Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Cuộc Chiến VN >> NGUYỄN BÌNH, Huyền Thoại và Sự Thật

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 126990 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

NGUYỄN BÌNH, Huyền Thoại và Sự Thật
Nguyên Hùng

Chương 31

Hội Nghị Thiền Quang thường được gọi là Hội nghị miếu Ba Cô vừa kết thúc, Tây tấn công Tân Uyên ác liệt chưa từng thấy. Rõ ràng là chúng đã tính nước cờ chụp Bộ chỉ huy Khu 7 trong khi cử phái đoàn thương thuyết tới Đại An. Ông chánh trị bộ chủ nhiệm Trần Xuân Độ đã có lý khi một mình chống lại quyết định thương thuyết với Tây. Rất tiếc là ông Độ thiểu số. Sự kiện này dù sao cũng chứng tỏ nguyên tắc thiểu số phải phục tùng đa số không phải lúc nào cũng đúng. Đây là trận tổng tiến công hải lục không quân. Tàu chiến có bố trí đại liên trây-đơ (13-2), đại bác 20 ly chở quân theo sông Đồng Nai từ Biên Hoà ngược lên Tân Uyên giáp công với bộ binh nhắm vào thị trấn, trong khi máy bay thả dù chụp các cơ quan đóng trong các xã Tân Hoà, Mỹ Lộc.
        Trong trận thử lửa này, thương binh đầu tiên của Chiến Khu Đ là anh Bùi Xuân Tảo. Anh là thanh niên miền Bắc đi phu cao su và ngay từ đầu đã tình nguyện vào bộ đội đánh Tây. Anh bị thương cánh tay mặt, vết thương làm độc phải cưa bỏ. Không có cưa, giám đốc quân y viện Võ Cương phải dùng cưa sắt.
        Anh Tảo đề nghị anh em hát quốc ca để giúp anh vượt qua cơn đau. Câu chuyện cưa tay anh Tảo trở thành một giai thoại hào hùng về người chiến sĩ miền Đông Nam Bộ trong những năm đầu kháng chiến.
        Anh Tám Nghệ cưỡi ngựa đi ngang, nghe hát quốc ca xuống ngựa đứng nghiêm. Nhưng quốc ca cứ hát mãi, anh Tám tò mò đi vào bịnh viện. Anh đã rơi nước mắt trước cảnh giải phẫu thương binh hi hữu. Trong xúc cảm anh làm bài thơ về người thương binh đầu tiên của Tân Uyên.
        Đây nói về bác sĩ đã cưa tay anh Tảo bằng cưa sắt. Anh tên là Võ Cương, một sinh viên năm thứ tư trường Y ở Sài Gòn. Năm 1940 Tây mở trường đào tảo bác sĩ tại Sài Gòn gọi là “Assistants Indochinois de Médecine Sociale”. Ngày 23-9-1945, Võ Cương theo bộ đội giữa mặt trận Bình Điền. Đêm đó anh nằm trên mặt đường nhựa từ đầu hôm tới khuya chờ giặc.
        Mặt trận sắp vỡ vì thế giặc quá mạnh. Trong đầu anh thanh niên quê tỉnh Thanh Hoá chỉ có một câu lỏi duy nhất “Đi về đâu?”. Huỳnh Văn Tiểng giải đáp giúp anh: Ta đang cần cứu thương. Anh mở khoá đào tạo cứu thương ngay đi.
        Trong công việc này Vô Cương gặp bác sĩ Nguyễn Thị Lợi, (về sau là vợ bác sĩ Lương Phán). Thế là hai người cùng lên xe đi về miền Tây để lo mở khoá cứu thương. Dọc đường lưu động, Võ Cương trôi về Cao Lãnh cùng với giáo sư thạc sĩ Trần Quang Đệ trước đây là thầy của anh. Tinh thần đồng bào Cao Lãnh rất cao. Tất cả mọi sinh hoạt làm ăn buôn bán đều ngưng hẳn, thanh niên vô dân quân, phụ nữ lo cơm nước tiếp tế. Những nhà tư sản thấy có hai bác sĩ từ Sài Gòn tới liền lân la hỏi chuyện. Nghe ông Đệ muốn lập một bịnh viện, lập tức họ hiến hai ghe chài rồi đi kiếm sơn trắng sơn bên trong cho thật sạch. Ông Đệ bàn với Võ Cương: “một ghe làm nơi băng, một ghe làm nơi mổ”. Nhưng chưa bắt tay vào việc thì Đệ tam sư đoàn kéo tới Cao Lãnh tác oai tác quái. Nghe tên tuổi giáo sư thạc sĩ Trần Quang Đệ, Nguyễn Hoà Hiệp bắt cóc ngay. Võ Cương mất thầy không thể tiếp tục mở Hôpital flottant (bịnh viện nổi) - danh từ do ông Đệ đặt. Anh liền xuống nhập bọn với nhóm Kèn gọi lính của sinh viên Trần Bửu Kiếm. Nhóm này có hai anh sinh viên nữa là Lê Thanh Nhàn, người Cao Lãnh và anh Phan Văn Tùng quê miền Bắc. Vài ngày sau có thêm anh Chấn nữa. Nhưng Nguyễn Hoà Hiệp cũng không để các anh yên. Chúng bắt các anh phải theo chúng. Võ Cương cùng các bạn bèn dục hoãn cầu mưu “Vấn đề trọng đại quá, xin cho chúng tôi suy nghĩ”. Mỗi ngày chúng mỗi thúc giục Võ Cương đành nhận làm y tế cho xong. Để chờ dịp nhảy đi. Đúng vào ìúc đó có một chị phụ nữ bí mật chỉ đường: “Tôi biết anh đang muốn tách mấy ông Đệ Tam Sư đoàn. Để tôi chỉ cách. Đằng kia có một bả cách mạng đang ho ra máu. Anh tới cứu bả đi, rồi nhập bọn với họ”. Võ Cương đồng ý theo chị này đi chăm sóc cho cán bộ. Thì ra đó là chị Tám Lựu (Nguyễn Thị Lựu), một trong những cán bộ kỳ cựu như chị Sáu Ngài. Nhờ có đọc sách y học, Võ Cương nhớ cách trị chứng ho ra máu của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch: Tiêm không khí vô bụng bịnh nhân. Chị Tám Lựu ngưng ho ra máu. Anh vừa trị bịnh cho chị Lựu xong thì Tây tới Cao Lãnh. Bọn Nguyễn Hoà Hiệp bỏ chạy. Vậy là dịp may tới cho ba anh em Võ Cương, Nhàn và Chấn. sau hai đêm ba ngày, ba anh lên tới Thủ Đầu Một. Từ đó quá Lạc An để tìm bộ tư lệnh Khu 7. Tại đây giáo sư Phạm Thiều ra đón các anh và giới thiệu với Khu trưởng. Anh Ba liền bổ nhiệm Võ Cương làm giám đốc Quân y viện Khu. Thời gian ở gần anh Bình, Võ Cương có một kỷ niệm khó quên.
        Sau trận đại bố Tân Uyên, Võ Cương cho dời quân y viện từ Chánh Hưng lên Hàn Dài dọc sông Bé. Anh em thương binh được đồng đội cáng đi cả chục cây số. Cả đại đội đói meo. Không có gạo, cũng không có khoai. Làm sao? Ngó tới ngó lui, anh em thấy con ngựa cưng của anh Ba Bình. Đây là ngựa đua bắt từ Hóc Môn đưa về tặng khu trưởng. Anh Ba rất cưng, thường phóng ngựa đi công tác trong rừng. Đành phải làm ngựa nuôi quân. Vừa giết vừa lo, sợ anh Ba về sẽ quở Chừng nghe anh em báo cáo đã “thịt” con ngựa của Khu trưởng, Võ Cương lo lắm. Vài ngày sau anh Ba Bình về Lạc An. anh ngó tới ngó lui tìm con Xích Thố. Không thể nín thinh, Võ Cương nói:
        - Ngày anh đi công tác có một đại đội hành quân qua đây. Anh em hết gạo xin Khu cho ăn. Mình cũng không còn gạo. Khoai củ cũng hết sạch. Đành phải làm con Xích Thố của anh để cứu đói cả đại đội. Anh em cứ sợ anh Ba về rầy...
        Anh Ba thở dài, im lặng một lúc rồi hỏi:
        - Đại đội nào vậy? Còn ở đây không?
        - Họ mới vừa hành quân sau khi ở đây hai ngày nghỉ ngơi.
        Anh Ba nói:
        - Mất con Xích Thố mình cũng tiếc. Nhưng lo cái ăn cho bộ đội là chuyện lớn, còn nuôi ngựa là chuyện nhỏ. Nếu cần thì mười con Xích Thố mình cũng phải hy sinh cho bộ đội được ăn no. Có ăn no mới đánh mạnh. Làm tướng mà không có quân thì đánh đấm sao được? Anh Cương cho làm thịt con Xích Thố là phải lắm. Tôi không buồn đâu mà các anh lo.
        Những ngày làm chánh trị viên Chi Đội 10 kiêm luôn quân y viện trưởng Khu 7 của anh Võ Cương ở Chiến Khu Đ không được mấy năm, nhưng sau này, trong các công tác trên các chiến trường khác, Võ Cương không quên được những năm tháng sống bên cạnh Khu trưởng Nguyễn Bình, nhất là chuyện giết con Xích Thố của anh Ba để nuôi một đại đội trong những ngày Chiến Khu Đ thiếu gạo thiếu khoai.

 

<< Chương 30 | Chương 32 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 922

Return to top