Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Khoa Học >> Từ điển tiếng Việt

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 49755 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Từ điển tiếng Việt
Nhóm biên soạn

T (9)

tôm
- 1 d. Động vật thân giáp, không có mai cứng, bụng dài, có nhiều chân bơi, sống dưới nước. Đắt như tôm tươi*.
- 2 đg. (thgt.). Bắt gọn (kẻ chống đối, phạm pháp). Tôm được cả lũ. Tên gian đã bị tôm cổ.
tôm he
- dt. Tôm cỡ trung bình, sống ở nước ven biển và vùng nước lợ, thân rộng bản và dẹp, râu ngắn.
tôm hùm
- Cg. Tôm rồng. Loài tôm biển rất to đầu có gai.
tôn
- 1 d. Thép tấm, ít carbon, có tráng mạ kẽm ở bề mặt. Chậu tôn. Nhà lợp tôn.
- 2 đg. 1 Đắp thêm vào để cho cao hơn, vững hơn. Tôn nền. Tôn cao các đoạn đê xung yếu. 2 Nổi bật vẻ đẹp, ưu thế, nhờ sự tương phản với những cái khác làm nền. Hình thức đẹp làm tôn nội dung lên. Màu áo đen càng tôn thêm nước da trắng. 3 Coi là xứng đáng và đưa lên một địa vị cao quý. Tôn làm thầy. Được nghĩa quân tôn làm chủ tướng.
tôn chỉ
- dt. Nguyên tắc chính để một tổ chức, đoàn thể theo đó mà hoạt động: tôn chỉ của một tờ báo.
tôn giáo
- Sự công nhận một sức mạnh coi là thiêng liêng quyết định một hệ thống ý nghĩ tư tưởng của con người về số phận của mình trong và sau cuộc đời hiện tại, do đó quyết định phần nào hệ thống đạo đức, đồng thời thể hiện bằng những tập quán lễ nghi tỏ thái độ tin tưởng và tôn sùng sức mạnh đó.
tôn nghiêm
- t. (Nơi) uy nghi, trang nghiêm, được mọi người hết sức coi trọng. Nơi thờ cúng tôn nghiêm.
tôn sùng
- đgt. Tôn kính và đề cao hết mức: tôn sùng đạo Phật tôn sùng cá nhân tôn sùng lãnh tụ.
tôn ti
- d. (kết hợp hạn chế, không dùng làm chủ ngữ). Trật tự có trên có dưới (nói về thứ bậc, trật tự, trong xã hội). Xoá bỏ mọi tôn ti đẳng cấp phong kiến. Một xã hội có tôn ti trật tự.
tôn trọng
- đgt. 1. Coi trọng và quý mến: tôn trọng thầy cô giáo tôn trọng phụ nữ. 2. Tuân thủ, không coi thường và vi phạm: tôn trọng luật lệ giao thông tôn trọng nội quy kỉ luật.
tồn kho
- Còn lại trong kho : Hàng tồn kho.
tồn tại
- I đg. 1 Ở trạng thái có thật, con người có thể nhận biết bằng giác quan, không phải do tưởng tượng ra. Sự tồn tại và phát triển của xã hội. Không cái gì có thể tồn tại vĩnh viễn. 2 (kết hợp hạn chế). Còn lại, chưa mất đi, chưa được giải quyết. Đang tồn tại nhiều khuyết điểm. Những vấn đề tồn tại chưa được giải quyết.
- II d. 1 Thế giới bên ngoài có được một cách khách quan, độc lập với ý thức của con người. Tư duy và . 2 (kng.). Vấn đề tồn tại (nói tắt). Khắc phục các tồn tại.
tổn hại
- đgt. Làm hư hại, tổn thất lớn: hút thuốc làm tổn hại sức khoẻ tổn hại đến thanh danh.
tổn thất
- Thiệt hại : Quân địch tổn thất nặng nề.
tổn thương
- đg. (hoặc d.). Hư hại, mất mát một phần, không còn được hoàn toàn nguyên vẹn như trước (thường nói về bộ phận của cơ thể hoặc về tình cảm con người). Não bị tổn thương. Làm tổn thương lòng tự trọng. Các tổn thương do bỏng gây ra.
tốn
- 1 dt. Quẻ tốn, một trong tám quẻ bát quái.
- 2 đgt. 1. Hết một số lượng nhất định cho việc gì: tốn một số nguyên vật liệu cho việc sửa chữa ngôi nhà. 2. Mất nhiều, có phần lãng phí: tốn tiền vô ích tiêu tốn tiền quá tốn công hại của.
tốn kém
- Tốn lắm : Ăn tiêu tốn kém.
tông tích
- d. 1 Nguồn gốc, lai lịch của một người. Hỏi cho rõ tông tích, quê quán. Không ai biết tên tuổi, tông tích của ông ta. 2 (id.). Như tung tích (ng. 1). Bị lộ tông tích.
tổng bí thư
- dt. Người đứng đầu ban bí thư hoặc ban chấp hành trung ương của một số chính đảng: Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.
tổng cộng
- Cộng tất cả lại.
tổng đài
- d. Máy nối với một cụm máy điện thoại để dùng chung một đường dây. Gọi điện thoại qua tổng đài.
tổng hành dinh
- dt. Nơi tướng chỉ huy và cơ quan tổng tham mưu đóng.
tổng hội
- Tổ chức gồm nhiều hội thuộc cùng một ngành hoạt động : Tổng hội sinh viên.
tổng hợp
- I đg. 1 Tổ hợp các yếu tố riêng rẽ nào đó làm thành một chỉnh thể; trái với phân tích. Tổng hợp các ý kiến thảo luận. Tổng hợp tình hình. 2 (chm.). Điều chế hợp chất phức tạp từ các chất đơn giản hơn.
- II t. 1 Được chế tạo ra từ những chất đơn giản bằng phản ứng hoá học. Sợi . 2 Bao gồm nhiều thành phần có quan hệ chặt chẽ với nhau, làm thành một chỉnh thể. Môn kĩ thuật tổng hợp. Sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân. Nghệ thuật sân khấu là một nghệ thuật tổng hợp, gồm văn học, hội hoạ, âm nhạc, v.v. 3 Bao gồm nhiều loại, nhiều thứ khác nhau. Cửa hàng bách hoá tổng hợp. Thư viện khoa học tổng hợp.
tổng kết
- đgt. Nhìn nhận, đánh giá chung và rút ra những kết luận về những việc đã làm: tổng kết năm học hội nghị tổng kết công tác hàng năm.
tổng quát
- Nhìn chung toàn bộ vấn đề.
tổng số
- d. Số cộng chung tất cả lại. Tổng số học sinh của trường.
tổng tham mưu
- dt. Cơ quan tham mưu của lực lượng vũ trang cả nước.
tổng tuyển cử
- Cuộc bầu phiếu của toàn dân trong nước để bầu ra Quốc hội.
tống biệt
- đg. (cũ; id.). Tiễn đưa người đi xa. Mấy lời tống biệt.
tống cổ
- đgt., khng. Đuổi đi bằng hành động thô bạo, dứt khoát: tống cổ ra khỏi nhà.
tống giam
- Cg. Tống lao, tống ngục. Nhốt vào nhà giam.
tống ngục
- Nh. Tống giam.
tốp
- d. Nhóm ít người : Đi từng tốp.
tốt
- 1 d. Quân có giá trị thấp nhất trong bàn cờ tướng hoặc bộ tam cúc. Thí con tốt.
- 2 I t. 1 Có phẩm chất, chất lượng cao hơn mức bình thường. Giấy tốt. Vải tốt. Làm việc tốt. 2 Có những biểu hiện đáng quý về tư cách, đạo đức, hành vi, quan hệ, được mọi người đánh giá cao. Tính tốt. Người bạn tốt. Đối xử tốt với mọi người. Gương người tốt, việc tốt. 3 Vừa ý, không có gì làm cho phải phàn nàn. Kết quả tốt. Máy chạy tốt. Đoàn kết tốt với nhau. 4 Thuận lợi, có khả năng mang lại nhiều điều hay. Thời tiết tốt. Không khí trong lành tốt cho sức khoẻ. Triệu chứng tốt. 5 (kết hợp hạn chế). Ở tình trạng phát triển mạnh, biểu hiện có nhiều sức sống (thường nói về cây cỏ). Lúa tốt ngập bờ. Cỏ mọc tốt. Tóc chóng tốt. 6 (kết hợp hạn chế). Đẹp. Văn hay chữ tốt.
- II p. (kng.). Từ biểu thị điều vừa nêu ra, theo người nói nghĩ, là hoàn toàn có khả năng (dùng để trả lời ý hoài nghi, không tin của người đối thoại), nghĩa như "được lắm chứ". Chua thì có chua, nhưng ăn .
tốt bụng
- tt. Có lòng tốt, hay thương người và giúp đỡ người khác: một bà lão tốt bụng rất tốt bụng với bà con hàng xóm.
tốt lành
- Thuận lợi, may mắn : Chúc anh mọi sự tốt lành.
tốt mã
- t. Có cái vẻ bên ngoài đẹp đẽ (thường hàm ý chê). Con gà trống tốt mã. Giẻ cùi tốt mã*.
tốt nghiệp
- đgt. Học xong một chương trình của một cấp học, một khoá học và thi đỗ: thi tốt nghiệp phổ thông trung học luận văn tốt nghiệp đại học.
tốt số
- May mắn : Tốt số lấy được người tháo vát.
tốt tiếng
- Có tiếng tốt, được nhiều người mến chuộng.
tột đỉnh
- d. (không dùng làm chủ ngữ). Đỉnh cao nhất, mức độ cao nhất. Phong trào phát triển đến tột đỉnh.
tột độ
- dt. Mức độ cao nhất của một trạng thái (thường là trạng thái tình cảm): vui sướng đến tột độ căm thù tột độ lòng ham muốn tột độ.

- I.d. 1. Sợi do con tằm hay một số sâu bọ nhả ra : Nhện chăng tơ. 2. Dây đàn làm bằng tơ tằm : Trúc tơ nổi trước kiệu vàng kéo sau (K). 3. Những sợi nhỏ như tơ : Tơ chuối ; Tơ dứa.
- II. t. 1. Nhỏ và mềm : Lông ; Tóc tơ. 2. Non : Vịt tơ. 3. Nói người mới lớn lên : Trai tơ ; Gái tơ.
tơ hồng
- 1 d. Cây kí sinh có thân hình sợi nhỏ, màu vàng hay trắng lục, không có lá, quấn vào cây chủ.
- 2 d. (cũ; vch.). 1 Sợi chỉ đỏ, dùng để biểu trưng cho tình duyên do trời định theo một truyền thuyết Trung Quốc. Lễ tơ hồng (lễ kết hôn). 2 (id.). Ông tơ hồng (nói tắt); Nguyệt Lão. Tế tơ hồng.
tơ tưởng
- đgt. Luôn nghĩ tới, luôn mong mỏi và ao ước thầm lặng: cứ tơ tưởng về chàng trai ấy Đừng tơ tưởng chuyện làm giàu nữa.
tờ
- d. 1. Tấm giấy phẳng mỏng : Tờ báo. 2. Bản giấy có nội dung về công việc : Tờ khai; Tờ trình. 3. Một đồng bạc (thtục) : Mua cái bút máy mất ba tờ.
- Bằng phẳng lặng lẽ như tờ giấy trải ra : Trắng xóa tràng giang phẳng lặng tờ (Bà Huyện Thanh Quan).
tớ
- I d. (kết hợp hạn chế). Đầy tớ (nói tắt). Thầy nào tớ ấy (tng.).
- II đ. Từ dùng để tự xưng một cách thân mật giữa bạn bè còn ít tuổi. mang giúp cậu.
tơi bời
- tt. Tan tành, không còn ra hình thù gì nữa (do bị tàn phá quá mức): Vườn cây tơi bời sau cơn bão đánh cho tơi bời Đang tay vùi liễu dập hoa tơi bời (Truyện Kiều).
tới
- I.đg. 1. Đạt được nơi nhằm làm mục đích cho một chuyến đi, cuộc đi : Tàu tới ga lúc tám giờ. II. g. Giới từ biểu thị : 1. Một giới hạn trong thời gian hay trong không gian : Ô-tô chạy tới bến mới đổ khách. 2. Một điểm xác định dùng làm mốc trong thời gian hay trong không gian : Tôi cũng học cho tới nghỉ hè như các bạn; Đi tới ngã tư kia thì lại hỏi thăm đường ; Đọc báo tới khuya mà vẫn chưa buồn ngủ ; Đạp tới ba mươi cây số vẫn chưa phải nghỉ. III. t. Sắp đến : Tuần tới; Tôi sẽ xuống tàu ở ga tới.
tới lui
- đg. 1 (id.). Như lui tới. 2 Tiến tới, tiến lên hay lùi lại (nói khái quát). Tới lui đều khó. Biết lẽ tới lui, biết đường tiến thoái.
tợn
- tt., khng. 1. Dữ: Con chó trông tợn quá. 2. Bạo dạn, đến mức liều lĩnh, không biết sợ: Mới tí tuổi mà nó tợn lắm, dám một mình đi vào rừng. 3. ở mức độ cao một cách khác thường: Năm nay rét tợn trông có vẻ sang trọng tợn.
tợp
- đg. Uống nhanh : Tợp một hớp nước.
- Tra. đg. 1. Lắp vào cho đúng khớp : Tra cán búa. 2. Đổ vào, nhỏ vào, thêm vào : Tra mắm muối ; Tra thuốc đau mắt.
- TRa. đg. 1. Tìm để hiểu biết : Tra từ điển. 2. Dùng võ lực để bắt cung khai : Tra của ; Tra khẩu cung.
tra
- 1 đg. 1 Cho từng hạt giống vào chỗ đất đã cuốc xới để cho mọc mầm, lên cây. Tra ngô. Tra hạt vừng. 2 Cho một chất nào đó vào trong một vật để tạo ra tác dụng mong muốn. Tra muối vào canh. Tra thuốc đau mắt. Tra dầu mỡ cho máy. Tra gạo vào nồi thổi cơm. 3 Cho một vật nào đó vào cái được làm ra rất khớp để giữ chặt, ôm chặt lấy nó. Tra gươm vào vỏ. Tra mộng tủ. Tra cán dao. Tra chân vào cùm. 4 Lắp, đính một bộ phận phụ nhưng quan trọng nào đó để một vật trở thành hoàn chỉnh. Tra kíp nổ. Áo chưa tra cổ.
- 2 đg. Truy hỏi gắt gao hoặc doạ dẫm, đánh đập nhằm buộc phải khai ra sự thật. Phải tra cho ra. Tra bắt phải khai.
- 3 đg. Tìm một số liệu, một điều cần biết nào đó trong sách chuyên dùng hoặc trong tài liệu được ghi chép, sắp xếp có hệ thống. Tra nghĩa từ trong từ điển. Tra thư mục. Tra sổ. Bảng tra theo vần.
- 4 t. (ph.). Già. Ông tra bà lão.
tra cứu
- đgt. Tìm tòi qua tài liệu, sách báo để có được những thông tin cần thiết: tra cứu sách báo tra cứu hồ sơ tra cứu các tài liệu để xác minh.
tra khảo
- Nh. Tra cứu : Tra khảo điển tích.
- Đánh đập để bắt cung khai : Bị tra khảo mấy cũng không để lộ bí mật.
trà
- 1 d. Búp hoặc lá cây chè đã sao, đã chế biến, để pha nước uống. Pha trà. Ấm trà ngon. Hết tuần trà.
- 2 d. Cây cảnh cùng loại với chè, hoa đẹp màu trắng, hồng hay đỏ.
- 3 d. 1 Tập hợp những cây cùng loại cùng gieo trồng và thu hoạch trong một thời gian, một đợt. Trà lúa sớm. Trà lúa cấy cuối vụ. Trà khoai muộn. 2 (ph.). Lứa tuổi. Hai đứa cùng trà, cùng trật với nhau. Lỡ trà con gái.
trả
- 1 dt. Chim cỡ nhỏ, lông xanh biếc, mỏ lớn và thẳng, nhọn, chuyên bắt cá.
- 2 đgt. 1. Đưa lại cho người khác cái đã vay, mượn của người ấy: trả nợ trả sách cho thư viện. 2. Đưa cho người khác tiền để lấy một vật mua hoặc đổi lấy cái ngang giá: trả tiền mua hàng trả tiền nhà trả lương. 3. Đáp lại tương xứng với điều người khác đã làm đối với mình: trả ơn trả lễ trả thù. 4. Trả giá, nói tắt: thách cả trả nửa.
trả đũa
- (đph) Nh. Trả miếng.
trả lời
- đg. 1 Nói cho người nào đó biết điều người ấy hỏi hoặc yêu cầu. Hỏi câu nào, trả lời câu ấy. Viết thư trả lời. Đúng sai thế nào, thời gian sẽ trả lời (b.). 2 Đáp lại bằng thái độ nào đó. Trả lời sự khiêu khích bằng sự im lặng khinh bỉ.
trả thù
- đgt. Trị lại kẻ thù, bắt phải chịu tai hoạ tương xứng với điều đã gây ra cho mình hoặc người thân của mình: trả thù nhà đền nợ nước trả thù cho đồng đội.
trác táng
- Ham mê sắc dục và chơi bời quá đáng.
trác tuyệt
- t. Cao vượt hẳn lên, không có gì sánh kịp. Lời thơ trác tuyệt. Những thiên tài trác tuyệt.
trạc
- 1 dt. Sọt đan bằng tre hay mây dùng để đựng: lấy trạc đựng đất khiêng đi đổ.
- 2 dt. Khoảng, độ (tuổi nào đó): ông cụ trạc bảy mươi trạc ngoại tứ tuần.
trách
- d. Thứ nồi đất nhỏ, nông và rộng miệng, thường dùng để kho cá.
- đg. Nói lên những điều mình không vừa ý về một người nào : Trách bạn sai hẹn.
trách mắng
- đg. Trách người dưới bằng những lời nói nặng.
trách nhiệm
- dt. Điều phải làm, phải gánh vác hoặc phải nhận lấy về mình: trách nhiệm nặng nề có trách nhiệm đào tạo các cán bộ khoa học trẻ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.
trai
- 1. d. Người đàn ông trẻ tuổi : Các trai làng bảo vệ thôn xóm. 2. t. Nói người thuộc nam giới : Bác trai ; Con trai.
trai trẻ
- d. (hoặc t.). Người con trai trẻ tuổi (nói khái quát). Sức trai trẻ.
trải
- 1 dt. Thuyền nhỏ và dài, dùng trong các cuộc đua thuyền: bơi trải.
- 2 đgt. Mở rộng ra trên bề mặt: trải chiếu trải ga.
- 3 đgt. Đã từng biết, từng sống qua hoàn cảnh nào đó trong cuộc đời: Cuộc đời trải nhiều đắng cay đã trải qua bao nhiêu khó khăn.
trải qua
- Đã từng qua : Trải qua một thời gian nghiên cứu.
trái
- 1 d. (ph.). 1 Quả. Trái chôm chôm. Trái lựu đạn. Trái núi. 2 (kng.). Mìn. Gài trái.
- 2 d. (ph.). Đậu mùa. Lên trái.
- 3 t. 1 Ở cùng một bên với quả tim; đối lập với phải. Bên trái. Rẽ trái. Việc tay trái (việc làm phụ, không phải việc chính). 2 (Mặt) không được coi là chính, thường trông thô, xấu và không được bày ra ngoài (thường nói về hàng dệt); đối lập với phải. Mặt trái của tấm vải. Lộn trái quần áo để phơi. Mặt trái của xã hội (b.).
- 4 t. 1 Không thuận theo, mà ngược lại. Trái lời mẹ dặn. Làm trái ý. Trái ngành trái nghề. Hành động trái với pháp luật. 2 (id.; thường dùng đi đôi với phải). Ngược với lẽ phải. Phân rõ phải trái, đúng sai. 3 (kết hợp hạn chế). Không bình thường, ngược lại với thói thường, với quy luật. Nắng trái tiết. Luồng gió trái.
trái khoáy
- tt. Ngược với lẽ thường, gây nên những hệ quả không tốt: làm ăn trái khoáy Thời tiết năm nay trái khoáy thật.
trái mùa
- t. 1. Sinh ra không đúng mùa : ổi trái mùa. 2.
- Không hợp thời : Ăn mặc .
trái nghĩa
- t. Có nghĩa trái ngược nhau. "Sống - chết", "tốt - xấu", "nam - nữ" là những cặp từ trái nghĩa.
trái phép
- tt. Trái với điều được luật pháp cho phép làm: hành động trái phép buôn bán trái phép xây dựng trái phép.
trái xoan
- Nói mặt hình bầu dục như quả xoan.
trại
- 1 d. 1 Lều dựng để ở tạm tại một nơi chỉ đến một thời gian rồi đi. Cắm trại bên bờ suối. Bộ đội nhổ trại, tiếp tục hành quân. 2 Khu dân cư mới lập ra hoặc khu nhà xây cất riêng, có tính chất biệt lập, để khẩn hoang, chăn nuôi, v.v. Dựng trại, lập ấp để khai hoang. Xóm trại. Trại chăn nuôi. Trại nhân bò giống. 3 Nơi tổ chức để nhiều người đến ở tập trung trong một thời gian theo một yêu cầu nhất định. Nghỉ ở trại an dưỡng. Trại giam.
- 2 t. (Nói) chệch âm đi một chút một cách có ý thức. Nói trại tiếng Huế. "Bình" được nói trại thành "bường" do kiêng huý.
tràm
- dt. Cây mọc thành rừng trên đất phèn Nam Bộ và Trung Bộ, thân gỗ, vỏ trắng xốp, bong mảng, cành trắng nhạt, lá mọc cách hình dải thuôn, dày, cứng, lá non hai mặt màu khác nhau, hoa trắng vàng, dùng làm củi và đóng đồ thường (gỗ), xảm thuyền (vỏ), cất dầu (lá).
trảm
- đg. Chém đầu : Xử trảm. Tiền trảm hậu tấu. Nói quan lại phong kiến được quyền chém trước rồi mới tâu lên vua sau.
trám
- 1 d. Tên gọi chung nhiều cây to cùng họ, có nhựa thường dùng để làm hương, một số loài có quả ăn được. Rừng trám.
- 2 đg. 1 Miết nhựa hoặc nói chung chất kết dính để làm cho kín, cho gắn chặt lại với nhau. Trám thuyền. Trám khe hở bằng ximăng. Đút lót tiền để trám miệng lại (kng.; b.). 2 (ph.). Chặn bít lại các ngả đường. Công an trám hai đầu đường lùng bắt tội phạm.
trạm
- dt. 1. Nhà, nơi bố trí dọc đường để làm nhiệm vụ nào đó: trạm giao liên trạm gác trạm kiểm soát phu trạm. 2. Cơ sở của một số cơ quan chuyên môn đặt ở địa phương: trạm bưu điện trạm máy kéo trạm kiểm lâm.
tràn
- d. Đồ đan thưa bằng nan tre để đặt bánh tráng lên phơi cho khô.
- d. Nơi chứa hàng : Tràn than.
- đg. 1. Chảy ra ngoài miệng hoặc bờ vì đầy quá : Nước tràn qua mặt đê. 2. Tiến vào ào ạt : Giặc tràn vào cướp phá.
- Cg. Tràn cung mây. Ph. Bừa bãi, không mức độ, không điều độ : Chơi tràn : Uống tràn. Tràn cung mây. Nh. Tràn : Chơi tràn cung mây ; Uống tràn cung mây.
tràn trề
- t. Có nhiều đến mức thấy như không sao chứa hết được mà phải để tràn bớt ra ngoài. Nước mương chảy tràn trề khắp cánh đồng. Cây cỏ mùa xuân tràn trề nhựa sống (b.). Khuôn mặt tràn trề hạnh phúc (b.).
trán
- dt. Phần trên của mặt từ chân tóc đến lông mày: vầng trán rộng trán nhiều nếp nhăn.
trang
- d. 1. Một mặt của tờ giấy trong sách, vở, báo... : Vở một trăm trang. 2. Những điều ghi trong một trang : Chép một trang sách.
- d. Loài cây nhỡ, cùng họ với cà phê, hoa hình ống đài mọc thành cụm ở ngọn cành, màu trắng, đỏ, hoặc vàng.
- Từ đặt trước những danh từ chỉ người có tài, đức... : Trang nam nhi ; Trang hào kiệt.
- 1. đg. Trộn lại, đảo lại thứ tự : Trang thóc khi phơi cho khô đều ; Trang bài. 2. d. Dụng cụ gồm một mảnh ván lắp vào một cái cán, dùng để trang thóc.
- đg. Nh. Trang trải : Đã trang xong món nợ.
trang bị
- I đg. Cung cấp cho mọi thứ cần thiết để có thể hoạt động. Trang bị vũ khí. Trang bị máy móc. Những kiến thức được trang bị ở nhà trường.
- II d. Những thứ được (nói tổng quát). Kiểm tra lại trang bị trước khi hành quân. Các trang bị hiện đại.
trang điểm
- đgt. Dùng son phấn, quần áo, đồ trang sức để làm cho vẻ người đẹp hẳn lên: trang điểm cho cô dâu biết cách trang điểm Lấy chồng cho đáng tấm chồng, Bõ công trang điểm má hồng răng đen (cd.).
trang hoàng
- Bày biện tô điểm cho đẹp mắt : Trang hoàng nhà cửa.
trang nghiêm
- t. Có những hình thức biểu thị thái độ hết sức coi trọng, tôn kính. Lễ truy điệu trang nghiêm. Không khí trang nghiêm. Lời thề trang nghiêm.
trang sức
- đgt. Làm đẹp và sang trọng hơn vẻ bên ngoài của con người bằng cách đeo, gắn thêm những vật quý, hiếm: đồ trang sức bằng vàng bạc.
trang trí
- Xếp đặt, bày biện cho đẹp : Trang trí phòng họp.
trang trọng
- t. Tỏ ra hết sức trân trọng. Sự đón tiếp trang trọng. Những lời trang trọng. Bài đăng ở vị trí trang trọng trên trang đầu tờ báo.
tràng giang đại hải
- Dài dòng, lôi thôi, thiếu tính rành mạch, gọn gàng: Diễn giả phát biểu tràng giang đại hải, nhiều người chán bỏ ra về.
tráng
- d. Người con trai khỏe mạnh, không có chức vị trong xã hội cũ.
- đg. 1. Dúng hoặc giội nước lần cuối cùng cho sạch : Tráng bát. 2. Đổ thành một lớp mỏng : Tráng bánh cuốn ; Tráng trứng. 3. Phủ một lớp mỏng khắp bề mặt : Tráng gương ; Tráng men.
tráng lệ
- t. Đẹp lộng lẫy (thường nói về công trình kiến trúc). Những cung điện tráng lệ. Một thành phố tráng lệ.
tráng miệng
- đgt. ăn một ít hoa quả hay đồ ngọt ngay sau bữa cơm: ăn quả chuối tráng miệng.
trạng thái
- d. 1. Cách tồn tại của một vật xét về những mặt ít nhiều đã ổn định, không đổi : Các thiên thể ở trạng thái không ngừng chuyển động. 2. Cg. Thể. Cách tồn tại của một vật tùy theo độ liên kết chặt chẽ hay lỏng lẻo giữa các phân tử của nó : Ba trạng thái của vật chất là các trạng thái rắn, lỏng và khí.
tranh
- 1 d. 1 (thường nói cỏ tranh). x. cỏ tranh. 2 Tấm kết bằng cỏ tranh, rạ, v.v. để lợp nhà. Cắt rạ đánh tranh. Túp lều tranh (lợp bằng tranh). Nhà tranh, vách đất.
- 2 d. Tác phẩm hội hoạ phản ánh hiện thực bằng đường nét và màu sắc. Tranh phong cảnh. Tranh Tết*. Tranh cổ động. Đẹp như tranh (rất đẹp).
- 3 đg. 1 Tìm cách giành lấy, làm thành của mình. Tranh mồi. Tranh công. Tranh giải vô địch. 2 Tìm cách làm nhanh việc gì đó trước người khác, không để cho người khác kịp làm. Mua tranh hàng. Tranh nhau hỏi.
tranh cãi
- đgt. Bàn cãi để phân rõ phải trái, đúng sai: một vấn đề đang được tranh cãi sôi nổi tranh cãi để đi đến thống nhất ý kiến.
tranh cử
- ứng cử để giành đa số phiếu về mình và hòng đánh bại người khác.
tranh đua
- đg. (id.). Đua tranh.
tranh luận
- dt. Bàn cãi có phân tích lí lẽ để tìm ra lẽ phải: Các ý kiến được đưa ra tranh luận tranh luận sôi nổi.
tranh thủ
- đg. 1. Cố gắng lôi cuốn về phía mình : Tranh thủ các nước trung lập. 2. Sử dụng một khoảng thời gian để làm một việc đáng lẽ phải làm vào lúc khác : Tranh thủ giờ nghỉ đi mua vé đá bóng.
tránh
- đg. 1 Tự dời chỗ sang một bên để khỏi làm vướng nhau, khỏi va vào nhau. Đứng tránh sang bên đường cho xe đi. Ngồi tránh sang bên phải. Hai xe tránh nhau. 2 Chủ động làm cho mình khỏi phải tiếp xúc hoặc khỏi phải chịu tác động trực tiếp của cái gì đó không hay, không thích. Ông ta tránh hắn, không cho gặp. Vào quán tránh mưa. Tránh đòn. Quay đi để tránh cái nhìn. 3 Chủ động làm cho điều không hay nào đó không xảy ra với mình. Tránh lãng phí. Tránh những hi sinh không cần thiết. Thất bại không tránh khỏi. 4 (dùng trước một đg. khác). Tự giữ không làm điều gì đó. Phê bình, tránh đả kích. Tránh không nói đến vấn đề đó. Tránh làm cho người bệnh xúc động mạnh.
tránh tiếng
- đgt. Tránh cho mình khỏi bị mang tiếng: nhờ người khác giúp để tránh tiếng thiên vị người nhà không đến ăn uống để tránh tiếng.
trao
- đg. 1. Đưa tay, chuyển đến : Trao tiền ; Trao thư. 2. Giao phó : Trao quyền ; Trao nhiệm vụ.
trao đổi
- đg. 1 Chuyển qua lại cho nhau những vật tương đương nào đó (nói khái quát). Trao đổi thư từ. Trao đổi hàng hoá. Trao đổi tù binh. Trao đổi ý kiến. 2 (kng.). Trao đổi ý kiến (nói tắt). Có vấn đề cần trao đổi.
trao tay
- Đưa tận tay : Trao tay lá thư.
trào
- 1 (ph.; cũ). x. triều2.
- 2 đg. 1 Chảy tràn ra, do dâng lên quá miệng của vật đựng. Nước sôi trào. Nồi cháo sắp trào. Nước mắt trào ra. 2 Cuộn dâng lên một cách mạnh mẽ. Sóng biển trào lên. Uất ức trào lên tận cổ (b.).
trào lưu
- dt. Xu hướng, luồng tư tưởng lôi cuốn đông đảo người tham gia, ủng hộ: trào lưu tư tưởng mới trào lưu văn học lãng mạn.
trào phúng
- Dừng lời hay câu văn mỉa mai, chua chát để chế giễu những thói rởm : Văn trào phúng.
tráo trở
- t. (hay đg.). Dễ dàng thay đổi, làm trái lại điều đã nói, đã hứa, đã cam kết. Lòng dạ tráo trở khôn lường. Đề phòng sự tráo trở.
tráp
- dt. Đồ dùng hình hộp nhỏ bằng gỗ, thời trước thường dùng để đựng giấy tờ, các vật quý, trầu cau: tráp bạc tráp cau cắp tráp theo hầu.
trát
- d. Giấy truyền lệnh của quan (cũ) : Lính lệ cầm trát về làng bắt phu.
trau chuốt
- đg. Sửa sang, tô điểm cẩn thận từng chi tiết cho hình thức đẹp hơn. Ăn mặc trau chuốt. Trau chuốt câu văn.
trau dồi
- đgt. Rèn luyện, bồi dưỡng, làm cho ngày càng tốt hơn: trau dồi kiến thức trau dồi đạo đức trau dồi tư tưởng.
trắc
- d. Loài cây thuộc họ đậu gỗ mịn thớ, màu sẫm, có vân đen, dùng làm đồ đạc.
- d. Từ chỉ thanh của những từ ký âm bằng những chữ có dấu sắc, hỏi, ngã, nặng : "tính", "tỉnh", "tĩnh" "tịnh" là những từ trắc.
trắc địa học
- d. Khoa học nghiên cứu hình thể, kích thước Trái Đất và cách vẽ hình thế mặt đất lên bản đồ.
trắc nghiệm
- đgt. Khảo sát và đo lường khi làm các thí nghiệm trong phòng.
trặc
- (đph) t. Sai xương : Trặc tay trặc chân.
trăm
- d. 1 Số đếm, bằng mười chục. Năm trăm đồng. Trăm hai (kng.; một trăm hai mươi, nói tắt). Bạc trăm (có số lượng nhiều trăm). 2 Số lượng lớn không xác định, nói chung. Bận trăm việc. Trăm mối bên lòng. Khổ trăm đường. Trăm nghe không bằng một thấy (tng.). 3 (kết hợp hạn chế). Số lượng nhiều, không xác định, nhưng đại khái là tất cả. Trăm sự nhờ anh.
trăn
- dt. Rắn lớn sống ở rừng, không có nọc độc, còn di tích chân sau, có thể bắt cả những con thú khá lớn: Trong vườn bách thú có cả trăn, cá sấu nữa.
trăn trở
- (đph). 1. đg. Lật đi lật lại : Trăn trở quần áo cho chóng khô. 2. Nh. Trằn trọc : Trăn trở suốt đêm không chợp mắt.
trằn trọc
- đg. Trở mình luôn, cố ngủ mà không ngủ được vì có điều phải lo nghĩ. Nằm trằn trọc chờ trời sáng. Trằn trọc mãi mới chợp mắt được một lúc.
trăng
- dt. 1. Mặt Trăng, vật phát sáng lớn nhất, nhìn thấy về ban đêm, nhất là vào dịp ngày rằm: Trăng sáng vằng vặc Trăng tròn lại khuyết. 2. Tháng: lúa ba trăng rượu ba trăng. 3. Tháng âm lịch: Ngày hẹn về cuối trăng.
trăng gió
- Tình yêu hời hợt của người lẳng lơ : Trước còn trăng gió sau ra đá vàng (K) .
trắng
- t. 1 Có màu như màu của vôi, của bông. Vải rất trắng. Để trắng, không nhuộm. Nước da trắng. Trời đã sáng trắng. 2 Có màu sáng, phân biệt với những cái cùng loại mà sẫm màu hoặc có màu khác. Đường cát trắng. Rượu trắng. Kính trắng. Người da trắng. 3 (kết hợp hạn chế). Hoàn toàn không có hoặc không còn gì cả. Chỉ có hai bàn tay trắng. (Mùa màng bị) mất trắng*. Không làm được bài, bỏ trắng. Bị thua hai bàn trắng (không gỡ được bàn nào cả). Thức trắng hai đêm liền (hoàn toàn không ngủ). 4 (Nói) rõ hết sự thật, không che giấu gì cả. Tuyên bố trắng với mọi người. Nói trắng ra*. 5 (chm.). (Nốt nhạc) có độ dài bằng hai nốt đen hoặc một nửa nốt tròn. La trắng. // Láy: trăng trắng (ng. 1; ý mức độ ít).
trắng bạch
- tt. Trắng thuần một màu: trắng bạch như vôi.
trắng dã
- Nói mắt nhiều lòng trắng quá : Mắt trắng dã, môi thâm sì.
trắng đục
- Trắng lờ lờ như sữa : Mặt kính cửa sổ trắng đục.
trắng ngà
- t. Trắng màu ngà voi, hơi vàng, trông đẹp. Tấm lụa trắng ngà.
trắng ngần
- tt. Trắng trong và bóng đẹp: hạt gạo trắng ngần nước da trắng ngần.
trắng tay
- Hết cả, không còn gì : Trắng tay sau canh bạc.
trắng toát
- t. Trắng lắm, đập mạnh vào mắt mọi người. Đầu quấn băng trắng toát.
trắng trợn
- tt. Ngang ngược, thô bạo và quá sỗ sàng: cướp giật trắng trợn giữa ban ngày vu cáo trắng trợn.
trâm
- d. 1. Đồ trang sức dùng để cài chặt mái tóc phụ nữ. 2. Thứ kim dùng để cài mũ vào mái tóc (cũ).
trầm
- 1 d. Trầm hương (nói tắt). Đốt trầm. Hương trầm. Gỗ trầm.
- 2 I đg. (ph.). Chìm, hoặc làm cho chìm ngập dưới nước. Thuyền bị trầm. Trầm người dưới nước đến ngang ngực.
- II t. (ph.). (Ruộng) trũng, ngập nước. Cánh đồng .
- 3 t. 1 (Giọng, tiếng) thấp và ấm. Giọng trầm. Tiếng nhạc khi trầm khi bổng. Hát ở bè trầm. 2 Có biểu hiện kém sôi nổi, kém hoạt động. Phong trào của đơn vị còn trầm. Người trầm tính.
trầm hương
- dt. 1. Cây to, lá dài, gỗ màu vàng nhạt, có thớ đen, dùng làm hương và làm thuốc. 2. Gỗ trầm hương dùng để làm hương, làm thuốc: đốt trầm hương cho thơm cửa thơm nhà.
trầm mặc
- Lặng lẽ, ít nói, có vẻ luôn luôn suy nghĩ : Tính người trầm mặc.
trầm trọng
- t. Ở tình trạng có thể dẫn tới hậu quả hết sức tai hại. Bệnh tình trầm trọng, có thể tử vong. Cuộc khủng hoảng trầm trọng. Mắc khuyết điểm trầm trọng.
trân
- tt. 1. Trơ trơ, không biết hổ thẹn: đã làm sai rồi còn trân cái mặt đứng đó. 2. Ngây ra, không có cử động, phản ứng gì: đứng chết trân, lặng người.
trân châu
- Ngọc trai quý.
trân trọng
- đg. Tỏ ý quý, coi trọng. Trân trọng tiếng nói dân tộc. Tấm ảnh được giữ gìn trân trọng như một báu vật. Xin gửi lời chào trân trọng.
trần
- 1 dt. Trần gian, cõi đời: sống ở trên trần từ giã cõi trần.
- 2 I. tt. 1. Để lộ nửa phần trên của cơ thể do không mặc áo: cởi trần mình trần. 2. Để lộ cả ra, không che, bọc: đi đầu trần giữa nắng cánh tay trần. 3. Lộ nguyên hình, chân tướng, không còn bị che đậy, giấu giếm: vạch trần sự dối trá lột trần bộ mặt của chúng. 4. ở trạng thái không có cái che chắn, bảo hiểm: đi ngựa trần (không có yên) nằm trần, không chiếu chăn, mùng màn. II. pht., khng. Chỉ có như thế, không có gì khác nữa: Trên người chỉ trần một chiếc áo lót.
trần gian
- Cg. Trần thế. Cõi đời, đối với cõi tiên.
trần tình
- đg. (cũ). Trình bày với bề trên nỗi lòng hoặc ý kiến riêng của mình. Trần tình nỗi oan ức. Dâng biểu trần tình.
trần trụi
- tt. Phơi bày hết tất cả ra, hoàn toàn không có gì che phủ: thân mình trần trụi ngọn đồi trọc trần trụi.
trần truồng
- Lộ toàn thân thể không mặc quần áo.
trấn an
- đg. Làm cho yên lòng, hết hoang mang lo sợ. Trấn an tinh thần.
trấn áp
- đgt. 1. Dùng bạo lực, uy quyền dẹp sự chống đối: trấn áp cuộc bạo loạn trấn áp các lực lượng phản động. 2. Kìm nén, dẹp những xúc cảm nội tâm bằng sự tự chủ của bản thân: trấn áp những tư tưởng vị kỉ.
trấn giữ
- đg. Bảo vệ nơi xung yếu chống mọi sự xâm chiếm, xâm nhập. Đóng quân trấn giữ ở cửa ngõ biên thuỳ.
trấn tĩnh
- đgt. Giữ cho bình tĩnh, cho khỏi bối rối: cố trấn tĩnh cho khỏi lúng túng.
trận
- d. 1. Cuộc đánh trong quá trình chiến tranh : Được trận. 2. Cái bất thình lình nổi lên mạnh : Trận bão ; Trận cười ; ốm một trận. 3. Cuộc xử trí ráo riết : Mắng cho một trận ; Trận đòn.
trận địa
- d. Khu vực địa hình dùng để bố trí lực lượng chiến đấu. Trận địa pháo. Lọt vào trận địa.
trận tuyến
- dt. 1. Đường ranh giới bố trí lực lượng giữa hai bên giao chiến: giữ vững trận tuyến chọc thủng trận tuyến. 2. Tổ chức tập hợp rộng rãi các lực lượng cùng đấu tranh vì mục đích chung: thành lập trận tuyến chống phát xít.
trâng tráo
- Trái với lịch sự thông thường, trắng trợn : Vào nhà lạ mà trâng tráo, không chào hỏi ai ; Can thiệp một cách trâng tráo vào công việc nội bộ của nước khác.
trập trùng
- t. Có hình thể lớp lớp nối tiếp nhau thành dãy dài và cao thấp không đều. Đồi núi trập trùng.
trật
- 1 dt. Bậc, cấp bậc, phẩm hàm thời phong kiến: giáng một trật thăng trật.
- 2 I. đgt. Bị ra khỏi vị trí vốn khớp chặt với vật khác: Xe lửa trật bánh. II. tt. Không đúng, không trúng: đoán trật bắn trật mục tiêu.
trật tự
- 1. Hàng lối trước sau, trên dưới : Giữ trật tự trong khi tập hợp. Rút lui có trật tự. Rút lui theo kế hoạch định trước (thường dùng với ý mỉa mai). 2. Chế độ do chính quyền qui định để gìn giữ sự an ninh : Bảo vệ trật tự trị an.
trâu
- d. Động vật nhai lại, sừng rỗng và cong, lông thưa và thường đen, ưa đầm nước, nuôi để lấy sức kéo, ăn thịt hay lấy sữa. Khoẻ như trâu.
trâu nước
- dt. Hà mã.
trầu
- d. Miếng cau, lá trầu không, vỏ và vôi nhai với nhau : Miếng trầu làm đầu câu chuyện (tng) .
trấu
- d. Lớp vỏ cứng đã tách ra của hạt thóc. Bếp đun trấu. Muỗi như trấu (nhiều vô kể).
trầy
- tt. Sầy: trầy da.
tre
- d. Loài cây cao thuộc họ lúa, thân rỗng, mình dày, cành có gai, thường dùng để làm nhà, rào giậu, đan phên, làm lạt...
trẻ
- I t. 1 Ở vào thời kì còn ít tuổi đời, đang phát triển mạnh, đang sung sức. Thời trẻ. Thế hệ trẻ. Một người trẻ lâu. Sức còn trẻ. 2 Còn mới, tồn tại, hoạt động chưa lâu như những cái, những người cùng loại. Nền công nghiệp trẻ. Những cây bút trẻ. Trẻ tuổi nghề.
- II d. Đứa bé, đứa nhỏ (nói khái quát). Có tiếng khóc. Lũ trẻ. Yêu trẻ. Nuôi dạy trẻ.
trẻ con
- I. dt. Bọn trẻ nhỏ nói chung: Trẻ con ở đây ngoan lắm. II. tt. Có tính chất như trẻ con: Nó vẫn còn trẻ con lắm chuyện trẻ con.
trẻ trung
- Có tính thanh niên : Tính nết trẻ trung.
treo
- đg. 1 Làm cho được giữ chặt vào một điểm ở trên cao, và để cho buông thõng xuống. Móc áo treo vào tủ. Các nhà đều treo cờ. Chó treo mèo đậy (tng.). 2 Làm cho được cố định hoàn toàn ở một vị trí trên cao, dựa vào một vật khác. Treo bảng. Treo biển. Tường treo nhiều tranh ảnh. 3 Nêu giải thưởng. Treo giải. Treo tiền thưởng lớn cho ai bắt được hung thủ. 4 (kng.; kết hợp hạn chế). Tạm gác, tạm đình lại trong một thời gian. Treo bằng (tạm thời chưa cấp hoặc tạm thời thu lại). Vấn đề treo lại, chưa giải quyết (kng.).
treo giải
- đgt. Đặt giải thưởng cho người khác dự thi tài hoặc làm việc gì vốn rất khó khăn giúp mình: treo giải cờ treo giải vật treo giải cho ai bắt tội phạm.
trèo
- đg. 1. Leo lên bằng cách bám bằng tay chân : Trèo cây. 2. Bước lên cao : Trèo núi ; Trèo thang.
trèo trẹo
- t. Từ mô phỏng tiếng cọ, xiết mạnh của hai vật cứng nghiến vào nhau. Nghiến răng trèo trẹo. Xích sắt xe tăng nghiến trèo trẹo trên mặt đường.
tréo ngoe
- tt., khng. đphg. 1. Tréo khoeo, không thẳng: nằm tréo ngoe. 2. Tréo cẳng ngỗng, ngược lại hết: làm tréo ngoe.
trẹo
- ph. 1. Lệch về một bên : ảnh treo trẹo. 2 .Nh. Trệch, ngh .2 : Không trẹo bữa cỗ nào.
trét
- đg. Làm cho kín bằng cách nhét một chất dính vào chỗ hở, rồi miết kĩ. Trét kín các kẽ hở. Trét thuyền.
trễ
- 1 đgt. Bị sa xuống, tụt xuống hơn bình thường: Môi trễ xuống Quần trễ rốn.
- 2 tt. Chậm, muộn: bị trễ tàu đến họp trễ giờ.
trễ nải
- Biếng nhác và để công việc kéo dài không chịu làm : Học hành trễ nải.
trên
- I d. Từ trái với dưới. 1 Phía những vị trí cao hơn trong không gian so với một vị trí xác định nào đó, hay so với các vị trí khác nói chung. Máy bay lượn trên thành phố. Trên bến dưới thuyền. Đứng trên nhìn xuống. Nhà anh ấy ở trên tầng năm. 2 Vùng địa lí cao hơn so với một vùng xác định nào đó, hay so với các vùng khác nói chung. Trên miền núi. Từ trên Lạng Sơn về (Hà Nội). Mạn trên. 3 Phía những vị trí ở trước một vị trí xác định nào đó, hay so với các vị trí khác nói chung, trong một trật tự sắp xếp nhất định. Hàng ghế trên. Đọc lại mấy trang trên. Như đã nói ở trên. Trên phố. Làng trên xóm dưới. 4 Phía những vị trí cao hơn so với một vị trí xác định nào đó, hay so với các vị trí khác nói chung, trong một hệ thống cấp bậc, thứ bậc. Học sinh các lớp trên. Các tầng lớp trên trong xã hội. Thừa lệnh trên. Công tác trên tỉnh. 5 Mức cao hơn hay số lượng nhiều hơn một mức, một số lượng xác định nào đó. Sức khoẻ trên trung bình. Một người trên bốn mươi tuổi. Sản lượng trên mười tấn.
- II k. 1 (dùng sau lên). Từ biểu thị điều sắp nêu ra là đích nhằm tới của một hoạt động theo hướng từ thấp đến cao; trái với dưới. Trèo lên ngọn cây. Nhìn lên trên trần nhà. Bay vút lên trên trời cao. 2 Từ biểu thị điều sắp nêu ra là vị trí của vật được nói đến ở sát bề mặt của một vật nào đó đỡ từ bên dưới, hay sát bề mặt ở phía có thể nhìn thấy rõ. Sách để trên bàn. Ảnh treo trên tường. Thạch sùng bò trên trần nhà. Vết sẹo trên trán. In trên trang đầu của báo. 3 Từ biểu thị điều sắp nêu ra là nơi diễn ra của hoạt động, sự việc được nói đến. Gặp nhau trên đường về. Nghe giảng trên lớp. Tranh luận trên báo. Phát biểu trên tivi. 4 Từ biểu thị điều sắp nêu ra là cơ sở quy định phạm vi, nội dung, tính chất của hoạt động, nhận thức, ý kiến được nói đến. Phê bình trên tình bạn. Nhận thấy trên thực tế. Đồng ý trên nguyên tắc. Đứng trên quan điểm. Dựa trên cơ sở. Điểm 3 trên 10.
trệt
- (Nói về nhà ở) ở dưới cùng, sát đất: nhà trệt tầng trệt.
trêu
- đg. Cg. Trêu ghẹo. Làm cho người khác bực mình bằng những trò tinh nghịch hoặc bằng những lời châm chọc : Trêu trẻ con.
- CHọC Làm cho tức giận, khiêu khích : Trêu chọc bạn.
trêu ngươi
- đg. Trêu tức và làm bực mình một cách cố ý. Càng bảo thôi càng làm già như muốn trêu ngươi. Con tạo khéo trêu ngươi!
tri ân
- Biết ơn : Huống chi việc cũng việc nhà, Lựa là thâm tạ mới là tri ân (K).
tri giác
- d. (hoặc đg.). Hình thức của nhận thức cao hơn cảm giác, phản ánh trực tiếp và trọn vẹn sự vật, hiện tượng bên ngoài với đầy đủ các đặc tính của nó.
tri kỷ
- l. d. Người bạn rất thân, hiểu biết mình : Đôi bạn tri kỷ 2. đg. Nói chuyện tâm tình : Hai người tri kỷ với nhau hàng giờ.
tri thức
- d. Những điều hiểu biết có hệ thống về sự vật, hiện tượng tự nhiên hoặc xã hội (nói khái quát). Tri thức khoa học. Nắm vững tri thức nghề nghiệp.
trì hoãn
- đgt. Để chậm lại, chưa làm ngay: Việc rất gấp, không thể trì hoãn được.
trí
- d. 1. Mỗi mặt của trí tuệ : Trí phê phán ; Trí tưởng tượng ; Trí nhớ. 2. Sự suy nghĩ : Để trí vào việc làm cho chóng xong. 3. Khả năng suy xét nhận thức : Người mất trí không hiểu biết gì.
- DụC Bộ phận của giáo dục nhằm bồi dưỡng tri thức và tư t?
trí khôn
- d. Khả năng suy nghĩ và hiểu biết.
trí lực
- dt. Năng lực trí tuệ: tập trung trí lực vào công việc phát triển trí lực cho công việc.
trí nhớ
- Khả năng ghi lại trong óc những điều đã biết . Bồi dưỡng trí nhớ.
trí óc
- d. Óc của con người, coi là biểu trưng của khả năng nhận thức, tư duy. Mở mang trí óc. Trí óc minh mẫn. Lao động trí óc.
trí thức
- dt. 1. Người chuyên làm việc, lao động trí óc: tầng lớp trí thức một trí thức yêu nước. 2. Tri thức.
trí tuệ
- Phần suy nghĩ, tư duy của con người, bao gồm những khả năng tưởng tượng, ghi nhớ, phê phán, lý luận, thu nhận tri thức... có thể tiến lên tới phát minh khoa học, sáng tạo nghệ thuật.

<< T (8) | T (10) >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 748

Return to top