trưng bày
- đgt. Bày ở nơi trang trọng cho mọi người xem để tuyên truyền, giới thiệu: phòng trưng bày hiện vật trưng bày hàng hoá, sản phẩm mới.
trưng dụng
- Nói cơ quan chính quyền sử dụng nhà máy, vật dụng của tư nhân vào việc chung : Trưng dụng ô-tô.
trưng thu
- đg. (Cơ quan nhà nước) buộc tư nhân hoặc tập thể phải giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho nhà nước.
trừng
- đgt. Mở to mắt và nhìn xoáy vào để biểu lộ sự tức giận, sự hăm doạ: trừng mắt ra hiệu con không được ăn nói buông tuồng với người lớn.
trừng phạt
- Trị người có tội : Trừng phạt bọn lưu manh.
trừng trị
- đg. Dùng hình phạt đích đáng trị kẻ có tội lớn. Trừng trị kẻ chủ mưu. Hành động kẻ cướp bị trừng trị đích đáng.
trứng
- dt. Khối tròn hay hình bầu dục do động vật cái đẻ ra, sau có thể nở thành con: trứng gà trứng chim trứng cá Mưa xuống, ếch ra đẻ trứng.
trứng cá
- Mụn nhỏ lấm tấm thường mọc trên da mặt người.
trứng nước
- (vch.). (Trẻ con) ở thời kì mới sinh ra chưa được bao lâu, đang còn non nớt, thơ dại, cần được chăm chút, giữ gìn. Dạy bảo con từ khi còn trứng nước.
trước
- I. dt. 1. Phía thẳng theo tầm mắt: trước mặt. 2. Phía chính diện, mặt chính của sự vật: trước nhà đi cổng trước. 3. Phía gần sát vị trí, giới hạn nào đó: ngồi hàng ghế trước đứng ở hàng trước. 4. Khoảng thời gian chưa đến một thời điểm làm mốc hay diễn ra hoạt động nào đó: báo cho biết trước về nhà trước khi trời sáng từ trước đến nay. II. lt. Từ biểu thị hoàn cảnh, tình hình thực tế, trong đó xảy ra hoạt động, phản ứng nào đó: trước tình thế nguy ngập trước cảnh thương tâm.
trước đây
- Thời gian đã qua so với bây giờ : Trước đây, nông dân làm ăn cá thể.
trước khi
- Khi sắp hoặc chưa làm một việc gì : Trước khi ăn cơm phải rửa tay.
trước nhất
- d. (id.). Như trước hết.
trước tiên
- dt. Trước mọi cái khác; đầu tiên: về đích trước tiên Trước tiên anh phải nhìn lại mình đã.
trườn
- đg. Nhoai về phía trước : Em bé trườn lên lấy quả bóng.
trương
- 1 (ph.). x. trang3.
- 2 đg. cn. chương. Ở trạng thái căng phình lên vì hút nhiều nước. Cơm trương. Chết trương. Trương phềnh phềnh.
- 3 đg. 1 (cũ). Giương. Trương buồm ra khơi. Trương cung. Trương mắt nhìn. 2 Giương cao, căng rộng ra để cho mọi người nhìn thấy. Đoàn tuần hành trương cờ và biểu ngữ.
trường
- dt.. Bãi, khoảng đất rộng dùng vào một mục đích nào đó: trường bắn trường bay trường quay (phim). 2. Nơi, phạm vi diễn ra các hoạt động chính trị xã hội sôi nổi: có uy tín trên trường quốc tế. 3. Nơi học tập: đi đến trường trường học. 4. Dạng vật chất tồn tại trong một khoảng không gian mà vật nào trong đó cũng bị tác động của một lực.
trường ca
- Bài ca dài.
trường đua
- d. Nơi luyện tập và đua ngựa, xe đạp, môtô, v.v. Trường đua ngựa.
trường học
- dt. 1. Nơi tiến hành việc giảng dạy, đào tạo toàn diện hay một lĩnh vực chuyên môn nào đó cho các loại học sinh: Các trường học chuẩn bị khai giảng trường học các cấp các đồ dùng dành cho trường học. 2. Nơi rèn luyện, bồi dưỡng con người về mặt nào đó: Thực tế là trường học của thanh niên Quân đội là một trường học lớn của tuổi trẻ.
trường hợp
- d. 1. Cái xảy ra hoặc có thể xảy ra : Học vừa lười vừa kém mà đỗ, qủa là một trường hợp đặc biệt ; Xét trợ cấp phải tính cả đến những trường hợp lương không thấp nhưng nhà lại quá đông con. 2. Hoàn cảnh : Trời có thể rét sớm và trong trường hợp như vậy phải chuẩn bị áo rét. Trường hợp cá biệt. Trường hợp vượt ra ngoài mọi qui tắc, và cần được nghiên cứu riêng.
trường kỷ
- x. trường kỉ.
trường phái
- dt. Phái, dòng khoa học, nghệ thuật có khuynh hướng, tư tưởng riêng: trường phái hội hoạ lập thể.
trường thọ
- Sống lâu.
trưởng
- I d. Người đứng đầu một đơn vị, tổ chức. Cấp trưởng. Trưởng tiểu ban văn nghệ.
- II t. (Con trai hoặc anh) được coi là đứng đầu trong gia đình (theo quan niệm cũ, thường là người con trai cả của vợ cả). Để lại phần lớn gia tài cho con . Anh trưởng. Chị dâu trưởng (vợ của người anh trưởng).
- III Yếu tố ghép trước hoặc ghép sau để cấu tạo danh từ, có nghĩa "người cấp ". Trưởng phòng*. Trưởng ban. Hội trưởng*. Đại đội trưởng*. Kế toán trưởng*.
trưởng ga
- Người phụ trách chính trong một ga xe lửa.
trưởng phòng
- d. Người đứng đầu điều khiển công việc một phòng.
trưởng thành
- đgt. 1. Đã lớn khôn, tự lập được: Con cái đã trưởng thành cả mong cho chúng nó trưởng thành. 2. Lớn mạnh, vững vàng về mọi mặt: Quân đội ta đã trưởng thành trong chiến đấu.
trượt
- 1. đg. Bước vào chỗ trơn và bị tượt đi. 2. t. Hỏng thi : Trượt vấn đáp. 3. ph. Không trúng đích : Bắn trượt.
trượt tuyết
- đg. Trượt trên tuyết bằng hai thanh gỗ và hai cây gậy chống (một môn thể thao).
trừu tượng
- tt. 1. Khái quát hoá ra trong tư duy từ các thuộc tính, quan hệ của sự vật: khái niệm trừu tượng. 2. Không cụ thể, làm cho khó hiểu, khó hình dung: Lối giải thích quá trừu tượng chẳng có gì trừu tượng cả.
tu
- đg. Ngậm môi vào vòi ấm, vào miệng chai mà hút : Tu một hơi hết chai bia.
- đg. Tách mình ra khỏi đời sống bình thường để sống theo những quy giới nhất định của một tôn giáo : Tu đạo Phật.
tu dưỡng
- đg. Rèn luyện, trau dồi để nâng cao phẩm chất. Tu dưỡng đạo đức.
tu hú
- dt. Chim lớn hơn sáo, lông đen hoặc đen nhạt, có điểm chấm trắng, thường đẻ vào tổ sáo sậu hay ác là: Tu hú sẵn tổ mà đẻ (tng.).
tu huýt
- Cái còi.
tu mi
- d. (cũ; vch.). Mày râu. Tu mi nam tử.
tu sửa
- đgt. Sửa chữa những chỗ hư hỏng: tu sửa máy móc tu sửa nhà cửa.
tu thân
- Sửa mình để tiến bộ (cũ) : Làm trai quyết chí tu thân (cd).
tu từ
- t. Thuộc về tu từ học, có tính chất của tu từ học. Những biện pháp tu từ. Giá trị tu từ của một lối diễn đạt.
tu viện
- dt. Nhà tu của đạo Cơ Đốc.
tù
- 1. t. Bị giam cầm ở một nơi vì phạm tội : án một năm tù. 2. d. Người có tội bị giam cầm : Giải tù đi làm. 3. Nói nước không lưu thông được ra ngoài : Ao tù , Nước tù.
- (toán) t. Nói một góc lớn hơn một góc vuông và nhỏ hơn một góc bẹt.
tù binh
- d. Người của lực lượng vũ trang đối phương bị bắt trong chiến tranh. Trao đổi tù binh.
tù hãm
- tt. Tù túng, bị kìm kẹp, không lối thoát: cuộc sống tù hãm cảnh tù hãm, khổ nhục.
tù túng
- Gò bó, không được thoải mái : Sống trong cảnh tù túng.
tù và
- 1 d. (kng.). Dạ dày ếch dùng làm món ăn.
- 2 d. Dụng cụ để báo hiệu ở nông thôn thời trước, làm bằng sừng trâu, bò hoặc vỏ ốc, dùng hơi để thổi, tiếng vang xa. Thổi tù và. Hồi tù và rúc lên.
tủ chè
- dt. Tủ dài và thấp, dùng để bày ấm chén và các đồ quý giá.
tủ kính
- Thứ tủ có mặt trên và mặt bên bằng kính để bày hàng.
tủ lạnh
- d. Tủ có thiết bị làm lạnh để giữ cho các thứ đựng bên trong (thường là thực phẩm) lâu bị hư hỏng.
tủ sách
- dt. 1. Tập hợp sách báo dùng cho gia đình: tủ sách gia đình. 2. Những loại sách báo cùng loại, thường là của cùng một nhà xuất bản, giới thiệu theo những chủ đề nhất định và nhằm phục vụ cho những đối tượng nhất định: tủ sách văn học tủ sách thiếu nhi.
tụ điện
- (lý) Dụng cụ gồm hai mặt dẫn điện bằng kim loại, giữa có một lớp cách điện, dùng để tích điện.
tụ họp
- đg. Cùng nhau tập hợp lại một nơi với mục đích nhất định. Mọi người tụ họp quanh bếp lửa trò chuyện.
tua
- 1 dt. 1. Những sợi nhỏ, mềm, có màu sắc, viền chung quanh hoặc để rủ xuống cho đẹp: tua cờ tua đèn lồng. 2. Vật nhỏ, mềm, có hình giống như cái tua: tua cá mực tua cua.
- 2 (F. tour) dt. 1. Lượt, vòng: đi dạo một tua ngoài phố tua du lịch. 2. Hồi, trận: đánh cho một tua nên thân.
- 3 (F. tour) dt. Chòi canh gác: Xa cô du kích mỏ cày, Còn mê câu chuyện ban ngày đánh tua (Giang Nam).
- 4 pht., cổ Hãy, nên: tua gắng sức tua giữ gìn Tôi xin dám gởi lời này, Hãy tua chậm chậm sẽ vầy nhân duyên (Lục Vân Tiên).
túa
- đg. 1 Chảy ra, tuôn tràn ra. Chiếc thùng bị thủng nước túa ra ngoài. Mồ hôi túa ra ướt đẫm vai áo. 2 (kng.). Kéo nhau ra đến nơi nào đó cùng một lúc rất đông, không có trật tự. Người túa ra đường đông nghịt.
tuân lệnh
- Vâng theo lệnh trên : Tuân lệnh chính phủ.
tuân thủ
- đg. Giữ và làm đúng theo điều đã quy định. Tuân thủ nguyên tắc. Pháp luật được tuân thủ một cách nghiêm ngặt.
tuần báo
- dt. Báo hàng tuần.
tuần dương hạm
- Thứ chiến hạm chuyên đi tuần trên mặt biển.
tuần hành
- đg. Diễu hành trên các đường phố để biểu dương lực lượng và biểu thị thái độ chính trị đối với những vấn đề quan trọng. Cuộc tuần hành lớn bảo vệ hoà bình. Tuần hành thị uy.
tuần lễ
- dt. 1. Khoảng thời gian bảy ngày từ thứ hai đến chủ nhật: ngày đầu của tuần lễ. 2. Khoảng thời gian bảy ngày: phải hoàn thành công việc trong hai tuần lễ.
tuần tra
- Nói bộ đội đi xem xét tình hình ở mặt trận.
tuấn kiệt
- d. (vch.). Người có tài trí hơn hẳn người thường. Một trang tuấn kiệt.
tuấn tú
- tt. (Người con trai) có vẻ mặt đẹp, sáng sủa và thông minh: chàng trai tuấn tú cậu bé tuấn tú khôi ngô.
túc cầu
- Bóng đá (cũ).
túc hạ
- d. (cũ). Từ dùng, thường là khi viết thư, để gọi tôn người đàn ông hàng bạn bè, khi nói với người ấy.
túc trực
- đgt. Có mặt thường xuyên ở bên cạnh để trông nom hoặc sẵn sàng làm việc gì: túc trực ngày đêm bên giường bệnh túc trực bên linh cữu.
tục
- I. d. 1. Thói quen lâu đời : Tục ăn trầu. 2. Cõi đời, trái với "cõi tiên" : Ni-cô hoàn tục. II. ph. Thô bỉ, trái với những gì mà xã hội coi là lịch sự, thanh nhã : Nói tục ; Ăn tục.
tục huyền
- đg. (cũ; vch.). Lấy vợ khác, sau khi vợ trước chết.
tục lệ
- dt. Những điều quy định, nếp sống từ lâu đời đã thành thói quen: tục lệ cổ truyền của dân tộc tôn trọng tục lệ của đồng bào.
tục ngữ
- Câu nói tóm tắt kinh nghiệm của người đời và thường được kể ra trong cuộc giao tế của xã hội.
tục tằn
- t. Tục, thô lỗ (nói khái quát). Ăn nói tục tằn. Chửi rủa tục tằn.
tục tĩu
- tt. Tục và lộ liễu đến mức trắng trợn, thô lỗ: chửi bới tục tĩu ăn nói tục tĩu.
tủi thân
- Buồn vì thương thân mình kém người : Thằng bé tủi thân vì không có áo mới mặc tết.
túi
- d. 1 Bộ phận may liền vào áo hay quần, dùng để đựng vật nhỏ đem theo người. Túi áo. Thọc tay vào túi. Cháy túi*. 2 Đồ đựng bằng vải hoặc da, thường có quai xách. Túi thuốc. Xách túi đi làm. Túi gạo. Túi tham không đáy (b.).
túi tham
- dt. Lòng tham lam: Đồ tế nhuyễn, của riêng tây, Sạch sành sanh vét cho đầy túi tham (Truyện Kiều).
tum húp
- ph. Nói sưng phồng to : Mặt bị ong đốt sưng tum húp.
tùm
- 1 d. (id.). Đám cành lá hay cây nhỏ liền sát vào nhau thành một khối. Con chim đậu giữa tùm lá.
- 2 t. Từ mô phỏng tiếng vật to và nặng rơi xuống nước. Nhảy tùm xuống sông.
tũm
- tt. Có âm thanh như tiếng vật nặng rơi gọn xuống nước: rơi tũm xuống ao.
túm
- I. d. Một mớ những vật dài nằm trong bàn tay : Túm lúa. II. đg. 1. Nắm chặt : Mình về ta chẳng cho về, Ta túm vạt áo ta đề bài thơ (cd). 2. Bắt giữ (thtục) : Túm được tên ăn cắp 3. Họp đông : Túm nhau lại nói chuyện. Túm năm tụm ba. Tụ họp thành nhiều đám để làm điều xấu : Túm năm tụm ba đánh tam cúc ăn tiền. III. ph. Chụm lại : Buộc túm gói muối.
tụm
- đg. Tụ lại, họp lại vào một chỗ với nhau. Đứng tụm cả lại một chỗ.
tun hút
- tt. Sâu mãi vào trong thành một đường hẹp và dài: đường hầm tun hút Nhà ở tun hút trong hẻm núi.
tủn mủn
- t. 1. Vụn nhỏ : Những mảnh giấy tủn mủn không viết thư được. 2. Nhỏ nhặt chi ly : Tính nết tủn mủn.
tung
- đg. 1 Làm cho di chuyển mạnh và đột ngột lên cao. Tung quả bóng. Gió tung bụi mù mịt. 2 Làm cho đột ngột mở rộng mạnh ra, gần như ở mọi hướng. Tung chăn vùng dậy. Cờ tung bay trước gió. Mở tung cửa sổ. 3 Đưa ra cùng một lúc, nhằm mọi hướng. Tung truyền đơn. Bọn đầu cơ tung tiền ra mua hàng. Tung tin đồn nhảm. 4 (thường dùng phụ sau đg.). Làm cho rời ra thành nhiều mảnh và bật đi theo mọi hướng. Mìn nổ tung. Gió bật tung cánh cửa. 5 (thường dùng phụ sau đg.). Làm cho các bộ phận tách rời ra một cách lộn xộn, không còn trật tự nào cả. Lục tung đống sách. Tháo tung đài ra chữa. Làm rối tung lên.
tung tích
- dt. 1. Dấu vết để lại, có thể theo đó tìm ra người nào đó: tìm cho ra tung tích kẻ gian không để lại tung tích gì. 2. Gốc gác, lai lịch một người: không để lộ tung tích biết rõ tung tích của nhau.
tung tóe
- TuNG Toé Theo mọi phía : Nước đổ ; Thóc rơi tung tóe.
tùng bách
- d. (cũ; vch.). Các cây thuộc loài thông (nói khái quát); thường dùng để ví lòng kiên trinh.
tùng tiệm
- đgt. Dè sẻn và biết chi tiêu ở mức cần thiết nhất: ăn tiêu tùng tiệm Số tiền ít nhưng tùng tiệm cũng đủ.
túng quẫn
- Túng thiếu và khó giải quyết.
túng thế
- t. Ở vào tình thế rất khó khăn, không có cách nào khác. Những kẻ túng thế làm càn.
tụng niệm
- đgt. Tụng kinh và niệm Phật nói chung.
tuổi
- d. 1. Thời gian đã qua kể từ khi sinh tính bằng năm đến một thời điểm nào đó : Cháu bé đã bốn tuổi. 2. Thời kỳ trong đời mang một đặc tính sinh lý, xã hội..., đánh dấu một bước chuyển biến của con người : Tuổi dậy thì ; Tuổi trưởng thành ; Đến tuổi làm nghĩa vụ quân sự. 3. Thời gian hoạt động trong một tổ chức, đoàn thể, nghề nghiệp : Tuổi Đảng ; Tuổi quân ; Tuổi đoàn ; Tuổi nghề đã được mười lăm năm.
tuổi thọ
- d. 1 Thời gian sống được của một người, một sinh vật. Tuổi thọ trung bình của con người ngày càng nâng cao. 2 Thời gian sử dụng được của một sản phẩm, thường được tính từ lúc bắt đầu sử dụng cho đến lúc hư hỏng không thể dùng được nữa. Kéo dài tuổi thọ của máy. Tuổi thọ của một công trình xây dựng.
tuổi thơ
- dt. Tuổi còn nhỏ, còn non dại: kỉ niệm tuổi thơ đã qua tuổi thơ.
tuổi trẻ
- Thời kỳ thanh thiếu niên.
tuôn
- đg. 1 Di chuyển từ trong ra thành dòng, thành luồng, nhiều và liên tục. Nước suối tuôn ra. Mồ hôi tuôn ròng ròng. Nước mắt tuôn như mưa. Khói tuôn nghi ngút. 2 (kng.). Đưa ra, cho ra nhiều và liên tục. Tuôn ra những lời thô bỉ.
tuồng như
- Có vẻ như, dường như: Cậu ấy nhấp nhứ giơ tay, tuồng như muốn phát biểu điều gì đó.
tuốt
- đg. 1. Nắm chặt đầu một vật rồi đưa tay đi đến đầu kia để lấy một cái gì, gỡ một cái gì ra : Tuốt bông lúa; Tuốt lươn. 2. Rút mạnh một vật dài : Tuốt gươm .
- ph. Tất cả : Hơn tuốt ; Tuốt cả mọi người.
tuột
- I đg. 1 Không còn giữ lại được nữa, cứ tự nhiên rời ra khỏi. Tuột tay nên bị ngã. Xe đạp tuột xích. Buộc không chặt, tuột dây. 2 (Da) bong ra một mảng. Bỏng tuột da. 3 (ph.). Tháo, cởi ra khỏi người. Tuột đôi giày ra. 4 (ph.). Tụt từ trên cao xuống. Tuột từ trên ngọn cây xuống.
- II t. (dùng phụ sau đg.). Dứt khoát và mau lẹ làm cho rời bỏ, rời khỏi đi. Lôi đi. Đổ tuột cả xuống đất. Vỗ tuột nợ. // Láy: tuồn tuột (x. mục riêng).
tuy
- lt. Từ biểu thị điều kiện xảy ra thật sự, đáng lẽ làm cho sự việc được nói đến không xảy ra: Tuy ốm nhưng bạn ấy vẫn đến lớp Tuy lụt lội nhưng mùa màng vẫn thu hoạch khá.
tuy nhiên
- l. Dẫu thế, nhưng mà : Người nóng tính, tuy nhiên cũng biết điều.
tuy rằng
- k. Như tuy (nhưng nghĩa mạnh hơn). Nó không nói gì, tuy rằng nó biết rất rõ.
tuy thế
- Nh. Tuy vậy.
tùy
- Tuỳ ph. Theo, căn cứ vào, phụ thuộc vào : mặt gửi vàng ; Tùy cơm gắp mắm (tng). Tùy cơ ứng biến. Theo tình hình mà đối phó, hành động.
tùy bút
- tuỳ bút d. Thể kí ghi lại một cách tương đối tự do những cảm nghĩ của người viết, kết hợp với việc phản ánh thực tế khách quan.
tùy thân
- tuỳ thân tt. Thường được mang theo bên mình: giấy tờ tuỳ thân.
tùy theo
- Nh. Tùy : Tùy theo hoàn cảnh mà hành động.
tùy thích
- tuỳ thích đg. Theo ý thích riêng của bản thân, không bị gò ép, hạn chế. Muốn đi đâu thì tuỳ thích.
tùy tùng
- tuỳ tùng I. đgt. Đi theo để giúp việc: sĩ quan tuỳ tùng. II. dt. Người đi theo để giúp việc: một đoàn tuỳ tùng.
tùy viên
- Nhân viên ngoại giao chuyên trách một ngành công tác ở một đại sứ quán : Tùy viên văn hóa ; Tùy viên quân sự.
tủy
- tuỷ d. 1 Phần giữa, mềm của xương. 2 Phần giữa, mềm của răng.
tụy
- tuỵ dt. Tuyến tiêu hoá nằm dưới dạ dày.
tuyên bố
- đg. 1. Nói cho mọi người đều biết : Tuyên bố kết quả kỳ thi. 2. Nói lên ý kiến, chủ trương... về một vấn đề quan trọng : Chính phủ mới đã tuyên bố chính sách đối ngoại.
tuyên dương
- đg. Trịnh trọng và chính thức biểu dương, khen ngợi. Tuyên dương công trạng. Được tuyên dương là anh hùng.
tuyên ngôn
- dt. Bản tuyên bố có tính chất cương lĩnh bày tỏ chủ kiến của một chính đảng, một tổ chức: bản Tuyên ngôn độc lập Tuyên ngôn nhân quyền.
tuyên truyền
- đg. Phổ biến một chủ trương, một học thuyết, để làm chuyển biến thái độ của quần chúng và thúc đẩy quần chúng hoạt động theo một đường lối và nhằm một mục đích nhất định.
tuyền đài
- d. (cũ; vch.). Âm phủ.
tuyển
- đgt. Chọn trong số nhiều cùng loại để lấy với số lượng nào đó theo yêu cầu, tiêu chuẩn đề ra: tuyển diễn viên điện ảnh thi tuyển công chức.
tuyển dụng
- Nói cơ quan chính quyền hay đoàn thể lựa chọn người vào biên chế để làm việc.
tuyển mộ
- đg. Tuyển chọn người một cách rộng rãi để tổ chức thành lực lượng làm gì. Tuyển mộ công nhân mỏ. Tuyển mộ lính đánh thuê.
tuyến
- 1 dt. Bộ phận chuyên tiết chất giúp cho hoạt động sinh lí của các cơ quan trong cơ thể: tuyến nước bọt tuyến giáp tuyến sữa tuyến thượng thận.
- 2 dt. 1. Đường phân giới: vạch tuyến cắm tuyến. 2. Đường nằm trong mạng lưới giao thông, thuỷ lợi nào đó: tuyến đường sắt Bắc-Nam tuyến đê xung yếu. 3. Phần đường dành riêng cho từng loại xe cộ: đường phân tuyến tuyến ô tô tuyến xe đạp. 4. Hệ thống bố trí lực lượng trên từng khu vực của mặt trận, sát từ hậu phương đến nơi trực tiếp đánh địch: tuyến phòng ngự đưa thương binh về tuyến sau. 5. Hệ thống bố trí mạng lưới y tế từ thấp lên cao: đưa bệnh nhân lên tuyến trên. 6. Tập hợp các cá thể liên kết theo đặc trưng nào đó, đối lập với các tập hợp khác: hai tuyến nhân vật trong phim.
tuyết
- d. Hơi nước bị lạnh, đóng băng lại ở trên không thành những đám tinh thể nhỏ và rất trắng, rơi xuống như bông.
- d. Lông rất nhỏ và mịn ở mặt đồ dệt bằng lông : Tuyết nhung; Cái mũ dạ đã hết tuyết.
tuyệt
- 1 I đg. (kết hợp hạn chế). Bị mất đi hoàn toàn mọi khả năng có được sự tiếp nối, sự tiếp tục (thường nói về sự phát triển của nòi giống). Một loài thú rừng đã bị tuyệt giống. Tuyệt đường con cái. Tuyệt đường tiếp tế.
- II p. (kng.; dùng trước một p. phủ định). Từ biểu thị mức độ hoàn toàn, triệt để của sự phủ định; như nhiên. Tuyệt không để lại dấu vết gì. Tuyệt chẳng có ai.
- 2 I t. (kng.). Đẹp, hay, tốt đến mức làm cho thích thú tột bậc, coi như không còn có thể đòi hỏi gì hơn. Khí hậu vùng biển thật tuyệt. Văn như thế thì tuyệt thật.
- II p. (dùng phụ cho t.). (Đẹp, hay, tốt) đến mức coi như không còn có thể hơn. Món ăn ngon . Hát hay tuyệt. Phong cảnh tuyệt đẹp.
tuyệt chủng
- đgt. Bị mất hẳn nòi giống: Nhiều loài sinh vật đã tuyệt chủng.
tuyệt diệu
- Tốt, tài khéo đến cực độ : Mưu kế tuyệt diệu; Nên câu tuyệt diệu ngụ trong tính tình (K).
tuyệt đối
- t. 1 Hoàn toàn, không có một sự hạn chế hay một trường hợp ngoại lệ nào cả. Tuyệt đối giữ bí mật. Phục tùng tuyệt đối. Tuyệt đối cấm không cho người ngoài vào. 2 Không phụ thuộc vào hoàn cảnh, vào quan hệ với cái khác nào cả; trái với tương đối. Đa số tuyệt đối*. Chân lí tuyệt đối*.
tuyệt luân
- Vượt lên trên các loại thường (cũ).
tuyệt tác
- d. (thường dùng phụ sau d.). Tác phẩm văn học, nghệ thuật hay, đẹp đến mức không còn có thể có cái hơn. Bài thơ đó là một tuyệt tác. Một bức tranh tuyệt tác.
tuyệt tích
- đgt. Mất hẳn tung tích, không có thể tìm thấy được nữa: bỏ nhà đi tuyệt tích.
tuyệt vọng
- Mất hết hi vọng : Quân đội Pháp chiến đấu tuyệt vọng ở Điện Biên Phủ nên phải ra hàng.
tuyệt vời
- t. Đạt đến mức coi như lí tưởng, không gì có thể sánh được. Anh dũng tuyệt vời. Đẹp tuyệt vời.
tư
- 1 dt. Bốn: xếp thứ tư một phần tư.
- 2 đgt., cũ, id. Gửi công văn: tư giấy về địa phương thông tư.
- 3 tt. Riêng, của cá nhân; trái với công (chung): xe tư đời tư học tư riêng tư.
- (xã) h. Hiên, t. Quảng Nam.
tư bản
- Vốn để kinh doanh kiếm lời. (Theo Các Mác thì tư bản không phải là tiền, không phải là máy móc, công cụ, nguyên liệu, hàng hóa, mà là quan hệ sản xuất của xã hội hay một giá trị để tạo ra giá trị thặng dư bằng cách bóc lột công nhân làm thuê. Những máy móc công cụ, nguyên liệu, hàng hóa, khi là tư liệu bóc lột mới là tư bản vì lúc đó những thứ nói trên mới tạo ra giá trị thặng dư). Chủ nghĩa tư bản. Chế độ xã hội thay thế chế độ phong kiến, dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và bóc lột lao động làm thuê. Giai cấp tư sản. X. Tư sản.
tư cách
- d. 1 Cách ăn ở, cư xử, biểu hiện phẩm chất đạo đức của một người. Người đứng đắn, có tư cách. Tư cách hèn hạ. 2 Toàn bộ nói chung những điều yêu cầu đối với một cá nhân để có thể được công nhận ở một vị trí, thực hiện một chức năng xã hội nào đó. Có giấy uỷ nhiệm, nên có đủ tư cách thay mặt cho giám đốc xí nghiệp. Kiểm tra tư cách đại biểu. 3 Một mặt nào đó trong các mặt chức năng, cương vị, vị trí của một người, một sự vật. Phát biểu ý kiến với tư cách cá nhân. Nghiên cứu từ với tư cách là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ.
tư chất
- tt. Tính chất có sẵn của con người, thường là về mặt trí tuệ: một học sinh có tư chất thông minh.
tư duy
- Từ triết học dùng để chỉ những hoạt động của tinh thần, đem những cảm giác của người ta sửa đổi và cải tạo, làm cho người ta có nhận thức đúng đắn về sự vật : Tư duy bao giờ cũng là sự giải quyết vấn đề thông qua những tri thức đã nắm được từ trước.
tư hữu
- t. Thuộc quyền sở hữu của cá nhân; phân biệt với công hữu. Chế độ tư hữu. Quyền tư hữu tài sản.
tư lệnh
- dt. Người chỉ huy quân sự cao nhất của một đơn vị từ lữ đoàn trở lên: tư lệnh lữ đoàn pháo binh tư lệnh mặt trận.
tư liệu
- Vật liệu để làm một việc gì, tài liệu nghiên cứu : Tư liệu kiến trúc; Tư liệu lịch sử.
tư lợi
- d. Lợi ích riêng của cá nhân, về mặt đem đối lập với lợi ích chung. Chạy theo tư lợi. Làm việc vì tư lợi.
tư pháp
- dt. Việc xét xử theo pháp luật: cơ quan tư pháp.
tư sản
- Tài sản riêng của cá nhân (cũ) : Đem tư sản ra làm việc công ích. Giai cấp tư sản. Giai cấp những nhà tư bản, chiếm hữu các tư liệu sản xuất chủ yếu, sống và làm giàu bằng cách bóc lột lao động làm thuê.
tư thế
- d. 1 Cách đặt toàn thân thể và các bộ phận của thân thể như thế nào đó ở yên tại một vị trí nhất định. Tư thế đứng nghiêm. Ngồi với tư thế thoải mái. Tập bắn ở các tư thế nằm, quỳ, đứng. 2 Cách đi đứng, ăn mặc, nói năng, v.v. của một người, phù hợp với cương vị của người đó (nói tổng quát). Tư thế của người chỉ huy. Ăn mặc chỉnh tề cho có tư thế.
tư thù
- dt. Mối thù riêng: xoá bỏ tư thù.
tư thục
- Trường học do tư nhân mở ra.
tư tưởng
- d. 1 Sự suy nghĩ hoặc ý nghĩ. Tập trung tư tưởng. Có tư tưởng sốt ruột. 2 Quan điểm và ý nghĩ chung của con người đối với hiện thực khách quan và đối với xã hội (nói tổng quát). Tư tưởng tiến bộ. Tư tưởng phong kiến. Đấu tranh tư tưởng.
tư vấn
- đgt. Có chức năng góp ý cho người hay cấp có thẩm quyền: hội đồng tư vấn ban tư vấn.
từ
- g. Giới từ (có khi đối lập với đến) chỉ một gốc : 1. Trong thời gian : Đi từ năm giờ sáng; Học từ trưa đến tối. 2. Trong không gian : Khởi hành từ Hải Phòng; Có ô-tô khách từ Hà Nội đi Nam Định. 3. Trong số lượng : Nhiều loại giép, giá mỗi đôi từ ba đồng trở lên. 4. Trong thứ bậc : Từ trẻ đến già, ai cũng tập thể dục. 5. Có tính chất trừu tượng : Phóng viên lấy tin đó từ nguồn nào? Những lời nói như vậy xuất phát từ ý chí đấu tranh.
- d. Âm, hoặc toàn thể những âm không thể tách khỏi nhau, ứng với một khái niệm hoặc thực hiện một chức năng ngữ pháp: Ăn, tư duy, đường chim bay, và, sở dĩ... là những từ.
- d. Người giữ đình, giữ đền : Lừ đừ như ông từ vào đền (tng).
- đg. Ruồng bỏ : Từ đứa con hư. 2. Chừa, bỏ, cai : Từ thuốc phiện.
từ bi
- 1 d. (ph.). Đại bi.
- 2 t. Có lòng yêu và thương người theo quan niệm của đạo Phật. Đức Phật từ bi. Nương nhờ cửa từ bi (cửa Phật).
từ biệt
- đgt. Chia tay để đi xa: từ biệt bạn bè từ biệt mọi người để đi học ở nước ngoài.
từ bỏ
- đg. 1. Ruồng bỏ, không nhìn nhận đến nữa : Từ bỏ đứa con hư. 2. Chừa, cai, không giữ nữa: Từ bỏ thuốc phiện; Từ bỏ những âm mưu thâm độc.
từ chối
- đg. Không chịu nhận cái được dành cho hoặc được yêu cầu. Từ chối sự giúp đỡ. Từ chối nhiệm vụ.
từ điển
- dt. Sách tra cứu các từ ngữ xếp theo thứ tự nhất định: từ điển tiếng Việt từ điển thành ngữ Việt Nam từ điển Anh-Việt biên soạn từ điển.
từ điển học
- Khoa học sưu tầm, tập trung phân tích về các mặt hình và nghĩa các từ của một ngôn ngữ.
từ nguyên
- d. Nguồn gốc của từ ngữ. Giải thích từ nguyên. Nghĩa từ nguyên.
từ pháp
- dt. Hình thái học (trong ngôn ngữ học) môn học nghiên cứu về sự biến đổi hình thái và trật tự của từ.
từ thiện
- Có lòng thích làm điều thiện.
từ thông
- d. Đại lượng có trị số bằng tích của cảm ứng từ với diện tích của mặt phẳng vuông góc với phương của cảm ứng từ.
từ tính
- dt. Đặc tính hút được sắt hay một số kim loại khác và hút hay đẩy dây dẫn có dòng điện chạy qua.
từ tốn
- t. 1. Hay nhường nhịn và hòa nhã : Thái độ từ tốn. 2. ph. Chậm một cách bình tĩnh, lịch sự hoặc có lễ độ : Ăn nói từ tốn.
từ vựng
- d. Toàn bộ nói chung các từ vị, hoặc các từ, của một ngôn ngữ. Từ vựng tiếng Việt.
từ vựng học
- dt. Bộ môn ngôn ngữ học nghiên cứu về từ vựng.
tử cung
- X. Dạ con.
tử lộ
- Đường dẫn tới chỗ chết.
tử ngữ
- d. Ngôn ngữ xưa, ngày nay không ai dùng để nói nữa; phân biệt với sinh ngữ. Tiếng Latin, tiếng Sanskrit là những tử ngữ.
tử sĩ
- dt. 1. Người chết trận: Hồn tử sĩ gió ù ù thổi (Chinh phụ ngâm). 2. Quân nhân chết khi đang tại ngũ: được công nhận là tử sĩ.
tử tế
- t, ph. 1. Tốt bụng : Ăn ở tử tế với nhau. 2. Kỹ càng, cẩn thận, đúng đắn : Ăn mặc tử tế.
tử thần
- d. Thần chết, theo thần thoại.
tử trận
- đgt. Chết trong lúc đánh nhau ngoài mặt trận: Các chiến sĩ tử trận được chôn cất tại nghĩa trang liệt sĩ.
tử vi
- Loài cây có hoa nhỏ màu hồng mọc thành chùm.
- Phép lấy số, tính theo các ngôi sao và đoán vận mệnh, theo mê tín.
tứ chi
- d. Hai tay và hai chân của cơ thể người, hoặc bốn chân của cơ thể động vật (nói tổng quát). Liệt tứ chi.
tứ đức
- dt. Bốn đức của con người theo đạo đức phong kiến là hiếu, đễ, trung, tín đối với người đàn ông hoặc công, dung, ngôn, hạnh đối với người đàn bà.
tứ giác
- (toán) Hình có bốn cạnh.
tứ khoái
- dt., khng. Bốn cái khoái lạc về vật chất (theo quan niệm dân gian là: ăn, ngủ, làm tình, đại tiện).
tứ phía
- d. (kng.). Bốn phía, xung quanh. Bị bao vây tứ phía.
tứ quý
- dt. 1. Bốn mùa trong năm. 2. Bốn loại cây tiêu biểu cho bốn mùa trong năm (mai, lan, cúc, trúc).
tứ tuần
- Bốn mươi tuổi : Quá niên trạc ngoại tứ tuần (K).
tứ tung
- t. (kng.). 1 Ở bất cứ chỗ nào, khắp mọi nơi. Nhà dột tứ tung. Vãi tứ tung. 2 Lộn xộn, bừa bãi, chỗ nào cũng thấy có, không theo trật tự nào cả (thường nói về đồ đạc). Làm xong, dụng cụ vứt tứ tung, mỗi nơi một chiếc. Vali bị lục tứ tung.
tự cao
- tt. Tự cho mình là nhất, là hơn người mà coi thường người khác: tính tự cao thái độ tự cao tự đại.
tự cấp
- đg. Cg. Tự cung. Tự mình cung cấp cho mình : Sản xuất để tự cấp. Tự cấp tự túc. Nói nền kinh tế của một nước tự mình cung cấp cho mình những vật cần thiết, không mua của nước ngoài.
tự chủ
- đg. 1 (hay t.). Tự điều hành, quản lí mọi công việc của mình, không bị ai chi phối. Đường lối độc lập, tự chủ. 2 Tự làm chủ tình cảm, hành động của mình, không để bị hoàn cảnh chi phối. Giận quá, không tự chủ nổi. Không tự chủ được nên sa ngã.
tự do
- I. dt. 1. Phạm trù triết học chỉ khả năng biểu hiện ý chí, hành động theo ý muốn của mình trên cơ sở nhận thức quy luật phát triển của tự nhiên và xã hội: Tự do là cái tất yếu của nhận thức. 2. Quyền được sống và hoạt động xã hội theo ý nguyện của mình, không bị cấm đoán, ràng buộc xâm phạm: đấu tranh cho tự do của dân tộc người tù được trả tự do. II. tt. Có quyền được sống và hoạt động xã hội theo ý nguyện của mình, không bị ngăn cấm, xâm phạm; có tự do: một dân tộc độc lập, tự do thị trường tự do.
- (xã) tên gọi các xã thuộc h. Quảng Hoà (Cao Bằng), h. Lạc Sơn (Hoà Bình).
tự đắc
- Tự cho mình là giỏi, là hay.
tự động
- t. 1 (Làm việc gì) tự mình làm, không chờ có người bảo. Hàng xóm tự động kéo nhau đến giúp. 2 (Máy móc) có khả năng, sau khi đã được khởi động, tự hoạt động mà không cần có người tham gia trực tiếp. Máy tự động. Điện thoại tự động. Trạm tự động nghiên cứu vũ trụ.
tự động hóa
- tự động hoá đgt. Dùng máy móc tự động rộng rãi trong các hoạt động để làm nhiều chức năng điều khiển, kiểm tra mà trước đây con người thực hiện: tự động hoá sản xuất.
tự giác
- t. 1. Do bản thân mình biết rõ là thế nào, là phải làm ra sao : Kỷ luật tự giác. 2. Nói giai cấp xã hội đã hiểu rõ lực lượng và nhiệm vụ của mình trước lịch sử : Giai cấp tự giác.
tự hào
- t. (hoặc đg.). Lấy làm hài lòng, hãnh diện về cái tốt đẹp mà mình có. Tự hào về thành tích. Lòng tự hào dân tộc. Giọng nói tự hào.
tự học
- Tự mình học lấy, không cần ai dạy : Tự học tiếng Nga.
tự lập
- đg. Tự xây dựng lấy cuộc sống cho mình, không ỷ lại, nhờ vả người khác. Mồ côi từ nhỏ, phải sống tự lập. Tinh thần tự lập.
tự lực
- đgt. Tự sức mình làm lấy, không dựa dẫm nhờ vả người khác: tự lực làm mọi việc tinh thần tự lực tự cường.
tự nguyện
- ph. Tự mình muốn làm, tự mình muốn như thế, không ai bắt buộc : Tự nguyện tham gia lao động. Tự nguyện tự giác. Tự mình muốn như thế và hiểu biết như thế : Tự nguyện tự giác bộc lộ khuyết điểm của mình.
tự nhiên
- I d. Tất cả nói chung những gì tồn tại mà không phải do có con người mới có. Quy luật của tự nhiên. Cải tạo tự nhiên. Khoa học tự nhiên*.
- II t. 1 Thuộc về hoặc có tính chất của tự nhiên, không phải do có con người mới có, không phải do con người tác động hoặc can thiệp vào. Con sông này là ranh giới tự nhiên giữa hai miền. Caosu tự nhiên. Quy luật đào thải tự nhiên. 2 (Cử chỉ, nói năng, v.v.) bình thường như vốn có của bản thân, không có gì là gượng gạo, kiểu cách hoặc gò bó, giả tạo. Tác phong tự nhiên. Trước người lạ mà cười nói rất tự nhiên. Xin anh cứ tự nhiên như ở nhà. Mặt nó vẫn tự nhiên như không. 3 (thường dùng làm phần phụ trong câu). (Sự việc xảy ra) không có hoặc không rõ lí do, tựa như là một hiện tượng thuần tuý trong tự nhiên vậy. Tự nhiên anh ta bỏ đi. Quyển sách vừa ở đây, tự nhiên không thấy nữa. Không phải tự nhiên mà có. Hôm nay tự nhiên thấy buồn. 4 Theo lẽ thường ở đời, phù hợp với lẽ thường của tự nhiên. Ăn ở như thế, tự nhiên ai cũng ghét. Lẽ tự nhiên ở đời.
tự phát
- tt. Tự phát sinh, không có tổ chức lãnh đạo, thiếu cân nhắc; phân biệt với tự giác: hành động tự phát cuộc đấu tranh tự phát của nông dân chống sưu thuế.
tự phong
- Tự cho mình một chức vị : Tự phong làm vua.
tự quyết
- đg. 1 (kng.). Tự mình định đoạt lấy. Phải đưa ra bàn, không dám tự quyết. 2 (Dân tộc) tự mình định đoạt những công việc thuộc về vận mệnh của mình (như lập thành một nước riêng, hay là cùng với dân tộc khác lập thành một nước trên cơ sở bình đẳng). Quyền dân tộc tự quyết.
tự sát
- đgt. Tự giết chết mình một cách chủ định (thường bằng khí giới): rút súng tự sát.
tự thú
- Nói người phạm lỗi tự mình nói ra những lầm lỗi của mình.
tự tiện
- t. (Làm việc gì) theo ý thích của mình, không xin phép, không hỏi ai cả. Tự tiện lục sách của bạn.
tự tin
- đgt. Tin vào bản thân mình: một người tự tin nói một cách tự tin.
tự trị
- t. Nói một nước, một khu hay một tổ chức tự mình quản lý lấy công việc nội bộ của mình : Khu tự trị Việt Bắc cũ. Nước tự trị. Nước bị đế quốc xâm chiếm và vì phong trào đấu tranh cao, được đế quốc thừa nhận cho quyền quản lý lấy công việc nội bộ, còn công việc ngoại giao do đế quốc nắm giữ.
tự trọng
- đg. Coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình. Một người biết tự trọng. Chạm lòng tự trọng.
tự túc
- đgt. Tự đảm bảo, đáp ứng đầy đủ nhu cầu vật chất nào đó, không dựa vào bên ngoài: tự túc lương thực kinh tế tự túc Nhà tự túc được rau xanh.
tự xưng
- đg. 1. Tự gán cho mình một danh nghĩa không phải của mình : Tên lưu manh tự xưng là nhân viên hải quan. 2. Tự phong cho mình một chức vị : Lê Lợi tự xưng là Bình định vương.
tự ý
- t. (thường dùng phụ cho đg.). (Làm việc gì) theo ý riêng của mình, không kể gì những điều ràng buộc đối với mình. Tự ý bỏ việc. Tự ý thay đổi kế hoạch. Việc làm tự ý.