giậu
- dt. Tấm tre nứa đan hoặc hàng cây nhỏ và rậm để ngăn sân vườn: rào giậu bờ giậu Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt (Nguyễn Khuyến) Nhà nàng ở cạnh nhà tôi, Cách nhau cái giậu mùng tơi xanh rờn (Nguyễn Bính).
giây
- 1 dt 1. Đơn vị cơ bản đo thời gian, tức là một phần 60 của một phút: Không một giây, một phút nào tôi quên cái ơn to lớn ấy 2. (toán) Đơn vị đo góc, bằng một phần 60 của phút góc: Nhờ có máy móc mới, tính được từng giây góc.
- 2 đgt 1. Rớt vào làm cho bẩn: Mực giây ra quần 2. Dính dáng vào: Giây vào một việc rắc rối 3. Liên quan đến: Đừng giây với kẻ hung ác ấy.
- 3 tt Nói giống gà bị lây nên toi nhiều: Mùa này, gà bị giây, không nên thả rông.
giấy
- d. 1. Tờ mỏng, nhẹ làm bằng bột gỗ, nứa, vỏ dó, dùng để viết, in, vẽ, bọc: Giấy bản; Giấy bồi. 2. Tờ kê khai việc gì: Giấy khai sinh; Giấy thông hành. 3. Giấy chứng nhận nói chung: Đưa cho công an xem giấy. Giấy trắng mực đen. Có chứng cớ bằng giấy tờ rành rành. 4. Công văn, văn kiện nói chung: Giấy hợp đồng; Chạy giấy. 5. Thư tín (cũ): Đi lâu không gửi giấy về nhà.
giấy bạc
- d. (id.). Tiền giấy. Một tập giấy bạc.
giấy chứng chỉ
- dt (H. chứng: nhận thực; chỉ: giấy) Giấy nhận thực do chính quyền cấp cho: Đơn xin việc phải kèm theo giấy chứng chỉ học lực.
giấy dầu
- Giấy có phết dầu để tránh ẩm ướt, dùng để bọc hàng.
giấy in
- dt Giấy dùng trong việc ấn loát: Chọn một thứ giấy in thật đẹp để xuất bản tập thơ.
giấy má
- Giấy nói chung.
giấy phép
- d. Giấy do cơ quan có thẩm quyền cấp, cho phép làm một việc gì. Bị thu hồi giấy phép lái xe.
giấy than
- dt. Giấy mỏng phủ một lớp chất nhuộm ở một mặt, dùng đặt lót giữa các tờ giấy khác để đánh máy hay viết một lần được nhiều bản: mua hộp giấy than về đánh máy.
giấy thông hành
- dt (H. thông: truyền đi; hành: đi) Giấy cấp cho người ta đi đây đi đó: Tên gian đã dùng một tờ giấy thông hành giả.
giấy vệ sinh
- d. Giấy mềm, dễ thấm nước và có khả năng tự hoại, dùng để đi đại tiện hoặc dùng vào những việc vệ sinh cá nhân.
giẻ
- 1 dt. Cây thân leo, cùng họ với na, lá hình bầu dục, hoa có cánh dài và dày, màu vàng lục, hương thơm.
- 2 dt. Mảnh vải vụn hoặc quần áo cũ rách thải ra: giẻ lau nhà lấy giẻ lau xe.
- 3 dt. Gié, nhánh nhỏ của buồng trái cây: giẻ cau.
gièm
- đgt Đặt điều nói xấu người vắng mặt: Gièm nên xấu, khen nên tốt (tng).
gieo
- đg. 1. Ném hạt giống xuống đất cho mọc mầm: Gieo hạt cải; Gieo mạ. 2. Trút đổ cho người một sự việc không hay: Gieo vạ; Gieo tội. 3. Lao xuống: Gieo mình xuống sông.
gieo rắc
- đg. 1 (id.). Làm cho rơi xuống khắp nơi trên một diện rộng, gây hậu quả tai hại. Ném bom gieo rắc chất độc hoá học. 2 Đưa đến và làm cho lan truyền rộng (thường là cái xấu, cái tiêu cực). Gieo rắc hoang mang. Chiến tranh gieo rắc đau thương tang tóc.
giẹo
- tt, trgt Xiên, lệch: Cột nhà giẹo; Đứng giẹo chân.
giẹp
- t. Cg. Giẹp lép. Mỏng mình.
giền
- (id.). x. rau dền.
giêng
- dt. Tháng đầu tiên trong năm âm lịch: tháng giêng ra giêng.
giếng
- dt Hố đào sâu vào lòng đất để lấy nước mạch: Anh nhìn giếng, giếng sâu trong vắt (Tế Hanh); ếch ngồi đáy giếng (tng).
giết
- đg. 1. Làm cho chết: Giết giặc. 2. Mổ thịt để ăn: Giết gà. 3. Gây thiệt hại: Làm thế thì giết nhau.
giết hại
- đg. Giết chết một cách dã man, vì mục đích không chính đáng hoặc phi nghĩa. Thù hằn, giết hại lẫn nhau. Giết hại dân lành.
giết thịt
- đgt Làm chết giống vật để ăn thịt: Nuôi con lợn để đến tết giết thịt.
giễu
- đg. Đùa bỡn, chế nhạo: Giễu chúng bạn.
giễu cợt
- đg. Nêu thành trò cười nhằm chế nhạo, đả kích (nói khái quát). Giễu cợt những thói hư tật xấu trong xã hội. Tính hay giễu cợt.
gìn
- đgt. Giữ: gìn vàng giữ ngọc.
gìn giữ
- đgt 1. Trông nom cẩn thận để khỏi mất, khỏi hỏng: Gìn giữ quần áo thật sạch sẽ 2. Theo đúng, không làm sai: Gìn giữ phép nước.
giò
- d. 1. Chân lợn, chân gà đã làm thịt. 2. Chân người (thtục): Anh đội viên có bộ giò cứng cáp. Xem giò. Đoán việc hay dở bằng cách xem đặc điểm của chân gà luộc, theo mê tín.
- Món ăn làm bằng thịt, thường giã nhỏ, có khi thêm bì, mỡ, bó chặt bằng lá chuối rồi luộc: Giò lụa; Giò thủ.
- bì Giò làm bằng bì lợn và thịt lợn.
giỏ
- 1 d. Đồ đan để đựng, thường bằng tre, mây, hình trụ, thành cao, miệng hẹp, có quai xách. Bắt cua bỏ giỏ. Giỏ nhà ai quai nhà nấy (tng.).
- 2 (ph.). x. nhỏ1.
gió
- đgt. 1. Luồng không khí chuyển động từ vùng có áp suất cao đến vùng có áp suất thấp, thường gây cảm giác mát hoặc lạnh: Gió thổi mây bay gió chiều nào che chiều ấy (tng.). 2. Luồng không khí chuyển do quạt: quạt nhiều gió.
gió lốc
- dt Gió thổi mạnh và xoáy tròn: Một cơn gió lốc cuốn đi mấy ngôi nhà.
gió lùa
- Luồng gió thổi theo một đường hẹp và dài : Tránh ngồi ở chỗ gió lùa.
gió mùa
- d. Gió có hướng và tính chất khác nhau theo mùa trong phạm vi rộng lớn, mùa đông thổi từ đất liền ra biển, mùa hè thổi từ biển vào đất liền. Việt Nam nằm trong khu vực gió mùa châu Á.
gió nồm
- dt. Gió mát và ẩm ướt thổi từ phía đông nam tới ở Việt Nam, thường vào mùa hạ.
gióc
- đg. (id.). Như bện. Gióc đuôi sam. Gióc gióng.
giòi
- dt 1. Bọ nở từ trứng ruồi, nhặng: Không ưa thì dưa có giòi (tng) 2. Kẻ xấu chuyên làm hại người khác: Cũng bởi đàn giòi đục tận xương (Tú-mỡ).
giỏi
- t. 1 Có trình độ cao, đáng được khâm phục hoặc khen ngợi. Thầy thuốc giỏi. Học giỏi. Giỏi môn toán. Thi tay nghề đạt loại giỏi. 2 (kng.). Có gan dám làm điều biết rõ là sẽ không hay cho mình (dùng trong lời mỉa mai, hoặc đe doạ, thách thức). À, ra thằng này giỏi! Có giỏi thì lại đây, đừng chạy! 3 (kng.). Có mức độ coi như khó còn có thể hơn. Uống được hai cốc là giỏi. Việc này giỏi lắm cũng phải hai tháng mới xong.
giọi
- đgt. Rọi: giọi đèn pin ánh nắng giọi qua cửa sổ.
giòn
- tt 1. Dễ vỡ, dễ gãy: Đồ sứ giòn lắm, phải cẩn thận 2. Nói vật gì khi nhai vỡ ra thành tiếng: Bánh đa nướng giòn lắm 3. Xinh đẹp, dễ thương: ở nhà nhất mẹ nhì con, ra đường lắm kẻ còn giòn hơn ta (cd); Cau già dao sắc lại non, người già trang điểm lại giòn như xưa (cd).
- trgt Nói tiếng phát ra thành tiếng vang và gọn: Cười ; Pháo nổ giòn.
giong
- d. Cành tre : Lấy giong làm bờ giậu.
- đg. Đi nhanh : Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng giong (K) .
- đg. 1. Đưa đi, dắt đi : Giong trẻ con đi chơi ; Giong trâu về nhà. 2. Giơ cao lên cho sáng : Giong đuốc. Cờ giong. Cờ xếp hàng dài và tiến lên phấp phới.
- (đph) d. Tấm phản.
giong ruổi
- (cũ). x. rong ruổi.
giỏng
- x. dỏng.
giỏng tai
- đgt Chú ý nghe (giọng nói hách dịch): Giỏng tai ra mà nghe lời thiên hạ chê bai đấy.
gióng
- đg. 1. Đánh trống để thúc giục : Gióng dân làng ra hộ đê. 2. Thúc ngựa đi : Lên yên gióng ngựa ra đi (Nhđm).
- đg. 1. Xếp cho cân, cho đều : Gióng cặp áo. 2. So sánh, đối chiếu : Gióng bản dịch với nguyên văn.
- d. 1. Đoạn thân cây giữa hai đốt : Gióng mía ; Gióng tre. 2. Thanh gỗ hay tre để chắn ngang cổng hay cửa chuồng trâu. 3. Thanh gỗ, ống tre để kê đồ vật lên cho khỏi ẩm : Gióng củi.
- d. Dụng cụ bằng tre, mây, để đặt đồ vật lên mà gánh.
- Giả. - đg. 1. Thúc giục và khuyến khích : Gióng giả bà con ra đồng làm cỏ. 2. Nói nhiều lần là sẽ làm việc gì mà vẫn trì hoãn : Gióng giả mãi nhưng chưa thấy động tĩnh gì.
giọng
- d. 1 Độ cao thấp, mạnh yếu của lời nói, tiếng hát. Giọng ồm ồm. Hạ thấp giọng. Có giọng nói dễ nghe. Luyện giọng. 2 Cách phát âm riêng của một địa phương. Bắt chước giọng miền Trung. Nói giọng Huế. 3 Cách diễn đạt bằng ngôn ngữ, biểu thị tình cảm, thái độ nhất định. Nói bằng giọng dịu dàng, âu yếm. Lên giọng kẻ cả. Giọng văn đanh thép. Ăn nói lắm giọng (cứ thay đổi ý kiến luôn). 4 (chm.). Gam đã xác định âm chủ. Giọng fa.
giọng kim
- dt Giọng cao: Hát với giọng kim.
giọng lưỡi
- d. Thái độ lừa bịp hay xỏ xiên thể hiện qua lời nói : Giọng lưỡi của bọn thực dân .
giọng thổ
- dt Giọng thấp nghe ồ ồ: Anh ấy hát giọng thổ mà gợi cảm.
giọt
- d. Hạt chất lỏng : Giọt nước ; Giọt mực.
- đg. 1. Nện, đập bằng búa : Giọt bạc ; Giọt đồng. 2. Đánh (thtục) : Giọt cho một trận.
giọt máu
- dt Quan hệ ruột thịt: Một giọt máu đào hơn ao nước lã (tng).
giọt sương
- dt Sương đọng trên cành rớt xuống từng giọt: Hải đường lả ngọn đông lân, giọt sương gieo nặng cành xuân là đà (K).
giỗ
- t. Nh. Trỗ : Lúa giỗ.
- d. Lễ kỷ niệm ngày chết : Giỗ tổ.
giồi
- đg. (cũ). Xoa phấn trang điểm; đánh phấn. Giồi phấn thoa son.
giội
- đgt. Đổ, trút từ trên cao xuống: giội nước Máy bay giội bom.
giống
- 1 dt 1. Nhóm người có những đặc điểm như nhau về màu da: Người giống da vàng 2. Nhóm sinh vật thuộc cùng một họ và gồm nhiều loài khác nhau: Giống bưởi Phủ-đoan; Giống cam Bố-hạ; Giống chó lài 3. Giới tính của động vật: Giống đực; Giống cái 4. Phạm trù ngữ pháp của một số loại từ trong một số ngôn ngữ, có phân biệt cái và đực: Danh từ giống cái, Danh từ giống đực; Tính từ giống cái, Tính từ giống đực 5. Hạng người xấu: Tuồng gì là giống hôi tanh (K); Ghét cái giống tham nhũng.
- tt Nói động vật, thực vật dùng để sinh ra những con, những cây cùng loại: Lợn ; Thóc giống; Hạt giống.
- 2 tt Có những điểm như nhau về hình thể, tính chất, màu sắc...: Hai ngôi nhà giống nhau; Hai chị em giống nhau; Hai tấm vải giống nhau; Cách ăn mặc giống nhau; Hai giọng hát giống nhau; Hai luận điểm giống nhau.
giống nòi
- Toàn thể những người cùng một huyết thống hoặc cùng một dân tộc.
giơ
- 1 đg. 1 Đưa cao lên hoặc đưa ra phía trước. Giơ tay vẫy. Cầm đèn giơ cao lên. Giơ tay xin hàng. Giơ roi doạ đánh. 2 Để lộ cả ra ngoài (cái thường được che kín). Quần rách giơ cả đầu gối. Gầy giơ xương.
- 2 (id.). x. rơ.
giờ
- dt. 1. Đơn vị tính thời gian bằng 60 phút: Một ngày có 24 giờ. 2. Đơn vị tính thời gian theo phép đếm thời gian cổ truyền Trung Quốc: giờ Ngọ (từ 11 giờ đến 13 giờ) Mưa quá ngọ gió quá mùi (tng.). 3. Thời điểm chính xác trong ngày được xác định theo đồng hồ: Bây giờ là mười giờ. 4. Thời điểm quy định để tiến hành việc gì: giờ xe chạy đã đến giờ học. 5. Khoảng thời gian quy định cho công việc hay hoạt động gì: hết giờ làm việc đang giờ giải lao. 6. Thời điểm tốt hay xấu, theo mê tín: sinh được giờ. 7. Bây giờ, nói tắt: Sáng đến giờ chưa bán được chiếc áo nào.
giờ đây
- trgt Trong lúc này: Xa nhau lâu lắm, giờ đây mới gặp.
giờ giấc
- Thì giờ nhất định : Làm việc không có giờ giấc gì cả.
giờ phút
- d. Khoảng thời gian ngắn được tính bằng giờ, bằng phút trong đó sự việc đáng ghi nhớ nào đó diễn ra. Giờ phút lịch sử. Những giờ phút khó quên.
giới
- dt 1. Lớp người trong xã hội, có chung những đặc điểm nhất định: giới trí thức. 2. Đơn vị phân loại sinh vật, bao gồm nhiều ngành: giới động thực vật.
giới hạn
- dt (H. giới: phân cách; hạn: mức độ) 1. Mức độ nhất định không thể vượt qua: Năng lực của mỗi người đều có giới hạn (HCM) 2. Đường ngăn cách hai khu vực: Chỗ giới hạn hai tỉnh.
- đgt Hạn chế trong một phạm vi nhất định: Phục vụ kịp thời không có nghĩa là văn nghệ trong việc tuyên truyền thời sự sốt dẻo hằng ngày (Trg-chinh).
giới thiệu
- đg. 1. Làm cho hai người lạ nhau biết tên họ, chức vụ của nhau. 2. Làm cho biết rõ về một người nào, một việc gì : Thư viện giới thiệu sách mới.
- Giới ThUYếT Định nghĩa từ khoa học (cũ).
giới tính
- d. Những đặc điểm chung phân biệt nam với nữ, giống đực với giống cái (nói tổng quát).
giới từ
- dt. Từ công cụ dùng để nối kết hai từ, hai bộ phận có quan hệ chính phụ: Từ "của" trong "sách của tôi" là một giới từ.
giờn
- đgt Chờn vờn trước vật gì: Chuồn chuồn giờn mặt nước; Bướm giờn hoa.
giỡn
- đg. Đùa : Giỡn với trẻ.
giũ
- đg. 1 Làm động tác rung, lắc mạnh cho rơi những hạt bụi, đất, nước bám vào. Chim giũ cánh. Giũ đệm. Giũ cát bụi trên mũ, áo. Giũ áo mưa. 2 Làm cho sạch đồ giặt bằng cách giũ nhiều lần sau khi nhúng trong nước. Giũ chiếc áo nhiều nước cho sạch xà phòng. 3 x. rũ2.
giũa
- I. dt. Dụng cụ bằng thép, dài, ba mặt phẳng có khía ráp, dùng để mài vật khác cho sắc hoặc nhẵn. II. đgt. Mài bằng giũa: giũa đầu mũi nhỏ thêm một tí nữa.
giục
- đgt 1. Bảo làm gấp rút: Giục con ra ga cho kịp tàu 2. Thúc đẩy: Bóng tà như giục con buồn (K); Xui nhau làm phúc, không ai giục nhau đi kiện (tng).
giùi
- 1.d. Đồ dùng bằng sắt có mũi nhọn để chọc thủng. 2.đg. Chọc cho thủng bằng cái giùi : Giùi giấy đóng vở.
giúi
- 1 (cũ). x. dúi2.
- 2 (cũ). x. dúi3.
giun
- 1 (F. joule) dt. Đơn vị đo công, đo năng lượng bằng công được tạo nên khi một lực một niu tơn dời điểm đặt một mét theo hướng của lực.
- 2 dt. 1. Các loại giun tròn, giun đốt, giun dẹp nói chung. 2. Giun đất, nói tắt: đào giun làm mồi câu cá con giun xéo lắm cũng quằn (tng.). 3. Các loại giun sống kí sinh trong cơ thể người hoặc động vật nói chung: thuốc tẩy giun.
giun đất
- dt Loài giun thân dài sống trong đất: Hai con gà tranh nhau con giun đất.
giun đũa
- Loài giun không có đốt, mình tròn và dài như chiếc đũa, sống ký sinh trong cơ thể người và một số động vật.
giun kim
- d. Giun tròn và nhỏ bằng cái kim, sống kí sinh ở phần ruột già gần hậu môn.
giúp
- đgt. 1. Góp sức làm cho ai việc gì hoặc đem cho ai cái gì đang lúc khó khăn, đang cần đến: giúp bạn Mỗi người giúp một ít tiền giúp cho một tay. 2. Tác động tích cực, làm cho việc gì tiến triển tốt hơn: Nghị lực giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, gian khổ.
giúp ích
- đgt Làm một việc có lợi cho ai: Giúp ích bà con trong xóm; Giúp ích xã hội.
giữ
- đg. 1. Có trong tay một vật mà mình chú ý không để rời khỏi mình : Say quá, không giữ nổi chén rượu ; Giữ xe cho tôi bơm. 2. Để cạnh mình, trong mình, và quan tâm đến cho khỏi mất, khỏi chuyển sang người khác, khỏi thay đổi : Ngồi giữ hành lý ; Giữ cẩn thận công văn mật ; Giữ lời hứa ; Giữ độc quyền ; Giữ nhân phẩm. 3. Đề phòng sự thiệt thòi, tai hại : Giữ em cho cẩn thận kẻo em ngã ; Giữ ngực cho ấm ; Giữ nước giữ nhà. 4. Làm cho dừng, ngừng lại, ở lại : Đắp bờ giữ nước. 5. Gánh vác, đảm nhiệm : Giữ chức tổng thống.
giữ lời
- đgt Làm theo điều đã hứa: Mặc đầu có khó khăn nhưng tôi đã nói thì tôi phải giữ lời.
giữa
- I.g. 1. điểm, ở nơi cách đều hoặc tương đối đều hai điểm đầu hoặc các điểm vòng quanh hay ở bốn bề : Giữa cái thước ; Giữa cái vòng ; Giữa nhà. 2. Trong khoảng : Hải Dương ở giữa Hà Nội và Hải Phòng. 3. ở chỗ lưng chừng : Giữa đường. II.ph. ở cương vị trung gian, không ngả về bên nào : Đứng giữa chữa đôi bên (tng). Người giữa. Người trung gian dàn xếp việc gì.
giương
- đg. Mở, căng ra hết cỡ và đưa cao lên. Giương ô. Giương buồm đón gió ra khơi. Giương mắt đứng nhìn. Giương cao ngọn cờ.
giường
- dt. 1. Đồ dùng bằng gỗ, tre hay sắt, có khung xung quanh, trải chiếu hoặc đệm để ngủ: đóng giường mua giường cưới. 2. Giường bệnh, nói tắt: Mỗi khoa trong bệnh viện chỉ có hơn vài chục giường.
giựt
- đgt (cn. giật) Giằng mạnh: Sao lại giựt tóc em thế.
go
- d. 1. Đồ dùng hình cái lược trong khung cửi để luồn sợi dọc. 2. Vải dệt bằng chỉ xe săn : Khăn mặt go. 3. Cơ quan trong bộ máy hô hấp của cá.
gò
- 1 d. Khoảng đất nổi cao lên giữa nơi bằng phẳng. Cánh đồng có nhiều gò.
- 2 đg. 1 Làm biến dạng tấm kim loại, thường bằng phương pháp thủ công, để tạo thành vật gì đó. Gò thùng tôn. Thợ gò. 2 Ép vào một khuôn khổ nhất định. Văn viết gò từng câu, từng chữ, không tự nhiên. Cố gò mấy con số để đưa vào báo cáo thành tích. 3 Kéo mạnh một đầu dây cương, dây thừng và giữ thẳng dây để ghìm ngựa hay gia súc lại hoặc bắt phải đi thẳng theo một hướng nhất định. Gò ngựa dừng lại. Gò thừng cho bò đi thẳng đường. 4 Tự ép mình ở một tư thế nhất định, không được tự nhiên, thoải mái, thường cong lưng lại, để tiện dùng sức tập trung vào một việc gì. Gò lưng đạp xe lên dốc. Con trâu gò lưng kéo cày. Người gò lại vì đau.
gò bó
- đgt. ép vào khuôn khổ hạn hẹp, khó lòng xoay trở, không được phát triển tự nhiên: sống gò bó Lễ giáo phong kiến gò bó tình cảm con người.
gò má
- dt Chỗ hai bên má nổi cao lên dưới mắt: Hai gò má chị ấy đỏ ửng.
gõ
- (đph) d.Nh. Gụ : Bộ ngựa gõ.
- (đph).- d. Thuyền thon đi biển.
- đg. 1. Đập ngón tay hay vật gì vào một vật rắn cho phát ra từng tiếng khẽ : Gõ cửa ; Gõ mõ. 2. Sửa lại cho khỏi méo bằng cách đập nhẹ vào : Gõ cái nồi bẹp. 3. Đánh : Gõ vào đầu. Gõ đầu trẻ. Dạy học (cũ).
góa
- goá t. Có chồng hay vợ đã chết (chỉ nói về người ít nhiều còn trẻ). Goá vợ. Vợ goá của một liệt sĩ. Ở goá nuôi con. Mẹ goá con côi.
góa bụa
- goá bụa tt. Goá chồng, sống cảnh cô đơn nói chung: cảnh goá bụa.
góc
- dt 1. (toán) Phần mặt phẳng giới hạn bởi hai đường thẳng cùng xuất từ một điểm: Một góc vuông; Một góc nhọn của hình tam giác 2. Một phần tư của một vật: Góc bánh chưng 3. Xó nhà: Ngồi thu hình ở một góc.
gỏi
- d. Món ăn làm bằng cá sống, hoặc thịt sống ăn kèm với rau thơm.
gói
- I đg. 1 Bao kín và gọn trong một tấm mỏng (giấy, vải, lá, v.v.), thành hình khối nhất định, để bảo quản hoặc để tiện mang đi, chở đi. 2 (kng.). Thu gọn lại trong một phạm vi nào đó. Hội nghị gói gọn trong một ngày.
- II d. Tập hợp những gì được chung lại với nhau, làm thành một đơn vị. Mấy gói chè. Một miếng khi đói bằng một gói khi no (tng.).
gọi
- đgt. 1. Kêu tên, phát tín hiệu để người nghe đáp lại: gọi bố về ăn cơm gọi điện thoại. 2. Phát lệnh, yêu cầu đi đến nơi nào: gọi lính. giấy gọi nhập ngũ. 3. Đặt tên: Hà Nội xưa gọi là Thăng Long. 4. Nêu rõ mối quan hệ: Anh ấy gọi ông giám đốc là bác ruột.
gom
- đgt 1. Đưa phần của mình vào với người khác: Gom tiền đi du lịch 2. Góp phần mình trong một cuộc đánh bạc: Đánh tổ tôm cò con, cũng phải gom năm trăm đồng.
gòn
- d. Loài cây to cùng họ với cây gạo, quả mở thành năm cạnh, phía trong có lông trắng dùng để nhồi vào nệm, gối.
gọn gàng
- t. Có vẻ gọn (nói khái quát). Nhà cửa sắp đặt gọn gàng. Ăn mặc gọn gàng. Thân hình nhỏ nhắn, gọn gàng.
gọng
- dt. 1. Bộ phận của một số đồ vật, cứng và dài, có thể giương lên cụp xuống: Gọng vó Gọng ô. 2. Càng xe. 3. Chân, càng cua, tôm: chưa nóng nước đã đỏ gọng (tng.).
góp
- đgt 1. Bỏ phần của mình vào một việc chung: Góp tiền vào quĩ từ thiện 2. Cộng nhiều cái nhỏ lại: Góp từng món tiền nhỏ để đến tết có tiền may áo.
góp mặt
- Dự phần vào công việc chung : Góp mặt với đời.
góp nhặt
- đg. Tập hợp dần dần lại từng ít một. Góp nhặt để dành.
góp phần
- đgt. Góp một phần vào công việc nào đó: góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.
góp sức
- đgt Tự mình phải tham gia vào một công việc chung: Góp sức vào công cuộc bảo vệ hoà bình.
góp vốn
- đgt Bỏ tiền vào một công việc cùng với nhiều người khác, để kinh doanh: Ông ấy có góp vốn vào việc thành lập ngân hàng.
gót
- d. 1.Cg. Gót chân. Phần sau của bàn chân. 2. "Gót giày" nói tắt.
gọt
- đg. 1 Cắt bỏ lớp mỏng bao bên ngoài. Gọt khoai tây. Gọt vỏ. Máy cắt gọt kim loại. 2 Cắt bỏ từng ít một nhằm cho phần còn lại là vật có hình thù nhất định. Gọt con quay gỗ. Gọt bút chì (gọt nhọn bút chì). 3 (thgt.). Cạo trọc. Gọt tóc. Gọt trọc. 4 (kng.). Bỏ bớt những chỗ không cần thiết, sửa lại cho gọn và hay hơn. Gọt câu văn.
gồ
- tt. Nổi lên, nhô lên cao hơn bình thường: trán gồ.
gồ ghề
- tt Mấp mô, lồi lõm: Đường đi gồ ghề.
gỗ
- d. Phần rắn nằm dưới vỏ của thân và cành một số cây, dùng làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu làm giấy, v.v. Đốn gỗ. Gỗ lim. Nhà gỗ năm gian. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn (tng.).
gốc
- dt. 1. Phần dưới cùng của thân cây: ngồi dưới gốc cây đa. 2. Từng cây riêng lẻ: trồng hơn một nghìn gốc bạch đàn. 3. Nền tảng, cơ sở: kinh tế là gốc của chính trị. 4. Số tiền cho vay lúc đầu; phân biệt với lãi: nợ gốc Cả gốc lẫn lãi cũng được kha khá. 5. Nhóm nguyên tử trong phân tử của một hợp chất, không biến đổi trong các phản ứng hoá học, có tác dụng như một nguyên tử: gốc a-xít. 6. Điểm chọn tuỳ ý trên một trục để biểu diễn số 0, khi biểu diễn các số trên trục đó.
gối
- 1 dt Đầu gối nói tắt: Mỏi gối, chồn chân vẫn muốn trèo (HXHương); Quì gối cúi đầu (tng).
- 2 dt Đồ dùng để kê đầu khi nằm: Chăn đơn gối chiếc lạnh lùng (cd).
- đgt 1. Đặt đầu lên trên: Đầu lên trên chiếc gối mây (NgKhải) 2. Gác đầu một vật gì lên một vật khác: Gối tấm ván lên bờ tường.
gội
- đg. Rửa đầu tóc : Gội đầu .Gội gió dầm mưa. Sống cuộc đời vất vả.
gôm
- d. 1 Chất keo chế từ nhựa cây, dùng trong nhiều ngành công nghiệp thực phẩm, dược phẩm, giấy, v.v. 2 Chất sền sệt chế bằng gôm, dùng chải tóc cho mượt hoặc để giữ nếp được lâu. Tóc chải gôm.
gồm
- đgt. Có tất cả từ những bộ phận hợp thành: Vở kịch gồm ba màn Cuốn sách gồm năm chương.
gôn
- dt (Anh: goal) Khung thành trong cuộc đá bóng: Người giữ gôn rất tài.
gông
- l.d. Đồ bằng gỗ hoặc bằng tre dùng để đeo vào cổ một tội nhân (cũ). Gông đóng chóng mang (tng). Cảnh tù tội khổ sở dưới thời phong kiến. 2.đg. Đóng gông vào cổ tội nhân.
gồng
- 1 đg. Mang chuyển đồ vật bằng cách mắc vào một đầu đòn gánh.
- 2 I đg. Dồn sức làm cho các bắp thịt nổi lên và rắn lại. Gồng người lên.
- II d. Thuật lên , cho là có thể làm cho đánh vào người không biết đau, thậm chí chém không đứt. Ông ta có võ, có gồng, không ai đánh lại.
gột
- đgt. Dùng nước làm sạch một chỗ bẩn trên quần áo, vải vóc: gột vết bùn trên áo.
- 2 đgt. Quấy cho đặc sánh lại: có bột mới gột nên hồ (tng.).
gột rửa
- đgt Làm cho sạch hết: Gột rửa được các loại ảo tưởng (Trg-chinh).
gờ
- d. Đường lồi lên chạy ven ngoài một vật : Gờ bàn ; Gờ cánh cửa ; Gờ tường.
gở
- t. Có tính chất không hay, báo trước điều chẳng lành, theo quan niệm dân gian. Nói gở. Điềm gở. Gở mồm gở miệng (hay nói điều gở).
gỡ
- đgt. 1. Làm cho khỏi vướng hoặc khỏi mắc vào nhau: gỡ tơ rối gỡ ảnh ra khỏi tường. 2. Làm cho thoát khỏi hoàn cảnh túng bí, rắc rối: gỡ thế bí. 3. Bù lại một phần thua thiệt: không lời lãi thì cũng gỡ hoà.
gởi
- đgt (đph) Như Gửi: Gửi đơn xin ân xá.
gởi gắm
- (ph.). x. gửi gắm.
gợi
- đgt. 1. Khêu ra, khơi ra: gợi chuyện. 2. Làm nhớ đến, thoáng hiện lên một ý nghĩ nào: Câu chuyện gợi nhiều ý nghĩ mới.
gờm
- đgt E sợ và muốn lánh đi: Thấy bố quát to, đứa bé cũng gờm.
gớm
- I. t. 1 .Ghê tởm và đáng sợ. 2. Đáo để : Nó cũng gớm lắm, chẳng phải tay vừa. II. th. 1. Từ chỉ sự chê bai, ghê sợ : Gớm! Bẩn quá. 2. Từ tỏ sự ngạc nhiên và trách nhẹ : Gớm ! Đi đâu để người ta chờ mãi ! III. ph. Lắm (thtục) : Đẹp gớm ; Nhiều gớm.
gợn
- I đg. 1 Nổi lên thành như những vệt, những nếp nhăn nhỏ thoáng thấy qua trên bề mặt phẳng. Mặt nước gợn sóng. Vầng trán chưa hề gợn một nếp nhăn. Tâm hồn trong trắng, không gợn một vết nhơ (b.). 2 Biểu hiện như thoáng qua có những nét tình cảm, cảm xúc nào đó. Lòng gợn lên một cảm giác lo âu. Vẻ mặt không gợn một chút băn khoăn. // Láy: gờn gợn (ý mức độ ít).
- II d. Cái nổi lên như những nếp nhăn hoặc những vệt nhỏ làm mất đi phần nào sự bằng phẳng, sự trong suốt. Bầu trời xanh biếc không một mây. Gỗ bào trơn nhẵn không còn một tí gợn. Cốc pha lê có gợn.
gợt
- đgt., đphg Gạt: gợt mồ hôi gợt váng cháo.
gù
- 1 tt Nói lưng hơi còng: Bà cụ đã bắt đầu gù lưng; Người gù.
- 2 tht Tiếng chim bồ câu và chim cu trống kêu lúc đến gần chim mái: Sáng sớm đã nghe trên cây tiếng gù của con chim cu; Giọt sượng phủ bụi chim gù, sâu tường kêu vẳng, chuông chùa nện khơi (Chp).
gục
- 1 . đg. Cúi nhúc đầu xuống đất : Gục đầu nhận tội. 2. ph. Chúi xuống : Ngã gục.
gùi
- I d. Đồ đan bằng mây, tre, dùng ở một số địa phương miền núi để mang đồ đạc trên lưng. Mang một gùi gạo. Đeo gùi vào hai vai.
- II đg. Mang đi trên lưng bằng . Gùi hàng đi chợ.
guốc
- tt. 1. Đồ dùng đi ở chân, gồm có đế và quai ngang: guốc cao gót đi guốc trong bụng (tng.). 2. Móng chân của một số loài thú như trâu, bò, ngựa: thú có guốc. 3. Miếng gỗ hình chiếc guốc dùng để chêm trong một số đồ vật: guốc võng.
guồng
- dt 1. Dụng cụ dùng để cuốn tơ, cuốn chỉ: Cả buổi chị ấy ngồi quay guồng 2. Dụng cụ dùng sức nước chảy để quay một bánh xe đưa nước lên tưới ruộng: Anh ấy đã chụp được bức ảnh rất đẹp về cái guồng nước ở bờ suối.
gút
- (đph) đg. Đổ nước sôi vào cơm nguội, rồi chắt nước ra, để cho cơm nóng lên.
gừ
- đg. (Chó) kêu nhỏ trong cổ họng, vẻ đe doạ muốn cắn.
gửi
- đgt. 1. Chuyển đến người khác nhờ vào khâu trung gian: gửi thư gửi bưu phẩm. 2. Giao cho người khác đảm nhận: gửi trẻ gửi con ra tỉnh học. 3. Trả lại, xin lại (cách nói lịch sự): Anh gửi lại tôi số tiền hôm trước gửi lại anh mấy cuốn sách dạo nọ. 4. (Sống) tạm nhờ vào người khác: ăn gửi nằm nhờ.
gửi gắm
- đgt Giao phó một cách thiết tha cho người thân: Gửi gắm con cái cho một người bạn.
gừng
- d. Loài cây đơn tử diệp, thân ngầm có nhiều nhánh, vị cay, dùng làm thuốc hay gia vị.
gươm
- d. Binh khí có cán ngắn, lưỡi dài và sắc, đầu nhọn, dùng để đâm, chém.
gườm
- 1 đgt. Nhìn thẳng vào người nào, mắt không chớp, vẻ giận dữ, đe doạ: gườm mắt không đáp.
- 2 tt. Gờm: địch thủ đáng gườm.
gượm
- đgt 1. Dừng lại một lát: Hãy gượm, đừng đi vội 2. Đi lại một nước cờ khi nước cờ trước đã đi hớ: Đánh cờ không được gượm nhé.
gương
- d. 1. (lý). Vật có mặt nhẵn bóng, có thể phản chiếu ánh sáng. 2. Kính có tráng bạc ở mặt sau dùng để soi. Gương tư mã. Gương dùng để soi hằng ngày (cũ). Gương vỡ lại lành. Nói cặp vợ chồng đã rời bỏ nhau lại sum họp với nhau. 3. Mẫu mực để noi theo : Làm gương. Gương tầy liếp. Gương xấu rõ ràng quá, phải thấy mà tránh.
gương mẫu
- I d. (cũ). Người được coi là tấm gương, là mẫu mực để những người khác noi theo. Làm gương mẫu cho em.
- II t. Có tác dụng làm gương cho mọi người noi theo. Một học sinh . Vai trò gương mẫu. Gương mẫu trong đời sống.
gượng
- I. đgt. Gắng làm, gắng biểu hiện khác đi, trong khi không có khả năng, điều kiện thực hiện: đã đau còn gượng đứng dậy cười gượng. II. tt. Thiếu tự nhiên vì cố làm cho có tính chất nào đó: lời văn gượng quá.
gượng nhẹ
- đgt, trgt 1. Cố gắng làm nhẹ nhàng, cẩn thận: Cầm gượng nhẹ cái bình thuỷ tinh 2. Không găng quá: Trong buổi họp, ông ấy chỉ phê bình gượng nhẹ.