Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Cuộc Chiến VN >> NGUYỄN BÌNH, Huyền Thoại và Sự Thật

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 126958 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

NGUYỄN BÌNH, Huyền Thoại và Sự Thật
Nguyên Hùng

Chương 35

Cuộc đàm phán Fontainebleau năm 1946 kéo dài nhiều tháng vì bọn hiếu chiến muốn giải quyết vấn đề thuộc địa bằng chiến tranh. Chúng không muốn hoà bình. Trong thời gian ở Pháp, Hồ Chủ Tịch gặp gỡ các Việt Kiều thuộc đủ các giới, kêu gọi họ về nước tham gia kháng chiến giành độc lập.
        Riêng ngành khoa học kỹ thuật có các kỹ sư Phạm Quang Lễ, Nguyễn Ngọc Nhựt, Nguyễn Hy Hiền hăng hái về nước góp phần chống xâm lăng của toàn dân. Phạm Quang Lễ là dân Mân Thít, Vĩnh Long, Nguyễn Ngọc Nhựt là con đốc phủ Nguyễn Ngọc Tương, giáo tổng Cao Đài Bến Tre. Nguyễn Hy Hiền là dân xứ Huế. Phạm Quang Lễ về Hà Nội đổi tên là Trần Đại Nghĩa còn hai anh Nguyễn Ngọc Nhựt và Nguyễn Hy Hiền về Sài Gòn. Anh Hiền lấy tên kháng chiến là Lê Tâm. Lê Tâm cược đưa về Khu Tám làm cố vấn phá hoại cho uỷ viên quân sự Nam Bộ Nguyễn Bình. Là kỹ sư tốt nghiệp trường Pontset chaussées, Lê Tâm được anh Ba Bình giao nhiệm vụ nghiên cứu phá cầu và các cơ sở địch trong nội thành. Phá hại bầng chất nổ. Chất nổ là một ngành Lê Tâm không rành, nhưng đã được phân công thì anh quyết tâm làm cho bằng được. Với một số sách và tài liệu chuyên môn mua từ Sài Gòn, anh nghiền ngẫm và không bao lâu trở thành chuyên viên chất nổ. Từ đó ta phá cầu rất có kỹ thuật, chỉ cần một ít chất nổ đặt đúng vị trí then chốt là phá được cầu. Do vậy trong một thời gian khá lâu Lê Tâm là cố vấn của các Ban công tác thành. Mỗi khi tính đánh một cơ quan nào trong thành phố, các trưởng Ban công tác vô khu cùng với người có trách nhiệm thực hiện công tác ấy bàn cụ thể với Lê Tâm.
        Có một lần ta dự định đánh một chiếc cầu chiến lược trên đường số 4 từ Sài Gòn về lục tỉnh. Lê Tâm tình nguyện núp trong giề lục bình xuôi theo dòng để leo lên cột cầu đặt chất nổ vào vị trí hiểm yếu, nhưng vừa nghe kế hoạch ấy anh Ba bác ngay: “Đó là công việc của các đội viên Ban công tác. Họ đã được huấn luyện thuần thục để làm những màn xiếc đó. Không phải là công việc của ông kỹ sư cố vấn phá hoại. Anh em công tác thành đã khó kiếm, kỹ sư cố vấn phá hoại còn khó kiếm hơn”. Chuyện chỉ có thế nhưng anh Lê Tám nhớ mãi tấm lòng quý trọng anh em trí thức của anh Ba.
        Mới về nước, còn độc thân, Lê Tâm ở chung nhà với uỷ viên quân sự Nam Bộ Nguyễn Bình và tiểu đội bảo vệ. Nhờ ở chung mà Lê Tâm biết nhiều về vị trung tướng đầu tiên của Nam Bộ. Các tay quân sự thường mạnh rượu, nhưng anh Ba không uống một giọt. Buổi tối Lê Tâm có nhiều thì giờ đàm đạo với anh Ba. Thường thì anh Ba đọc các công điện vào giờ chót do chị Trinh giải mã. Cứ vài hôm là có chỉ thị của Bộ Tổng gởi vào. Đọc xong anh Ba nói đại ý cho Lê Tâm nghe chủ trương của Bộ Tổng. Có khi anh Ba đưa công điện cho Lê Tâm xem. Một trong nhưng công điện đó là mối quan hệ giĩra tư lệnh và chánh uỷ.
        Ông Giáp giải thích rõ: trong trường hợp bất đồng ý kiến giữa đôi bên thì tư lệnh có quyền quyết định, nhưng phải ghi biên bản ý kiến của chánh uỷ.
        Ở Đồng Tháp, máy bay thường lên bắn. Vào mùa khô Tây nhảy dù chụp đấu não kháng chiến. Trong những vụ tấn công này, Lê Tâm học được đức tánh bình tĩnh của anh Ba Bình. Trong bất cứ trường hợp nào cũng phải thật bình tĩnh. Phải nhìn thẳng vào mặt mối nguy cơ. Tuyệt đối không khom lưng chạy vì như thế là mất tư thế quan sát. Mỗi khi Tây vô, anh Ba bố trí tiểu đội bảo vệ và chỉ huy từng người phân tán từng hướng. Nhưng bao giờ Lê Tâm cũng chạy theo anh Ba vì nghĩ rằng theo anh Ba thì đảm bảo hơn.
        Anh Ba Bình ít nói nhưng đã nói thì thuyết phục được người nghe. Anh có cách nói đúng đối tượng, trí thức nói theo trí thức, công nhân nói theo câng nhân, nông dân nói theo nông dân và đặc biệt là với anh em binh sĩ anh có cách động viên như truyền lịch. Được thấy anh Ba trong những lúc nói chuyện trước “ba quân” là một điều thích thú.
        Một kỷ niệm khó quên trong thời gian Lê Tâm ở bên cạnh anh Ba Bình. Văn phòng Chi đội 4 đóng gần bên. Lê Tâm có dịp tới chơi, có chuyến cùng đi với anh Ba, có chuyến đi một mình. Anh Mười Trí đúng là tay nhậu có cỡ. Anh uống rượu vô thì mặt xanh chớ không đỏ như người khác. Đó là dấu hiệu tửu lượng cao. Trong khi chén chú chén anh, hai bên bàn đủ thứ chuyện, anh Mười hỏi Lê Tâm có vợ chưa? Lúc đó Lê Tâm mới 25 tuổi, từ Pháp về được một năm. Biết Lê Tâm chưa vợ, anh Mười cười nói: “Để tôi làm mai cho”. Tưởng anh nói chơi ai ngờ anh làm thiệt. Người anh định giới thiệu với Lê Tâm là một cô cháu gọi anh Mười bằng chú, là liên lạc thành, người tráng trẻo, rất xinh vừa tròn hai mươi. Nhưng lần gặp nhau, Lê Tám thường hỏi cô Giỏi - tên cô gái - về chuyện vô ra thành, vượt qua bao nhiêu trạm gác.
        Anh hồi hộp theo dõi nhưng pha đấu trí của cô Giỏi với bọn lính kín, lính hở ở các nút chân ven đô. Dần dần hai người gần gũi thân thiết nhau. Lê Tâm muốn chọn cô Giỏi làm bạn đời nhưng anh suy nghĩ: cô Giỏi là một liên lạc thành rất đắc lực. Tương lai của cô rất tươi sáng, nếu lấy chồng rồi có con, sợ không thể tiếp tục hoạt động đắc lực như trước. Anh tự thấy không thể ngăn trở bước tiến của cô gái đáng yêu này. Anh hoãn lại chuyện lập gia đình, chờ vài năm nữa.
        Nhưng chiến tranh đâu phải là thời bình, vài tháng sau anh đi công tác xa và từ đó mất liên lạc với cô liên lạc thành. Về sau nhớ lại chuyện cũ, Lê Tâm bồi hồi xao xuyến: “Suýt chút xíu mình đã làm rể Bình Xuyên!”

 

<< Chương 34 | Chương 36 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 940

Return to top