Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Khoa Học >> Từ điển tiếng Việt

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 49772 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Từ điển tiếng Việt
Nhóm biên soạn

S (3)

sộp
- t. (kng.). Sang, tỏ ra nhiều tiền và hào phóng. Khách sộp. Vớ được món sộp.
sốt
- 1 I. đgt. Tăng nhiệt độ cơ thể lên quá mức bình thường, do bị bệnh: bị sốt cao chưa dứt cơn sốt Người hâm hấp sốt Cháu bé sốt tới bốn mươi độ uống thuốc giảm sốt. II. tt. (Cơm, canh) còn nóng, vừa mới bắc ở bếp xuống: canh nóng cơm sốt (tng.).
- 2 trt. Từ biểu thị ý nhấn mạnh sự phủ định hoàn toàn; sất: Chẳng có gì sốt.
sốt dẻo
- dt 1. Nói thức ăn vừa mới nấu: Món ăn sốt dẻo. 2. Nói tin tức mới nhận được hoặc mới xảy ra: Báo một tin sốt dẻo.
sốt rét
- Cg. Sốt cơn. Bệnh do vi trùng La-vơ-răng gây ra, và do muỗi a-nô-phen truyền vi trùng từ máu người ốm sang máu người lành, biểu hiện bằng những cơn rét run, nóng, rồi toát mồ hôi, nhức đầu, đau xương sống, phá hủy rất nhiều hồng huyết cầu trong máu. Sốt rét cách nhật. Bệnh sốt rét cứ cách một ngày hay hai ngày lại lên cơn.
sốt ruột
- đg. Ở trạng thái nôn nóng, không yên lòng. Sốt ruột chờ tin. Phải bình tĩnh, đừng sốt ruột.
sốt sắng
- tt. Nhiệt tình, năng nổ muốn được làm ngay công việc nào đó: sốt sắng giúp đỡ bạn sốt sắng với công việc chung sốt sắng hưởng ứng ngay.
sốt vó
- trgt Cuống cuồng: Non nửa tháng trời lo sất vó (Tú-mỡ).
sột soạt
- Tiếng lá khô chạm vào nhau hay tiếng vò giấy hoặc vải mới còn hồ.
- Sơ. ph. Qua loa : Trình bày sơ thôi.

- 1 đg. (kng.). Dùng đũa khuấy qua cho đều nồi cơm đang sôi. Sơ cơm.
- 2 t. 1 (Làm việc gì) lướt qua một lượt, không kĩ càng, đầy đủ. Nắm sơ tình hình. Nói sơ qua. Làm sơ. 2 (id.; thường dùng đi đôi với thân). Không thân, thường là mới quen biết. Trước sơ sau thân. Kẻ thân người sơ.
- 3 t. (cũ; kết hợp hạn chế). Ở vào giai đoạn đầu, mới hình thành. Thời Lê sơ.
sơ bộ
- tt. Bước đầu, chưa kĩ, sau đó còn phải tiếp tục: tính toán sơ bộ trao đổi sơ bộ tình hình sơ bộ rút ra mấy kinh nghiệm.
sơ cấp
- tt (H. sơ: bắt đầu; cấp: bậc) ở bậc thấp nhất: Trình độ sơ cấp về kĩ thuật.
sơ đồ
- Bản vẽ đơn giản chỉ ghi những nét chính.
sơ giao
- t. (cũ). Mới quen nhau. Bạn sơ giao.
sơ hở
- đgt. Sơ ý, để lộ ra cái cần giữ kín hoặc cần bảo vệ: Lợi dụng lúc chủ nhà sơ hở, tên gian lẻn vào nhà lấy đồ đạc.
sơ khai
- tt (H. khai: mở) Mới bắt đầu mở mang: Lịch sử nước ta trong thời kì sơ khai.
sơ khảo
- Chấm bài thi lần thứ nhất.
sơ lược
- t. 1 Chỉ trên những nét lớn, nét chính, bỏ qua các chi tiết. Dàn ý sơ lược. Tiểu sử sơ lược. Giới thiệu sơ lược nội dung tác phẩm. 2 Rất chung chung, thiếu chi tiết cụ thể, không kĩ, không sâu. Còn sơ lược về nội dung, nghèo nàn về hình thức.
sơ mi
- sơ-mi1 (F. chemise) dt. áo kiểu âu, cổ đứng hoặc cổ bẻ: may chiếc sơ-mi.
- sơ-mi2 (F. chemise) dt. Bao làm bằng bìa cứng để đựng giấy tờ, hồ sơ.
- sơ-mi3 (F. chemise) dt. Nòng máy.
sơ qua
- trgt Mới lần đầu, chưa kĩ: Ngân sách đã được duyệt sơ qua.
sơ sinh
- Mới đẻ ra : Trẻ sơ sinh.
sơ suất
- đg. (hoặc d.). Không cẩn thận, không chú ý đúng mức để có sai sót. Sơ suất trong cư xử. Do sơ suất mà hỏng việc.
sơ tán
- đgt. Tạm di chuyển người và của ra khỏi nơi không an toàn để tránh tai nạn: sơ tán người già và trẻ em Các gia đình ở thành phố sơ tán về nông thôn tránh máy bay địch ném bom Các nhà sống ven đê tạm sơ tán khi nước sông lên to.
sơ thẩm
- đgt, tt (H. sơ: mới; thẩm: xét) Xét xử một vụ án lần thứ nhất: Sau khi nghe toà án sơ thẩm tuyên án, bị cáo đã kí giấy chống án.
sơ ý
- Thiếu để tâm suy nghĩ đến : Sơ ý nói lỡ lời.
sờ
- đg. 1 Đặt và di động nhẹ bàn tay trên bề mặt của vật để nhận biết bằng xúc giác. Sờ xem nóng hay lạnh. 2 (kng.). Động đến, bắt tay làm. Không bao giờ sờ đến việc nhà.
sờ mó
- đgt. Sờ nói chung: Chớ sờ mó lung tung mà điện giật đấy!
sờ sờ
- tt Rành rành; rõ ràng: Làm chi để tiếng sờ sờ về sau (BCKN); Bao diêm sờ sờ trước mắt mà cứ đi tìm.
sở
- d. Loài cây thuộc họ chè, quả dùng để lấy hạt ép dầu : Dầu sở.
- - d. 1. Cơ quan chính quyền để cán bộ công nhân viên đến làm việc : Sở nông lâm. 2. Cơ quan chuyên môn cấp khu hay của thành phố lớn : Sở giáo dục Hà Nội.
sở cầu
- d. (hoặc đg.). (cũ). Điều hằng mong muốn cho mình. Toại sở cầu. Như ý sở cầu*.
sở đoản
- dt. Chỗ yếu, chỗ kém vốn có của một người: bộc lộ sở đoản.
sở hữu
- tt (H. hữu: có) Thuộc về mình: Những tư liệu sản xuất đều thuộc quyền sở hữu chung của nhân dân (Trg-chinh).
sở khanh
- Kẻ phụ bạc lật lọng trong tình duyên.
sở nguyện
- d. Điều hằng mong muốn, nguyện vọng riêng. Đạt được sở nguyện.
sở tại
- tt. Thuộc nơi đang ở hoặc nơi xảy ra sự việc đang nói tới: là dân sở tại chứ không phải từ nơi khác đến.
sở thích
- dt (H. thích: hợp với) Cái mà mình ưa thích: Nếu đem sở thích riêng của mình mà ép người khác phải theo thì không được (PhVĐồng).
sở thú
- (đph) Vườn bách thú ở Nam Bộ.
sở trường
- d. (hoặc t.). Chỗ mạnh, chỗ giỏi, sự thành thạo vốn có. Có sở trường về âm nhạc. Công việc hợp với sở trường. Miếng võ sở trường.
sớ
- dt. 1. Tờ trình dâng lên vua để báo cáo, cầu xin điều gì: dâng sớ tâu vua sớ biểu sớ tấu tấu sớ. 2. Tờ giấy viết lời cầu xin thần thánh phù hộ, đọc khi cúng tế: đọc sớ đốt sớ.
sợ
- đgt 1. Coi là nguy hiểm và cảm thấy lo lắng: Nhân dân Việt-nam quyết không sợ (HCM). 2. Không dám chống lại: Sợ mẹ bằng biển, sợ cha bằng trời (cd). 3. Ngại ngùng: Không sợ hẹp nhà, sợ hẹp bụng (tng). 4. Không yên tâm trước một khả năng nguy hiểm hoặc có hại: Không muốn cho con tắm biển sợ nó chết đuối; Không muốn ra đi, sợ trời mưa.
sợ hãi
- t. Lo gặp nguy hiểm : Trời sấm sét, trẻ con sợ hãi.
sởi
- d. Bệnh lây do virus, gây sốt phát ban. Lên sởi.
sợi
- dt. 1. Vật dài và mảnh được kéo từ bông, lông thú... để dệt vải: sợi bông sợi ni-lon nhà máy sợi cuộn sợi. 2. Những vật dài, nhỏ và mảnh nói chung: sợi gai sợi dây sợi tóc sợi thuốc lào.
sớm
- dt Lúc mặt trời mới mọc: Nhà tôi đi làm từ sớm.
- tt, trgt 1. Trước thời gian qui định: Xuân đến năm nay lạ thường (Tố-hữu); Mẹ con đi sớm về trưa mặc lòng (cd). 2. Xảy ra trước thời gian thông thường: Lúa sớm; Rét sớm.
sớm hôm
- Lúc buổi sáng và lúc buổi tối, luôn luôn : Sớm hôm săn sóc cha mẹ.
sớm mai
- trgt 1. Buổi sáng sớm: Một ngày có một giờ dần sớm mai (tng). 2. Sáng ngày mai: Sớm mai tôi sẽ ra sân bay đi Mĩ.
sớm tối
- Suốt ngày : Sớm tối chăm chỉ việc nhà.
sơn
- I d. 1 Cây cùng họ với xoài, lá kép lông chim, thân có nhựa dùng để chế một chất cũng gọi là sơn. 2 Tên gọi chung nhựa lấy từ cây sơn hoặc hoá chất dạng lỏng, dùng để chế biến chất liệu hội hoạ, hoặc để quét lên đồ vật cho bền, đẹp. Quét một lớp sơn. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn (tng.).
- II đg. Quét lên bề ngoài của đồ vật. Sơn cửa. Xe đạp sơn màu xanh. Thợ sơn.
sơn ca
- dt. Chiền chiện; thường dùng để ví giọng hát hay: giọng sơn ca.
sơn cốc
- dt (H. sơn: núi; cốc: dòng nước ở giữa hai quả núi; hang) Nơi hiểm trở: ẩn mình ở nơi sơn cốc.
sơn dầu
- Nói bức họa vẽ lên vải bằng sơn trộn với dầu.
sơn dương
- d. Dê rừng, sừng và đuôi ngắn, lông màu đen, sống trên núi đá, chạy rất nhanh.
sơn hào
- (H. hào: món ăn bằng thịt) Món ăn quí bằng thịt thú rừng: Sơn hào, hải vị dị kì, long diên trăm lạng, yến thì trăm cân (Hoàng Trừu).
sơn khê
- d. 1. Núi và khe núi. 2. Miền rừng núi.
sơn mài
- d. 1 Chất liệu hội hoạ, trong và bóng, chế từ nhựa sơn, thường dùng vẽ tranh. Vẽ sơn mài. 2 (kng.). Tranh vẽ bằng sơn mài; tranh sơn mài (nói tắt). Bức sơn mài.
sơn thần
- dt. Thần núi: miếu sơn thần.
sơn thủy
- sơn thuỷ dt (H. thuỷ: nước) Núi sông, chỉ phong cảnh thiên nhiên nói chung: Thú hữu tình sơn thuỷ thực là vui (Dường Khuê).
sờn
- t. 1. Xơ và sắp rách : Cổ áo sờn. 2. Nao núng, nản lòng : Khó khăn chẳng sờn.
sờn lòng
- đg. (thường dùng trong câu có ý phủ định). Lung lay, dao động trước khó khăn, thử thách. Thất bại không sờn lòng.
sởn
- đgt. Có cảm giác ớn lạnh hoặc ghê sợ: lạnh sởn gai ốc sợ sởn tóc gáy.
sởn mởn
- tt Nở nang; Tươi thắm: Dạo này da thịt sởn mởn.
sớt
- đg. San sẻ : Sớt cơm ; Sớt canh.
su hào
- d. Cây trồng cùng họ với cải, thân phình to thành hình củ tròn, dùng làm thức ăn.
su su
- dt. 1. Cây trồng lấy quả, thân leo sống dai, lá to có năm thuỳ, tua cuốn phân nhiều nhánh, hoa vàng kem, quả trông giống quả lê có cạnh lồi dọc và sần sùi, dùng xào nấu: giàn su su. 2. Quả su su và các món ăn làm bằng loại quả này: su su xào thịt bò.

- 1 dt (thực) Loài cây ở vùng bùn lầy ven biển, hạt mọc rễ khi quả còn ở trên cây: Bãi sú ở vùng Cà-mau.
- 2 đgt (đph) Nhào với nước: Sú bột làm bánh.
sụ
- Ph. Lắm, nhiều : To sụ ; Giàu sụ.
sủa
- đg. (Chó) kêu to, thường khi đánh hơi thấy có người hay vật lạ.
suất
- dt. Phần chia cho từng người theo mức đã định: ăn hết hai suất cơm suất sưu.
súc
- 1 dt 1. Khối gỗ to đã đẽo vỏ ngoài: Mua một súc gỗ về đóng bàn ghế. 2. Cuộn vải lớn: Một súc trúc bâu.
- 2 đgt Cho nước vào lắc đi lắc lại cho sạch: Súc chai, súc lọ.
súc sắc
- d. cn. xúc xắc. 1 Khối vuông nhỏ có sáu mặt, chấm số từ một đến sáu, dùng trong một số loại trò chơi, cờ bạc. Con súc sắc. Gieo súc sắc. 2 Đồ chơi của trẻ em gồm một cán cầm gắn với một bầu kín có chứa hạt cứng ở trong, lắc nghe thành tiếng.
súc sinh
- dt. Súc vật (dùng làm tiếng chửi): Đồ súc sinh! Bọn súc sinh!
súc tích
- đgt (H. súc: chứa, cất; tích: dồn lại) Chứa chất lại: Súc tích của cải.
- tt Cô đọng: Tập hợp một cách những điểm chính của học thuyết Mác (PhVĐồng); Bài văn này súc tích.
súc vật
- Giống vật nuôi trong nhà.
- Sục - đg. Tìm một cách xông xáo : Vào rừng sục biệt kích.
- Sục - đg. Thọc sâu vào bùn : Sục gậy xuống đáy ao.
sục
- đg. 1 Thọc sâu vào nơi nào đó, làm khuấy lộn lên. Lưỡi cày sục sâu vào lòng đất. Lợn sục mõm vào máng. 2 Xông vào bất cứ đâu, kể cả những chỗ kín đáo, bất cứ chỗ nào cảm thấy khả nghi để tìm kiếm. Cảnh sát sục khắp các ngả. Sục vào tận nhà.
sục sạo
- đgt. Sục hết chỗ này đến chỗ khác để tìm kiếm: Quân địch sục sạo khắp làng Lính mật thám sục sạo từng nhà Con chó sục sạo khắp khu rừng.
sui
- 1 dt Loài cây to cùng họ với dâu tằm, vỏ cây có thể đập rập và trải rộng ra làm chăn đắp: Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng (Tố-hữu).
- 2 dt (cn. Thông gia) Người có con lấy con người khác: Làm sui một nhà, làm gia cả họ (tng).
sùi
- đg. 1 Nổi bọt lên thành từng đám. Sóng biển sùi bọt trắng xoá. Cốc bia sùi bọt. Nói sùi bọt mép*. 2 Nổi lên thành những nốt nhỏ trên bề mặt. Mặt sùi trứng cá. Thanh sắt sùi gỉ.
sùi sụt
- trgt 1. Nói khóc sướt mướt: Nghĩ tủi thân, chị ấy sùi sụt khóc; Khác gì ả Chức, chị Hằng, bến Ngân sùi sụt cung trăng chốc mòng (Chp). 2. Nói mưa rả rích kéo dài: Mưa sùi sụt cả đêm.
sủi bọt
- Liên tiếp sinh ra những bong bóng khí nhỏ : Khuấy nước sủi bọt lên.
sum họp
- đg. Tụ họp tại một chỗ một cách vui vẻ, sau một thời gian phải sống xa nhau. Hết chiến tranh, gia đình sum họp đông vui.
sum sê
- Nh. Sum suê.
sum vầy
- đgt Họp lại vui vẻ, thân mật: Chắc rằng ta sẽ tết sau sum vầy (HCM).
sụm
- t. Sụt xuống : Mái nhà đã sụn.
sún
- 1 đg. (ph.). Mớm. Chim mẹ sún mồi cho con.
- 2 t. (Răng ở trẻ em) bị gãy, rụng mà chưa thay răng mới, để trống một chỗ. Răng sún. Em bé bị sún răng.
sụn
- 1 dt. Xương mềm và giòn, thường làm nên các đầu khớp xương: xương sụn.
- 2 đgt. Đau mỏi trong xương như muốn khuỵu xuống: gánh nặng đến sụn vai bê hòn đá quá nặng nên bị sụn lưng đi nhiều sụn cả đầu gối.
sung
- 1 dt (thực) Loài cây cùng họ với đa, quả mọc từng chùm trên thân và các cành to, khi chín ăn được: Khế với sung, khế chua, sung chát (cd); Có vả mà phụ lòng sung, có chùa bên bắc, bỏ miếu bên đông tồi tàn (cd).
- 2 đgt 1. Nhận làm: Sung làm cán bộ; Sung vào đội bóng đá 2. Đưa một số tiền vào: Số tiền đó sung vào quĩ công.
sung công
- Thu của tư làm của công : Sung công tài sản của việt gian.
sung huyết
- đg. Ứ máu một cách bất thường do mạch máu bị dãn ở một vùng nào đó của cơ thể. Sung huyết não.
sung mãn
- tt. ở trạng thái phát triển đầy đủ nhất: sức lực còn sung mãn.
sung sức
- tt Dồi dào sức khỏe: Về phía bộ đội ta, các đơn vị đều sung sức (VNgGiáp); Ai cũng muốn sung sức để làm việc (HgĐThuý).
sung sướng
- Thỏa mãn và vui thích trong lòng, có hạnh phúc : Sung sướng gặp người bạn cũ.
sung túc
- t. Đầy đủ về vật chất. Đời sống sung túc.
sùng
- 1 dt., đphg Con hà, một thứ sâu ăn khoai lang: khoai sùng.
- 2 đgt. Kính trọng và tin theo: sùng cổ sùng đạo.
sùng bái
- đgt (H. sùng: tôn trọng; bái: lạy) Tôn trọng lắm: Đừng sùng bái những cái không đáng sùng bái một chút nào (PhVĐồng); Sự sùng bái anh hùng vẫn có một căn bản ở thực tế của xã hội (ĐgThMai).
sùng đạo
- Mê theo một tôn giáo.
sùng kính
- đg. (vch.). Hết sức tôn kính. Sùng kính người anh hùng.
sủng ái
- đgt. Hết sức yêu (nói về quan hệ giữa vua và cung phi, cung tần mĩ nữ): được vua sủng ái.
súng
- 1 dt (thực) Loài cây sống dưới nước, cùng họ với sen, hoa thường màu tím củ ăn được: Đen như củ súng (tng).
- 2 dt Tên gọi chung các loại vũ khí bắn đạn đi xa: Ai có súng dùng súng (HCM); Súng Tây, ông lại bắn vào đầu Tây (X-thuỷ).
súng cao su
- súng cao-su dt Đồ chơi làm bằng hai dải nhỏ cao-su buộc vào hai đầu một gạc gỗ còn hai đầu thì thắt vào một miếng da để giữ hòn sỏi bắn đi: Trẻ con dùng súng cao-su bắn chim sẻ.
súng cối
- Súng lớn, nhẹ, dễ chuyển, nòng có thành trong nhẵn, bắn theo đường vòng.
súng lục
- d. Súng ngắn cầm tay nửa tự động, có ổ quay hoặc hộp đạn để nạp sẵn sáu viên đạn hoặc nhiều hơn.
súng ngắn
- dt. Súng cá nhân, kích thước nhỏ, nhẹ, có hộp đạn nằm trong báng súng, chứa 6-12 viên, dùng để sát thương ở cự li ngắn (50-70m); còn gọi là súng lục.
súng trường
- dt Súng có nòng dài trang bị cho từng bộ đội: Có nhiều phát súng trường lốp đốp (Phan Tứ).
suối
- d. Dòng nước tự nhiên ở miền đồi núi, chảy thường xuyên hoặc theo mùa, do nước mưa hoặc nước ngầm chảy ra ngoài mặt đất tạo nên.
suối vàng
- dt., vchg âm phủ.
suôn
- tt Thẳng và cao: Cây thông suôn.
- trgt Không vấp váp: Trả lời .
suôn sẻ
- Trôi chảy.
suông
- t. 1 (Làm việc gì) thiếu hẳn đi cái thật ra là nội dung quan trọng, nên gây cảm giác nhạt nhẽo, vô vị. Uống rượu suông (không có thức nhắm). Nấu canh suông. Nghèo quá, ăn Tết suông. 2 (Ánh trăng) sáng mà không tỏ, không trông thấy mặt trăng, gây cảm giác lạnh lẽo, buồn tẻ. Bầu trời bàng bạc ánh trăng suông. 3 Chỉ nói mà không làm. Hứa suông. Lí thuyết suông. Chỉ được cái tài nói suông.
suồng sã
- tt. (Lời nói, cử chỉ, thái độ) thân mật quá trớn đến mức thiếu đứng đắn: bông đùa suồng sã ăn nói suồng sã thái độ suồng sã với phụ nữ.
suốt
- 1 dt ống nhỏ bằng tre để quấn chỉ rồi cho vào thoi mà dệt: Hai chân đạp xuống năng năng nhấc, một suốt đâm ngang thích thích mau (HXHương).
- 2 tt, trgt 1. Cả thời gian: Lo ăn, lo mặc suốt ngày tháng (Tản-đà). 2. Thông từ đầu nọ đến đầu kia: Suốt dọc đường. 3. Tất cả: Đi vắng suốt nhà. 4. Từ trên xuống dưới: Vại nước trong suốt.
suốt đời
- trgt Cả đời: Suốt đời tôi hết lòng, hết sức phục vụ Tổ quốc (HCM).
súp de
- SúP-De Nồi lớn để đun nước dưới áp suất cao và phát hơi để chạy các động cơ hơi nước.
sụp
- đg. 1 Tự hạ thấp thân mình xuống một cách đột ngột. Sụp lạy. Quỳ sụp. Ngồi sụp xuống khóc. 2 Bước hụt và sa chân xuống. Sụp hầm. Sụp ổ gà. 3 (Đội mũ) hạ thấp xuống. Mũ sụp tận trán. Kéo sụp bêrê xuống. 4 (Mi mắt) cụp hẳn xuống. Đôi mắt buồn rầu sụp xuống. 5 (ph.). Sập. Đánh sụp cầu. Trời sụp tối.
sụp đổ
- đgt. Đổ sập xuống: Nhà bị sụp đổ.
sút
- 1 đgt (Pháp: shooter, do tiếng Anh shoot) Đá mạnh quả bóng vào khung thành trong trận bóng đá: Anh sút quả bóng vào gôn, người thủ thành không đỡ được.
- 2 đgt Tuột ra: Con dao sút cán; áo sút đường may.
- 3 đgt 1. Gầy yếu đi: Sau trận ốm, người sút hẳn. 2. Kém đi; Giảm đi: Mức thu của cửa hàng sút hẳn; Lực lượng địch đã sút.
sụt
- đg. 1. Sa xuống : Chống hầm cho chắc kẻo sụt. 2. Giảm xuống : Giá hàng sụt.
suy
- 1 đg. 1 (kết hợp hạn chế). Nghĩ. Con người vụng suy. 2 Vận dụng trí tuệ để từ cái đã biết đi đến cái chưa biết hoặc đoán cái chưa xảy ra. Từ đó suy ra. Suy đến cùng. Suy bụng ta ra bụng người (tng.).
- 2 đg. 1 Ở trạng thái đang ngày một sút kém đi; trái với thịnh. Vận suy. Cơ nghiệp đã đến lúc suy. 2 (Cơ thể hay bộ phận cơ thể) ở trạng thái đang ngày một yếu đi, thực hiện chức năng ngày một kém. Thận suy. Suy tim. Suy dinh dưỡng*.
suy biến
- đgt (H. suy: yếu; biến: thay đổi) Hao hụt đi trong quá trình chuyển hoá: Năng lượng suy biến theo nguyên lí Carnot.
suy di
- Thay đổi theo chiều hướng kém trước (cũ) : Vận nhà suy di.
suy diễn
- đg. 1 (Suy lí, suy luận) đi từ những nguyên lí chung đến những kết luận riêng; trái với quy nạp. Phương pháp suy diễn. Trình bày theo lối suy diễn. 2 (kng.). Suy ra điều này điều nọ một cách chủ quan. Hay suy diễn lung tung. Suy diễn ra đủ chuyện.
suy đồi
- tt. Sút kém và hư hỏng đến mức tồi tệ về đạo đức và tinh thần: Nền văn hoá suy đồi Chế độ phong kiến suy đồi.
suy luận
- đgt (H. suy: nghĩ; luận: bàn bạc) Căn cứ vào điều gì mà bàn rộng ra: Giáo dục cho học sinh cách suy luận.
suy lý
- Dựa vào cái đã biết để tìm cái chưa biết : Từ chủ nghĩa Mác người ta suy lý ra sự diệt vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản.
suy nghĩ
- đg. Vận dụng sự hoạt động của trí óc để tìm hiểu và giải quyết vấn đề, từ một số phán đoán và ý nghĩ này đi đến những phán đoán và ý nghĩ khác có chứa tri thức mới. Suy nghĩ kĩ. Ăn nói thiếu suy nghĩ. Một vấn đề đáng phải suy nghĩ. Suy đi nghĩ lại.
suy nhược
- tt. Sút kém và yếu đi nhiều về sức lực, tinh thần: suy nhược cơ thể Thần kinh bị suy nhược.
suy suyển
- tt Sai khác đi theo hướng xấu đi; Mất đi ít nhiều: Sau trận bom, đồ đạc không suy suyển; Không cây nào suy suyền quả nào (NgCgHoan).
suy tàn
- đg. Ở trạng thái suy yếu và tàn lụi, không còn sức sống. Chế độ phong kiến suy tàn. Những thế lực suy tàn.
suy thoái
- đgt. Suy yếu và sút kém dần, có tính chất kéo dài: một nền kinh tế suy thoái.
suy tôn
- đgt (H. suy: xét, lựa chọn; tôn: kính trọng) Đưa lên một địa vị đáng kính trọng: Nhân dân suy tôn Người là lãnh tụ.
suy xét
- Vận dụng trí tuệ để nghĩ ngợi cân nhắc : Suy xét xem nên đi hay ở.
suy yếu
- đg. (hoặc t.). Yếu dần đi. Cơ thể suy yếu. Làm suy yếu lực lượng.
suyễn
- đgt. Hen: lên cơn suyễn suyễn đàm suyễn hen.
suýt
- trgt Chỉ còn một thời gian rất ngắn nữa sẽ xảy ra: Ngọn đèn dầu tây suýt tắt (Ng-hồng).
suýt nữa
- Nh. Suýt : Suýt nữa vỡ cái bát.
suýt soát
- t. Gần bằng, chỉ hơn kém một ít; xấp xỉ. Suýt soát tuổi nhau. Mấy đứa trẻ suýt soát bằng đầu nhau. Suýt soát bảy mươi tuổi.

- dt. 1. Người đi tu theo đạo Phật ở chùa: nhà sư sư cụ sư bà. 2. Sư đoàn, nói tắt: chỉ huy một sư sư 308.
sư cụ
- dt Nhà tu hành đạo Phật đã có tuổi và ở bậc cao: Chùa ấy có một sư cụ ngoài bảy mười tuổi.
sư đệ
- Thầy trò : Tình sư đệ.
sư huynh
- d. Từ dùng giữa tăng ni để gọi thân mật người có tuổi đạo cao hơn mình.
sư phạm
- dt. Khoa học về giáo dục và giảng dạy trong trường học.
sư phó
- dt (H. phó: thầy dạy giúp cho) Thầy học của vua hoặc của thái tử (cũ): Chu Văn An đã có lần làm sư phó giảng kinh sách cho thái tử.
sư phụ
- Từ người đi học tôn xưng thầy học của mình (cũ).
sư trưởng
- d. (kng.). Sư đoàn trưởng, nói tắt.
sư tử
- dt. Thú dữ lớn, lông màu vàng hung, con đực có bờm: xiếc sư tử bầy sư tử Sư tử vồ mồi.
sử
- dt Lịch sử nói tắt: Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt-nam (HCM).
sử dụng
- Dùng trong một công việc : Sử dụng tài liệu để viết sách.
sử gia
- d. Nhà nghiên cứu và biên soạn lịch sử; nhà sử học.
sử học
- dt. Khoa học nghiên cứu về lịch sử.
sử ký
- Sử nói chung (cũ).
sử lược
- dt. Sách chép sơ lược về lịch sử.
sử sách
- dt Sách lịch sử và sách ghi chép những chuyện cũ: Trong sử sách thiếu gì những chuyện hay tích lạ (DgQgHàm).
sứ
- d. Đồ gốm làm bằng đất thó trắng nung chín và tráng men : Bát sứ.
- d. 1. Chức quan vâng mệnh vua đi giao thiệp với nước ngoài. Đi sứ. a. Vâng mệnh vua đi giao thiệp với nước ngoài. b. Nhận làm một việc khó khăn nguy hiểm. 2. Chức "công sứ" nói tắt (cũ) : Quan sứ. Tòa sứ. Phòng giấy của viên công sứ thời Pháp thuộc.
sứ đoàn
- dt. Phái đoàn ngoại giao.
sứ giả
- dt (H. giả: người) 1. Chức quan được nhà vua sai đi công cán ở nước ngoài trong thời phong kiến: Sứ giả nhà Nguyên sang ta cưỡi ngựa đi thẳng vào cung điện. 2. Người có chức vụ thực hiện một nhiệm vụ lớn lao: Đoàn sứ giả hoà bình sang nước ta.
sứ mệnh
- Nhiệm vụ quan trọng và thiêng liêng phải thực hiện : Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
sứ quán
- d. Tên gọi chung các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài, như đại sứ quán, công sứ quán.
sự
- dt. 1. Việc, chuyện: sự đời quên hết mọi sự tạ sự. 2. Từ đặt trước động từ để biến cả cụm đó thành một danh từ: sự sống sự ủng hộ sự ra đi.
sự cố
- dt (H. cố: nguyên nhân) Nguyên nhân một tai nạn hay một sự hư hỏng: Máy đương chạy thì có sự cố.
sự kiện
- Việc quan trọng xảy ra : Cách mạng tháng Tám là một sự kiện lịch sử lớn.
sự nghiệp
- d. 1 Những công việc to lớn, có ích lợi chung và lâu dài cho xã hội (nói tổng quát). Sự nghiệp xây dựng đất nước. Thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Trãi. 2 Các hoạt động có tính chất nghiệp vụ riêng biệt, phục vụ cho sản xuất kinh doanh và cho sinh hoạt (nói tổng quát). Cơ quan hành chính sự nghiệp. Cơ quan văn hoá sự nghiệp.
sự thể
- dt. Tình hình cụ thể của sự việc đã xảy ra: đến tận nơi xem sự thể thế nào.
sự thế
- dt (H. thế: trạng thái) Tình trạng của sự việc: Đã ba thứ tóc trên đầu, gẫm trong sự thế thêm âu cho đời (LVT).
sự thực
- Việc có xảy ra.
sự tích
- d. Câu chuyện của một thời xa xưa còn được truyền lại, kể lại. Sự tích trầu cau. Sự tích Mai An Tiêm. Những sự tích anh hùng.
sự vật
- dt. Các vật tồn tại xung quanh con người nói chung: tìm hiểu sự vật chung quanh những sự vật mới Sự vật biến đổi không ngừng.
sự việc
- dt Cái xảy ra trong đời sống được nhận thức rõ ràng: Chứng kiến những sự việc liên quan đến vận mệnh dân tộc (X-thuỷ).
sửa
- đg. 1. Làm cho hết chỗ hỏng, làm cho tốt lại, lại dùng được : Sửa bài ; Sửa đường. 2. Làm sẵn : Sửa bữa cỗ.
sửa chữa
- đg. Sửa những chỗ hư hỏng, sai sót (nói khái quát). Sửa chữa nhà cửa. Sửa chữa lỗi lầm.
sửa đổi
- đgt. Sửa chữa, thêm bớt cho phù hợp với yêu cầu mới: sửa đổi bản thiết kế sửa đổi hiến pháp.
sửa sang
- đgt Xếp dọn cho đẹp đẽ hơn, thuận tiện hơn: Sửa sang nhà cửa.
sửa soạn
- Sắp sẵn, chuẩn bị : Sửa soạn quần áo chăn màn để lên đường.
sữa
- 1 d. Cây to, lá mọc vòng, hoa nở vào chiều tối, mùi thơm hắc, quả dài như chiếc đũa, thường trồng lấy bóng mát.
- 2 d. 1 Chất lỏng màu trắng đục do tuyến vú của phụ nữ hoặc động vật có vú giống cái tiết ra để nuôi con. Bú sữa mẹ. Vắt sữa bò. Sữa hộp (sữa bò đã được chế biến và đóng hộp). 2 Chất đặc có màu trắng đục trong hạt ngũ cốc non. Lúa đang kì ngậm sữa.
sứa
- 1 dt. Loại động vật không xương, sống ở biển, mình như cái tán, có nhiều tua, thịt bùng nhùng như keo, trong suốt, ăn được.
- 2 dt. Nhạc khí gồm hai miếng gỗ hơi cong dùng để gõ nhịp: gõ sứa nhịp sứa.
- 3 đgt., đphg (Trẻ con) trớ: Em bé bú nhiều nên sứa.
sức
- 1 dt Khả năng hoạt động của người ta hoặc do tác động của vật chất: Sức ta đã mạnh, người ta đã đông (HCM); Sức này nào quản búa rìu lay (Lê Thánh-tông); Thuyền vượt lên nhờ sức gió.
- 2 đgt Nói cấp trên truyền lệnh cho cấp dưới: Vương bèn sức cho các tù trưởng chặn các ngả đường (NgHTưởng).
sức ép
- d. Sức dồn ép rất mạnh; thường dùng để ví sự cưỡng ép bằng sức mạnh. Bị sức ép của bom. Gây sức ép chính trị.
sức khỏe
- dt Sức mạnh của thân thể do không có bệnh tật gì: Tuy sức khỏe có kém so với vài năm trước đây (HCM).
sức lực
- Khả năng hoạt động mạnh của cơ thể : Người có sức lực.
sức mạnh
- d. Khả năng tác động mạnh mẽ đến những người khác, đến sự vật, gây tác dụng ở mức cao. Đoàn kết là sức mạnh. Sức mạnh của tình yêu. Bị sức mạnh của đồng tiền cám dỗ.
sức nặng
- dt Khả năng tác động đến: Sức nặng của dư luận; Lời nói đó có sức nặng.
sức sống
- Khả năng tồn tại và phát triển của sinh vật.
- SứC VóC - Sức mạnh của thân thể (thường dùng với ý xấu) : Sức vóc là bao mà định bơi qua sông.
sức vóc
- d. Sức lực biểu hiện ra ở dáng vóc. Sức vóc có là bao!
sực nức
- tt. (Mùi thơm) xông lên rất mạnh và toả khắp nơi: sực nức mùi nước hoa Mùi hương sực nức cả nhà.
sưng
- tt Nói một bộ phận trong cơ thể phồng lên: Bà già Tụng khóc sưng cả mắt (NgTuân).
sưng húp
- Nói mắt sưng to : Khóc mãi mắt sưng húp.
sừng
- d. Phần cứng mọc nhô ra ở đầu một số loài thú có guốc. Sừng bò. Lược sừng.
sừng sỏ
- tt. Ghê gớm, lì lợm và không chịu nhường, chịu thua ai: tên tướng cướp sừng sỏ.
sừng sững
- tt, trgt Nói đứng ngang nhiên trước mặt người ta: Mụ chủ nhà sừng sững trước mặt nó (Ng-hồng); Một ngọn núi đá sừng sững phía xa (ĐgThMai); Ngọn núi Mác cỏ cây chen đá đứng sừng sững với thời gian (VNgGiáp).
sửng
- t. Điếng đi, ngẩn ra : Sững người khi nghe tin bạn mất.
sửng cồ
- đg. (kng.). Phản ứng mạnh, hung hăng khi gặp điều trái ý. Vừa nói chạm đến là sửng cồ lên ngay.
sửng sốt
- tt. Hết sức ngạc nhiên vì quá bất ngờ: giật mình sửng sốt nghe tin ai cũng sửng sốt.
sững
- trgt Nói đứng ngây ra nhìn vì gặp điều bất ngờ: Toa Đô đúng sững trên mũi thuyền (NgHTưởng).
sững sờ
- Ngẩn ngơ, yên lặng vì ngạc nhiên quá : Nghe tin nhà cháy, đứng sững sờ.
sưởi
- đg. Tiếp xúc với hơi nóng cho ấm. Sưởi bên bếp lửa. Sưởi nắng. Lò sưởi*.
sưởi nắng
- đgt. Phơi mình dưới nắng về mùa đông.
sườn
- 1 dt Phần hai bên thân, cạnh ngực: Xương sườn; Cạnh sườn; Đụng vào sườn.
- 2 dt Bề cạnh một khoảng đất cao: Trèo lên rừng xanh, chung quanh sườn núi (cd); Gió giật sườn non khua lắc cắc (HXHương); Chuỗi đạn 12 li bảy xóc vào sườn đồi bên trái (Phan Tứ).
- 3 dt 1. Khung của một vật: Sườn nhà. 2. Dàn bài của một văn kiện: Sườn của một luận văn.
sương
- 1 . d. Hơi nước ở trong không khí, ban đêm hoặc buổi sớm mùa lạnh thường đọng lại trên cây cỏ. 2. t. Trắng như sương mù : Da mồi tóc sương.
sương giá
- d. Sương rất giá lạnh nhưng chưa đông thành những hạt băng.
sương mù
- Nh. Sương (ng. 1.).
sướng
- 1 dt Ruộng gieo mạ: Mạ mùa, sướng cao, mạ chiêm ao thấp (tng).
- 2 tt Thoả thích và vui vẻ trong lòng: Biết tin đã đỗ, anh ấy sướng lắm.
sướng mắt
- Cảm thấy thích thú khi nhìn cái gì đẹp, tốt, nhiều.
sượng
- t. 1 Ở trạng thái nấu, nung chưa được thật chín, hoặc do bị kém phẩm chất, không thể nào nấu cho chín mềm được. Bánh luộc còn sượng. Gạch sượng. Khoai sượng. Đậu sượng. 2 Thiếu sự nhuần nhuyễn, sự mềm mại. Câu văn còn sượng. Đoạn múa rất sượng. 3 (kng.). Như ngượng. Nghe nịnh đến phát sượng.
sượng mặt
- tt. Xấu hổ đến mức cảm thấy trơ trẽn, biểu lộ rõ trên nét mặt: bị phê bình trước đám đông, thật là sượng mặt.
sướt
- 1 đgt (cn. Sượt) Lướt qua rất gần: Viên đạn sướt qua mũ.
- 2 tt Bị sầy nhẹ: Da tay bị sướt; Ngã bị sướt khuỷu tay.
sứt
- t.1. Vỡ một tí, khuyết một tí ở cạnh, ở miệng : Bát sứt ; Răng sứt. 2. Nói người sứt răng cửa : Anh sứt.
- Sưu - d. 1. Công việc mà nhân dân phải làm cho Nhà nước phong kiến hay thực dân : Đi sưu. 2. Món tiền mà người đàn ông từ mười tám tuổi trở lên phải nộp cho Nhà nước phong kiến hay thực dân để lấy thẻ thuế thân.
sứt môi
- tt Nói môi có tật để hở răng: Sự phẫu thuật để khâu cho trẻ sứt môi.
sưu tầm
- Tìm kiếm : Sưu tầm tài liệu lịch sử.
sưu tập
- I đg. Tìm kiếm và tập hợp lại. Văn thơ Nguyễn Trãi đã được sưu tập. Sưu tập tài liệu.
- II d. Tập hợp những cái đã được. Một sưu tập có giá trị. Bộ sưu tập trống đồng.
sưu thuế
- dt. Tiền sưu và các khoản thuế dưới thời phong kiến thực dân nói chung: sưu thuế nặng nề.

<< S (2) | T (1) >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 718

Return to top