ca
- 1 d. 1 Đồ đựng dùng để uống nước, có quai, thành đứng như thành vại. Rót nước vào ca. Uống một ca nước. 2 Dụng cụ đong lường, có tay cầm, dung tích từ một phần tư lít đến một, hai lít.
- 2 d. 1 Phiên làm việc liên tục được tính là một ngày công ở xí nghiệp hoặc cơ sở phục vụ. Một ngày làm ba ca. Làm ca đêm. Giao ca*. 2 Toàn thể những người cùng làm trong một ca, nói chung. Năng suất của toàn ca.
- 3 d. 1 (cũ). Trường hợp. 2 (chm.). Trường hợp bệnh, trong quan hệ với việc điều trị. Ca cấp cứu. Mổ hai ca.
- 4 I đg. Hát (thường nói về những điệu cổ truyền ở miền trung Trung Bộ và Nam Bộ). Ca một bài vọng cổ. Ca khúc khải hoàn (hát mừng thắng trận trở về, khi chiến tranh kết thúc).
- II d. 1 Điệu hát dân tộc cổ truyền ở một số địa phương trung Trung Bộ, Nam Bộ. Huế*. Bài ca vọng cổ. 2 Bài văn vần ngắn, thường dùng để hát hoặc ngâm.
- Kí hiệu hoá học của nguyên tố calcium (canxi).
- Công an, viết tắt.
ca cao
- ca-cao (F. cacao) dt. 1. Loại cây cao to, quả có nhiều khía như quả khế, chứa nhiều dầu và đạm: trồng . 2. Tinh bột được tán từ quả ca cao để làm sô-cô-la hoặc để pha nước uống: mua mấy lạng ca cao uống ca cao với sữa.
ca dao
- dt. (H. ca: hát; dao: bài hát) Câu hát truyền miệng trong dân gian, không theo một điều nhất định: Những bài ca dao hay đủ sánh được với các bài thơ trong Kinh Thi (DgQgHàm).
ca khúc
- d. Bài hát ngắn có bố cục mạch lạc. Ca khúc dân gian.
ca kịch
- dt. Kịch hát, phân biệt với kịch nói: vở ca kịch ca kịch dân tộc.
ca kỹ
- x. ca kĩ.
ca lô
- ca-lô (F. calot) dt. Mũ bằng vải hoặc bằng dạ, không có vành, bóp lại ở trên giống như cái mào của con chim chào mào: đội ca lô đội lệch.
ca ngợi
- đgt. Tỏ lời khen và quí trọng: Những trang bất hủ ca ngợi cuộc chiến đấu oanh liệt của nhân dân ta (PhVĐồng).
ca nhạc
- d. Nghệ thuật biểu diễn bằng tiếng đàn và giọng hát. Buổi phát thanh ca nhạc.
ca nô
- ca-nô (F. canot) dt. Thuyền máy cỡ nhỏ, mạn cao, có buồng máy, buồng lái, dùng chạy trên quãng đường ngắn: dùng ca-nô để đẩy phà ca-nô áp vào mạn tàu lái ca-nô.
ca ri
- ca-ri dt. (ấn-độ: curry) Bột gia vị gồm ớt và nghệ: Thịt gà xốt bột ca-ri.
ca trù
- d. Ca khúc dùng trong các buổi tế lễ, hội hè thời trước (nói khái quát). Hát nói là một loại ca trù.
ca tụng
- đgt. Nêu lên để ca ngợi, tỏ lòng biết ơn, kính phục: ca tụng công đức các vị anh hùng dân tộc.
ca vũ
- dt. (H. vũ: múa) Hình thức văn nghệ có hát và múa: Đi xem ca vũ ở nhà hát lớn.
cà
- 1 d. Cây thân cỏ, có nhiều loài, lá có lông, hoa màu tím hay trắng, quả chứa nhiều hạt, thường dùng làm thức ăn. Màu tím hoa cà. Cà dầm tương.
- 2 d. Tinh hoàn của một số động vật (như gà, v.v.).
- 3 đg. 1 Áp một bộ phận thân thể vào vật khác và đưa đi đưa lại sát bề mặt. Trâu cà lưng vào cây. 2 (kết hợp hạn chế). Cọ xát vào vật rắn khác nhằm làm cho mòn bớt đi. Tục cà răng. 3 (kng.). Gây sự cãi cọ. Cà nhau một trận.
cà chua
- dt. 1. Cây thân lá có lông, thấp, xẻ chân vịt, hoa vàng, quả to, chín đỏ hoặc vàng mọng, vị chua dùng nấu canh hoặc xào với các loại rau cỏ khác: trồng cà chua Sương muối làm hỏng cà chua hết. 2. Quả cà chua và các thức chế từ loại quả này: mua cân cà chua Su hào xào với cà chua.
cà độc dược
- dt. (thực) Loài cây cùng họ với cà, hoa to màu trắng, quả có gai mềm, nhựa có chất độc: Hoa và lá cà độc dược có thể dùng làm thuốc.
cà kheo
- d. Đồ dùng làm bằng một cặp cây dài có chỗ đặt chân đứng lên cho cao, thường dùng để đi trên chỗ lầy lội, chông gai. Đi cà kheo. Chân như đôi cà kheo (cao và gầy).
cà khịa
- đgt. 1. Cố ý gây sự để cãi vã, đánh đấm nhau: Chỉ tại nó cà khịa mà nên chuyện tính hay cà khịa. 2. Xen vào chuyện riêng người khác: Chớ có cà khịa vô chuyện riêng của người ta.
cà lăm
- đgt, trgt. Nói lắp: Nó có tật cà lăm.
cà nhắc
- đg. Từ gợi tả dáng đi bước cao bước thấp, do có một chân không cử động được bình thường. Chân đau, cứ phải cà nhắc. Trâu què đi cà nhắc.
cà phê
- cà-phê (F. café) dt. 1. Cây trồng ở nhiều vùng Việt Nam, nhiều nhất là Tây Nguyên, thân nhỡ, cành có cạnh nâu đen, tròn, màu sám, lá hình trái xoan, mặt trên màu lục bóng, mặt dưới nhạt, hoa trắng, quả nạc, hạt rang xay pha để uống có vị thơm ngon: trồng . 2. Hạt quả cà phê và các sản phẩm làm từ loại hạt này: mua vài lạng cà phê pha cà phê uống kẹo cà phê.
cà rá
- dt. Từ miền Nam chỉ cái nhẫn: Hôm cưới, bà cụ cho cháu gái một cái cà rá vàng.
cà rem
- cà-rem (F. crème) đphg Nh. Kem.
cà sa
- dt. áo nhà sư mặc khi làm lễ, may bằng nhiều mụn vải ghép lại: Đi lễ Phật mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy (tng).
cà vạt
- (cũ; id.). x. cravat.
cả
- I. tt. 1. To, lớn: đũa cả con cả nghĩa cả. 2. Thường xuyên với mức độ mạnh mẽ: cả ăn cả ghen. 3. Tất cả, không trừ một cá thể nào: Cả vùng đều biết tin này Cả nước một lòng Mưa cả ngày cả đêm. II. trt. Bao trùm lên hết, không sót, không khuyết: Không ai biết cả Chưa ai đến cả.
cả gan
- tt, trgt. Táo bạo, không sợ nguy hiểm: Khiến cho cán bộ cả gan nói (HCM).
cả nể
- t. Dễ nể nang, không muốn làm phật ý người khác. Tính cả nể. Vì cả nể nên không đấu tranh.
cả quyết
- Nh. Quả quyết.
cả thảy
- trgt. Tất cả; Tổng cộng: Chúng tôi có cả thảy ba anh em (Tô-hoài).
cá
- 1 d. Động vật có xương sống ở nước, thở bằng mang, bơi bằng vây. Cá nước ngọt. Câu cá. Ao sâu tốt cá (tng.).
- 2 d. 1 Miếng gỗ để giữ chặt mộng khi lắp ghép. Cá áo quan. 2 Miếng cứng cài vào cạnh đứng của răng trong bộ bánh cóc, làm cho bánh răng chỉ quay được một chiều. Cá líp xe đạp. Xe bị sập cá.
- 3 d. Miếng sắt đóng vào đế giày da để chống mòn.
- 4 đg. (ph.). Cuộc, đánh cuộc.
cá biệt
- tt. Riêng lẻ, không phổ biến, không điển hình: trường hợp cá biệt Cậu ấy là một học sinh cá biệt.
cá bống
- dt. Cá nước ngọt nhỏ, mình tròn, xương mềm: Ta về ta sắm cần câu, câu lấy cá bống nấu rau tập tàng (cd).
cá chép
- d. Cá nước ngọt thân dày, lưng cao và thường có màu sẫm, lườn và bụng trắng, vảy to, vây và đuôi rộng.
cá đuối
- dt. Cá biển, cùng họ với cá nhám, thân dẹp hình đĩa, vây ngực rộng, xoè hai bên, đuôi dài.
cá gỗ
- dt. Dựa theo câu chuyện hài hước về anh hà tiện dùng con cá gỗ để ăn cơm: Đừng hòng anh cá gỗ ấy bỏ tiền ra để giúp người khác.
cá hộp
- dt. Cá đóng hộp: Đi cắm trại, đem theo bánh mì và cá hộp.
cá kho
- dt. Món ăn là cá nấu khan với mắm muối: Cơm hẩm ăn với cá kho, chồng xấu, vợ xấu, những lo mà gầy (cd).
cá mập
- d. Cá nhám cỡ lớn, rất dữ; thường dùng để ví tư bản rất lớn, thôn tính các tư bản nhỏ. Tư bản cá mập.
cá mè
- dt. Cá nước ngọt, cùng họ với cá chép, thân dẹp, đầu to, vẩy nhỏ, trắng: cá mè một lứa (tng.) cá mè đè cá chép (tng.).
cá mòi
- dt. Cá biển thân giẹp, lắm xương, thường dùng làm mắm: Đem biếu một lo mắm cá mòi.
cá ngựa
- 1 d. cn. hải mã. Cá biển đầu giống đầu ngựa, thân dài có nhiều đốt, đuôi thon nhỏ và cong, có thể dùng làm thuốc.
- 2 I đg. Đánh cuộc ăn tiền trong các cuộc đua ngựa.
- II d. Trò chơi gieo súc sắc tính điểm để chạy thi quân ngựa gỗ. Chơi .
cá nhân
- I. dt. Con người cá thể, riêng lẻ: ý kiến cá nhân II. tt. ích kỉ, chỉ chú trọng tới lợi ích cho riêng mình: tính toán cá nhân tư tưởng cá nhân.
cá ông
- dt. (ở một số địa phương, dân chài thờ cá voi nên gọi là ông) Cá voi: Đền thờ cá ông ở gần bãi biển.
cá sấu
- d. Bò sát lớn, tính dữ, hình dạng giống thằn lằn, mõm dài, đuôi khoẻ, thường sống ở các sông lớn vùng nhiệt đới.
cá thể
- I. dt. Từng cơ thể sống, từng vật riêng lẻ, phân biệt với chủng loại, với loài hoặc chi. II. tt. Riêng lẻ, không phải tập thể: nông dân cá thể làm ăn cá thể.
cá thu
- dt. Loài cá biển mình dài, thịt nhiều nạc: Cơm nắm ăn với cá thu.
cá tính
- d. Tính cách riêng biệt vốn có của từng người, phân biệt với những người khác. Hai người có những cá tính trái ngược nhau. Cô gái rất có cá tính (có tính cách, bản lĩnh riêng).
cá trê
- dt. Cá nước ngọt, thường sống dưới bùn, da trơn, đầu bẹp, mép có râu, vây ngực có ngạnh cứng: Cá trê chui ống (tng.) (Quá rụt rè, nhút nhát, khép nép đến mức sợ sệt).
cạ
- 1 dt. Phu bài gồm ba con bài đánh chắn cùng loại gồm hàng văn, hàng sách hàng vạn: Năm chắn ba cạ.
- 2 đgt. Cọ vào: Con trâu cạ lưng vào đống rơm.
các
- 1 d. 1 Thẻ ghi nhận một giá trị, một tư cách nào đó. Các điện thoại (các dùng để gọi điện thoại). Tấm các nhà báo (kng.). Mua các đi xe tháng. 2 (kng.). Danh thiếp.
- 2 d. (dùng phụ trước d.). Từ dùng để chỉ số lượng nhiều được xác định, gồm tất cả sự vật muốn nói đến. Các nước Đông Dương. Các thầy giáo trong trường.
- 3 đg. Bù trong việc đổi chác. Các thêm tiền. Các vàng cũng không làm (kng.; bù thêm, cho thêm vàng cũng không làm; nhất định không làm).
cách
- 1 I. dt. 1. Lối, phương thức diễn ra một hoạt động: phải có cách tiến hành hợp lí không còn cách nào nữa cách điệu cung cách phong cách phương cách. 2. Phạm trù ngữ pháp liên quan đến hình thức biến dạng của các từ loại trong một số ngôn ngữ: Tiếng Nga có 6 cách.
- 2 đgt. 1. Ngăn, tách ra hai bên bằng một vật hoặc khoảng trống, làm cho không tiếp liền nhau: Hai làng cách nhau một con sông Hai nhà cách nhau một bức trường. 2. Không để âm, điện, nhiệt... truyền qua: cách âm cách điện cách nhiệt cách thuỷ.
- 3 Có âm thanh như tiếng hai vật đụng vào nhau: rơi đánh cách một cái.
- 4 đgt. Cách chức, nói tắt: nhận chức chưa được bao lâu đã bị cách.
cách biệt
- tt. (H. cách: ngăn ra; biệt: chia rời) Xa cách hẳn: Cấp trên với cấp dưới không cách biệt nhau.
cách chức
- đg. Không cho giữ chức vụ đang làm nữa.
cách ly
- x. cách li.
cách mạng
- dt. 1. Cuộc biến đổi lớn trong xã hội, lật đổ chế độ cũ, xây dựng chế độ mới tiến bộ hơn: cách mạng tư sản Pháp 1789. cách mạng xã hội chủ nghĩa. 2. Cuộc đấu tranh nhằm làm biến đổi sâu sắc xã hội: tham gia cách mạng. 3. Cuộc biến đổi nhằm làm thay đổi lớn, theo chiều hướng tiến bộ, trong lĩnh vực nào đó: cách mạng khoa học -- kĩ thuật một cuộc cách mạng trong sinh vật học. 4. Cách mạng tháng Tám, nói tắt: trước Cách mạng sau Cách mạng.
cách ngôn
- dt. (H. cách: phép tắc; ngôn: lời) Lời nói lưu truyền coi như phép tắc nên theo: Nhiều câu nói của Hồ Chủ tịch đã trở thành cách ngôn.
cách thức
- d. Hình thức diễn ra của một hành động; cách (nói khái quát). Cách thức ăn mặc. Cách thức học tập.
cai
- 1 dt. 1. Người chỉ huy một cơ lính trong quân đội cũ (phong kiến, thực dân): cai khố đỏ cai cơ cai đội. 2. Người trông coi trong các công trường, nhà tù thời phong kiến: cai tuần cai ngục cai tù. 3. Cai tổng (chánh tổng), nói tắt: ông cai tổng.
- 2 đgt. Từ bỏ, không dùng đến những thứ quen dùng: cai thuốc phiện cai thuốc lá cai sữa.
cai quản
- đgt. (H. cai: trông coi; quản: trông nom) Trông coi và điều khiển về mọi mặt: Một bọn trẻ con không có người cai quản.
cai trị
- đg. Sử dụng, điều khiển bộ máy hành chính nhằm thống trị, áp bức. Chính sách cai trị của thực dân.
cài
- đgt. 1. Giắt vào, làm cho vật nhỏ mắc vào vật khác: cài huy hiệu. 2. Sắp đặt, bố trí xen vào một cách bí mật: cài bẫy cài người vào hàng ngũ địch.
cải
- 1 dt. Cây rau có hoa bốn cánh thành hình chữ thập, có nhiều loại: Gió đưa cây cải về trời (cd).
- 2 đgt. Làm thành hoa hay chữ trong khi dệt hay đan: Tấm lụa cải hoa.
- 3 đgt. Đổi khác đi: Đời Lê Thánh-tông có hai lần cải niên hiệu.
cải biên
- đg. Sửa đổi hoặc biên soạn lại (thường nói về vốn nghệ thuật cũ) cho hợp với yêu cầu mới. Cải biên tuồng cổ.
cải cách
- đgt. Sửa đổi cho hợp lí, cho phù hợp với tình hình mới: cải cách giáo dục cải cách tiền tệ.
cải chính
- đgt. (H. cải: thay đổi; chính: đúng) Sửa lại cho đúng: Cải chính một tin đưa sai trên báo.
cải dạng
- đg. Thay đổi bộ dạng, cách ăn mặc, v.v., để người khác khó nhận ra. Cải dạng làm ông già.
cải danh
- I. đgt. Đổi tên: Sau vụ ấy, nó cải danh và chuyển đi nơi khác. II. dt. Phương thức tu từ, trong đó người ta dùng một tên riêng thay cho một tên chung, thường gặp là những tên riêng trong văn học và lịch sử.
cải hóa
- cải hoá đgt. (H. cải: thay đổi; hoá: biến thành) Đổi khác hẳn đi: Cải hoá phong tục.
cải hối
- đg. (id.). Hối cải.
cải táng
- đgt. Bốc hài cốt đưa chôn ở nơi khác: định ngày cải táng cho cụ.
cải tạo
- đgt. (H. cải: thay đổi; tạo: dựng lên) Sửa đổi để tốt hẳn lên: Chủ nghĩa Mác-Lênin không chỉ giải thích thế giới mà còn cải tạo thế giới (Trg-chinh).
cải tiến
- đg. Sửa đổi cho phần nào tiến bộ hơn. Cải tiến kĩ thuật. Cải tiến quản lí xí nghiệp. Công cụ cải tiến.
cải tổ
- đgt. 1. Tổ chức lại thay đổi cho khác trước, thường nói việc sắp xếp tổ chức, cơ cấu chính quyền: cải tổ chính phủ cải tổ nội các. 2. Thay đổi mọi mặt khác một cách căn bản với trước, nhằm khắc phục sai lầm, đưa xã hội tiến lên: cải tổ nền kinh tế chính sách cải tổ.
cải tử hoàn sinh
- ng. (H. cải: thay đổi; tử: chết; hoàn: trả lại; sinh: sống) Làm cho người đã chết sống lại (thường dùng với nghĩa bóng): Bàn tay cách mạng, ôi kì diệu! Cai tử hoàn sinh cả cuộc đời (X-thuỷ).
cãi
- đg. 1 Dùng lời lẽ chống chế, bác bỏ ý kiến người khác nhằm bảo vệ ý kiến hoặc việc làm của mình. Đã làm sai, còn cãi. Cãi nhau suốt buổi mà chưa ngã ngũ. 2 Bào chữa cho một bên đương sự nào đó trước toà án; biện hộ. Trạng sư cãi cho trắng án.
cãi bướng
- đgt. Cãi bừa, cãi liều, chẳng có lí lẽ, cơ sở gì: Đừng có cãi bướng.
cãi lộn
- đgt. Như Cãi nhau: Sao anh em cứ hay cãi lộn thế?.
cái
- 1 I d. 1 (cũ). Mẹ. Con dại cái mang (tng.; con dại thì mẹ phải chịu trách nhiệm). Nàng về nuôi cái cùng con... (cd.). 2 (kng.; dùng trước tên người). Từ dùng để gọi người con gái ngang hàng hoặc hàng dưới một cách thân mật. Cháu rủ cái Hoa đi học. 3 Giống để gây ra một số chất chua. Cái mẻ. Cái giấm. 4 Vai chủ một ván bài, một đám bạc hay một bát họ. Nhà cái*. Làm cái. Bắt cái*. 5 Phần chất đặc, thường là phần chính trong món ăn có nước. Ăn cả cái lẫn nước. Khôn ăn cái, dại ăn nước (tng.).
- II t. 1 (Động vật) thuộc về giống có thể đẻ con hoặc đẻ trứng. Chó . Cá cái. 2 (Hoa) không có nhị đực, chỉ có nhị cái, hoặc cây chỉ có hoa như thế. Hoa mướp cái. Đu đủ cái. 3 (dùng phụ sau d., trong một số tổ hợp). Thuộc loại to, thường là chính so với những cái khác, loại phụ hoặc nhỏ hơn. Cột cái. Rễ cái. Ngón tay cái. Sông cái*. Đường cái*.
- 2 I d. 1 Từ dùng để chỉ cá thể sự vật, sự việc với nghĩa rất khái quát; vật, sự, điều. Đủ cả, không thiếu cái gì. Lo cái ăn cái mặc. Phân biệt cái hay cái dở. Cái bắt tay. Cái không may. 2 (thường dùng phụ trước d.). Từ dùng để chỉ từng đơn vị riêng lẻ thuộc loại vật vô sinh. Cái bàn này cao. Hai cái nhà mới. 3 (cũ). (dùng trước d.). Từ dùng để chỉ từng cá thể động vật thuộc một số loại, thường là nhỏ bé hoặc đã được nhân cách hoá. Con ong, cái kiến. 4 (thường dùng phụ sau d. số lượng). Từ dùng để chỉ từng đơn vị riêng lẻ động tác hoặc quá trình ngắn. Ngã một cái rất đau. Nghỉ tay cái đã (kng.). Loáng một cái đã biến mất (kng.). Đùng một cái*.
- II tr. (dùng trước d.). Từ biểu thị ý nhấn mạnh về sắc thái xác định của sự vật mà người nói muốn nêu nổi bật với tính chất, tính cách nào đó. cây bưởi ấy sai quả lắm. Cái đời tủi nhục ngày xưa.
cái ghẻ
- dt. Động vật chân đốt rất nhỏ, sống kí sinh trên da người và động vật, gây bệnh ghẻ.
cam
- 1 dt. (thực) Loài cây cùng họ với bưởi, quả bé hơn quả bưởi, vỏ mỏng, khi chín thường có màu hồng nhạt, múi có tôm thường mọng nước, ngọt hoặc hơi chua: Có cam phụ quít, có người phụ ta (cd).
- 2 dt. Từ chung chỉ nhiều bệnh của trẻ em, thường do suy dinh dưỡng: Thuốc cam; Cam răng.
- 3 đgt. 1. Được bằng lòng: Đào tiên đã bén tay phàm, thì vin cành quít cho cam sự đời (K) 2. Đành chịu: Phận hèn vâng đã cam bề tiểu tinh (K).
cam chịu
- đg. Bằng lòng chịu vì cho là không thể nào khác được. Cam chịu sống nghèo khổ. Không cam chịu thất bại.
cam đoan
- đgt. Khẳng định điều mình nói là đúng và hứa chịu trách nhiệm nếu sai sự thật: giấy cam đoan xin cam đoan điều đã khai trong lí lịch này là đúng sự thật.
cam kết
- đgt. (H. cam: đành chịu; kết: thắt buộc lại) Cam đoan là thế nào cũng làm như đã hứa: Cam kết tôn trọng những quyền dân tộc bất khả xâm phạm (HCM).
cam lòng
- đg. 1 (cũ). Thoả lòng, cảm thấy tự bằng lòng làm việc gì hoặc trước việc gì. Đền đáp được ơn sâu thì mới cam lòng. 2 (id.). Cảm thấy vẫn tự bằng lòng được khi làm điều thừa biết là xấu xa, nhục nhã; cam tâm. Cam lòng bỏ rơi bạn lúc hoạn nạn.
cam phận
- đgt. Cam chịu, chấp nhận với cuộc sống, số phận của mình do không tin ở khả năng thay đổi, cải thiện: cam phận nghèo hèn cam phận lẽ mọn.
cam thảo
- dt. (H. cam: ngọt; thảo; cỏ) Loài cây thuộc họ đậu, rễ có vị ngọt, dùng làm thuốc: Ngọt bùi, thiếp nhớ mùi cam thảo (HXHương).
cam tuyền
- (xã) h. Cam Lộ, t. Quảng Trị.
cảm
- 1 đgt. Nói cơ thể bị thời tiết tác động đột ngột, sinh ra khó chịu: Bị cảm; Cảm nắng, Cảm lạnh.
- 2 đgt. 1. Có ý thức về những gì xảy ra trong lòng mình hay chung quanh mình: Nghĩ sự đời thêm cảm nỗi phù du (NgCgTrứ); Được nghỉ ngơi, cảm thấy thoải mái 2. Làm cho xúc động: Cử chỉ cao đẹp ấy cảm được lòng người.
cảm động
- đg. (hoặc t.). 1 Có sự rung động trong lòng, trong tình cảm trước sự kiện hoặc cử chỉ tốt. Cảm động đến rơi nước mắt. 2 Có tác dụng làm cảm động. Hình ảnh rất cảm động.
cảm giác
- dt. Hình thức nhận thức bằng cảm tính cho biết những thuộc tính riêng lẻ của sự vật, hiện tượng tác động vào con người.
cảm hóa
- cảm hoá đgt. (H. hoá: biến thành) Làm cho người ta cảm phục cái hay, cái tốt của mình mà bỏ cái xấu để theo gương mình: Lòng Hồ Chủ tịch rộng như biển cả bao dung, cảm hoá tất cả mọi người (PhVĐồng).
cảm hoài
- đg. (cũ). Nhớ tiếc với lòng thương cảm. Nỗi cảm hoài. Bài thơ cảm hoài.
cảm hứng
- I. đgt. Dâng trào những cảm xúc, thúc đẩy óc tưởng tượng, sáng tạo, hoạt động có hiệu quả: đang cảm hứng thì tranh thủ làm việc. II. dt. Trạng thái cảm hứng: có cảm hứng tràn đầy cảm hứng uống rượu lấy chút cảm hứng làm thơ.
cảm mến
- đgt. Quí mến vì cảm phục: Cảm mến anh bộ đội dũng cảm.
cảm phục
- đg. Có tình cảm kính trọng, yêu quý do thấy được phẩm chất cao cả của người khác. Cảm phục tinh thần dũng cảm của bạn.
cảm quan
- Nh. Giác quan.
cảm tình
- dt. (H. tình: tình) Sự ưa thích đặc biệt đối với người, vật hoặc sự việc: Cảm tình của quần chúng trong trẻo, thành thật và nồng nhiệt vô cùng (Trg-chinh).
cảm tử
- đg. (kết hợp hạn chế). Dám nhận lấy cái chết, tình nguyện hi sinh mà chiến đấu. Tinh thần cảm tử. Đoàn quân cảm tử.
cảm tưởng
- dt. ý nghĩ nảy sinh do cảm nhận, xúc động trước sự việc gì: phát biểu cảm tưởng ghi cảm tưởng của mình sau khi xem triển lãm.
cảm ứng
- đgt. (H. cảm: nhiễm; ứng: đáp lại) Nói khả năng có thể tiếp thụ các kích thích bên ngoài và đáp lại cái kích thích đó: Nóng và lạnh làm cho da tay cảm ứng. // dt. Nói dòng điện phát sinh trong một mạch kín do từ trường thay đổi: Cảm ứng điện từ.
cảm xúc
- đg. (hoặc d.). Rung động trong lòng do tiếp xúc với sự việc gì. Người dễ cảm xúc. Bài thơ gây cảm xúc mạnh.
cám
- dt. 1. Chất vụn, màu nâu do lớp vỏ mềm bao ngoài hạt gạo nát vụn khi giã hay xay xát mà thành: lấy cám cho lợn. 2. Thức ăn nấu bằng cám lẫn rau cỏ cho lợn ăn: đổ cám cho lợn ăn đã nấu cám rồi.
cám cảnh
- đgt. Chán ngán vì cảnh ngộ buồn thảm: Cám cảnh khói mây mờ mặt biển (Tản-đà).
cám dỗ
- đg. Khêu gợi lòng ham muốn đến mức làm cho sa ngã. Bị tiền tài, danh vọng cám dỗ. Những lời cám dỗ nguy hiểm.
cám ơn
- Nh. Cảm ơn
cạm bẫy
- dt. Như Cạm: Đề phòng cạm bẫy của địch.
can
- 1 d. Gậy ngắn, thường bằng song, gỗ, dùng để cầm chống khi đi.
- 2 d. Đồ đựng chất lỏng, bằng nhựa hoặc kim loại, miệng nhỏ, có nắp đậy và tay cầm. Can dầu. Can mười lít.
- 3 d. cn. thiên can. Kí hiệu chữ Hán (có cả thảy mười), xếp theo thứ tự là giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỉ, canh, tân, nhâm, quý, dùng kết hợp với mười hai chi trong phép đếm thời gian cổ truyền của Trung Quốc.
- 4 đg. Nối vải hay giấy cho dài ra, rộng ra. Can thêm một gấu áo. Vải can để may túi. Đường can.
- 5 đg. cn. canke. Sao lại theo từng nét của bản vẽ mẫu đặt áp sát ở dưới hay ở trên mặt giấy. Can bản đồ.
- 6 đg. Làm cho thấy không nên mà thôi đi, không làm; khuyên ngăn đừng làm. Hai bên không xô xát vì có người can. Can đám đánh nhau.
- 7 đg. 1 (dùng trước gì, chi trong câu nghi vấn hoặc phủ định). Có quan hệ trực tiếp làm ảnh hưởng đến, tác động đến, hoặc làm chịu ảnh hưởng, chịu tác động. Việc ấy chẳng can gì đến anh. Nhà cháy, nhưng người không can gì. Việc phải nói thì nói, can chi mà sợ? 2 Phạm vào, mắc vào vụ phạm pháp và phải chịu hậu quả. Can tội lừa đảo.
can án
- đgt. Phạm vào tội trạng, bị kết án: can án nhiều lần Năm xưa can án đày đi (Lục Vân Tiên).
can chi
- 1 dt. Mười hàng can và mười hai hàng chi: Âm lịch tính theo can chi.
- 2 trgt. Không hề gì, không việc gì: Có bầu, có bạn, can chi tủi (Tản-đà).
can đảm
- t. Có sức mạnh tinh thần để không sợ nguy hiểm, đau khổ. Em bé can đảm, dám đi đêm một mình. Can đảm chịu đựng nỗi đau thương.
can phạm
- I. đgt. Phạm tội trạng gì, theo luật định: can phạm tội giết người cướp của. II. dt. Nh. bị can.
can qua
- dt. (H. can: cái mộc để đỡ; qua: giáo) Chiến tranh: Song ta vốn đã hàn vi, lại sinh ra phải gặp thì can qua (GHC).
can thiệp
- đg. Dự vào việc của người khác nhằm tác động đến theo mục đích nào đó. Thấy chuyện bất bình thì can thiệp. Can thiệp vào nội bộ của nước khác. Can thiệp vũ trang (can thiệp bằng hành động vũ trang vào nước khác).
can trường
- I. dt. Nh. Can tràng. II. tt. Gan dạ, không sợ gian khổ, hiểm nguy: một con người can trường các chiến sĩ can trường.
càn
- 1 dt. (cn. Kiền) Quẻ đầu trong bát quái tượng trưng trời, cha, con trai, chồng...: Quẻ càn và quẻ khôn chỉ trời và đất, cha và mẹ, chồng và vợ.
- 2 trgt. 1. Tầm bậy: Chớ nói càn; Chớ viết càn (HCM) 2. Bừa bãi: Pha càn bụi cỏ, gốc cây ẩn mình (K).
- 3 đgt. Hành quân ồ ạt vào một nơi để cướp bóc, chém giết; Quân nguỵ đi càn; Kinh nghiệm phá tề và chống càn (Huy Cận).
càn quét
- đg. Hành quân để vây ráp, bắt bớ, giết chóc hàng loạt. Cuộc hành quân càn quét.
càn rỡ
- tt. Ngang ngược, xằng bậy, bất chấp phải trái: ăn nói càn rỡ một hành động càn rỡ.
cản
- đgt. Ngăn lại, chặn lại, không cho tiếp tục vận động: Hàng cây cản gió Nước cản Qui tắc đánh cờ tướng, khiến con mã và con tượng không đi được, vì có quân cờ khác chẹn lối đi Sạch nước cản 1. Nói đã nắm vững qui tắc đánh cờ tướng: Anh có biết đánh cờ không? - Cũng sạch nước cản 2. Nói người con gái có nhan sắc tạm trông được (thtục): Chị ta cũng sạch nước cản.
cản trở
- đg. (hoặc d.). Gây khó khăn trở ngại, làm cho không tiến hành được dễ dàng, suôn sẻ. Cản trở giao thông. Công việc bị cản trở. Cản trở sự tiến bộ.
cán
- 1 dt. Bộ phận dùng để cầm một số dụng cụ, thường tròn, dài: cán dao cán cờ nắm đằng cán (tng.).
- 2 đgt. 1. Lăn cho đều, cho phẳng, cho mỏng hoặc nát vụn: cán đỗ xanh cán mì sợi. 2. Dùng áp lực để gia công kim loại bằng cách đặt vật liệu giữa những trục quay của máy cán để làm giảm kích thước mặt cắt ngang của thỏi cán và tạo cho nó một hình dáng nhất định. 3. (Tàu, xe) đè lên người hoặc động vật: bị xe cán không may bị tàu cán chết.
cán bộ
- dt. (H. cán: đảm đang công việc; bộ: chỗ làm việc công) Người phụ trách một công tác của chính quyền hay đoàn thể: Có cán bộ tốt, việc gì cũng xong (HCM).
cán cân
- d. Đòn cân, thường dùng để ví mối tương quan giữa hai lực lượng, hai đại lượng đối lập. Cán cân lực lượng. Cán cân thương mại. Cán cân công lí (tượng trưng sự công bằng về luật pháp).
cán sự
- dt. 1. Người chuyên trách việc gì ở một cấp: cán sự tổ chức. 2. Cán bộ có trình độ chuyên môn bậc trung cấp ở cơ quan quản lí: ăn lương cán sự bốn.
cạn
- dt. Chỗ không có nước: Cá không thể sống trên cạn; Lên cạn. // tt, trgt. 1. Hết nước hoặc gần hết nước: Giếng đã cạn; Thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn (cd) 2. Đã hết hoặc gần hết: Lương ăn đã cạn 3. Còn ít nước quá: Sông đã cạn 4. Không sâu sắc: Cạn nghĩ 5. Sống ở trên mặt đất: Rau muống cạn.
càng
- 1 d. 1 Chân thứ nhất, thành một đôi, của tôm, cua, có dạng hai cái kẹp lớn; hoặc của bọ ngựa, giống hình hai lưỡi hái. 2 Chân sau cùng, lớn và khoẻ, thành một đôi của cào cào, châu chấu, dế, dùng để nhảy. 3 Bộ phận của một số loại xe, một số dụng cụ, thường gồm hai thanh dài chìa ra phía trước, dùng để mắc súc vật, làm chỗ cầm để kéo hoặc đẩy, hoặc để kẹp chặt. Càng xe bò. Càng pháo. Tay càng của kìm cộng lực.
- 2 p. (dùng phụ trước đg., t.). 1 Từ biểu thị mức độ tăng thêm do nguyên nhân nhất định nào đó. Có gió, lửa càng bốc to. 2 (dùng trong kết cấu càng... càng...). Từ biểu thị mức độ cùng tăng thêm như nhau. Bản nhạc càng nghe càng thấy hay. Khó khăn càng nhiều, quyết tâm càng cao.
cảng
- dt. Bến tàu thuỷ, khu vực bờ cùng với vùng nước tiếp giáp và tổ hợp những công trình, thiết bị để xếp dỡ hàng hoá, cung cấp nhiên liệu, nước uống, sửa chữa và thực hiện những dịch vụ khác: tàu vào cảng bế quan toả cảng hải cảng giang cảng quân cảng thương cảng xuất cảng.
cáng
- 1 dt. 1. Võng có mui khi xưa dùng để chở người đi đường: Gia đình anh ấy còn giữ cái cáng vua ban cho cụ tổ là một thái y 2. Dụng cụ để khiêng người bị thương hay người ốm: Một đoàn dũng sĩ khiêng cáng đứng chờ (NgHTưởng). // đgt. Khiêng bằng một cái cáng: Cáng thương binh về trạm cứu thương.
- 2 đgt. Nhận về phần mình để làm: Vâng, việc đó tôi xin cáng.
cáng đáng
- đg. Nhận lấy và làm, coi như nghĩa vụ của mình (nói về công việc khó khăn). Cáng đáng công việc của nhóm. Sức yếu không cáng đáng nổi.
canh
- 1 dt. Món ăn nấu bằng rau, có nhiều nước, dùng để chan cơm mà ăn: cơm nóng canh sốt cơm dẻo, canh ngọt.
- 2 dt. Sợi ngang trên khung cửi, phân biệt với sợi dọc là chỉ: canh tơ chỉ vải.
- 3 dt. Khoảng thời gian bằng một phần năm của đêm, thay đổi theo mùa, được coi là đơn vị thời gian ban đêm ở Việt Nam ngày xưa: đêm năm canh cầm canh. 2. Từng đơn vị riêng lẻ trong những buổi đánh bạc: canh bạc gặp hồi đen.
- 4 dt. Kí hiệu thứ bảy trong mười can, theo cách tính thời gian cổ truyền của Trung Quốc: năm Canh Thân.
- 5 đgt. Thường trực trông coi, xem xét để phòng ngừa sự bất trắc: canh kho canh đê.
- 6 đgt. Chưng, nấu cho đặc, bằng cách cho nhỏ lửa: canh thuốc canh mật.
canh cánh
- tt, trgt. Vương vấn, không quên đi được: Nỗi nàng canh cánh bên lòng biếng khuây (K); Cứ lo canh cánh không ngủ được.
canh gác
- đg. Trông coi để giữ, để bảo vệ, phòng bất trắc. Canh gác kho tàng.
canh giữ
- đgt. Canh gác và giữ gìn: Canh giữ kho báu.
canh khuya
- d. (cũ; vch.). Canh đã về khuya; đêm khuya. Thao thức canh khuya.
canh nông
- I. đgt. Làm ruộng: Anh ơi quyết chí canh nông (cd.). II. dt. Việc làm ruộng: nhất thì học sĩ, nhị thì canh nông (tng.).
canh tác
- đgt. (H. canh: cày; tác: làm) Làm công việc nông nghiệp: Không được xây nhà ở đất canh tác.
canh tân
- đg. (cũ; id.). Đổi mới (thường nói về chính trị, xã hội).
cành
- dt. 1. Nhánh mọc từ thân hoặc từ nhánh to ra: chiết một cành cam Quả trĩu cành. 2. Vật có độ dài nhất định, có hình dáng tựa cành cây: cành thoa.
cảnh
- 1 dt. 1. Toàn bộ sự vật trước mắt thu hút sự chú ý hoặc tác động đến tình cảm: Một dòng nước biếc, cảnh leo teo (HXHương) 2. Sự việc diễn biến với những chi tiết có liên quan với nhau, gợi nên những phản ứng trong tâm tư, tình cảm: Chạnh niềm nhớ cảnh giang hồ (K) 3. Sự tồn tại về mặt vật chất hay tinh thần; tình trạng, thực trạng, tình cảnh: Cảnh nước mất, nhà tan (PhVĐồng) 4. Hình ảnh sự vật được ghi lại bằng phim: Đã quay được nhiều cảnh gợi cảm 5. Phần của vở kịch diễn ra trên sân khấu với sự bài trí không thay đổi: Cảnh Thị Mầu lên chùa 6. Cái để ngắm, để giải trí: Uốn cây thế làm cảnh. // tt. Dùng vào mục đích để ngắm, để giải trí: Vườn cảnh; Cây cảnh.
- 2 dt. Thứ nhạc cụ người thầy cúng thường dùng, gồm một thanh la nhỏ nối vào giữa một cái vòng kim loại, có cán để cầm: Ngày ngày tiu, cảnh chập cheng lên đồng (Tú-mỡ).
- 3 tt. (H. cảnh: phía trước cổ) ở cổ: Động mạch cảnh.
cảnh báo
- I đg. Báo cho biết một điều nguy ngập.
- II d. (chm.). Thông báo của hệ thống khi thấy khả năng có một sai sót trong công việc thông thường của máy tính.
cảnh binh
- dt. Cảnh sát ở các nước tư bản, thuộc địa: lực lượng cảnh binh cử cảnh binh đến đàn áp biểu tình.
cảnh cáo
- đgt. (H. cảnh: phòng giữ; cáo: báo cho biết) Báo cho biết là nếu phạm hoặc tái phạm một lỗi tương tự sẽ bị trừng phạt: Một bài học cảnh cáo cho lũ Pháp thực dân, gieo gió thì gặt bão có ngày chết bỏ bầm (Tú-mỡ).
cảnh giác
- đg. (hoặc d.). Có sự chú ý thường xuyên để kịp thời phát hiện âm mưu hoặc hành động của kẻ thù hay của kẻ gian. Cảnh giác với địch. Cảnh giác đề phòng. Thiếu cảnh giác.
cảnh huống
- dt. Tình trạng gặp phải (cần được ứng xử như thế nào trong cuộc sống): cảnh huống gian truân gặp nhiều cảnh huống phức tạp.
cảnh ngộ
- dt. (H. cảnh: tình cảnh; ngộ: gặp) Hoàn cảnh sống khó khăn: Có người vì cảnh ngộ không được may mắn (HgĐThuý).
cảnh sát
- d. Người thuộc lực lượng vũ trang và không vũ trang chuyên giữ gìn an ninh chính trị và trật tự xã hội. Cảnh sát giao thông.
cảnh sắc
- dt. Cảnh thiên nhiên với nhiều sắc màu khác nhau, tạo nên hứng khởi khi nhìn ngắm: cảnh sắc mùa xuân cảnh sắc sông nước.
cảnh tỉnh
- đgt. (H. cảnh: đánh thức; tỉnh: tỉnh lại) Làm cho thấy sự sai lầm mà sửa chữa: Bác Hồ đã cảnh tỉnh chúng ta về nguy cơ đó (HgTùng).
cảnh tượng
- d. Cảnh bày ra trước mắt, gây nên những ấn tượng nhất định. Cảnh tượng nông thôn đang đổi mới.
cánh
- dt. 1. Bộ phận trong thân thể chim và một số côn trùng, dùng để bay: Chim vỗ cánh thẳng cánh cò bay. 2. Bộ phận hình như cánh chim, ở một số động cơ bay trên trời: cánh máy bay cánh tàu lượn. 3. Bộ phận xoè ra từ một trung tâm ở một số hoa lá, hoặc một số vật: cánh hoa sao vàng năm cánh cánh quạt. 4. Bộ phận hình tấm mở ra khép vào: cánh cửa cánh tủ. 5. Tay người, trừ phần bàn tay ra: cánh tay kề vai sát cánh. 6. Khoảng đất trải dài, rộng ra: cánh đồng cánh rừng. 7. Các lực lượng đối lập trong một tổ chức: cánh tả cánh hữu ăn cánh. 8. Phe, phái cùng một số đặc điểm chung: cánh đàn ông.
cánh bèo
- dt. Thân phận nhỏ mọn và trôi nổi: Nghĩ mình mặt nước cánh bèo, đã nhiều lưu lạc lại nhiều gian truân (K).
cánh cửa
- dt. Tấm mỏng lắp vào trục (bản lề) để đóng mở cửa: Hai cánh cửa đều hỏng.
cánh đồng
- dt. Khoảng ruộng rộng bao la: Xa xôi cách mấy cánh đồng (cd).
cánh sinh
- đgt. (H. cánh: thêm vào; sinh: sống) Quyết sống: Nắm vững phương châm trường kì kháng chiến, tự lực cánh sinh (Trg-chinh).
cánh tay
- d. Bộ phận của tay từ bả vai đến cổ tay. Giơ cánh tay lên đỡ.
cạnh
- dt. 1. Cái đường giữa hai mặt phẳng gập thành góc: không tì ngực vào cạnh bàn. 2. Chỗ giáp liền bên: Nhà ở cạnh đường ngồi bên cạnh. 3. Đoạn thẳng hay nửa đường thẳng giới hạn một hình hình học: cạnh một tam giác cạnh của một góc.
cạnh khóe
- cạnh khoé tt, trgt. Nói một cách bóng gió để châm chọc, xoi mói: Mấy điều cạnh khoé nói thêm gay (NgCgTrứ).
cạnh tranh
- đg. Cố gắng giành phần hơn, phần thắng về mình giữa những người, những tổ chức hoạt động nhằm những lợi ích như nhau. Các công ti cạnh tranh với nhau giành thị trường.
cao
- 1 dt. đphg. Đơn vị đo diện tích ở Nam Bộ trước đây bằng 1/10 héc ta; còn gọi là sào.
- 2 dt. 1. Thuốc chế từ nước xương động vật, cô đặc thành bánh: cao khỉ cao hổ cốt cao ban long (Cao nấu từ gạc nai (miếng 100g), dùng ngâm vào cháo nóng hoặc nướng phồng để ăn, hay có thể ngâm rượu với mật ong để uống, dùng an thai, giảm đau, hạ huyết, phụ nữ, người già, gầy yếu, suy nhược). 2. Thuốc đông y được chế từ các dược liệu, pha với rượu ở độ đậm đặc thích hợp: cao bách bộ cao toàn tính.
- 3 tt. 1. Có khoảng cách lớn đối với mặt đất theo hướng thẳng lên, hoặc so với cái khác: đất thấp trời cao Nhà này cao hơn nhà kia cao điểm cao nguyên cao xạ đề cao. 2. Có khoảng cách chừng nào đó theo chiều thẳng đứng: Người cao mét bảy Nhà cao hơn chục mét. 3. Hơn hẳn mức bình thường: Năng suất cao đạt thành tích cao cao áp cao cấp cao đẳng cao quý cao thế cao thượng thanh cao. 4. (âm thanh) có tần số rung động lớn: Nốt nhạc cao cao tần.
- 4 tt. Kiêu, làm ra vẻ có giá: đã muốn lấy lắm rồi còn làm cao.
- 5 Một tên gọi khác của dân tộc Cơ-Tu.
cao áp
- dt. (H. cao: cao; áp: ép) áp suất cao: Cao áp của hơi trong nồi hơi. // tt. Có áp suất cao: Đèn cao áp.
cao bay xa chạy
- (id.). x. cao chạy xa bay.
cao bồi
- (cowboy) 1. Người làm nghề chăn gia súc ở Bắc Mĩ. 2. Người ăn mặc lố lăng, luôn giở thói ngông nghênh, càn rỡ: ăn mặc theo lối cao bồi phim cao bồi Không nên chơi với mấy đứa cao bồi đó.
cao cả
- tt. Lớn lao về mặt đạo đức: Tinh thần cao cả; Cử chỉ cao cả.
cao cấp
- t. (thường dùng phụ sau d.). Thuộc cấp cao, trên trung cấp. Cán bộ cao cấp. Lớp kĩ thuật cao cấp. Hàng cao cấp.
cao cường
- tt. Tài giỏi, mạnh mẽ hơn người: võ nghệ cao cường phép thuật cao cường bản lĩnh cao cường.
cao danh
- dt. (H. danh: danh tiếng) Danh tiếng lừng lẫy: Nghe tiếng cao danh đã lâu, nay mới được gặp ngài.
cao đẳng
- t. 1 Thuộc bậc học cao, trên trung học, nhưng thường thấp hơn đại học. Trường cao đẳng sư phạm. 2 (Sinh vật) thuộc bậc cao, có tổ chức cơ thể phát triển đầy đủ, phức tạp. Người thuộc loại động vật cao đẳng.
cao độ
- I. dt. 1. Độ cao: cao độ của âm thanh. 2. Mức độ cao hơn bình thường: lòng căm thù đến cao độ. II. tt. Mức độ cao: cố gắng cao độ phát huy cao độ tính chủ động, sáng tạo của tuổi trẻ.
cao hứng
- tt. (H. hứng: hứng thú) Có hứng thú ở mức cao: Thăm vịnh Hạ-long, cao hứng làm một bài thơ bát cú.
cao kiến
- I d. (id.). Ý kiến hay và sáng suốt hơn hẳn những ý kiến thông thường. Quả là một cao kiến.
- II t. Có nhiều ý kiến hay và sáng suốt, có khả năng nhìn xa thấy trước hơn hẳn người thường. Những bậc .
cao lâu
- 1 dt. Hiệu ăn lớn, bán các món ăn Trung Quốc.
- 2 (xã) h. Cao Lộc, t. Lạng Sơn.
cao lương
- 1 dt. (H. lương: cây lúa) Loài cây họ lúa, hạt tròn và to: Người Trung-quốc trồng cao lương để làm bánh.
- 2 dt. (H. cao: béo; lương: gạo ngon) Thức ăn quí và ngon: Miếng cao lương phong lưu nhưng lợm (CgO).
cao minh
- t. (cũ). Tài giỏi và sáng suốt. Các bậc cao minh.
cao ngạo
- t. Kiêu kì, ngạo mạn, tự coi là hơn hẳn người khác. Giọng cao ngạo, khinh bạc.
cao nguyên
- dt. Vùng đất bằng phẳng, rộng lớn, nổi lên hẳn, có sườn dốc rõ rệt: cao nguyên Mộc Châu phát triển chăn nuôi trồng trọt ở các cao nguyên.
cao quý
- t. Có giá trị lớn về mặt tinh thần rất đáng quý trọng. Tình cảm cao quý. Phần thưởng cao quý.
cao siêu
- tt. Rất cao, vượt xa hẳn mức thường, ít ai đạt tới: tài nghệ cao siêu tư tưởng cao siêu ước mơ cao siêu.
cao su
- cao-su dt. (Pháp: caoutchouc) 1. Cây cùng họ với thầu dầu, mọc ở vùng nhiệt đới có chất nhựa mủ rất cần cho công nghiệp: Đồn điền cao-su 2. Chất đàn hồi và dai chế từ mủ cây cao-su: Bộ nâu sồng và đôi dép cao-su (X-thuỷ); Giá cao-su trên thế giới. // tt. Có thể co giãn (thtục): Kế hoạch cao-su.
cao tăng
- d. Nhà sư tu hành lâu năm, có đức độ cao.
cao thế
- Nh. Điện cao thế.
cao thủ
- dt. (H. thủ: tay) Người giỏi giang vào hạng nhất trong một ngành: Đó là một cao thủ về võ nghệ.
cao thượng
- t. Cao cả, vượt hẳn lên trên những cái tầm thường, nhỏ nhen về phẩm chất, tinh thần. Hành động cao thượng. Con người cao thượng. Sống vì một mục đích cao thượng.
cao ủy
- cao uỷ dt. 1. Viên chức ngoại giao của một nước ở nước khác tương đương với đại sứ: cao uỷ Pháp ở Đông Dương. 2. Viên chức cao cấp của một tổ chức quốc tế, phụ trách về một vấn đề gì: cao uỷ Liên hợp quốc về người tị nạn.
cao vọng
- dt. (H. vọng: trông xa) Niềm mong ước cao xa: Những cao vọng mà thời thế gây nên (ĐgThMai).
cao xạ
- d. Cao xạ pháo (nói tắt); pháo cao xạ. Khẩu cao xạ. Chiến sĩ cao xạ.
cào
- 1 I. dt. Dụng cụ có răng bằng sắt hoặc tre gỗ, tra vào cán dài dùng để san bằng, làm cỏ, vơ rơm rác: lấy cào mà san đất. II. đgt. 1. Dùng cào để san bằng, làm cỏ, vơ rơm rác: cào cỏ cào cho bằng. 2. (Các vật nhọn) móc vào và kéo trên bề mặt, làm rách toạc: Gai cào áo rách Chơi bời thế nào mà để chúng nó cào vào mặt.
- 2 dt. Tên một kiểu đánh bài: đánh bài cào.
cào cào
- dt. Loài sâu bọ cánh thẳng, cùng họ với châu chấu, nhưng đầu nhọn: Cào cào giã gạo bà xem, bà may áo đỏ, áo đen cho cào (cd).
cảo bản
- dt. (H. bản: bản viết) Bản thảo một tác phẩm: Những cảo bản của một đại văn hào.