Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Khoa Học >> Từ điển tiếng Việt

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 49771 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Từ điển tiếng Việt
Nhóm biên soạn

N (3)

nha
- 1 dt. Cơ quan hành chính trước đây, tương đương với tổng cục: nha khí tượng nha cảnh sát.
- 2 dt. Nha lại: nói tắt.
- 3 ct., đphg Nhé: Con đi chơi mẹ nha.
nha khoa
- dt (H. nha: răng; khoa: ngành học) Ngành y chuyên nghiên cứu về răng và việc chữa bệnh răng: Bác sĩ phụ trách nha khoa của bệnh viện.
nha phiến
- X. A phiện.
nha sĩ
- d. (cũ, hoặc id.). Y sĩ hoặc bác sĩ nha khoa.
nhà
- 1 dt. 1. Công trình xây dựng có mái, tường bao quanh, cửa ra vào để ở, sinh hoạt văn hoá, xã hội hoặc cất giữ vật chất: xây dựng nhà ở Nhà kho bị đổ Nhà hát và nhà văn hoá thanh niên không cách xa nhau lắm. 2. Chỗ ở và sinh hoạt của một gia đình: dọn đến nhà mới Mẹ vắng nhà. 3. Những người trong một gia đình: Nhà có bốn người Cả nhà đi vắng. 4. Dòng họ nắm quyền cai trị đất nước thời phong kiến: thời nhà Lê Nhà Hồ bị tiêu vong. 5. Từ chồng xưng gọi vợ, hoặc vợ xưng gọi chồng trước người khác: Nhà tôi đi vắng Anh có nhắn nhà tôi gì không. 6. Từ xưng gọi người đối thoại với ý thân mật hay coi thường: Nhà Hà cho ấm chè Ai bảo nhà chị thế? 7. Từ tự xưng mình khi nói chuyện với ý nhún nhường: Anh cho nhà em thế nào thì nhà em cũng bằng lòng Nhà cháu đây cũng chẳng thua kém ai. 8. Những đối tượng gần gũi với mình: viết lịch sử cho xã nhà. 9. Thú vật đã được thuần dưỡng: Trâu rừng dữ hơn trâu nhà.
- 2 dt. Người có chuyên môn cao thuộc một lĩnh vực nào đó: nhà khoa học nhà quân sự nhà văn nhà báo.
nhà ăn
- dt Nơi dành làm chỗ ăn của một tập thể: Nhà ăn của học sinh lưu trú.
nhà bác học
- Người học giả tinh thông về một hay nhiều khoa học.
nhà báo
- d. Người chuyên làm nghề viết báo.
nhà bè
- dt. Nhà lá dựng lên trên bè.
nhà bếp
- dt 1. Nơi nấu nướng thức ăn: Nhà bếp ở phía sau ngôi nhà. 2. Người chuyên nấu nướng cho một tập thể: Khen nhà bếp đã nấu một món thịt thỏ thật ngon; Giàu chủ kho, no nhà bếp (tng).
nhà chứa
- d. Nơi chuyên nuôi gái mại dâm, tổ chức cho gái mại dâm hành nghề. Chủ nhà chứa.
nhà ga
- (F. gare) dt. 1. Nơi tàu đỗ để đón, trả hành khách: ngồi chờ suốt buổi sáng ở nhà ga. 2. Những nhân viên công tác ở ga và các tổ chức của ga: Nhà ga thông báo cho hành khách đi tàu biết.
nhà hàng
- dt 1. Nhà có dọn hàng để bán: Khách nhớ nhà hàng (tng). 2. Người bán hàng: Nhà hàng chiều khách; Nhà hàng nói thách, làm khách trả rẻ (tng).
nhà in
- Nh. Nhà máy in.
nhà khách
- d. Nhà dùng riêng để tiếp khách. Nhà khách Chính phủ.
nhà máy
- dt. Xí nghiệp, cơ sở sản xuất của nền đại công nghiệp, thường sử dụng máy móc tương đối hiện đại với quy mô lớn: nhà máy cơ khí nhà máy điện đến làm việc ở nhà máy.
nhà nghề
- dt Người thông thạo về một nghề gì: Cậu ấy vẽ không kém gì một nhà nghề.
nhà nước
- 1. d. Tổ chức chính trị của xã hội, cơ quan chuyên chính của giai cấp nắm quyền thống trị về kinh tế. 2. t. Thuộc về Nhà nước : Cơ quan nhà nước.
nhà riêng
- dt 1. Chỗ ở riêng: Mỗi người con ở một nhà riêng. 2. Chỗ ở không phải trong cơ quan: Ông chủ tịch tuyên bố không giải quyết công việc ở nhà riêng.
nhà tang
- Nhà đang có việc ma chay.
nhà táng
- d. Nhà bằng giấy hoặc vải, có trang trí, úp trên quan tài khi đưa đám ma.
nhà tắm
- dt Nơi dành cho việc tắm rửa: Về mùa hè, các nhà tắm công cộng thường có đông người đến.
nhà thơ
- Cg. Thi sĩ. Người chuyên sáng tạo văn có vần để biểu thị hoặc gợi mở tình cảm bằng âm thanh, nhịp điệu, hình tượng.
nhà thờ
- d. 1 Nơi thờ phụng tổ tiên. Nhà thờ tổ. Nhà thờ họ. 2 Nơi thờ chúa Jesus để giáo dân đến lễ. Đi lễ nhà thờ. Nhà thờ xứ. 3 Tổ chức nắm quyền hành trong Công giáo. Thế lực của nhà thờ.
nhà thương
- dt., cũ Bệnh viện: ốm phải nằm nhà thương.
nhà trọ
- dt Nơi khách thuê tạm ở một thời gian ngắn: Đến thành phố chưa tìm được nhà quen phải ngủ ở nhà trọ.
nhà văn
- Người làm công tác văn học và đã có tác phẩm.
nhà xuất bản
- d. Cơ quan xuất bản sách báo, tranh ảnh.
nhã nhặn
- tt. 1. Tỏ ra lịch sự, lễ độ: ăn nói nhã nhặn với khách hàng. 2. Đẹp mà giản dị, không loè loẹt, phô trương: ăn mặc nhã nhặn.
nhá nhem
- tt, trgt Sắp sửa tối: Nhá nhem tối, thuyền bắt đầu vào kênh (NgTuân); Trời nhá nhem tối mới trở về (NgHTưởng).
nhạc
- d. Đồ dùng bằng kim loại hình cầu rỗng, hoặc hình chuông, khi rung thì phát thành tiếng, thường đeo ở cổ ngựa, cổ chó.
- d. "âm nhạc" nói tắt : Học nhạc.
nhai
- đg. 1 Nghiền nhỏ, nghiền nát giữa hai hàm răng. Nhai kẹo. Miệng bỏm bẻm nhai trầu. Tay làm hàm nhai (tng.). 2 (kng.). Lặp lại nhiều lần ở cửa miệng (hàm ý chê). Bài nhai mãi không thuộc. Nhai đi nhai lại luận điệu cũ rích.
nhài
- 1 dt. Cây nhỏ, lá hình bầu dục dài, hoa mọc thành cụm, trắng và thơm, nở về đêm, thường dùng để ướp chè búp: chè nhài.
- 2 dt. Mảnh kim loại nhỏ, tròn, giữ hai đầu chốt quạt giấy: quạt long nhài.
nhái
- 1 dt Loài động vật thuộc loại ếch, mình nhỏ và dài: Oai oái như rắn bắt nhái (tng).
- 2 đgt 1. Nhắc lại giọng nói của người khác: Nó nhái lời nói của chị nó để trêu tức. 2. Bắt chước: Nhái mẫu hàng; Nhái một thứ hàng.
nhàm
- t. Thường quá và lặp lại nhiều lần khiến người ta chán : Nhắc lại mãi câu nói đùa làm gì cho nhàm.
nhám
- (ph.). x. ráp4.
nhan sắc
- dt. Sắc đẹp, vẻ đẹp của phụ nữ: người con gái có nhan sắc nhan sắc tuyệt trần giữ gìn nhan sắc.
nhàn
- 1 dt Biến âm của nhạn (chim nhạn): Thấy nhàn, luống tưởng thu phong, nghe hơi sương sắm áo bông sẵn sàng (Chp).
- 2 tt Rỗi rãi; Không bận rộn; Có nhiều thì giờ nghỉ ngơi: Những lúc nhàn, ngồi đọc sách; Há kể thân nhàn, tiếc tuổi tàn (NgTrãi).
nhàn du
- Đi chơi phiếm.
nhàn nhã
- t. Rỗi rãi, thảnh thơi, nhàn cả về thể xác lẫn tinh thần. Sống cuộc đời nhàn nhã. Dáng điệu nhàn nhã.
nhãn
- 1 dt. 1. Cây ăn quả, thân to, quả tròn, mọc thành chùm, vỏ quả màu nâu nhạt, hạt đen, cùi trắng, mọng nước, có vị ngọt: nhãn trồng ven đường vườn nhãn. 2. Quả nhãn và các sản phẩm từ quả nhãn: mua chùm nhãn nhãn mọng nước, ngon ngọt.
- 2 dt. Mảnh giấy nhỏ, ghi rõ tên và những điều cốt yếu cần lưu ý, dán ngoài vật gì đó: nhãn vở bóc nhãn ở ngoài hộp thuốc bao bì và nhãn đều in đẹp.
nhãn cầu
- dt (H. cầu: khối tròn) Bộ phận của mắt hình cầu, nằm trong ổ mắt: Mắt bị teo nhãn cầu.
nhãn hiệu
- Dấu hiệu của nhà sản xuất dán lên trên mặt hàng.
nhãn khoa
- d. (cũ). Bộ môn y học nghiên cứu và chữa bệnh về mắt; khoa mắt.
nhãn lực
- dt. Tầm nhìn; con mắt đánh giá: có nhãn lực biết người hay dở.
nhạn
- dt 1. Loài chim trời thuộc bộ sẻ, đuôi dài chẻ đôi, mỏ ngắn: Nhạn bay cao, mưa rào lại tạnh, nhạn bay thấp mưa ở bờ ao (cd). 2.Tin tức do nhạn đưa về: Mây dăng ải bắc, trông tin nhạn (NgĐChiểu); Ngày sáu khắc tin mong, nhạn vắng (CgO).
nhang
- d. Nh. Hương, ngh.2.
nhanh
- t. 1 (thường dùng phụ sau đg.). Có tốc độ, nhịp độ trên mức bình thường; trái với chậm. Đi nhanh nên về sớm nửa giờ. Tàu nhanh*. Nhanh như chớp. Phát triển nhanh. 2 (Đồng hồ) có tốc độ trên mức bình thường nên chỉ giờ sớm hơn so với thời điểm chuẩn; trái với chậm. Đồng hồ chạy nhanh. Đồng hồ này nhanh mỗi ngày năm phút. 3 (dùng trước một số d. chỉ bộ phận cơ thể). Có hoạt động kịp thời. Nhanh tay giành được cái gậy. Nhanh chân chạy thoát. Nhanh mắt thấy trước. Nhanh miệng đỡ lời hộ. 4 (thường dùng phụ sau đg.). Tỏ ra có khả năng tiếp thu, phản ứng, hoạt động ngay tức khắc hoặc liền sau một thời gian rất ngắn. Hiểu nhanh. Phản ứng nhanh. Nhận thức nhanh. 5 (Việc làm) chỉ diễn ra trong thời gian rất ngắn. Lướt đọc nhanh tờ báo. Tin ghi nhanh.
nhanh chóng
- tt. Nhanh nhạy, gọn và chóng vánh (nói khái quát): giải quyết công việc nhanh chóng đòi hỏi phải tiến hành nhanh chóng, kịp thời.
nhanh nhẹn
- tt, trgt Rất hoạt bát, nhẹ nhàng và mau chóng: Ai cũng khen chị ấy là người nhanh nhẹn.
nhanh trí
- Có khả năng nghĩ nhanh và đối phó nhanh.
nhánh
- d. 1 Cây hoặc củ con mới sinh ra thêm từ gốc. Nhánh hành. Nhánh gừng. Lúa đẻ nhánh. 2 Cành nhỏ và mềm mọc ra từ thân hay từ cành lớn. Cành đào nhiều nhánh. Tỉa bớt nhánh hoa. 3 Cái nhỏ hơn, phân ra từ cái chính, nhưng vẫn nối liền với cái chính. Sông có ba nhánh. Hầm có nhiều nhánh thông ra ngoài.
nhạo
- 1 đgt. Tỏ ý mỉa mai, coi thường: cười nhạo.
- 2 dt., cũ, đphg Bình nhỏ có vòi dùng để đựng rượu: Rượu hồng đào trút nhào vào nhạo, Kiếm nơi nào nhơn đạo hơn anh (cd.).
nhát
- 1 dt Kết quả động tác của dao, gươm, búa, cuốc, chổi, khi chặt, cắt, chém, đâm, đập, cuốc, quét: Một nhát đến tai hai nhát đến gáy (tng); Chỉ cần mấy nhát chổi là sạch; Những nhát búa inh tai.
- 2 dt Miếng mỏng thái ra: Mấy nhát gừng.
- 3 dt (cn. Lát) Thời ngan rất ngắn: Chờ tôi một nhát nhé.
- 4 tt Hay sợ sệt, trái với bạo: Kẻ nhát nát người bạo (tng); Thằng bé nhát lắm, tối không dám ra sân.
- 5 đgt Doạ trẻ con: Đừng nhát em như thế.
nhạt
- t, ph. 1. Có vị như vị của nước lã hoặc tương tự, ít mặn, ít ngọt, ít chua... : Canh nhạt ; Cốc nước chanh loãng nhạt quá. 2. Có màu sáng, tiến gần đến màu trắng như khi vẽ hoặc nhuộm bằng thuốc loãng : Xanh nhạt. 3. Thiếu tình cảm đằm thắm mặn mà, ít gợi cảm xúc : Tiếp đãi nhạt ; Vở kịch nhạt.
nhau
- 1 d. Bộ phận đặc biệt ở dạ con, có chức năng trao đổi chất dinh dưỡng giữa cơ thể mẹ và thai. Cuống nhau. (Nơi) chôn nhau cắt rốn*.
- 2 d. Trẻ em làm thuê, nhặt than, đội than, đội đá ở mỏ dưới chế độ cũ.
- 3 d. (chỉ dùng làm bổ ngữ). 1 Từ biểu thị quan hệ tác động qua lại giữa các bên. Đánh nhau. Giúp đỡ nhau. Yêu nhau. Xoa hai tay vào nhau. 2 Từ biểu thị quan hệ tác động của một bên này đến bên kia, giữa các bên có quan hệ gắn bó mật thiết. Tiễn đưa nhau. Tìm đến thăm nhau. Hai chị em hơn nhau ba tuổi. 3 Từ biểu thị quan hệ cùng hoạt động giữa nhiều bên. Xúm nhau lại. Họp mặt nhau một buổi. Phối hợp chặt chẽ với nhau.
nhàu
- 1 tt. (Giấy, vải...) nhăn nhúm, không phẳng: Quần áo nhàu như bị vò.
- 2 dt. Cây mọc hoang nơi ẩm thấp, dọc bờ suối ở miền nam nước ta, thân nhỡ, nhẵn, cành non có bốn cạnh rõ màu nâu sáng, lá mọc đối hình trái xoan rộng, màu nâu sáng cả hai mặt, quả nạc hình bầu dục hoặc hình cầu, ăn với muối có tác dụng nhuận tràng, trị ho hen, cảm, nướng chín dùng chữa lị, rễ làm thuốc chữa huyết áp cao và để nhuộm đỏ; còn gọi là nhàu núi.
nhay
- đgt 1. Nói chó cắn và dùng răng nghiến đi nghiến lại một thứ gì: Chó nhay cái giẻ. 2. Cứa đi cứa lại: Dao nhay mãi miếng da không đứt. 3. Hưởng chút quyền lợi: Món tiền thưởng đó thì bọn mình khó nhay lắm.
nhảy
- đg. 1. Bật toàn thân lên cao hoặc ra đằng trước bằng sức của những bộ phận đã nhún để lấy đà rồi vươn mạnh và đột nhiên ; vượt một khoảng hoặc một vật bằng cách đó : Nhảy qua hàng rào. 2. Vượt cao hơn địa vị cũ của mình một cách nhanh chóng và không chính đáng: Nhảy lên làm tổng thống. 3. Khiêu vũ (cũ) : Chiều nay có nhảy không ? 4. Nói loài thú đực giao cấu : Trâu nhảy cái.
nhảy dù
- đg. Nhảy bằng dù từ trên máy bay xuống. Cho quân nhảy dù.
nhảy sào
- I. dt. Môn thể thao dùng sào chống để vượt xà ngang. II. đgt. Nhảy theo thể thức của môn nhảy sào.
nhảy vọt
- đgt, trgt Nhảy mạnh lên cao: Bước vào giai đoạn phát triển nhảy vọt (VNgGiáp); Chắc chắn thế kỉ 21 có những bước nhảy vọt (LKPhiêu).
nhảy xa
- Cg. Nhảy dài. Môn điền kinh, vận động viên cất mình từ một vạch nào đó để nhảy đi xa.
nháy
- đg. 1 (Mắt) nhắm lại rồi mở ra ngay; chớp. Mắt nháy lia lịa. 2 Ra hiệu bằng cách nháy mắt. Hai người nháy nhau ra một chỗ. Đưa mắt nháy bạn. 3 Loé, hoặc làm cho loé ánh sáng rồi vụt tắt ngay, thường nhiều lần. Chớp nháy. Nháy đèn pin. Xe nháy đèn xin đường. 4 (kng.). Ấn và thả nhanh một nút bấm trên con chuột của máy tính để thực hiện một thao tác. 5 (kng.; id.). Chụp (ảnh). Nháy một pô ảnh. // Láy: nhay nháy (ý liên tiếp).
nhắc
- 1 đgt., đphg Nhấc: nhắc cái ghế đem đi chỗ khác.
- 2 đgt. 1. Nói nhỏ để người khác nghe mà nói theo: nhắc bài cho bạn nhắc bản cho diễn viên. 2. Nói lại cho người khác nhớ hoặc ghi nhận mà làm theo: nhắc chuyện cũ làm gì cho buồn nhắc anh ấy đi họp đúng giờ. 3. Nói đến nhiều lần vì nhớ thương, mến yêu: mẹ thường nhắc đến anh.
nhắc lại
- đgt Khiến người ta nhớ lại: Nhắc lại chuyện cũ.
nhắc nhở
- Nói nhiều lần để cho người ta chú ý đến : Nhắc nhở nhân dân bảo mật phòng gian.
nhằm
- I đg. 1 Hướng vào một cái đích nào đó. Nhằm thẳng mục tiêu mà bắn. Phê bình chung chung, không nhằm vào ai cả. 2 Hướng sự lựa chọn vào người nào đó. Nhằm vào người thật thà để lừa đảo. Đã nhằm được người thay mình. 3 Chọn đúng và khéo léo lợi dụng cơ hội, thời cơ. Nhằm lúc sơ hở. Nhằm đúng thời cơ.
- II t. (cũ; ph.). Đúng, trúng. Đánh chỗ hiểm.
- III k. Từ biểu thị điều sắp nêu ra là cái đích hướng vào của việc làm vừa nói đến. Nói thêm thanh minh.
nhắm
- 1 đgt. ăn thức ăn khi uống rượu để đưa rượu: nhắm rượu uống rượu nhắm với gà luộc.
- 2 đgt. 1. (Mắt) khép kín như ngủ: Hai mắt nhắm nghiền lại. 2. Tìm chọn, hướng tới một đối tượng nào đó cho công việc sắp tới: nhắm người vào ban chỉ huy.
nhăn
- đgt Nói mặt cau có: Ông trời mới bảo ông trăng: Những người hạ giới mặt nhăn như tườu(cd).
- tt Có những vết gấp thành nếp: Cái áo mới là đã rồi; Người già thì da nhăn.
nhăn mặt
- đgt Cau mặt lại tỏ ý không bằng lòng hoặc vì đau quá: Trông thấy đứa con nghịch bẩn, bà ấy nhăn mặt; Khi người y tá tiêm cho nó, nó nhăn mặt.
nhăn nheo
- Có nhiều vết gấp lại thành nếp : Mặt nhăn nheo.
nhăn nhíu
- t. (id.). (Mặt) có nhiều nếp nhăn (thường là nói về nét mặt khi tỏ vẻ không vừa ý). Lông mày cau lại, nhăn nhíu.
nhăn nhó
- tt. (Mặt) nhăn lại, hơi mếu, vẻ đau khổ, hoặc bất bình: Mặt lúc nào cũng nhăn nhó.
nhẵn nhụi
- tt Trơn tru, đẹp đẽ: Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao (K).
nhặng
- d. Loài ruồi xanh, hay đậu ở các chỗ bẩn.
- t. Có tính hay làm rối rít để tỏ ra mình có quyền, có khả năng.
nhắp
- 1 đg. (cũ; vch.). Nhắm (mắt ngủ); chợp. Suốt đêm không nhắp mắt.
- 2 x. nhấp1.
nhặt
- 1 đgt. Cầm lên cái bị đánh rơi hoặc được chọn lựa: nhặt cánh hoa dưới gốc nhặt của rơi nhặt thóc lẫn trong gạo.
- 2 tt. 1. Có khoảng cách ngắn hơn giữa các phần đồng loại đều và nối tiếp nhau: cây mía nhặt mắt Đường kim khâu nhặt mũi. 2. Có nhịp độ âm thanh dày, dồn dập: Tiếng súng lúc nhặt lúc thưa Nhịp chày lúc nhặt lúc khoan.
- tt., cổ, đphg Ngặt: cấm nhặt.
nhân
- 1 dt 1. Phần ở trong một số loại hạt: Nhân hạt sen. 2. Phần ở giữa một thứ bánh: Nhân bánh giò; Nhân bánh bao. 3. Bộ phận ở trung tâm: Nhân Trái đất. 4. Bộ phận ở giữa tế bào: Nhân tế bào có chức năng quan trọng trong hoạt động sống. 5. Cơ sở của sự phát triển: Họ là nhân của phong trào.
- 2 dt Lòng yêu thương người: Nhân là thật thà, thương yêu, hết lòng giúp đỡ đồng chí và đồng bào (HCM); Bán mình là hiếu cứu người là nhân (K).
- 3 dt Điều do đó mà có kết quả: Quan hệ giữa nhân và quả.
- 4 lt Do điều gì mà có hoạt động: Nhân ngày nghỉ về thăm gia đình; Nhân đi công tác, đến thăm bạn.
- 5 đgt Cộng một số với chính số đó một số lần: 3 nhân 5 là 15.
nhân ái
- đg. (dùng hạn chế trong một vài tổ hợp). Yêu thương con người. Giàu lòng nhân ái.
nhân bản
- 1 đgt. Tạo ra thêm nhiều bản đúng như bản cũ: đánh máy nhân bản.
- 2 tt. Nhân văn: vấn đề nhân bản.
nhân cách
- dt (H. nhân: người; cách: phương thức) Phẩm chất của con người: Nô lệ thì còn đâu có nhân cách mà giữ (NgCgHoan); Nhà văn phải đào luyện nhân cách trong công tác hằng ngày (ĐgThMai); Muốn sao nhân cách cao theo tuổi (HThKháng).
nhân chứng
- Người làm chứng.
nhân công
- d. Sức lao động của con người được sử dụng vào một công việc nào đó. Thiếu nhân công. Sử dụng nhân công hợp lí. Lãng phí nhân công.
nhân danh
- 1 dt. Tên người: từ điển nhân danh nghiên cứu về nhân danh, địa danh.
- 2 đgt. Lấy danh nghĩa, với tư cách nào để làm việc gì đó: nhân danh cá nhân nhân danh lãnh đạo cơ quan.
nhân dân
- dt (H. nhân: người; dân: người dân) Toàn thể người dân trong một nước hay một địa phương: Bất kì việc gì cũng vì lợi ích của nhân dân mà làm (HCM); Sự nhất trí trong Đảng và trong nhân dân (PhVKhải).
- tt Thuộc về mọi người trong nước hoặc ở một địa phương: Toà án ; Tính dân tộc và tính nhân dân.
nhân dịp
- k. Từ biểu thị điều sắp nêu ra là lí do, điều kiện khách quan thuận tiện để làm một việc nào đó. Chúc mừng nhân dịp năm mới.
nhân đạo
- I. dt. Đạo đức thể hiện ở tình thương yêu với ý thức tôn trọng giá trị, phẩm chất của con người: trái với nhân đạo. II. tt. Có tính nhân đạo: truyền thống nhân đạo của dân tộc chính sách nhân đạo.
nhân đức
- tt (H. nhân: thương người; đức: đạo làm người) Có lòng thương yêu giúp đỡ người khác: Bà cụ là người nhân đức có tiếng.
nhân hậu
- Có lòng thương người và trung hậu : Đối xử một cách nhân hậu.
nhân khẩu
- d. Người trong một gia đình, một địa phương, về mặt tiêu thụ những sản phẩm cần thiết trong sinh hoạt. Nhà khá đông nhân khẩu. Xã có 700 hộ, 3.000 nhân khẩu.
nhân loại
- dt. Loài người: Toàn thể nhân loại đều mong muốn hoà bình.
nhân tạo
- tt (H. nhân: người; tạo: làm ra) Do người làm ra, chứ không phải có sẵn trong tự nhiên: Nhật-bản xây dựng những đảo nhân tạo bằng sắt thép trên biển rất lớn (VNgGiáp).
nhân từ
- Hiền hậu, có lòng thương yêu.
nhân viên
- d. 1 Người làm việc trong một cơ quan, tổ chức, phân biệt với thủ trưởng của cơ quan, tổ chức đó. Nhân viên bán hàng. Nhân viên đại sứ quán. 2 Ngạch cán bộ cấp thấp nhất. Nhân viên đánh máy bậc 2.
nhẫn
- 1 dt. Vòng nhỏ, thường bằng vàng, bạc, đeo vào ngón tay làm đồ trang sức: chiếc nhẫn hai chỉ Trên tay đeo những mấy chiếc nhẫn vàng.
- 2 đgt. Nhịn, sẵn lòng: nhẫn một tí để đỡ sinh chuyện nhẫn nại nhẫn nhịn nhẫn nhục ẩn nhẫn.
- 3 lt., cổ Đến, cho đến: Từ ấy nhẫn nay.
nhẫn nại
- tt, trgt (H. nhẫn: nhịn; nại: chịu nhịn) Chịu đựng bền bỉ: Đức nhẫn nại, cần cù của dân ta (HgĐThuý).
nhẫn tâm
- Tàn bạo độc ác; nỡ lòng : Nhẫn tâm giết hại đồng bào.
nhấn mạnh
- đg. Nêu bật lên để làm cho người khác quan tâm, chú ý hơn. Nhấn mạnh vấn đề chất lượng sản phẩm.
nhận
- 1 đgt. Dìm cho ngập nước: Nhận thuyền chìm xuống nước.
- 2 đgt. 1. Lấy, lĩnh, thu về cái được trao gửi cho mình: nhận thư nhận trách nhiệm nặng nề. 2. Đồng ý, bằng lòng làm theo yêu cầu: nhận giúp đỡ học ngoài giờ.
- 3 đgt. 1. Phân biệt rõ: nhận ra người quen. nhận rõ âm mưu của địch. 2. Tự cho biết là đúng: nhận lỗi cả hai chẳng nhận lỗi về phần mình.
nhận biết
- đgt Hiểu được: Nhận biết lẽ phải.
nhận chìm
- ấn mạnh cho chìm xuống nước.
nhận định
- đg. (hoặc d.). Đưa ra ý kiến có tính chất đánh giá, kết luận, dự đoán về một đối tượng, một tình hình nào đó. Nhận định tình hình. Một nhận định thiếu cơ sở thực tế.
nhận lời
- đgt. Đồng ý, bằng lòng đáp ứng theo yêu cầu: nhận lời giúp đỡ.
nhận mặt
- đgt Nhìn mặt xem có đúng người mình muốn tìm hay không: Nhận mặt tên phản động.
nhận ra
- Biết rõ sau khi đã xem xét, suy nghĩ : Nhận ra khuyết điểm của mình.
nhận thức
- I d. Quá trình hoặc kết quả phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong tư duy; quá trình con người nhận biết, hiểu biết thế giới khách quan, hoặc kết quả của quá trình đó. Nâng cao nhận thức. Có nhận thức đúng. Những nhận thức sai lầm.
- II đg. Nhận ra và biết được, hiểu được. được vấn đề. Nhận thức rõ khó khăn và thuận lợi.
nhập khẩu
- đgt. Đưa, nhận hàng hoá, tư bản vào nước mình: nhập khẩu hàng hoá Lượng tư bản nhập khẩu tương đối lớn.
nhập ngũ
- đgt (H. ngũ: đơn vị năm người lính, quân dội) Bắt đầu vào bộ đội: Hàng vạn con em của các dân tộc Lai-châu đã lên đường nhập ngũ (NgVLinh).
nhất
- t. 1. Một : Dốt đến chữ nhất là một cũng không biết; Nhất chờ, nhị đợi, tam mong (cũ). 2. Đầu tiên : Ga-ga-rin là người thứ nhất đi vào vũ trụ. 3. Hơn hết : Giỏi nhất. Nhất cử lưỡng tiện. Làm một việc mà đồng thời giải quyết được một việc khác.
- ĐáN ph. Bỗng nhiên m�
nhất định
- I p. 1 Từ biểu thị ý khẳng định chắc chắn, cho là không thể khác được. Ngày mai nhất định xong. 2 Từ biểu thị ý dứt khoát, không thay đổi ý định. Nó nhất định không chịu. Anh ấy nhất định không đến.
- II t. 1 Có tính chất xác định, trong một tương quan nào đó. Đứng ở một chỗ , không đi lại lung tung. Họp vào một ngày nhất định trong tháng. Làm theo những nguyên tắc nhất định. 2 Ở một mức nào đó, không cao, nhưng cũng tương đối, vừa phải, theo sự đánh giá của người nói. Chưa thành công, nhưng cũng đạt được những kết quả nhất định. Có một số kinh nghiệm nhất định.
nhất quán
- tt. Có tính thống nhất từ đầu đến cuối, trước sau không mâu thuẫn, trái ngược nhau: chủ trương nhất quán giải quyết một cách nhất quán.
nhất quyết
- đgt, trgt (H. quyết: nhất định) Nhất định phải thực hiện: Anh ấy đã nhất quyết ra đi.
nhất trí
- Toàn thể giống nhau, có cùng một ý kiến : Nhận định nhất trí.
nhật báo
- d. (cũ). Báo hằng ngày.
nhật ký
- d. 1. Những điều ghi hằng ngày. 2. Sổ ghi hằng ngày những sự việc và cảm nghĩ : "Nhật ký trong tù" của Hồ Chủ tịch.
nhật thực
- d. Hiện tượng mắt ta thấy vầng Mặt Trời tối đi một phần hoặc hoàn toàn trong một lúc vì bị Mặt Trăng che khuất.
nhậu
- đgt., thgtục 1. Uống: nhậu rượu. 2. Chè chén (uống rượu, bia với thức ăn thường trong thời gian lâu): nhậu lai rai.
nhẹ
- tt, trgt 1. Không nặng: Quan tiền nặng quan tiền chìm, bù nhìn nhẹ bù nhìn nổi (tng). 2. Có tỉ trọng nhỏ: Nhôm là một kim loại nhẹ; Dầu hỏa nhẹ hơn nước. 3. Không nặng nhọc: Công việc nhẹ. 4. ở mức độ thấp: Gió nhẹ; Bước nhẹ. 5. Không nguy hiểm đến tính mệnh: Bệnh nhẹ. 6. Có thể chịu được: Phạt nhẹ. 7. Bị coi thường: Đạo vi tử, vi thần đâu có nhẹ (NgCgTrứ).
nhẹ dạ
- Cg. Nhẹ bụng, nhẹ tính. Nông nổi, ít suy nghĩ : Nhẹ dạ, dễ tin người.
nheo nhóc
- t. (Số đông, thường là trẻ em) ở tình trạng sống thiếu thốn, không được chăm sóc. Cảnh một đàn con nheo nhóc.
nhện
- dt. Động vật chân đốt, thường chăng tơ bắt mồi: con nhện chăng tơ mạng nhện.
nhi đồng
- dt (H. nhi: trẻ em; đồng: con trẻ) Trẻ em: Giáo dục nhi đồng là một khoa học (HCM).
nhi khoa
- Ngành y học chuyên chữa bệnh trẻ em : Bác sĩ nhi khoa.
nhì
- d. (Thứ) hai. Giải nhì. Thứ nhất cày nỏ, thứ nhì bỏ phân (tng.).
nhì nhằng
- tt. 1. (Tia sáng) ngoằn ngoèo, giao chéo nhau: Tia chớp nhì nhằng. 2. Không rạch ròi, tách bạch, có sự mập mờ, nhập nhằng: Sổ sách nhì nhằng không đâu ra đâu cả. 3. ở trạng thái chưa đến nỗi quá kém, còn giữ ở mức duy trì sự tồn tại bình thường: làm ăn nhì nhằng.
nhì nhèo
- đgt Lải nhải nói đi nói lại: Mẹ nó đã túng, nó cứ nhì nhèo xin tiền.
nhĩ
- d. 1. Màng mỏng chắn ngang giữa tai ngoài và tai giữa, rung lên khi tiếng động lọt vào tai. 2. Nh. Tai : Bạt nhĩ.
- d. Lỗ ở diện tẩu thuốc phiện để nhét thuốc vào khi hút.
nhí
- t. (kng.). Bé, nhỏ tuổi. Diễn viên nhí. Các màn ảo thuật làm say mê các khán giả nhí. Bồ nhí*.
nhí nhảnh
- tt. Hồn nhiên, hay nói, cười, thích tung tăng nhảy nhót: Cô gái nhí nhảnh đáng yêu.
nhị
- 1 dt Nhạc khí có hai dây kéo bằng cái mã vĩ: Lẫn tiếng kèn, nhị nôn nao, inh ỏi (Tú-mỡ).
- 2 dt (thực) Bộ phận sinh sản của hoa, mang túi phấn: Trong hồ, gì đẹp bằng sen, lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng (cd); Hoa thơm mất nhị đi rồi, còn thơm đâu nữa mà người ước ao (cd).
- 3 st Hai: Nhất chờ, nhị đợi, tam mong (cd).
nhiệm kỳ
- Thời gian có tính chất chu kỳ trong đó người được bầu thực hiện một nhiệm vụ vì lợi ích chung : Nhiệm kỳ hội đồng nhân dân.
nhiệm mầu
- t. Như mầu nhiệm.
nhiệm vụ
- dt (H. vụ: công việc) Công việc lớn phải gánh vác: Nhiệm vụ của cô giáo, thầy giáo ta rất quan trọng và rất vẻ vang (HCM); Những nhiệm vụ cơ bản và cấp bách về xây dựng Đảng (PhVKhải); Chỉ ra những nhiệm vụ công tác dân vận của Đảng, nhà nước, mặt trận (LKPhiêu).
nhiên liệu
- Nh. Chất đốt : Than Hồng Gai là một nhiên liệu tốt.
nhiếp ảnh
- đg. (dùng phụ sau d., kết hợp hạn chế). Chụp ảnh. Nhà nhiếp ảnh. Nghệ thuật nhiếp ảnh.
nhiệt độ
- dt. 1. Đại lượng chỉ độ nóng của một vật: nước sôi ở 100oC. 2. Nhiệt độ không khí, nói tắt: Nhiệt độ ngoài trời khoảng 30oC.
nhiệt liệt
- trgt (H. liệt: lửa nóng) Với tất cả sự nhiệt tình của mình: Nhân dân khắp thế giới đều nghiêm khắc lên án Mĩ, đều nhiệt liệt ủng hộ ta (HCM).
nhiệt lượng
- Dạng năng lượng truyền từ vật nóng sang vật lạnh.
nhiều
- t. Có số lượng lớn hoặc ở mức cao; trái với ít. Việc nhiều người ít. Đi nhiều nơi. Vui nhiều. Nhiều lúc thấy nhớ nhà. Không ít thì nhiều*.
nhiễu nhương
- tt. ở tình trạng rối ren, hỗn loạn, khó lường trước được sự thế: thời buổi nhiễu nhương.
nhìn
- đgt 1. Chú ý trông: Bà nheo mắt nhìn những giọt nắng vàng (Ng-hồng); Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn (Tố-hữu). 2. Xem xét, nhận định: Nhìn vấn đề một cách khách quan. 3. Trông nom: Bận quá, chẳng nhìn gì đến con. 4. Để mắt tới: Không có thì giờ nhìn đến sách vở. 5. Thừa nhận: Bố nó không nhìn nó nữa. 6. Trông ra, đối diện với: Nhà ông ấy nhìn ra sông.
nhìn nhận
- đg. 1. Nhận thức được : Nhìn nhận sự thật. 2. Cg. Nhìn nhõ. Trông nom săn sóc : Nhìn nhận con cái.
nhịn đói
- đgt Đành không ăn và chịu đói: Đã từng ăn bát cơm đầy, đã từng nhịn đói bảy ngày không ăn (cd).
nhịn nhục
- Đành chịu đựng : Nhịn nhục chờ ngày khá giả.
nhỉnh
- t. (kng.). Lớn hơn, trội hơn một chút về tầm cỡ, kích thước, khả năng, trình độ, v.v. Cô chị nhỉnh hơn cô em. Về trình độ anh ta có phần nhỉnh hơn. // Láy: nhinh nhỉnh (ý mức độ ít).
nhíp
- dt. 1. Đồ dùng gồm hai thanh kim loại mỏng, nhỏ và cứng, có khả năng kẹp, giữ chặt, thường dùng để nhổ râu: nhíp nhổ râu. 2. Lò xo thanh bằng kim loại cong, có tác dụng giảm xóc cho xe: nhíp xe Xe gẫy nhíp.
nhịp
- 1 dt (cn. Dịp) Thời gian thuận tiện: Đó là một nhịp may để tiến hành công việc.
- 2 dt Đoạn cầu ở vào giữa hai cột cầu: Cầu bao nhiêu nhịp thương mình bấy nhiêu (cd).
- 3 dt 1. Quãng cách đều nhau giữa những tiếng đệm mạnh trong một bài nhạc, một hồi trống, hồi chiêng: Ngồi đánh nhịp; Theo nhịp chiêng, nhịp trống ồn ào (Tú-mỡ). 2. Sự kế tiếp đều đặn: Tâm hồn của Nguyễn Trái sống một nhịp với non sông đất nước (PhVĐồng).
nho
- d. Loài cây leo, quả có vị ngọt thường dùng để chế rượu vang.
- d. Người làm thuê đơn từ giấy má ở phủ huyện (xưa).
- d. Người học giả theo triết học Khổng giáo : Nhà nho. Mực nho: Mực đóng thành thỏi rắn, mài với nước để viết bút lông hoặc để vẽ.
nho gia
- d. (cũ). Nhà nho có tên tuổi.
nho giáo
- dt. Học thuyết do Khổng Tử đề xuất nhằm duy trì trật tự xã hội phong kiến: tư tưởng nho giáo.
nho học
- dt (H. học: việc học) Sự học tập nho giáo: Nho học đã trải qua sự hiểu lầm (ĐgThMai).
nho nhã
- Có vẻ con người có học thức.
nho nhỏ
- t. x. nhỏ2 (láy).
nho sĩ
- dt., cũ Người học đạo nho, là trí thức phong kiến.
nhỏ
- 1 tt 1. Có chiều cao, khổ người dưới mức trung bình: Mười tám tuổi mà nhỏ hơn đứa mười lăm; Mèo nhỏ bắt chuột con (tng). 2. Còn ít tuổi: Hồi còn nhỏ, tôi học ở trường làng. 3. Có kích thước hoặc diện tích dưới mức trung bình: Nhà tôi nhỏ hơn nhà anh. 4. Thấp về mặt số lượng hoặc cường độ: Món tiền nhỏ; Ngọn lửa nhỏ; Xí nghiệp nhỏ. 5. Có tầm quan trọng thấp: Chi tiết nhỏ; Cuộc xung đột nhỏ.
- trgt Không to; Không lớn: Nói ; Sản xuất nhỏ.
- dt Người con trai còn ít tuổi hầu hạ trong một gia đình ở xã hội cũ: Một anh chịu khó học tập.
- 2 đgt Làm rơi một chất lỏng xuống từng giọt một: Nhỏ thuốc đau mắt.
nhỏ nhặt
- t. 1. Bé và vụn vặt : Công việc nhỏ nhặt. 2. Hẹp hòi trong cách đối xử, nhìn nhận : Tính khí nhỏ nhặt.
nhỏ nhẻ
- t. (Nói năng, ăn uống) thong thả, chậm rãi với vẻ giữ gìn, từ tốn. Nói năng nhỏ nhẻ như cô dâu mới. Ăn nhỏ nhẻ từng miếng.
nhỏ nhẹ
- tt. (Nói năng) nhẹ nhàng, dễ nghe: ăn nói nhỏ nhẹ.
nhỏ nhen
- tt Hẹp hòi, hay chấp nhất, hay thù vặt: Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen (K).

<< N (2) | N (4) >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 719

Return to top