Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Khoa Học >> Từ điển tiếng Việt

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 49770 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Từ điển tiếng Việt
Nhóm biên soạn

L (1)

la
- 1 dt. Con lai của ngựa và lừa.
- 2 (la) dt. Tên nốt nhạc thứ 6, sau nốt son (sol) trong gam đô bảy âm: nốt la.
- 3 đgt. 1. Phát ra tiếng to do hoảng sợ hay bực tức: nghe tiếng la ở phía đầu chợ hơi tí là ông ta la tướng lên. 2. đphg Nói: Chị Hai chỉ la hôm nay chỉ không đến được. 3. đphg Gọi: Đầu sành có con ba ba, Kẻ kêu con trạng người la con rùa (cd.).
- 4 tt. Thấp, gần mặt đất: bay la cành la cành bổng.
la bàn
- d. Dụng cụ gồm một kim nam châm tự do chuyển động trên một mặt chia độ, dùng để tìm phương hướng.
la cà
- đg. Đi hết chỗ này đến chỗ khác mà không có mục đích gì rõ ràng. Thích la cà ngoài phố.
la đà
- đgt. 1. Sà xuống, ngã xuống thấp và đưa đi đưa lại theo chiều ngang một cách nhẹ nhàng: Sương mù la đà trên mặt sông Gió đưa cành trúc la đà (cd.). 2. Lảo đảo, choáng váng vì say rượu: Cà cuống uống rượu la đà (cd.).
la hét
- đg. (kng.). La rất to (nói khái quát). La hét om sòm.
la liệt
- tt. (Bày ra, giăng ra) nhiều và rải rác khắp mọi nơi không có trật tự, không theo hàng lối: Sách báo bày la liệt trên bàn Hàng quán la liệt hai bên đường.
la ó
- Kêu to để phản đối : Chơi xấu bị đồng bào la ó.
la tinh
- x. Latin.

- 1 dt. Hàng tơ nõn dệt thưa và mỏng, thường được nhuộm đen: quần là áo lượt (tng.) khăn là.
- 2 đgt. 1. Từ trực tiếp chỉ ra tên gọi nghề nghiệp, thuộc tính, bản chất của người, vật, hiện tượng: Người đang hát ấy là Lệ Thu Cha tôi là nông dân ông ấy là trưởng thôn Vàng là kim loại quý. 2. Từ chỉ ra quan hệ tương đương về giá trị. Hai với hai là bốn Im lặng và vàng. II. lt. 1. Từ không nhất thiết phải có mặt, với nghĩa như rằng: cứ nghĩ là vẫn biết là Mọi người đều cho là tốt Chị ấy nói là chị ấy không đến được 2. Từ dùng trong các cấu trúc điều kiện kết quả thường bắt đầu bằng từ hễ, đã, nếu: hễ mưa là ngập Đã mua là dùng thôi chạm vào nọc là ông ta nổi khùng Nếu có thì giờ là tôi làm cho anh ngay. III. trt. 1. Từ đệm cho sắc thái nhận định chủ quan hoặc tự nhiên của lời nói: làm thế rất là dở có được là bao Rồi đây bèo hợp mây tan, Biết đâu hạc nội mây ngàn là đâu (Truyện Kiều). Chết là phải 2. Từ dùng để lặp một từ khác thể hiện sắc thái mức độ: xấu ơi là xấu ghét ơi là ghét Đường trơn trơn là Bà là bà bảo thật.
- 3 đgt. Làm phẳng quần áo, vải vóc... bằng bàn là: là quần áo hiệu giặt là.
- 4 đgt. Di chuyển sát bề mặt (mặt đất, mặt nước) cách đều bề mặt một khoảng được coi là bé: Chim là mặt ruộng Chiếc trực thăng là là một vòng rồi hạ cánh.
là là
- Nh. Là. ph. : Cành liễu là là mặt nước ; Chim lượn là là mặt đất.
lả
- 1 đg. 1 Bị ngả rủ xuống, không đủ sức đứng thẳng. Hàng cây lả ngọn. Lúa lả xuống mặt ruộng. 2 Bị kiệt sức đến mức người như mềm nhũn ra không làm gì nổi nữa. Mệt lả người. Đói lả. Lả đi vì mất nhiều máu.
- 2 t. (kết hợp hạn chế). (Bay) lúc lên cao lúc xuống thấp, chao liệng một cách mềm mại. Cánh cò bay lả trên sông.
lả lơi
- tt. Tỏ sự cợt nhả gợi tình một cách suồng sã qua lời nói, cử chỉ (trong quan hệ nam nữ): lả lơi đưa tình Cười nói lả lơi Thị cởi áo ra ngồi tựa vào gốc chuối, dáng ngồi không kín đáo, nhưng không bao giờ thị biết thế nào là lả lơi (Nam Cao) Xem trong âu yếm có chiều lả lơi (Truyện Kiều) bướm lả ong lơi (tng.).
lả tả
- Tản mát, rời rạc : Ôm tập báo, để rơi lả tả.

- d. 1 Bộ phận của cây, thường mọc ở cành hay thân và thường có hình dẹt, màu lục, có vai trò chủ yếu trong việc tạo ra chất hữu cơ nuôi cây. Lá chuối. Nón lá (làm bằng lá). Vạch lá tìm sâu*. 2 Từ dùng để chỉ từng đơn vị vật có hình tấm mảnh nhẹ hoặc giống như hình cái lá. Lá cờ. Lá thư. Vàng lá*. Buồng gan lá phổi.
lá bài
- dt. 1. Quân của bài lá. 2. bóng ý đồ xấu.
lá cải
- Tờ báo tồi.
lá chắn
- d. 1 Tên gọi chung vật dùng để che đỡ cho tên, gươm, giáo khỏi trúng người trong chiến trận thời xưa, như khiên, mộc, v.v. 2 Bộ phận hình tấm gắn ở một số vũ khí hay máy móc để che chắn, bảo vệ. Lá chắn của khẩu pháo. 3 Cái có tác dụng ngăn chặn sự tiến công từ bên ngoài. Xây dựng vành đai làm lá chắn cho căn cứ quân sự.
lá lách
- dt. Bộ phận nội tiết nằm phía dưới dạ dày, có nhiệm vụ sản xuất hồng cầu: sốt rét nhiều sưng lá lách bị đánh dập lá lách.
lá mía
- Mảng sụn chia mũi ra làm hai lỗ.
lá sách
- d. Dạ lá sách (nói tắt).
lạ
- I. tt. 1. Chưa từng biết, từng gặp, từng làm... trước đây; trái với quen: Nhà bà có con chó đen, Người lạ nó cắn người quen nó mừng (cd.) khách lạ thèm của lạồ Kẻ còn, người khuất hai hàng lệ, Trước lạ sau quen một chữ tình (Nguyễn Khuyến) Em nắm chặt bàn tay các o, Người thì lạ mà mặt chừng quen quá (ý Nhi) Khoai ruộng lạ mạ ruộng quen (tng.) 2. Không bình thường: Chuyện lạ phép lạ. 3. Khó hiểu: Lạ quá nhỉ? lạ thật có gì là lạ. II. đgt. Lấy làm ngạc nhiên, khó hiểu về ai đó, về việc gì đó: Tôi còn lạ gì nó Chuyện ấy ai còn lạ gì. III. pht. Tới độ ngạc nhiên khác thường: trông đẹp lạ.
lạ đời
- Khác thường, ít có : Cử chỉ lạ đời.
lạ lùng
- t. 1 Rất lạ, thấy khó hiểu, hoặc làm cho phải ngạc nhiên. Những ý nghĩ lạ lùng. 2 (hay p.). (dùng phụ sau t.). Lạ lắm, đến mức phải ngạc nhiên. Đẹp lạ lùng.
lạ mặt
- tt. Không quen biết: toàn là người lạ mặt đến.
lạ thường
- t. Khác thường đến mức phải ngạc nhiên. Cuộc đời thay đổi lạ thường. Nóng nực lạ thường. Khoan khoái lạ thường.
lác
- 1 dt., đphg Hắc lào.
- 2 dt. 1. Cói: Cây lác chiếu lác. 2. Cỏ lác, nói tắt.
- 3 tt. (Mắt) có con ngươi lệch về một bên: mắt lác bị lác.
lác đác
- Thưa thớt, ít và rải rác nhiều nơi : Sao mọc lác đác ; Lác đác bên sông chợ mấy nhà (Bà huyện Thanh Quan).
lạc
- 1 d. Cây thuộc họ đậu, thân bò hay thân đứng, lá kép có bốn lá chét, quả mọc cắm xuống đất, hạt dùng để ăn hay ép dầu. Lạc rang. Dầu lạc.
- 2 d. (ph.; id.). Nhạc ngựa.
- 3 đg. 1 Không theo được đúng đường, đúng hướng phải đi. Đi lạc trong rừng. Lạc đường. Đánh lạc hướng. 2 Ở trạng thái lìa ra khỏi mà không tìm được đường về lại. Con lạc mẹ. Chim lạc đàn. Bộ đội lạc đơn vị. 3 Bị mất đi (có thể chỉ là tạm thời), vì ở đâu đó mà tìm không thấy. Lạc đâu mất hai cuốn sách. Bà mẹ lạc con. 4 (Giọng nói, mắt nhìn) trở thành khác hẳn đi, không bình thường, do bị kích động hoặc quá xúc động. Cảm động quá giọng lạc hẳn đi. Mắt lạc đi vì căm giận.
lạc đà
- Loài thú lớn ; cổ dài, lưng có một hoặc hai bướu ; dùng để cưỡi hay để tải đồ ở các sa mạc.
lạc đề
- t. Không theo đúng chủ đề, đi chệch yêu cầu về nội dung. Bài làm lạc đề. Câu chuyện lạc đề.
lạc điệu
- tt. 1. Sai điệu của bài hát: hát lạc điệu. 2. Có biểu hiện không ăn khớp với hoàn cảnh: Bộ quần áo này lạc điệu.
lạc hậu
- t. 1 Bị ở lại phía sau, không theo kịp đà tiến bộ, đà phát triển chung. Nền kinh tế lạc hậu. Lối làm ăn lạc hậu. Tư tưởng lạc hậu. Phần tử lạc hậu. 2 Đã trở nên cũ, không còn thích hợp với hoàn cảnh, yêu cầu, điều kiện mới. Tin ấy lạc hậu rồi.
lạc loài
- tt. Bị tách, bị lạc khỏi đồng loại, bơ vơ: Biết thân đến bước lạc loài (Truyện Kiều) kiếp sống lạc loài
lạc lõng
- ph. t. 1. Tản mát, tan tác vào chỗ lạ : Quân địch chạy lạc lõng vào rừng. 2. Không ăn khớp với toàn bộ : Bài văn có nhiều ý lạc lõng. 3. Chơ vơ ở một nơi vắng vẻ : Một làng lạc lõng ở núi rừng.
lạc quan
- t. 1 Có cách nhìn, thái độ tin tưởng ở tương lai tốt đẹp. Sống lạc quan yêu đời. Tư tưởng lạc quan. 2 (kng.). Có nhiều triển vọng tốt đẹp, đáng tin tưởng. Tình hình rất lạc quan.
lạc thú
- dt. Thú vui: lạc thú gia đình lạc thú tầm thường.
lách
- đg. 1. Chen để đi qua chỗ chật : Lách ra khỏi đám đông. 2. Lựa để một vật vào chỗ hẹp : Lách mũi dao để cạy nắp hộp.
lách cách
- t. Từ mô phỏng những tiếng gọn, đanh và không đều của vật cứng, nhỏ chạm vào nhau. Đục lách cách. // Láy: lách ca lách cách (ý liên tiếp).
lách tách
- tt. (âm thanh) nhỏ, gọn phát ra đều đặn liên tiếp: Than nổ lách tách trong bếp Tiếng máy chữ lách tách đều đều những giọt mưa tụ lại ở trên đỉnh hang rơi xuống lách tách như không bao giờ dứt.
lạch
- d. Dòng nước nhỏ : Đưa nước vào lạch để tưới vườn .
lạch bạch
- t. Từ mô phỏng những tiếng giống như tiếng bàn chân bước đi nặng nề, chậm chạp trên đất mềm. Chạy lạch bạch như vịt bầu. // Láy: lạch bà lạch bạch (ý liên tiếp).
lạch cạch
- tt. (âm thanh) trầm, gọn nối tiếp nhau đều đặn của các vật cứng va chạm nhẹ vào nhau: Tiếng xe đạp lạch cạch ngoài cổng Bà cụ lạch cạch khép cánh cửa tre lại.
lạch đạch
- Cg. Lạch bạch. Nói đi nặng nề : Béo quá đi lạch đạch như vịt.
lai
- 1 I d. (ph.). Gấu. Lai quần. Lai áo.
- II đg. (id.). Nối thêm cho rộng, cho dài ra. Áo vai. Căn phòng chật được lai thêm ra.
- 2 d. (ph.). Phân. Chiếc nhẫn vàng năm lai.
- 3 I đg. cn. lai giống. Cho giao phối con đực và con cái thuộc giống khác nhau, hoặc ghép giống cây này trên giống cây khác, hay là dùng biện pháp thụ tinh, giao phấn nhân tạo nhằm tạo ra một giống mới. Lai lừa với ngựa. Lai các giống ngô.
- II t. 1 (dùng phụ sau d.). Sinh ra từ cha mẹ thuộc dân tộc khác nhau, hay được tạo ra bằng giống. Đứa con lai. Lợn lai. Táo lai. 2 Pha tạp do vay mượn, bắt chước của nước ngoài một cách sống sượng, chắp vá. Câu văn lai Pháp.
- 4 đg. 1 Đèo bằng xe đạp, xe máy. Lai con đi học. Lai bằng xe đạp. 2 (Phương tiện vận tải đường thuỷ) đưa đi kèm theo. Canô lai phà cập bến.
lai giống
- đgt. Ghép giống này vào giống khác: lai giống chó Nhật lai giống ngô.
lai lịch
- Nguyên do và con đường trải qua của một người, một sự việc : Biết rõ lai lịch câu chuyện .
lai rai
- t. Không tập trung vào một thời gian mà rải ra mỗi lúc một ít, kéo dài như không muốn dứt. Mưa lai rai hàng tháng trời. Lúa chín lai rai.
lai vãng
- đgt. Đi qua lại: ít người lai vãng Lâu không thấy nó lai vãng ở đây.
lài
- d. Cg. Nhài. Loài cây nhỏ có hoa trắng, thơm, thường dùng ướp trà.
- t. Nh. Lai : Chó lài.
lải nhải
- đg. Nói đi nói lại mãi chỉ một điều, nghe nhàm chán, khó chịu. Vẫn cứ lải nhải cái luận điệu cũ. Nói lải nhải không dứt.
lãi
- 1 dt., đphg Giun.
- 2 I. đgt. Thu nhiều hơn chi sau khi kinh doanh hay sản xuất: Buôn một lãi mười (tng.) buôn thất nghiệp lãi quan viên (tng.) nuôi ba ba không lãi bằng nuôi ếch. II. dt. 1. Số tiền thu nhập cao hơn chi phí: một vốn bốn lãi (tng) Lấy công làm lãi (tng.) Mặt hàng này bán không có lãi. 2. Số tiền người vay phải trả cho chủ nợ ngoài số tiền thực vay: cho vay nặng lãi lãi 1,6% một tháng lãi tiết kiệm.
lái
- I. đg. 1. Điều khiển thuyền, tàu, xe : Lái ô-tô sang bên phải ; Lái máy cày. 2. Đưa một việc đến chỗ mình muốn : Chủ tịch hội nghị lái cuộc thảo luận theo hướng đúng. II. d. 1. X .Bánh lái : Cầm lái xe hơi. Tay lái. Bộ phận có tác dụng xoay hướng đi của thuyền, tàu, xe. 2. Phía sau thuyền, chỗ có cái lái : Nặng lái quá, ngồi bớt về đằng mũi. 2. Từ đặt trước tên người chở thuyền hoặc người buôn bán ngược xuôi : Lái đò ; Lái mành ; Lái thuốc lào.
lái buôn
- d. Người chuyên nghề buôn bán lớn và buôn bán đường dài.
lái đò
- d. Người chuyên nghề đưa đò, chuyên chở khách và hàng hoá trên sông.
lái xe
- dt. Người làm nghề lái ô tô: Mấy ông lái xe thường ăn ở quán này làm nghề lái xe.
lại
- I. đg. Đến một nơi gần : Tôi lại anh bạn ở đầu phố. II. ph. 1. Ngược chiều, theo hướng về chỗ đã xuất phát : Trả lại ví tiền cho người đánh mất ; Nó đánh tôi, tôi phải đánh lại. 2. Cũng : Thằng này lớn chắc lại thông minh như bố. 3. Thêm vào, còn thêm : Đã được tiền lại xin cả áo. 4. Thế mà : Thôi đã hỏng thì im đi, lại còn khoe giỏi làm gì. 5. Từ dùng để biểu thị một ý phản đối : Sao lại đánh nó ? Tôi làm gì mà cậu lại sừng sộ thế ? 6. Một hoặc nhiều lần nữa sau lần đã hỏng việc, lần đã xảy ra (lại đứng sau động từ) : Xây lại nhà ; Bài làm sai, phải làm lại. 7. Một hoặc nhiều lần nữa sau khi hết, xong lần trước (lại đứng trước động từ) : Lại xây nhà ; Phấn khởi, cô bé lại làm một loạt bài toán khác. 8. Theo chiều giảm đi, có thể đến giới hạn, trong quá trình diễn biến : Thu gọn lại ; Đến ngã tư xe chạy chậm lại.
- d. Từ dùng để gọi những viên chức cấp dưới ở những nha môn như đô lại, đề lại, thư lại trong thời phong kiến : Một đời làm lại, bại hoại ba đời (tng).
lại cái
- t. (kng.). Ái nam ái nữ.
lại sức
- đgt. Trở lại thể trạng bình thường sau lúc bị mất sức: ăn uống tốt cho lại sức chờ cho lại sức hãy đi làm.
lam
- t. Nói thứ xôi thổi bằng ống tre hay sọ dừa lùi vào lửa : Cơm lam.
- đg. Nh. Làm : Nhà có một bà hay lam hay làm (Nguyễn Khuyến).
- d. Màu xanh da trời thẫm : áo lam.
lam chướng
- d. Khí coi là độc bốc lên ở vùng rừng núi khiến người dễ sinh bệnh, theo quan niệm cũ; chướng khí.
lam lũ
- tt. 1. Rách rưới: ăn mặc lam lũ. 2. Quá vất vả, khổ cực trong cảnh thiếu thốn: cuộc sống lam lũ Một người cù rù nhưng nhẫn nại, lam lũ và luôn luôn chân lấm tay bùn (Tô Hoài).
lam nham
- Nói làm bôi bác, dở dang, không đều, không đến nơi đến chốn : Quét vôi lam nham.
làm
- đg. 1 Dùng công sức tạo ra cái trước đó không có. Làm nhà. Chim làm tổ. Làm cơm. Làm thí nghiệm. Làm thơ. 2 Dùng công sức vào những việc nhất định, để đổi lấy những gì cần thiết cho đời sống, nói chung. Làm ở nhà máy. Đến giờ đi làm. Có việc làm ổn định. Tay làm hàm nhai (tng.). 3 Dùng công sức vào những việc thuộc một nghề nào đó để sinh sống, nói chung. Về quê làm ruộng. Làm nghề dạy học. Làm thầy thuốc. 4 Dùng công sức vào những việc, có thể rất khác nhau, nhằm một mục đích nhất định nào đó. Việc đáng làm. Dám nghĩ dám làm. Làm cách mạng. Làm nên sự nghiệp. 5 Tổ chức, tiến hành một việc có tính chất trọng thể. Làm lễ khánh thành. Làm lễ chào cờ. Làm đám cưới. Làm ma*. 6 (kng.; kết hợp hạn chế). Từ biểu đạt một hành vi thuộc sinh hoạt hằng ngày, như ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí, mà nội dung cụ thể tuỳ theo nghĩa của bổ ngữ đứng sau. Làm mấy cốc bia. Làm một giấc đến sáng. Làm vài ván cờ. 7 Làm những việc thuộc nhiệm vụ hoặc quyền hạn gắn với một tư cách, địa vị, chức vụ nào đó, nói chung. Làm mẹ. Làm dâu. Làm chủ*. Làm chủ tịch hội nghị. 8 Có tác dụng hoặc dùng như là, coi như là. Làm gương cho mọi người. Trồng làm cảnh. Chiếm làm của riêng. Lấy đêm làm ngày. Câu chuyện làm quà. 9 Là nguyên nhân trực tiếp gây ra, tạo ra. Bão làm đổ cây. Làm hỏng việc. Làm vui lòng. Làm khó dễ. 10 Tự tạo cho mình một dáng vẻ như thế nào đó trong một hoàn cảnh ứng xử cụ thể. Làm ra vẻ thông thạo. Làm như không quen biết. Làm ngơ*. Làm duyên làm dáng. 11 (dùng sau một đg.). Từ biểu thị kết quả, đơn thuần về mặt số lượng, của một hoạt động phân hay gộp; thành. Tách làm đôi. Gộp chung làm một. Chia làm nhiều đợt. 12 Giết và sử dụng làm thức ăn. Làm lợn. Làm vài con gà đãi khách.
làm ăn
- đgt. Làm việc, hoạt động để sinh sống nói chung: làm ăn khá giả bận làm ăn chí thú làm ăn mải làm ăn quên cả bạn bè.
làm bạn
- đg. 1. Trở thành bạn : Làm bạn với người tốt. 2. Lấy nhau làm vợ chồng, lấy vợ lấy chồng : Chúng tôi làm bạn với nhau đã ba mươi năm.
làm biếng
- đg. (ph.). Tỏ ra lười. Làm biếng không chịu học.
làm cho
- Gây nên: Ai làm cho vợ xa chồng, Cho con xa mẹ cho lòng ta đau? (cd.).
làm chủ
- đg. 1. Có quyền sở hữu : Nông dân làm chủ ruộng đất. 2. Điều khiển, quản lý hoàn toàn không bị ai chi phối : Nhân dân làm chủ đất nước. Tinh thần làm chủ tập thể. Thái độ của nhân dân trong chế độ xã hội chủ nghĩa, coi tài sản, công việc là của mình, mình có trách nhiệm trông nom và bảo vệ, do đó tự nguyện làm.
làm chứng
- đg. (Người không phải là đương sự) đứng ra xác nhận những điều mình đã chứng kiến. Làm chứng về vụ tai nạn giao thông. Người làm chứng.
làm cỏ
- đgt. 1. Dọn sạch cỏ ở ruộng vườn: bón phân, làm cỏ chẳng bỏ đi đâu (tng.) ruộng vườn không ai làm cỏ đi làm cỏ lúa. 2. Tàn phá, giết hại hết sạch: Bọn giặc có ý đồ làm cỏ cả làng.
làm công
- Cg. Làm mướn. Làm việc cho người khác để lấy tiền : Chế độ làm công ăn lương.
làm dáng
- đg. Làm cho hình thức bên ngoài trở nên đẹp hơn (bằng trang điểm, chải chuốt hay điệu bộ). Một cô gái thích làm dáng. Làm dáng cho con.
làm dấu
- đgt. 1. Đánh dấu để đề phòng mất mát, thất lạc. 2. Làm dấu thánh.
làm dịu
- Hoạt động khiến cho bớt gay go, kịch liệt : Làm dịu tình hình thế giới đang căng thẳng.
làm dữ
- đg. (ph.). Làm ầm lên để buộc phải theo ý mình, mặc dù có thể không đáng phải như vậy. Có gì đâu mà phải làm dữ đến thế.
làm đĩ
- đgt. Biến mình thành gái bán dâm.
làm giả
- Bắt chước một cách giả trá và làm hại đến cái chân thực : Làm giả giấy bạc.
làm giàu
- đg. 1 Làm cho trở nên có nhiều của cải, tiền bạc. Biết cách làm giàu. Làm giàu cho mình và cho đất nước. 2 Làm cho trở nên phong phú, dồi dào. Làm giàu vốn kiến thức. Làm giàu tiếng Việt.
làm lành
- dt. Tìm cách hoà thuận với người đã giận dỗi với mình: Nó có muốn làm lành tôi cũng không cho giận nhau mãi chả chịu làm lành.
làm loạn
- Đứng lên chống lại trật tự xã hội.
làm mẫu
- đgt. 1. Làm để trưng bày hình dáng kiểu cách, chất lượng, tranh thủ sự đồng tình để sản xuất hàng loạt. 2. Trưng bày để khách hàng biết có hàng bán.
làm nhục
- đg. 1. Làm tổn hại danh dự người khác bằng lời nói, hành động, sức mạnh, uy quyền : Không chịu để quân địch làm nhục. 2. Cưỡng bức để thỏa mãn thú vui của xác thịt : Cai ngục của ngụy quyền làm nhục phụ nữ.
làm phiền
- Quấy nhiễu, làm bận người khác.
làm quen
- đg. 1 Bắt đầu có tiếp xúc, có quan hệ với dụng ý để trở nên quen biết. Lân la làm quen. 2 Bắt đầu tiếp xúc để biết, để sử dụng. Lần đầu làm quen với môn học này. Làm quen với máy móc.
làm tiền
- đgt. Kiếm tiền một cách bất chính: gái làm tiền Hoạnh hoẹ để làm tiền.
lạm dụng
- Sử dụng quá mức, quá quyền hạn : Lạm dụng quyền hành để tham ô.
lạm phát
- đg. (hoặc d.). Phát hành số lượng tiền giấy vượt quá mức nhu cầu lưu thông hàng hoá, làm cho đồng tiền mất giá.
lan
- 1 dt. Cây cảnh, có nhiều loại, thân cỏ, hoặc thân gỗ, hoa có nhiều loại, thơm hoặc không thơm: hoàng lan huệ lan kim lan màn lan trướng huệ mộc lan ngọc lan phong lan.
- 2 đgt. Mở rộng trên bề mặt sang phạm vi khác: Lửa cháy lan sang nhà bên Cỏ lan mặt đất rêu phong dấu giày (Truyện Kiều).
lan can
- Hàng chấn song bằng gỗ, bằng sắt, ở trước thềm nhà, sân gác, hai bên cầu...
lan tràn
- đg. Lan nhanh và mạnh trên phạm vi rộng. Bệnh dịch lan tràn.
làn
- 1 dt. Giỏ xách đựng đồ, làm bằng tre, mây, hoặc nhựa, miệng thường rộng, đáy bằng: xách làn đi chợ đựng đầy làn quýt làn cói làn mây.
- 2 dt. 1. Từ dùng kết hợp hạn chế với một vài từ chỉ từng đơn vị những vật cùng loại di chuyển liên tiếp và đều đặn, tạo thành lớp, thường là trải rộng: những làn khói lam chiều từng làn gió thoảng qua làn sóng. 2. Từ dùng kết hợp hạn chế với vài từ chỉ bộ phận cơ thể người: làn tóc làn da.
- 3 dt. Làn điệu, nói tắt.
làn sóng
- d. 1 Sóng xô nối tiếp nhau tạo thành từng lớp có bề mặt hình uốn lượn. Tóc uốn kiểu làn sóng. Làn sóng đấu tranh (b.). 2 Bước sóng vô tuyến điện. Phát trên làn sóng ngắn.
lang
- 1 dt. Quí tộc vùng dân tộc Mường: Quan lang.
- 2 dt. Chó sói: lang sói.
- 3 dt. Thầy lang, nói tắt.
- 4 tt. Có từng đám trắng loang lổ trên lông hoặc da của động vật: Lợn lang chóng lớn mặt lang.
- 5 pht. (Ngủ, đẻ) một cách bừa bãi, không đúng nhà, đúng ổ của mình: đi ngủ lang Gà đẻ lang.
lang bạt
- Nói đi xa xôi không biết đâu mà tìm. Lang bạt kỳ hồ. Nh. Lang bạt : Đi lang bạt kỳ hồ.
lang băm
- d. (kng.). Thầy thuốc dốt nghề, chữa bậy để kiếm tiền.
lang ben
- dt. Bệnh ngoài da, biểu hiện bằng những dát, chấm tròn hoặc bầu dục to nhỏ khác nhau, nhiều khi tập hợp mảnh trên có vảy trắng mỏng nhỏ, thường khu trú ở vùng ngực, cổ, mặt lưng, ít khi ở chân tay.
lang thang
- Cg. Lang bang. Vơ vẩn, không có mục đích rõ rệt : Đi lang thang.
làng
- d. 1 Khối dân cư ở nông thôn làm thành một đơn vị có đời sống riêng về nhiều mặt, và là đơn vị hành chính thấp nhất thời phong kiến. Luỹ tre quanh làng. Người cùng làng. Phép vua thua lệ làng (tng.). 2 (kng.; dùng trong một số tổ hợp). Những người cùng một nghề, một việc nào đó (nói tổng quát). Làng báo. Làng thơ.
lảng
- 1 1. đgt. Lẩn đi, tránh đi, không muốn cho người khác thấy: Nó vừa ở đây đã lảng đâu mất rồi cứ trông thấy tôi là hắn lảng thấy việc là thấy lảng. 2. Cố ý tránh chuyện đang bàn, chuyển dần sang chuyện khác: nói lảng sang chuyện khác.
- 2 tt., đphg Vô duyên, vớ vẩn: Cái anh này lảng hôn.
lảng tránh
- đg. 1 Tránh đi không muốn gặp. Lảng tránh mọi người. 2 Tránh đi, không động đến, không nói đến. Lảng tránh vấn đề.
lảng vảng
- đgt. Đi lại quanh quẩn nhiều lần gần một nơi nào đó, một cách không đàng hoàng mà nó có vẻ lén lút, nhằm mục đích riêng: Mấy tên lưu manh lảng vảng ở sân ga Có người lạ mặt khả nghi lảng vảng gần khu vực mình.
lãng mạn
- t. 1. Có khuynh hướng nghệ thuật theo chủ nghĩa lãng mạn : Văn lãng mạn. Chủ nghĩa lãng mạn. Trào lưu và tư tưởng nghệ thuật thịnh hành vào hồi thế kỷ XIX ở Pháp và một số nước châu Âu, đối lại với chủ nghĩa cổ điển, chủ trương vượt lên trên thực tế và dựa vào ý muốn chủ quan mà sáng tác. Lãng mạn cách mạng. Khuynh hướng nghệ thuật tiến bộ tin tưởng vào cuộc sống tương lai tươi đẹp. 2. Bừa bãi, hay nghĩ hay làm những chuyện vẩn vơ : Anh chàng lãng mạn muốn yêu bất cứ ai.
lãng phí
- đg. Làm tốn kém, hao tổn một cách vô ích. Lãng phí tiền của. Ăn tiêu lãng phí.
lãng quên
- đgt. Không còn nhớ những việc cần làm, cần quan tâm.
lãng tử
- d. (vch.). Kẻ thích cuộc sống lang thang nay đây mai đó. Bỏ nhà đi, sống cuộc đời lãng tử.
láng
- 1 đgt. Đang đi thẳng bỗng quanh sang một bên rồi lại ngoặt ra đi thẳng tiếp: bỗng nhiên xe láng sang bên phải.
- 2 I. đgt. 1. Phủ đều lên bề mặt và xoa mịn bằng lớp vật liệu cho nhẵn bóng: Nền nhà láng xi măng Đường láng nhựa. 2. (Nước) tràn lớp mỏng trên mặt bãi, mặt ruộng: Nước mới láng mặt ruộng nước vào láng bãi. II. tt. Nhẵn, bóng loáng: Giày mới đánh xi đen láng Tóc láng mượt. III. dt. Vải nhẵn bóng: quần láng đen.
láng giềng
- Người ở cạnh nhà hoặc ở gần nhà : Bán anh em xa mua láng giềng gần (tng).
lạng
- 1 d. 1 Đơn vị cũ đo khối lượng, bằng 1/16 cân ta, tức khoảng 37,8 gram. Bên tám lạng bên nửa cân. 2 Tên gọi thông thường của 100 gram. Kém hai lạng đầy một kilô.
- 2 đg. 1 Đưa ngang lưỡi dao vào thịt để cắt lấy những lớp mỏng. Lạng bớt mỡ ra. Lạng miếng thịt thăn. 2 Xẻ thành những tấm mỏng. Lạng gỗ.
- 3 đg. Nghiêng sang một bên, mất thăng bằng trong giây lát. Sóng đánh lạng thuyền đi. Lạng người chực ngã. Chiếc xe lạng sang một bên.
lanh lẹ
- tt. Nhanh nhẹn: lanh lẹ như một con sóc một thanh niên tráng kiệt, lanh lẹn Anh chị em trong đơn vị đều tin tưởng ở tài trí lanh lẹ của Kiều.
lành
- t. 1. Nguyên vẹn, không giập, sứt, vỡ, rách : áo lành ; Bát lành. 2. Tốt cho sức khỏe, không độc : Thức ăn lành ; Nước lành. 3. Hiền từ, không ác : Người lành. 4. Đã khỏi bệnh, khỏi đau, dễ khỏi bệnh : Chân đã lành.
lành lặn
- t. Không bị rách, không bị sứt mẻ hoặc thương tật (nói khái quát). Vá lại quần áo cho lành lặn. Bị thương ở chân, nhưng đứng vẫn như người lành lặn.
lãnh
- 1 dt., đphg Lĩnh1: quần lãnh.
- 2 Nh. Lĩnh2: lãnh canh lãnh lương lãnh tiền.
lãnh chúa
- Chúa phong kiến chiếm đoạt ruộng đất của nông dân và bóc lột sức lao động của họ trong thời Trung cổ ở châu Âu.
lãnh đạm
- t. (hoặc đg.). Không có biểu hiện tình cảm, tỏ ra không muốn quan tâm đến. Thái độ lãnh đạm.
lãnh đạo
- I. đgt. Dẫn dắt tổ chức phong trào theo đường lối cụ thể: lãnh đạo cuộc đấu tranh. II. dt. Cơ quan lãnh đạo, bao gồm những người có khả năng tổ chức dẫn dắt phong trào: chờ lãnh đạo cho ý kiến Ban lãnh đạo đi vắng cả.
lãnh địa
- Đất đai của lãnh chúa.
lãnh hải
- d. Phạm vi biển ven bờ, có chiều rộng quy định (thường không vượt quá 12 hải lí), thuộc chủ quyền của một nước ven biển.
lãnh hội
- đphg, Nh. Lĩnh hội.
lãnh sự
- Viên chức ngoại giao của một nước đặt ở một thành phố của một nước khác để trông nom bảo vệ quyền lợi của kiều dân nước mình ở đấy. Lãnh sự tài phán (quyền). Quyền đặc biệt của các nước đế quốc ở Trung Quốc trước kia, quy định kiều dân các nước đế quốc không chịu sự chi phối của pháp luật Trung Quốc, khi họ phạm tội thì chỉ lãnh sự các nước ấy mới có quyền định đoạt về tội lỗi của họ.
lãnh thổ
- d. Đất đai thuộc chủ quyền của một nước.
lánh
- 1 đgt. Tránh không để gặp ai hoặc cái gì đó bị coi là không hay đối với mình: tạm lánh đi mấy ngày Như nàng hãy tạm lánh mình một nơi (Truyện Kiều).
- 2 đphg, tt. Nhánh: than đen lánh giày bóng lánh.
lánh mặt
- Tránh không muốn gặp : Lánh mặt người quen.
lánh nạn
- đg. Rời xa khỏi nơi đang có tai biến xã hội để tránh tai hoạ. Dân lánh nạn.
lạnh
- tt. 1. Có nhiệt độ thấp; trái với nóng: nước lạnh gió lạnh Trời trở lạnh lạnh cóng cả tay mặc nhiều áo cho đỡ lạnh Mưa chấm bàn tay từng chấm lạnh (Nguyễn Bính) xứ lạnh lạnh như đồng (tng.) Cơm đã nguội lạnh. 2. Có cảm giác gai người do sợ hãi: sợ lạnh cả người lạnh gáy. 3. Có thái độ không hề có tình cảm gì trong quan hệ: mặt lạnh như tiền Gịọng cứ lạnh như không. 4. (Màu) gợi cảm giác lạnh lẽo: ông ấy thích dùng gam màu lạnh.
lạnh lẽo
- t. ph. l. Nh. Lạnh, ngh.1 : Tiết thu lạnh lẽo. 2. Không ấm cúng, thiếu thân mật : Gian phòng lạnh lẽo ; Sống lạnh lẽo.
lạnh lùng
- t. 1 (id.). Lạnh, làm tác động mạnh đến tâm hồn, tình cảm. Mưa gió lạnh lùng. 2 Tỏ ra thiếu hẳn tình cảm trong quan hệ tiếp xúc với người, với việc. Thái độ lạnh lùng. Cái nhìn lạnh lùng. Bình tĩnh đến lạnh lùng.
lạnh người
- tt. Có biểu hiện quá sợ đến mức ớn lạnh như máu ngừng lưu thông trong cơ thể.
lạnh nhạt
- Không thân mật, không ân cần : Thái độ lạnh nhạt.
lao
- 1 d. Bệnh lây do trực khuẩn Koch gây ra, thường phá hoại phổi hoặc các bộ phận khác như hạch, xương, v.v. Lao phổi. Lao hạch. Phòng chống lao.
- 2 d. Nhà lao (nói tắt). Bị nhốt trong lao.
- 3 I d. 1 Binh khí thời xưa hình cái gậy dài, có đầu sắt nhọn. Đâm lao. 2 Dụng cụ thể thao, hình cái lao, dùng để tập phóng đi xa. Kỉ lục phóng lao.
- II đg. 1 Phóng mạnh một vật dài. sào. Mũi tên lao đi vun vút. 2 Di chuyển rất nhanh, rất mạnh thẳng về phía trước. Chiếc xe lao xuống dốc. Chạy lao theo. 3 Dốc toàn bộ sức lực, tâm trí vào việc gì. Lao vào công tác. 4 (chm.). Đưa rầm cầu ra đặt lên mố và trụ. Lao cầu.
lao công
- dt. Việc, người lao động đơn giản như dọn dẹp, làm vệ sinh...trong một cơ quan, xí nghiệp.
lao đao
- t. 1. Choáng váng mệt nhọc : Chưa khỏi sốt, còn thấy lao đao trong người. 2. Gặp nhiều khó khăn vất vả : Cuộc sống lao đao.
lao động
- I d. 1 Hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra các loại sản phẩm vật chất và tinh thần cho xã hội. Lao động chân tay. Lao động nghệ thuật. Sức lao động. 2 Việc làm lao động cụ thể, nói về mặt tạo ra sản phẩm. Trả lương theo lao động. Năng suất lao động. 3 Sức người bỏ ra trong việc làm lao động cụ thể. Tiết kiệm lao động. Hao phí lao động. 4 Người làm lao động (nói về lao động chân tay, thường là trong sản xuất nông nghiệp). Nhà có hai lao động chính.
- II đg. 1 Làm việc . Lao động quên mình để xây dựng đất nước. 2 Làm việc lao động chân tay. Học sinh tham gia lao động trong tháng nghỉ hè.
lao khổ
- tt., vchg Khổ sở, cực nhọc: đồng bào lao khổ lao khổ bao năm nơi đồng chua nước mặn.
lao phiền
- Vất vả buồn rầu.
lao tâm
- đg. Lao động trí óc một cách vất vả, căng thẳng.
lao tù
- dt. Nhà tù nói chung.
lao xao
- ồn ào nhộn nhịp.
lảo đảo
- đg. Mất thăng bằng, ngả nghiêng muốn ngã, muốn đổ. Lảo đảo như người say rượu.
lão
- I. d. 1. Già : Ông lão, bà lão. 2. Người đàn ông có tuổi (nói có ý khinh) : Lão huyện ấy ác lắm. II. đ. Từ người già dùng để tự xưng : Lão tuy già yếu nhưng vẫn sản xuất được.
lão bộc
- d. Người đầy tớ già trong xã hội cũ.
lão luyện
- Được rèn luyện từ lâu nên thông thạo, am hiểu : Một cán bộ kỹ thuật lão luyện.
lão suy
- đg. (hoặc t.). Suy yếu do tuổi già. Hiện tượng lão suy.
láo
- t. ph. 1. Vô phép, thiếu lễ độ với người trên, không biết kính nể người trên. 2. Sai, hỏng, bậy bạ : Nói láo ; Làm láo .
láo nháo
- t. (kng.). Lộn xộn, lung tung nhiều thứ, không có chút trật tự nào. Người đứng người ngồi láo nháo. Làm ăn láo nháo chẳng đâu vào đâu cả. Láo nháo như cháo trộn cơm (tng.).
lát
- 1 dt. Một thời gian ngắn ngủi: chờ tôi một lát Lát nữa ta sẽ đi.
- 2 dt. 1. Miếng mỏng cắt, thái từ nguyên củ, nguyên chiếc: Khoai thái lát phơi khô Bánh mì cắt lát tẩm đường ngậm mấy lát gừng là khỏi ho. 2. Nhát: nhát cuốc.
- 3 dt Cây to, cao trên 25m, vỏ xám tro, nứt dọc và bong mảng, lá non màu đỏ, đầu nhọn, gốc lệch, gỗ màu hồng nhạt, lõi nâu đỏ có ánh đồng, vân đẹp, thớ mịn, dùng đóng đồ gỗ quý và làm gỗ dán.
- 4 đgt. Đặt và gắn gạch hay ván gỗ...thành mặt phẳng: Đường làng lát gạch gạch lát nền Ván lát sàn.
lạt
- d. Dây bằng tre, dang hay mây chẻ mỏng dùng để buộc.
- t. 1. Thiếu muối hoặc không có vị ngon ngọt : Canh lạt ; Quả cam lạt. 2. Hả, hết mùi : Phấn đã lạt chẳng còn gì thơm. 3. Bạc, mất màu : Bộ quần áo đi nắng nhiều đã lạt. 4. Không gây được hứng thú, vô duyên : Câu chuyện lạt.
lau
- 1 d. Cây cùng loài với mía, mọc hoang thành bụi, thân xốp, hoa trắng tụ thành bông.
- 2 đg. Làm cho khô, cho sạch bằng cách đưa nhẹ một vật mềm trên bề mặt. Lau bảng. Lau mồ hôi. Sàn nhà lau sạch bóng. Sạch như li như lau (rất sạch, không có một vết bẩn).
lau chùi
- Nh. Lau : Lau chùi bàn ghế.
làu
- t. (thường dùng phụ sau đg.; kết hợp hạn chế). 1 Có thể đọc thuộc lòng thật trơn tru, không chút vấp váp. Thuộc làu từ đầu đến cuối. Bài hát nào cũng thuộc làu làu. Làu thông sách kim cổ. 2 (kng.). Ở tình trạng không có một gợn bẩn. Bàn ghế sạch làu.
làu bàu
- đgt. Nói nhỏ, lẩm bẩm trong miệng, nghe không rõ, tỏ vẻ không bằng lòng, bực dọc, khó chịu: không dám cãi nhưng cứ làu bàu Cô bé đi qua bức dại, miệng làu bàu, mặt càu cạu (Ma Văn Kháng).
láu cá
- Nh. Láu.
láu lỉnh
- t. Có vẻ tinh nhanh, khôn và tinh nghịch. Vẻ mặt láu lỉnh. Trả lời một cách láu lỉnh.

<< K (3) | L (2) >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 719

Return to top