Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Cuộc Chiến VN >> NGUYỄN BÌNH, Huyền Thoại và Sự Thật

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 126971 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

NGUYỄN BÌNH, Huyền Thoại và Sự Thật
Nguyên Hùng

Chương 2

 

Bạn cùng nhà trọ với Thảo có một thanh niên học nghề máy nổ rất mê tiểu thuyết. Hễ về tới nhà là lật ghế bố đọc say mê. Có lúc Thảo bắt gặp anh ta cười một mình, rung rinh cả ghế bố. Thấy Thảo tò mò nhìn mình, anh ta đưa quyển sách cho Thảo, nói:
        - Anh phải đọc nó mới được. Hay lắm!
        Thảo nhìn quyển sách nhàu nát: đó là cuốn “Kim thời dị sử” của nhà văn Ngũ Biên Nhi, xuất bản vào tháng 8-1921. Trong năm năm qua không biết bao tay người đọc sách, lem luốc bẩn thỉu nhưng còn đọc được. Thảo liếc sơ qua lời giới thiệu của Nguyễn Kiệu Đính, tổng lý Công Luận Báo: “Chuyện đạo tặc mà không hại cho phong hoá”. Tò mò Thảo mượn đọc và thật bất ngờ anh bị lôi cuốn ngay tức khắc. Câu chuyện thật hấp dẫn: Ba Lâu làm nghề đạo tặc, lấy của nhà giàu chia nhà nghèo. Anh ta cứu một người có máu mê cờ bạc tự vẫn vì thua cháy túi, rồi cho tiền khuyên y làm lại cuộc đời. Sau đó Ba Lâu dùng kế đánh chà “Siết-ty” đoạt sáu muôn(1) đồng. Trận đánh xảy ra ở Takeo rất ly kỳ. Xe chà Siết-ty chở tiền đi Takeo để cho vay bị Ba Lâu tráo tài xế, tới chỗ phục kích, tài xế ngưng xe để Ba Lâu tấn công giật cặp da đựng tiền...
        Thảo đọc say mê đến hết tập một, hỏi mượn tập hai. Anh bạn cười nói:
        - Mê rồi phải không? Rất tiếc là tập hai thất lạc... Nếu anh muốn đọc loại này thì tôi cho anh mượn cuốn khác còn hay hơn nữa. Đó là cuốn Tướng cướp hào hoa của Sơn Vương. Hễ đọc là mê, tôi dám cam đoan mà!
        Đây là là loại trường thiên tiểu thuyết đọc ròng rã một ngày là xong. Cốt chuyện ly kỳ, văn chương trau chuốt: một tay hảo lớn thấy chuyện bất bình ra tay nghĩa hiệp. Để có tiền làm việc “cứu dân độ thế”, y nghĩ ra sách “làm tiền” đánh cướp các chủ đồn điền cao su, đánh cai tổng, Huyện hàm(2). Cách đánh cũng mới: xe hơi, súng lục, tạc đạn... truyện hấp dẫn như coi chiếu bóng...
        Đọc xong, Thảo hỏi:
        - Sơn Vương là ai mà viết hay vậy?
        - Muốn làm quen hả? Vậy thì sáng mai đi với tôi. Ông ta ở gần mình thôi.
        - Ở đâu mà gọi là gần?
        - Chợ Bến Thành chớ đây. Tám giờ sáng ngày mai, tôi sẽ giới thiệu anh với ông ta.
        Sáng hôm sau Thảo theo bạn ra Bến Thành. Trên vỉa hè đường g De la Somme (nay là Hàm Nghi) đám thày bói ngồi một dãy dài. Ông nào cũng mang kính râm, trước mặt bày mu rùa hoặc bộ bài cào. Giang sơn mỗi người là chiếc chiến manh bẩy tấc. Đến góc đường Monlau (nay là Huỳnh Thúc Kháng) người bạn đường lại chỉ một người dong dỏng cao mặc bộ bà ba lụa Tân Châu ngồi trên tấm vải ka-ki, trước mặt là một chổng sách khổ nhỏ, loại tiểu thuyết từng thiên mà Thảo vừa đọc xong.
        - Nhà văn Sơn Vương của chúng ta đó.
        - Thật không?
        Thảo không tin một nhà văn ngồi vỉa hè bán sách của chính mình viết. Lâu nay anh nghĩ nhà văn sống trong tháp ngà - cách gọi văn vẻ để tả cái gác trọ - tuy không giầu sang thì cũng phong lưu...
        Anh bạn cười nói:
        - Lạ lắm phải không? Nhưng dân Sài Gòn không lạ mấy chuyện này đâu. Ông Nguyễn An Ninh, đường đường là chủ báo La Cloche Felée(3) mà còn dám ôm cả xấp báo rao bán ngoài đường. Vậy thì Sơn Vương bày sách của mình trên vỉa hè rao bán có gì lạ. Chuyện này chắc ngoài Hà Nội, Hải Phòng không có?
        - Hà Nội thì tôi không biết chứ Hải phòng thì làm gì có chuyện này. Nhưng anh hãy giúp tôi làm quen với nhà văn bình dân này đi.
        Hai người bước tới ngồi trước Sơn Vương, cầm lên các cuốn sách bày bán ngắm nghía. Sơn Vương vui nói:
        - Có cuốn này mới nè hai chú: Luật rừng xanh. Có chữ ký của tác giả tặng cho một trăm độc giả đầu tiên.
        Thảo nhìn chữ ký cười nói:
        - Đọc không ra chữ Sơn Vương. Giống như chữ gì bắt đầu bằng chữ Th...
        Sơn Vương gật lia:
        - Chú em tinh mắt. lắm. Bút hiệu là Sơn Vương nhưng qua tên là Thoại: Trương Văn Thoại. Chú em biết chữ nho không? Chữ Thoại gồm ba chữ Sơn, Vương và Nhi. Cho nên qua lấy bút hiệu Sơn Vương.
        Thảo thích thú:
        - Đó là lối chiết tự. Ai biết chữ nho thì thấy trò chơi chữ lầy hay hay.
        Sơn Vương nhìn Thảo cười nói:
        - Chú em ở Bắc mới vô phải không? Vô đây ở đâu? Có bà con quen biết?
        Thảo chỉ người bạn:
        - Tôi ở trọ cùng anh này. Chính anh này cho tôi mượn sách của ông. Đọc rồi muốn làm quen với nhà văn...
        Câu chuyện tới đây bị đứt ngang vì có nhiều người tới mua sách. Chừng họ đi rồi. Sơn Vương cho sách vô bao kiêu “sác marin” của lính thuỷ, cuốn mảnh ka-ki đùng lên. Thảo ngạc nhiên:
        - Ủa sao không bán nữa?
        - Bán sách chỉ là một cách giao du tìm bạn tri âm. Sáng nay làm quen với chú em, anh thích lắln: một người từ phương Bắc mà mến mộ một kẻ ở trời Nam thì thật là một điều lý thú đáng được đánh dấu bằng một tiệc sơ giao. Mời hai bạn trẻ qua bên kia đường. Ta vô quán đàm đạo.
        Hai bạn trẻ theo Sơn Vương băng qua bồn binh tới đường Colollel Grinlaud (nay là Phạm Ngũ Lão), bước vô một tiệm nước một người Tàu:
        - Ba lô hủ tiếu đặc biệt. Sơn Vương bảo lão Chệt bụng bự đứng bên thùng nước lèo nghi ngút khói. Đặt bao sách lên ghế kê sát tường, ông kéo ghế ngồi ngó ra đường. Thảo và anh bạn nói:
        - Gọi một tô cho ông thôi. Chúng tôi ăn sáng rồi.
        - Có sao đâu! Ăn rồi thì ăn nữa. Ăn với tôi để dành dấu ngày sơ ngọ. Tôi chưa ra Bắc lên không có dịp nào làm quen với chú em, người mới chân ướt chân ráo vô đây.
        Thảo cười:
        - Ông muốn tìm hiểu gì?
        - Những gì còn ngnyên chất, chưa pha tạp. Chớ người Bắc vô Nam lâu đời thì đường Đết-pan thiếu gì!
        Phổ ky bưng ba lô hủ tiếu tới. Sơn Vương kêu thêm:
        - Một thau xíu quách, ba chai la-ve.
        - Sáng sớm không bán xíu quách... Phổ ky lắc đầu nhưng Sơn Vương cười lớn:
        - Ký tố, ký tố(4)! Cứ đem ra rồi tính bao nhiêu cũng được. Tao đang đãi khách quý, không thấy sao?
        Phổ ky nói nhỏ với lão bụng bự. Lão lầy cau mày nhưng rồi cũng gật. Phổ ky đem xíu quách đầy một thau vớt từ thùng nước lèo tới:
        - Ông chủ nói chỉ bán cho khách đặc biệt thôi...
        - Cứ ăn tự nhiên nghe, hai anh bạn trẻ, chớ có khách sáo gì hết!
        Sơn Vương ăn xong tô hủ tiếu, bóc cục xương chấm giấm ớt gậm ngon lành. Ông hút tuỷ nghe rồn rột, rồi hớp một ngụm la ve rất điệu nghệ. Mặt ông không đỏ mà tai tái, dấu hiệu một kẻ có tửu lượng cao.
        - Chú em đã đọc truyện nào của qua? Tướng cướp hào hoa? Thấy thế nào? Dân Nam Kỳ thích nói thẳng, không úp thở nể nang.
        Thảo có chút men bia gật gù:
        - Hay lắm thưa ông.
        - Hay thiệt không đó! Đừng khen vị bụng nghe! À mà gọi qua bằng anh, đừng gọi ông, nghe khách sáo quá!
        Thảo nhớ lời bình của chủ bút Nguyễn Kim Đính về cuốn Kim thời dị sử nói:
        - Hay thiệt mà, viết vế tướng cướp mà đọc không thấy sợ, trái lại người đọc khâm phục kẻ giang hổ kỳ hiệp. Chính vì vậy mà hai chúng tôi tới đây làm quen với ông... với anh.
        Sơn Vương nốc cạn chai la ve, rút khăn lau mặt, lấy trong túi xách hai quyển sách, quơ cây Kaolo đề tặng.
        Sơn Vương cười lớn:
        - Qua quên dặn chú là qua luôn luôn đổi chỗ bởi vì việc bán sách chỉ là thứ yếu. Nó lệ thuộc mục đích của mình...
        Thảo nhíu mày suy nghĩ về câu nói đó, mong nhà văn giải thích mục đích gì thì Sơn Vương hỏi:
        - Sao! Đọc xong Luật rừng xanh chưa? Thấy thế nào?
        Thảo nêu ngay điều mình thắc mắc:
        - Nhân vật chánh trong chuyện có phải là anh không?
        Sơn Vương cười hỏi ngược lại:
        - Nếu qua nói nhận xét của chú đúng thì chú nghĩ sao?
        Thảo vui mừng nói:
        - Em nghe nói trong Nam có nhiều hảo hớn kiểu Lương Sơn Bạc. Anh đúng là một trong 108 vị anh hùng Thuỷ Hử. Em may mắn được làm quen với anh. Mong được đi theo con đường của anh.
        Sơn Vương chỉ quyển sách Thảo cầm trên tay:
        - Thì hôm qua chúng mình đã làm lễ đào viên kết nghĩa rồi đó!
        Thảo nói thêm:
        - Hôm qua kết bạn là vì mến văn tài của anh. Sáng nay mới biết. thêm một điều quan trọng hơn văn tài: anh là một giang hồ kỳ hiệp. Có bạn nhà văn là điều hay, có bạn giang hồ kỳ hiệp còn hay gấp mười lẩn... Em muốn được anh dìu dắt...
        Sơn Vương thân ái siết tay Thảo:
        - Ngay phút đầu qua đã chấm chú rồi. Tại sao? Một chú bé dám đơn phương độc mã từ Bắc vô Nam, nội đầu óc phiêu lưu mạo hiểm đó đáng mặt giang hồ rồi. Huống chi chú lại hâm mộ văn chương nghĩa hiệp...
        Đồng hồ Tổng Ngân khố điểm mười giờ, Sơn Vương cho sách vô bị nói:
        - Thôi, mời chú em về nhà qua cho biết. Cũng gần đây.
        Thảo theo Sơn Vương đến phía cầu Móng. Ngay ngã ba Lefebvre - Guynemer (nay là Nguyễn Công Trứ - Hồ Tùng Mậu) Sơn Vương nói:
        - Đây là chủ nhà, ông Tư Chiêu, cũng được gọi theo tên bảng liệu là ông Nam Chấn Hưng, ông Tư ngụ tại đây, số 2 Lefebvre mấy chục năm rồi... Thảo cúi chào ông chủ tiệm may và được Sơn Vương giới thiệu tiếp:
        - Còn đây là chú em từ Bắc vô Nam, mới kết nghĩa với tôi.
        Sơn Vương đi thẳng lên gác, chỉ một vòng tròn cười nói:
        - Giang sơn của mình chỉ có hai mươi thước vuông thôi. Nhưng ông bà mình có câu: “khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”. Mà ăn thì nhiều chớ ở bao nhiêu.
        Vừa nói ông lấy tấm ka ki trong bị ra giăng võng nằm đu đưa hút thuốc:
        - Chú có mệt thì nằm trên ghế bố mà nghỉ. Còn qua thì nằm võng quen rồi.
        Thảo thích thú trước tính đa dụng của tấm ka ki, lúc là chiếc chiếu trải ở vỉa hè chưng bán sách, lúc là cái võng đung đưa ru ngủ, lúc là cái mền đắp ấm trong đêm. Với Sơn Vương, không có cái gì thừa. Do vậy mà gác nhỏ bằng bụm tay cũng vừa đủ cho ông.
        Hút tàn điếu thuốc, Sơn Vương nhìn đồng hồ:
        - Mời chú em ăn trưa. Mình ăn cơm thố óc heo chưng thuốc Bắc. Tiệm ăn sát một bên. Chú làm một chung rượu thuốc được chớ?
        Thảo gật:
        - Cha tôi, bữa ăn nào cũng uống một chung rượu thuốc. Tôi có nếm thử...
        Sơn Vương cao hứng:
        - Lại thêm một điểm hai anh em mình giống nhau. Ông thân của qua là thầy thuốc Nam mỗi bữa ăn làm một chung rượu thuốc. Quê mình ở Gò Công, sát bờ sông Soài Rạp. Do vậy mà tâm hồn mình cũng cuồn cuộn sôi nổi như con sông cái chẩy ra Vàm Láng. Sông Soài Rạp chảy bạo hơn sông Lòng Tàu. Nhưng mà chú có biết hai con sông này đâu...
        Thảo vội nói:
        - Sông Soài Rạp thì tôi chữa biết, nhưng sông Lòng Tàu thì tôi có biết. Vô bến Nhà Rồng, tàu phải đi ngược dòng sông Lòng Tàu...
        - Té ra chú đi đường biển. Vậy mà tôi tưởng chú đi xe lửa. Chuyện tâm tình hãy để đó. Bây giờ đi ăn cơm. Mình quen ăn quán đúng thư lời thơ: “kiếp phong sương ăn quán ngủ đình”. Nếu chú thấy thích dọn về đây ở với qua. Qua mời thiệt đó.
        Sau bữa ăn, Thảo theo Sơn Vương trở về gác trọ nghỉ trưa. Lúc Sơn Vương ngáy vang trên võng, Thảo quyết định dọn về ở với nhà văn giang hồ này. Anh muốn tìm hiểu thêm về con người miền Nam mà Sơn Vương có lẽ tiêu biểu hơn hết.
        
        Chú thích:
        (1) Muôn: Tiếng trong Nam đồng nghĩa với vạn
        (2) Huyện hàm (huyện homoraire): có chức mà không có quyền
        (3) Tiếng chuông rè
        (4) Tiếng Tàu: bao nhiêu cũng được

<< Chương 1 | Chương 3 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 937

Return to top