Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Cuộc Chiến VN >> NGUYỄN BÌNH, Huyền Thoại và Sự Thật

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 123244 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

NGUYỄN BÌNH, Huyền Thoại và Sự Thật
Nguyên Hùng

Chương 15

 

Trong cuộc hội nghị quân sự An Phú Xa, Nguyễn Bình vui mừng được tiếp xúc với các “tướng tá” đang nắm trong tay các lực lượng võ trang đóng rải rác khắp nơi trên chiến trường miền Đông. Người mà Nguyễn Bình đặc biệt chú ý là Tám Nghệ, chỉ huy trưởng bộ đội Tân Uyên.
        Tám Nghệ là ai vậy? Đây là vài nét về nhân vật này:
        Huỳnh Văn Nghệ quê Tân Tịch, một xã nằm ven sông Đồng Nai, cách thị trấn Tân Uyên khoảng ba cây số. Cha anh là thợ mộc mất sớm, mẹ anh buôn bán tần tảo nuôi anh ăn học. Anh học giỏi, được học bổng lên trường trung học Pétrus Ký. Đậu thành chung, anh làm việc tại sở Hoả xa. Tân Uyên có ba bạn chí thân cùng học từ trường làng lên tới trường Sài Gòn. Đó là ba bạn Tô Văn Của (Sáu Của), Cao Văn Bể (Ba Bể) và Huỳnh Văn Nghệ (Tám Nghệ).
        Trước cách mạng tháng Tám nhiều năm, ba anh đã có tinh thần dân tộc bí mật hoạt động chống Pháp trong giới trí thức và công chức. Tám Nghệ liên lạc thường xuyên với anh Chín Quỳ, một nhà cách mạng làm công trong nhà máy xay ở Tân Hoà. Trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ tháng 11-1940, tiểu đội du kích của Chín Quỳ định chụp đồn Cây Đào rồi đánh ra Tân Uyên, nhưng kế hoạch đổ bể, Tây phòng thủ kỹ và đánh bật du kích vô rừng. Chín Quỳ với khẩu súng săn đã nuôi tiểu đội mấy năm ròng với tài thiện xạ.
        Đạn săn hết, Chín Quỳ nhắn Tám Nghệ cung cấp đạn. Anh Tám ngoại giao với bọn lính Tây mua đạn gởi về Tân Uyên. Đi nhiều chuyến trót lọt, nhưng rồi nội vụ đổ bể. Tây xét nhà trọ, thấy đạn giấu trong rương, chúng đòi bắt tất cả những người ở trọ. Tám Nghệ phải nhận số đạn đó của mình. Anh vận động được đóng tiến để “tại ngoại hầu toà”. Vừa được tự do tạm là anh vọt. Trốn đâu? Hệ thống lính kín địch như rươi. Anh vọt sang Xiêm hoạt động theo các nhóm Việt Kiều yêu nước. Trong mấy năm sống xa quê anh đã làm những bài thơ tha hương rất truyền cảm mà nổi bật nhất là bài Tết quê người.
        Sau ngày Nhật đảo chánh Pháp, Tám Nghệ về nước và được bí thư Xứ uỷ Sáu Giàu phân công trở qua Xiêm mua súng đạn chuẩn bị cướp chánh quyền trong tay Nhật khi thời cơ đến. Thời cơ ngàn năm một thuở là Đồng Minh sẽ đánh bại phe Trục. Thừa lúc Nhật đầu hàng trong khi Pháp chưa kịp trở tay, ta tranh thủ phất cờ độc lập. Tám Nghệ hoàn toàn đồng ý nước cờ thần diệu của Sáu Giàu, ôm vàng sang Xiêm mua súng đạn. Sáu Giàu chọn Tám Nghệ rất đúng người đúng việc. Xiêm là chợ trời súng đạn nổi tiếng Đông Nam Á. Còn Tám Nghệ là người đã hoạt động trong các nhóm Việt Kiều yêu nước ở Xiêm trong nhiều năm. Rất tiếc là chuyến đi đó thất bại thảm thương: Tám Nghệ đã bị bọn cướp núi chặn tại dãy núi Tà Lơn ở biên giới Việt Miên cướp sạch tiền và vàng. Không mất mạng là may. Tám Nghệ trở về Sài Gòn nhận tội với Sáu Giàu. Vào thời buổi vô cùng nghiêm trọng, các đảng phái, các chánh khách thân Nhật, thân Tàu, thân Pháp thi nhau giành thế lực, Sáu Giàu phân công Tám Nghệ gia nhập nhóm Lương Văn Tương, trụ sở tại đường Verdun (nay là Cách mạng tháng Tám) gần Ngã Sáu, Sài Gòn. Đây là nhóm chính trị gồm nhiều xu hướng khác nhau tthuộc đủ thành phần trong xã hội: Tám Nghệ gặp tại đây khá nhiều nhân vật tên tuổi như hai anh em Diệp Ba, Diệp Tư, Hoạ Đồ Trình, Vũ Tam Anh, Huỳnh Phú Sổ và Năm Lửa... Một chi tiết buồn cười về bộ vó bên ngoài của Tám Nghệ: Anh mới từ Xiêm về ăn mặc tóc tai giống như người Nhật. Đầu hớt trọc, y như các sĩ quan quân đội Phù Tang.
        Lương Văn Tương là một Mạnh Thường Quân trong nhà luôn luôn có cả chục “tân khách”. Cơm nước ngày hai bữa do em họ của Tương là cô Lương Thị Thành đảm trách. Cô Ba Thành quê Nha Mân, một làng ở giữa hai tỉnh Sa Đéc và Vĩnh Long nổi tiếng sản sanh nhiều cô gái đẹp. Đặc điểm này đã đi vào ca dao tục ngữ vùng đồng bào sông Cửu Long: “Thóc nào ngon bằng thóc Cao Lãnh, gái nào bảnh bằng gái Nha Mân”. Ngày Tám Nghệ gia nhập đám tân khách của Lương Văn Tương; cô Ba Thành nhìn anh với cặp mắt dửng dưng. Cô tưởng anh là dân “trôi sông lạc chợ”, nhưng dần dần thái độ xa lạ đó biến đi và chuyển thành một thứ cảm tình có phần lãng mạn.
        Số là cô Ba Thành rất khoái văn thơ mà Tám Nghệ là một thi nhân thích ngâm nga. Giọng anh không hấp dẫn nhưng tứ thơ rất truyền cảm. Từ yêu thơ tới yên người khoảng cách không xa. Cô Ba Thành yêu Bảy Thái - tên thường gọi của Tám Nghệ lúc đó - từ lúc nào cô cũng không nhớ. Chừng đã lỡ yêu rồi thì đã muộn: Bảy Thái quê Biên Hoà, có vợ và ba con. Thế rồi “một liều ba bảy cũng liều”...
        Đầu 1945, Tám Nghệ bị PSE (Police Spéciale de Est) tức Ty Đặc cảnh miền Đông bắt. Đích thân tên cò Mai Hữu Xuân khai thác Tám Nghệ. Tám Nghệ chơi ván bài lật ngửa. Khi Quan hỏi: “Giữa Pháp và Nhật anh chọn ai?”. Nghệ đáp: “Cả hai đều là quân cướp nước. Chúng tôi đánh cả hai để giành độc lập”. Xuân lại hỏi: “Nếu giành độc lập thất bại, anh chọn ai, Pháp hay Nhật?”. Tám Nghệ: “Không thể thất bại được. Nhất định giành được độc lập. Còn như thất bại như ông nói thì chúng tôi chọn mối quan hệ Việt-Pháp đã có từ lâu rồi. Nhật là kẻ tới sau, chưa có quan hệ gì sâu về mọi mặt”. Mai Hữu Xuân là tay sai của Pháp nên gật gù ý đó. Những ngày mất tự do trong khám Catinat của Tám Nghệ không lâu, tình hình diễn biến nhanh, Nhật đảo chánh, Tám Nghệ lại được tự do bay nhảy như cá gặp nước.
        Hãy trở lại công việc xây dựng căn cứ địa Tân Uyên tháng 9-1945. Tân Uyên lập Uỷ ban nhân dân trong tháng 10-1945. Anh Lê Thái bí thư. Công cuộc chuẩn bị kháng chiến tiến hành rất khẩn trương.
        Trong ba ngày 23, 24, 25-10-1945, Tây đánh chiếm Biên Hoà. Uỷ ban Kháng chiến miền Đông của Lương Văn Tường rút ra Xuân Lộc rồi Phan Thiết. Bấy giờ tại Tân Uyên, Tám Nghệ gặp Chín Quỳ. Hai bên tập hợp lực lượng, được 40 dân quân với 30 súng. Đất Cuốc, một xóm giữa rừng của xã Tân Hoà được chọn làm căn cứ. Vài ngày sau, lực lượng kháng chiến của Cao Văn Bổ (Ba Bổ) kéo về Đất Cuốc. Lại thêm các học viên quân chính do Nguyễn Xuân Diệu, Phạm Thiều huấn luyện ở Vĩnh Cửu kéo về. Thêm nhóm tốt nghiệp khoá quân sự của anh Phan Đình Công ở Dốc Bà Nghiêm nữa. Tám Nghệ tập hợp tất cả lại được bốn phân đội (hồi đó phân đội là trung đội bây giờ).
        Số súng được tăng lên nhờ binh vận và nhất là các nhóm thợ lặn mò súng từ các tàu Tây, Nhật chìm trước đó. Số súng anh Võ Bá Nhạc lấy trên tàu Tourane kẹt đá hàn tại Bến Vịnh trước ngày Nhật đảo chánh là một đóng góp quan trọng với lực lượng bốn phân đội, Tám Nghệ thành lập bộ đội Biên Hoà, những hoạt động chủ yến trong quan Tân Uyên. Phân đội I hùng hậu nhất có nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ căn cứ gốm các xã Tân Hoà. Tân Tịch, Mỹ Lộc, Thường Lan, Lạc An.
        Đầu tháng 11-1945, Nguyễn Bình vào tới Nam Bộ. Từ Thủ Đầu Một, đặc phái viên Trung ương qua Tân Uyên. Đây là một ngày lịch sử, Nguyễn Bình gặp Tám Nghệ. Đang gặp một chỉ huy địa phương để làm tham mưu thì vớ đúng Tám Nghệ. Qua phút trao đổi đầu tiên, hai bên đã hân hoan xem nhau như là “anh hùng tương ngộ”. Tám Nghệ trình bày tình hình Nam Bộ từ khi Nhật đảo chánh Pháp cho đến lúc Nhật hoàng tuyên bố đấu hàng vô điều kiện và ta cướp chánh quyền đúng thời cơ: Nhật mất khí thế trong khi Pháp chưa sang. Đây là cơ hội ngàn năm một thuở mà bí thư xứ uỷ Trần Văn Giàu đã tiên đoán và chạy đua nước rút để về đích trước thực dân Pháp.
        Tám Nghệ đưa Nguyễn Bình đi khảo sát căn cứ Tân Uyên. Núi rừng trùng điệp ăn thông tới dãy Trường Sơn là một vị trí quân sự cực kỳ quan trọng, công thì tiến tới Sài Gòn, thủ thì lên tận cao nguyên Trung Bộ. Thật là căn cứ lý tưởng. Nguyễn Bình đánh giá Tám Nghệ cao về khả năng quân sự: ngay từ đầu Tám Nghệ đã có ý thức xây dựng một căn cứ quân sự trong quận Tân Uyên là nơi có rừng núi hiểm trở ăn thông tới Ba Biên Giới nói liền với dãy Trường Sơn. Thật ra thì đây là sáng kiến của Bí thư Xứ uỷ Trần Văn Giàu đã gợi ý cho Bảy Thái ngay từ khi rời Bangkok về Sài Gòn. Tám Nghệ hăm hở bắt tay vào việc vì Tân Uyên chính là quê hương yêu dấu của anh.
        Tám Nghệ đưa Nguyễn Bình về Tân Uyên, trước nhất về ngôi nhà của anh tại Tân Tịch, nằm sát con đường đất đỏ chạy cặp con sông xanh biếc với hàng dừa, vườn bưởi xen kẽ đồng ruộng và rẫy mía bạt ngàn. Đi một vòng qua các xã Tân Hoà, Mỹ Lộc, Thường Lang, Lạc An. từ sông Đồng Nai tới sông Bé, băng qua những khu rừng bát ngát, Nguyễn Bình đã chấm nơi này để xây dựng căn cứ cho Bộ chỉ huy miền Đông. Vị trí Tân Uyên thật lý tưởng vì thị trấn này chỉ cách tỉnh lỵ Biên Hoà và Thủ Đầu Một khoảng 30 km. Tân Uyên cung cách Sài Gòn chừng ấy thôi, tính theo đường chim bay.
        Nguyễn Bình càng đắc ý với vị trí của Tân Uyên khi nghe Võ Bá Nhạc hiến kế:
        - Nếu anh Ba - ông Nhạc gọi Nguyễn Bình như thế từ khi Nguyễn Bình đến ở trong nhà ông giáo Chương là cha vợ của ông - chọn Tân Uyên thì anh Ba phải chọn Bến Vịnh nằm ngay vàm sông Bé đổ ra sông Đồng Nai, thuộc xã Lạc An.
        - Bến Vịnh như thế nào? Nguyễn Bình lắng tai nghe, thích thú. Võ Bá Nhạc thao thao kể chuyện đời xưa.

 

<< Chương 14 | Chương 16 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 235

Return to top