công bằng: Không còn sự bất công giữa người với người (PhVĐồng); Đối xử bất công với người dưới quyền.
bất diệt
- t. (trtr.). Không bao giờ mất được, còn mãi mãi. Niềm tin bất diệt.
bất đắc chí
- tt. Không được thoả chí, không được toại nguyện, không được như ý (nên thường có thái độ bất cần): nhà nho bất đắc chí.
bất đắc dĩ
- tt, trgt. (H. dĩ: thôi) Không thể đừng được: Một đôi khi bất đắc dĩ phải đe nẹt chúng (Ng-hồng).
bất định
- t. Ở trạng thái không ổn định, hay thay đổi. Tâm thần bất định.
bất đồng
- tt. Không giống nhau; khác nhau: bất đồng ý kiến bất đồng về quan điểm bất đồng ngôn ngữ.
bất động
- đgt. (H. bất: chẳng; động: hoạt động) 1. Không cử động: Bác sĩ yêu cầu bệnh nhân nằm bất động 2. Không làm gì: Mà ta bất động nữa người sinh nghi (K).
bất hạnh
- t. 1 (Sự việc) không may gặp phải, làm đau khổ. Điều bất hạnh. 2 (Người) đang gặp phải điều bất hạnh. Kẻ bất hạnh ngồi lặng đi vì đau khổ.
bất hảo
- tt. Không tốt: kẻ bất hảo thành tích bất hảo.
bất hòa
- bất hoà tt. (H. bất: chẳng; hoà: hoà thuận) Không hoà thuận với nhau: Sự bất hoà hiện nay giữa các đảng anh em (HCM).
bất hợp pháp
- tt. Không hợp với luật pháp; trái với luật pháp: làm ăn bất hợp pháp.
bất hủ
- tt. (H. hủ: mục nát) Không bao giờ mất đi; Có giá trị mãi mãi: Bình Ngô đại cáo là khúc ca hùng tráng bất hủ của dân tộc ta (PhVĐồng).
bất khuất
- t. Không chịu khuất phục. Người chiến sĩ bất khuất. Đấu tranh bất khuất.
bất lợi
- tt. Không có lợi, không thuận lợi: Tình hình ngày một bất lợi gặp những điều kiện bất lợi.
bất lực
- tt. (H. lực: sức) Không đủ sức làm; Không làm gì được: Làm bố, chẳng lẽ chịu là bất lực trước những tật xấu của con.
bất lương
- t. Không lương thiện. Kẻ bất lương. Nghề bất lương.
bất ngờ
- tt. Không ngờ tới, không dự tính trước: cuộc gặp gỡ bất ngờ tin vui bất ngờ bất ngờ nổ súng bất ngờ như bóng đá.
bất nhân
- tt. (H. nhân: lòng thương người) Không có lòng thương người; Độc ác: Chẳng may bỗng gặp muông cầy bất nhân (Trinh thử).
bất tiện
- t. Không thuận tiện. Đường sá bất tiện. Ở xa, đi lại bất tiện. Điều đó nói giữa chỗ đông người e bất tiện.
bất tỉnh
- tt. ở trạng thái mê man, hoàn toàn không biết gì: ngã lăn ra bất tỉnh.
bất trắc
- tt. (H. trắc: đo) Không liệu trước được: Đối phó với mọi việc bất trắc (Ng-hồng).
bất tường
- t. (cũ). Không lành, gở. Điềm bất tường.
bật
- 1 đgt. 1. Làm cho nẩy mạnh, văng mạnh: bật đàn bật dây cao su. 2. Nẩy, văng mạnh ra: Dây cao su buộc bật ra, làm đổ hết hàng hoá Đất cứng làm bật lưỡi cuốc trở lại. 3. Nhô ra, vọt ra từ phía trong: Cây bật chồi ngã bật máu tươi. 4. Phát sinh, nảy ra một cách đột ngột: bật cười nghe nói bật khóc bật ra một ý tưởng mới. 5. Làm cho nảy lửa, bừng sáng các dụng cụ lấy lửa, lấy ánh sáng: bật điện bật đèn điện. 6. Làm rõ hẳn ra, làm nổi trội: nêu bật vấn đề.
- 2 đgt. 1. Phát ra, nói ra, thốt ra: bật tiếng động bật ra toàn những lời thô lỗ. 2. thgtục Nói thẳng để chống đối lại: nói động đến là tôi bật luôn.
bật lửa
- dt. Dụng cụ nhỏ gồm một bánh xe khi xiết vào một viên đá lửa thì có lửa: Mua một cái bật lửa làm quà cho ông bạn nghiện thuốc lá.
bâu
- 1 d. 1 (cũ). Cổ áo. 2 (ph.). Túi áo.
- 2 đg. 1 Đậu bám xúm xít vào. Ong bâu. Máu chảy đến đâu, ruồi bâu đến đó (tng.). 2 (kng.). Xúm lại và vây lấy, không chịu rời (thường hàm ý coi khinh). Đám người hiếu kì chen nhau bâu kín.
bầu
- 1 dt. 1. Cây trồng ở vườn nhà, leo bằng tua cuốn, phân nhánh, lá mềm rộng phủ lông mịn, hoa to trắng, quả dùng làm rau ăn, lúc non hạt nhỏ vỏ mềm, ngọt: giàn bầu. 2. Quả bầu và các sản phẩm từ loại quả này: canh bầu Râu tôm nấu với ruột bầu (cd.). 3. Đồ đựng làm bằng vỏ già của bầu nậm hoặc nói chung vật giống hình quả bầu: bầu rượu bầu đèn. 4. Bộ phận của nhuỵ hoa phình to ra và chứa noãn: bầu hoa. 5. đphg Bụng mang thai, bụng chửa, to tròn, ví như quả bầu, cái bầu: có bầu mang bầu. 6. Khối đất bọc quanh rễ khi bứng cây đi nơi khác: bứng cả bầu cẩn thận kẻo vỡ bầu, cây chết mất. 7. Chỗ phình to ở phần chìm dưới nước của mũi tàu (làm giảm mức cản của nước) hoặc đuôi tàu (nâng cao hiệu suất làm việc của chân vịt.) 8. Cả một khối nỗi niềm, tình cảm được chứa đựng trong lòng, trong tim: dốc bầu tâm sự.
- 2 dt. Giống lúa chiêm thường được cấy ở ruộng sâu và tương đối nhiều màu, có sức chịu đựng khá, cấy được ở ruộng chua phèn, cho gạo đỏ, phẩm chất gạo kém; còn gọi là soi, hom.
- 3 đgt. Chọn để giao cho đảm nhận chức vụ hoặc hưởng vinh dự bằng phương thức bỏ phiếu hay biểu quyết: bầu đại biểu quốc hội bầu chiến sĩ thi đua bầu ban chấp hành đoàn trường.
- 4 tt. (kết hợp hạn chế) Tròn phình ra đầy đặn: má bầu.
bầu trời
- dt. 1. Khoảng không gian trên đầu ta: Bầu trời xanh thắm 2. Lĩnh vực rộng: Phải sáng tỏ hơn nữa trong bầu trời văn nghệ (PhVĐồng).
bấu
- đg. 1 Bám chặt bằng các đầu ngón tay quặp lại để cho khỏi rơi, khỏi ngã. Bấu vào kẽ đá để trèo lên. 2 Kẹp da thịt vào giữa các đầu ngón tay quặp lại, rồi giật ra, làm cho đau. Bấu vào má. 3 (id.). Rứt lấy một ít bằng các đầu ngón tay quặp lại; cấu. Bấu một miếng xôi.
bây
- 1 đt., đphg Mày: Bây không nói tao cũng biết.
- 2 tt., thgtục (Làm việc gì) liều, càn: biết sai rồi còn cãi bây giữ thói bài bây.
bây bẩy
- 1 trgt. Rung chuyển cả người vì rét: Đứng trước gió, run bây bẩy.
- 2 trgt. Nhất định không chịu nhận: Nó làm hỏng cái máy mà cứ chối bây bẩy.
bây giờ
- đ. Khoảng thời gian hiện đang nói; lúc này. Bây giờ là tám giờ.
bầy
- dt. 1. Đám đông động vật cùng loài quần tụ ở một chỗ: bầy gà bầy gia súc. 2. Đám đông người có chung đặc điểm đáng khinh nào đó; lũ: Một mình chống trả cả bầy du côn bầy kẻ cướp.
bầy hầy
- tt. Bẩn thỉu và không gọn gàng: Nhà cửa bầy hầy.
bẩy
- 1 d. Rầm nghiêng vươn ra khỏi hàng cột ngoài để đỡ mái hiên trong vì kèo.
- 2 đg. Nâng vật nặng lên bằng cách đặt một đầu đòn vào phía dưới, tì đòn vào một điểm tựa, rồi dùng một lực tác động xuống đầu kia của đòn. Bẩy cột nhà. Bẩy hòn đá.
- 3 (ph.). x. bảy.
bẫy
- I. dt. 1. Dụng cụ thô sơ để bắt giết thú vật hoặc kẻ địch: gài bẫy bẫy chông. 2. Cái bố trí sẵn, khôn khéo để đánh lừa người ta mắc: cẩn thận kẻo sa bẫy của chúng nó. II đgt. 1. Bắt hoặc giết bằng cái bẫy: bẫy được con thú. 2. Đánh lừa cho mắc mưu để làm hại: già rồi còn bị chúng nó bẫy bẫy người ta vào tròng.
bấy lâu
- trgt. Từ ngày xa ấy đến nay: Bấy lâu mới được một ngày (K).
bậy
- t. Sai trái, không kể gì lề lối, khuôn phép. Nói bậy. Vẽ bậy lên tường.
be
- 1 dt. Đồ đựng rượu, có bầu tròn, cổ dài, thường làm bằng sành sứ: be rượu Rượu ngon chẳng quản be sành (cd.).
- 2 dt. Gỗ tròn nguyên khúc: cạy vỏ be.
- 3 dt. Mạn (thuyền, tàu thuỷ): be xuồng.
- 4 đgt. 1. Dùng tay lấy đất ướt để đắp thành bờ nhỏ: đắp đập be bờ be con chạch. 2. Dùng bàn tay để nâng cao miệng đấu, miệng thùng để đong cho được nhiều hơn: Đong bình thường, không được be đâu đấy.
- 5 đgt. 1. Men theo, dọc theo đường biên: Thuyền be theo bờ sông. 2. Di chuyển sát vào: Xuồng be gần bến.
- 6 (F. beige) tt. Có màu gần như màu cà phê sữa nhạt: vải màu be.
- 7 đgt., Nh. Be be.
be be
- đgt. Làm ồn lên: Suốt ngày be be cái mồm. // tht. Tiếng dê kêu: Dê, chó cả ngày đêm ăng ẳng, be be.

<< B (1) | B (3) >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 738

Return to top