Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Cuộc Chiến VN >> NGUYỄN BÌNH, Huyền Thoại và Sự Thật

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 127058 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

NGUYỄN BÌNH, Huyền Thoại và Sự Thật
Nguyên Hùng

Chương 20

 

        Trong cuộc hội nghị quân sự tại An Phú Xả có một chuyện bất ngờ khiến Nguyễn Bình ngạc nhiên: Uỷ trưởng quân sự Mặt trận số 4 Nguyễn Văn Trân (Bảy Trân) xin từ chức. Bảy Trân vóc người nhỏ thó, mình dây, hớt tóc cao có vẻ là một thầy giáo hơn là một chỉ huy quân sự. Giữa hội nghị ông nói:
        - Tôi được Sáu Giàu phân công phụ trách Mặt trận số 4 chạy dài từ Bình Đông tới cầu Tân Thuận. Lực lượng quân sự vùng này là Bình Xuyên. Đại bộ phận là anh em lao động ngoại thành nhưng chỉ huy là các tay giang hồ đã từng làm nghề lục lâm thảo khấu. Ngày nay có người tu tỉnh theo cách mạng, nhưng cũng có người tánh nào tật nấy, sẵn súng đạn đi ăn cướp thay vì đánh Tây. Vừa rồi chúng giết một bác sĩ Pháp từ Sài Gòn qua Chánh Hưng khám bịnh. Tôi đã đích thân điều tra và ra lịnh cho bác sĩ đó về: nhưng ông ta chưa kịp mừng thì một tay Bình Xuyên chọc súng qua nách tôi bóp cò làm ông ta chết, làm sao tôi chỉ huy được những kẻ ngu dốt không biết phân biệt Tây tót với Tây xấu lại mang nặng tánh tự do vô kỷ luật?...
        Mọi người im lặng chưa có ý kiến gì. Ông Trân nói tiếp:
        - Từ việc nhỏ đó suy ra việc lớn. Có nên phát súng cho Bình Xuyên không? Theo tôi thì coi chừng lợi ít mà lại to. Không khéo có ngày Bình Xuyên cắt cổ mình đó. Cho nên tôi xin từ chức uỷ trưởng quân sự mặt trận số 4 để lãnh công tác khác thích hợp với khả năng hơn.
        Nguyễn Bình ngẫm nghĩ rồi nói:
        - Làm cách mạng là tự giác tự nguyện. Nếu đồng chí tự thấy không thích hợp với nhiệm vụ hiện nay thì tôi chấp nhận sự từ chức của đồng chí. Để danh chánh ngôn thuận. đồng chí nên họp ban chỉ huy Mặt trận số 4 lại, tuyên bố từ chức để anh em bầu người thay thế.
        Đêm đó Nguyễn Bình tìm hiểu thêm về ỏng Bảy Trân. Con người nho nhỏ ấy lạ thay lại có một quá trình hoạt động cách mạng độc đáo. Cha mất sớm, mẹ ở vậy nuôi con. Đậu tiểu học, Trân trốn xuống tàu qua Pháp học. Tại Pháp, Trân học nghề vô tuyến điện và gia nhập thanh niên cộng sản, đêm đêm rải truyền đơn chống thực dân khủng bố trắng ở Đông Dương (tàn sát Việt Nam Quốc dân Đảng). Anh được kết nạp vô Đảng Cộng sản Pháp và được giới thiệu qua Nga học trường Đông Phương đại học đường (trường Staline) khoá 1927-1930. Trong khoá này có các đồng chí Trần Phú lấy tên Lý Quý phiên âm là Lít-vay, Ngô Đức Trì, Bùi Công Trừng, Bùi Lâm, Nguyễn Khánh Toàn, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Trần Ngọc Danh, Dương Bạch Mai, Trần Đình Long, Bùi Ái, Nguyễn Văn Trân...
        Đến năm thứ hai thì Bẩy Trân đã nói và viết tiếng Nga thông thạo. Anh lấy vợ Nga, được đưa tới các hãng xưởng nói chuyện với công nhân Nga. Nhờ làm phiên dịch anh được khá nhiều tiền. Cứ dịch một trang lấy 12 rúp. Chừng về nước sau mãn khoá, anh tặng lại nhà nước Nga 120 rúp bằng cách mua lại tờ quốc trái mỗi tờ 60 rúp. Bận về cũng như bận đi. Bảy Trân được các đồng chí các nước Nga, Đức, Bỉ giúp vượt biên giới. Tại Marseille về Sài Gòn cũng trốn dưới hầm tàu, các bữa ăn đều được bí mật đưa xuống. ăn xong ném đĩa xuống biển. Về nước, anh Bảy giả làm tín đồ Cao Đài lên Toà Thánh Tây Ninh làm thư ký cho giáo tông Lê Văn Trung, mượn Toà Thánh làm vỏ bọc để hoạt động. Sau đó theo chỉ thị của Xứ uỷ anh Bảy phụ trách Đặc uỷ Hậu Giang, mở lớp huấn luyện đào tạo đảng viên tại Chợ Mới, Long Xuyên. Năm 1931, Tây khủng bố ác liệt, phần lớn các đồng chí đi học ở Nga về đều bị bắt như Bùi Công Trừng, Bùi Lâm, Bảy Trân. Lần đó Tây bắt được một mẻ lớn: 201 tù Cộng sản ra toà, hai người còng chung một còng. Sau 19 tháng 9 ngày, Bẩy Trân được thả vì bị bắt không có tài liệu trong mình, chỉ do kẻ khác khai. Mỗi tuần phải trình diện chủ quận, mỗi tháng trình diện chủ tỉnh Chợ Lớn. Vậy là được thả nhưng anh vẫn bị quản thúc tại gia (Bình Đăng, Chợ Lớn).
        Dù bị quản thúc, Bẩy Trân vẫn đi bán dầu cù là với Nguyễn An Ninh. Đây là hình thức tuyên truyền lưu động độc đáo của hai nhà cách mạng trí thức. Ông Ninh nấu cù là theo toa thuốc gia truyền. Hai ông Ninh và Trân cỡi xe đạp đi khắp nơi, trước bán cù là để gây quỹ hoạt động, sau là tuyên truyền tinh thần quốc gia dân tộc. Những năm tháng đạp xe khắp miền Nam bán dầu cù là để lại một kỷ niệm khó quên trong đời hai ông. Tây biết “tẩy” nên cho lính kín đạp xe theo dõi đồng thời lính các nơi được lịnh xét giấy thuế thân hai ông. Để không mất thì giờ móc ví trình giấy, hai ông đeo thuế thân trước ngực, lính hỏi thì chỉ vô ngực, khỏi tốn nước miếng. Trong ba năm bán cù là dạo khắp Nam Kỳ lục tỉnh, hai ông thu hút vô số thanh niên vô Đảng Thanh niên Cao Vọng của Nguyễn An Ninh. Với nhà nông, hai ông cũng khuyến khích họ đoàn kết tranh đấu nâng cao đời sống bằng cách đòi chủ ruộng trả công cho họ cao hơn. Trước gặt 12 bó một công, sau chỉ còn 10 bó.
        Trong hai người, ông Ninh “cộc” hơn. Có lần trên đường Bà Rịa ra Long Hải, hai ông bị một thằng lính kín bám sát như bóng với hình. Không kềm được cữu bực, ông Ninh bảo ông Trân dừng xe lại để ông chặn đường, thộp ngực tát tai tên lính cho bỏ thói rình mò... Trong những đêm ngủ nhà trọ, ông Ninh tâm tình với ông Trân: “Tao suy nghĩ và thấy mình là trí thức tiểu tư sản theo chủ nghĩa quốc gia hẹp hòi thì sẽ không bao giờ giải phóng được dân tộc. Chỉ có Cộng sản mới giải phóng được dân tộc. Cho nên tao giao đảng Thanh niên Cao Vọng lại cho mầy.
        Bảy Trân bị bắt lần thứ hai, bị giam sáu tháng ở Khám Lớn, ra toà được xử trắng án nhờ khai có lý có tình. Vụ án này được gọi là vụ “complot Giàu - Dực”, xảy ra năm 1934-1935. Giàu là Trần Văn Giàu, từng học trường Đông Phương đại học đường ở Mốt-cu khoá 1930-1933. Về nước Sáu Giàu được bầu bí thư Xứ uỷ. Còn Dực còn có tên là Long là con đại hương cả ở Kỳ Son (Tân An) cũng đi học ở Nga về. Theo lời giới thiệu của Giàu, Trân rước Dực về, bố trí ở nhà cô mụ Trinh (Trần Kim Trinh) để hoạt động. Lúc đó Xứ uỷ được Đảng Cộng Sản Pháp gởi báo, sách, tài liệu theo các chuyến tàu khách và tàu hàng. Dực bị bắt và khai làm Tây bắt khá nhiều đồng chí trong đó có thuyền trưởng Deschamps và Sáu Giàu. Có người tố Sáu Giàu khai Deschamps, nhưng sự thật là Dực đã khai.
        Bảy Trân bị bắt lần thứ ba vì Tây nghi Trân giấu Nguyễn An Ninh đang bị truy nã trong năm 1935. Trân biết chỗ Ninh ẩn trú nhưng chịu đòn không khai để Ninh có thì giờ dời chỗ né tránh. Nhờ thầy Bảy Cù là đóng vai khổ nhục mà ông Ninh rời nhà thầy thuốc Bắc ở Phú Thọ tròn về lò gạch ông Hội đồng Võ Công Tồn ở Gò Đen. Ông Ninh ở ẩn tại đó khá lâu cho tới ngày con Hội Đổng Tồn là Võ Công Phụng chỉ cho Tây bắt.
        Bảy Trân có biệt tài gây quỹ cho Đảng bằng cách “móc túi” các Mạch thường quân như Hội đồng Tồn, bà Ba Bầu ở Phú Nhuận, thầy giáo Mong ở Quán Tre. Mỗi lần thấy Bảy Trân tới toà soạn thì các ông Nguyễn Văn Tạo, Dương Bạch Mai, Nguyễn Văn Nguyễn vỗ tay kêu to: “Kalinin tới, có tiền rồi” (Kalinin là lãnh tụ Nga. Ở đây có nghĩa là nông dân - một nét nổi bật của Bảy Trân).
        Cuối năm 40 sau Nam Kỳ khởi nghĩa, Bảy Trân: bị bắt lần nữa dù đã “lặn” lên Đà Lạt. Anh bị quản thúc tại gia nhưng vẫn giúp hai đồng chí Trần Văn Giàu và Châu Văn Giác vượt ngục Tà Lài tá túc trong nhà rồi mướn ghe đưa xuống Rạch Giá đổi vùng hoạt động. Trong những năm 1940 ông Trân nắm được giới giang hồ Tám Mạnh nên được phân công nắm Bình Xuyên.
        Đêm ấy anh Ba Bình giữ Hai Trọng lại bàn chuyện Bình Xuyên.
        - Anh có nghe ông Bảy Trân xin từ chức không?
        Lý do là không thể chỉ huy được mấy tay Bình Xuyên? Đưa dân giang hồ theo cách mạng, lợi ít mà hại nhiều. Chưa quen đường cũ, sẵn súng ống, các tay ấy đi ăn cướp, nhũng nhiễu dân lành. Anh có ý kiến gì?
        Hai Trọng nhắc lại ý Hà Huy Giáp:
        - Tôi đồng ý với đồng chí Hà Huy Giáp là không nên quan trọng hoá chuyện bê bối nội bộ. Lo đánh Tây trước đã. Sẽ giải quyết chuyện vô kỷ luật sau.
        Ba Bình lắc đầu:
        - Tất nhiên ưu tiên một phải là đánh Tây. Nhưng không thể trì hoãn việc củng cố nội bộ. Một quân đội mạnh trước nhất phải có kỷ luật. Thuật cầm binh dậy trước nhất là phải nắm tổng binh tướng. Tướng phải gương mẫu, lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ. Phải thực hiện cho được tinh thần “huynh đệ chi binh” trên dưới một lòng, đồng cam cộng khổ... thì mới cờ khai đắc thắng; mã đáo thành công...
        Ngay trong đêm đó anh Ba Bình viết một lá thư cho Ba Dương và anh em Bình Xuyên. Dưới ánh nến, Hai Trọng thấy Nguyễn Bình cặm cụi viết, chốc chốc lại ngửng lên suy nghĩ. Nội dung bức tâm thơ như sau:
        “Đồng chí Ba Dương, anh em binh sĩ Bình Xuyên,
        Tôi đã nghe báo cáo về tình hình nội bộ trong đơn vị các đồng chí. Đại diện cho Trung ương, tôi có vài ý kiến sau.
        Các đồng chí nên lập Liên khu Bình Xuyên, tập hợp lại để thành một khối vững chắc. Chớ để lẻ tẻ Tây sẽ đánh nát. Chừng đó anh em sẽ trở lại kiếp giang hồ.
        Nhiệm vụ Trung ương giao cho tôi là thống nhất các lực lượng võ trang ở miền Đông Nam Bộ để đương đầu với địch. Để giúp tôi hoàn thành sứ mạng, trong từng đơn vị, các đồng chí hãy tiến hành thục hiện chỉ trương đoàn kết để chiên thắng.
        Ký tên Nguyễn Bình, Khu bộ trưởng Khu 7

<< Chương 19 | Chương 21 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 494

Return to top