Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Cuộc Chiến VN >> NGUYỄN BÌNH, Huyền Thoại và Sự Thật

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 127070 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

NGUYỄN BÌNH, Huyền Thoại và Sự Thật
Nguyên Hùng

Chương 28

Liên lạc thành đưa một người miền Bắc vô gặp Khu trưởng Nguyễn Bình. Vừa thấy người này anh Ba bước tới ôm hôn thắm thiết:
        - Thế nào! Đội trinh sát quân chính của Chính Heo làm ăn ra sao?
        Chính Heo đổi nét buồn:
        - Nguyễn Ngọc Sớm vừa bị bắt,. Tôi vô đây cho anh Ba hay. Hai việc cần làm ngay: mướn luật sư lo cho Sớm. Hai là chọn người thay Sớm nắm Ban công tác.
        Anh Ba Bình nói:
        - Lo cho Sớm thì anh em ngoài thành tự động lo. Ngoài đó không thiếu mạnh thường quân có nhiều tiền và giao thiệp rộng với cò bót...
        Chính Heo gật:
        - Đó là báo cáo cho anh Ba biết thôi, chớ tôi đã nhờ anh Giao và chị Gái rồi. Hai vợ chồng này là đồng hương Nguyên Xá của tôi, vào Sài Gòn kinh doanh nghề buôn “sơ mi gỗ” có cửa hàng lớn ở đường Mayer (Võ Thị Sáu) gần chợ Tân Định. Còn về việc chỉ định người thay thế Sớm...
        Anh Ba Bình chỉ vào ngực Chính Heo:
        - Trưởng bị bắt thì phó lên thay. Chuyện đó các đồng chí tự giải quyết lấy cũng được mà.
        Chính Heo:
        - Nguyên tắc là như vậy, nhưng tôi muốn chánh thức hoá cho danh chánh ngôn thuận. Nếu anh Ba chỉ định tôi làm trưởng Đội trinh sát quân chính thì tôi xin đề nghị đổi tên...
        - Tên gì?
        - Ban công tác Thành. Đội trinh sát quân chính sẽ là Ban công tác số 1, dần dần sẽ lập thêm các ban số 2, số 3 tuỳ theo thực lực của mình.
        Nguyễn Bình trầm ngâm:
        - Tại sao đổi tên? Có lợi gì?
        - Có nhiều cái lợi Thứ nhất là giữ được bí mật.
        Cái tên đội trinh sát quân chính tự nó để lộ bí mật cho Tây biết mục đích yêu cầu của ta. Còn cái tên Ban công tác Thành thì kín đáo hơn, mặc dầu anh em ta vẫn làm nhiệm vụ trinh sát và trừ gian trong thành.
        Anh Ba Bình gật gù:
        - Cũng được. Vậy kể từ ngày hôm nay, tôi bổ nhậm Nguyễn Đình Chính làm trưởng Ban công tác số 1. Đồng thời giao nhiệm vụ đầu tiên cho các đồng chí là tạo điều kiện để đưa khu trưởng đột nhập Sài Gòn một chuyến nữa để nắm tình hình và làm một số việc trước mắt.
        Chính Heo kêu lên:
        - Nguy hiểm? Có cần phải xuất tướng không? Anh Ba cần gì khó khăn mấy anh em tôi sẽ cố gắng.
        Nguyễn Bình cười:
        - Có những việc tướng đích thân giải quyết mới được. Chớ xe pháo ngựa tuy hùng hậu mà vẫn không ăn thua gì.
        Chính Heo tò mò:
        - Những việc gì xin anh Ba nói rõ hơn...
        - Chẳng hạn như một số trí thức trùm mền - nói theo miền Bắc là trùm chăn. Họ đang theo sách của người ăng-lê là “chờ và xem họ xem gió chiều nào để tuỳ cơ ứng biến. Các ông bác sĩ, trạng sư đó rất kén người tiếp xúc. Phải là tôi tới gặp họ thì họ mới chịu nghe.
        Chinh Heo gật:
        - Đúng? Anh Ba nắm tâm lý giới trí thức trùm chăn rất sát. Tôi nghe nói trong giới thầy kiện có ông tiến sĩ luật Trịnh Đình Thảo là người có rất nhiều uy tín trong luật sư đoàn. Tây đang cố mua chuộc nhưng ông Thảo vẫn trùm chăn. Theo tôi trùm chăn là tốt, vì trước dịa vị và tiền bạc Pháp đưa ra nhử mà họ không thèm. Anh Ba nên tiếp xúc với mấy vị trí thức đó.
        Nguyễn Bình gật:
        - Trong danh sách những người tôi sẽ tiếp có luật sư Trịnh Đình Thảo và vài vị khác như Ngô Sách Vinh. Trong giới bác sĩ có Trần Nam Hưng. Trong giới công chức cao cấp có ông đốc phủ Phan Văn Chương. đô trưởng Sài Gòn- Chợ Lớn... Nhưng bao giờ tôi có thể vào Sài Gòn?
        - Để tôi rà lại các cơ sở của mình trong thành phố đã. Hiện có khá nhiều nơi an toàn ở Sài Gòn cũng như trong Chợ Lớn.
        - Nên bố trí trong Chợ Lớn tiện hơn. Tôi dễ hoà mình trong giới Hoa Kiều. Địch cũng không đặc biệt ruồng bó Chợ Lớn như Sài Gòn.
        - Thứ nữa là tỏi phải rà lại đường dây từ bưng ra thành. Phải bố trí nhiều đường dây để thay đổi tuỳ tình hình.
        Anh Ba nói:
        - Trở lại Ban công tác số 1. Theo binh thư, trận đầu phải toàn thắng. Kỳ khai đắc thắng, mã đáo thành công. Tôi đề nghị trận đầu của Ban Công tác số 1 phải là cú đấm vang dội. Phải đấm vào mặt thằng thượng sư đô đốc D argenlieu, một thằng tu xuất hung hăng háo chiến. Mục tiêu số hai là thằng Hiền Sĩ, chủ báo Phục Hưng. Phải diệt cái ống loa tuyên truyều phản động này để cảnh cáo những thằng bồi bút.
        Một tuần sau, liên lạc thành đưa anh Ba đột nhập Chợ Lớn. Anh Ba đóng vai người Tàu tới ớ một nhà cơ sở của Ban công tác số 1. Chủ nhà là người Quảng Đông ở trong tổ chức Huê Kiều vụ thường ra khu dự hội nghị. Bọn thực dân đang dựng lên cái gọi là chánh phủ Nam Kỳ tự trị. Anh Ba muốn trực tiếp chỉ huy Ban Công tác số 1 cùng với Nguyễn Đình Chính. Từ “tháp ngà” trong Chợ Lớn, anh theo dõi các hoạt động của Ban công tác số 1. Hãng ngày Chính Heo đều gặp anh Ba vào những giờ giấc khác nhau để báo cáo công tác. Có nhiều trận đánh không thành công như mong muốn, nhưng anh Ba bình tĩnh khuyến khích anh em: Vạn sự khởi đầu nan. Các vụ tấn công đầu tiên đó là vụ ám sát tên chủ báo Tân Việt. Tờ báo này cùng với tờ Phục Hưng nói xấu kháng chiến. Chủ báo Tân Việt ở trong hẻm đường Paul Blanchy (Hai Bà Trưng), gần chợ Tân Định. Số thằng này chưa chết nên đạn không nổ. Anh Vũ Trung Thám tiếc húi hụi vì đã chĩa súng vào ngực tên Việt gian này. Đạn lép thành thử phải rút nhanh. Anh Hoà xung phong lãnh xử tội thằng bồi bút này lần thứ hai. Lần này cực kỳ nguy hiểm vì nó đã biết nên đề phòng. Đi đâu cũng có thằng gạc-đờ-co Chà theo hộ vệ. Lần này bắn ba phát mà đạn vẫn lép. Tên Chà hộ vệ lập tức quay cây súng Mút bắn anh Hoà chết tại trận. Ta mất cây súng sáu. Anh Ba Bình nghe báo cáo ghi ngay vô sổ tay: “Cải tiến binh công xưởng, kiểm tra đạn do ta chế tạo”.
        Vài ngày sau có tin vui: Lan Mê Linh và chị Bông ném hai lựu đạn vô quán rượu Impérial góc đường Catinat - D ormay (Đồng Khởi - Mạc Thị Bưởi) gây thương vong cho một số binh sĩ Pháp. Anh Ba nghe báo cáo vui vẻ hỏi:
        - Lan Mê Linh? Tên nghe hay quá? Người thế nào?
        - Tiểu thư Sài Gòn ra bưng vào mùa thu tháng Tám. Gia đình Lan quê miền Bắc chuyên làm bánh kẹo, có cửa hàng trong chợ Bến Thành. Học viên hai khoá quân chính, khoá sau của Xuân Diệu và Mạnh Liên tổ chức ở Vườn Thơm.
        - Còn Bông?
        - Bông là cô gái miền Nam, quê Hốc Môn nổi tiếng Mười tám thôn vườn trầu. Cũng là học viên quân chính. Đây là bộ ba Lộc- Lan, Bông. Lộc cũng là nữ sinh miền Bắc, cha mẹ Bắc sanh cô ta tại Sài Gòn, có của hàng giày dép trong chợ Bến Thành, ngay dưới tháp đồng hồ ba mặt. Lan và Lộc là bạn thân từ nhỏ.
        Vài ngày tới đây cặp Lan Lộc sẽ trừng trị tên thầy tu hiếu chiến như anh Ba đề nghị. Thằng thượng sứ này sẽ nói chuyện với đám công chức cao cấp trước sân dinh Phó Soái (Bảo tàng Cách Mạng). aai cô sê ăn diện thật sang lẫn vào đám đông.
        Tin tức không vui dồn dập: vụ ném lựu đạn diệt tên cao uỷ D Argenlieu bất thành vì Lộc và Lan đứng xa, không thể ném lựu đạn tới lão tu xuất được đành rút lui êm. Vài ngày sau, chị Lộc và em Tám 14 tuổi bị bắt trong vụ ném lựu đạn vào toà soạn báo Phục Hưng. Rồi đến Lan Mê Linh bị bắt khi lãnh nhiệm vụ trừng trị tên bồi bút Hiền Sĩ ngay trước cửa toà soạn. Trong lúc nó đi bộ để lên xe hơi thì Lan Mê Linh nổ liền ba phát. Súng lại kẹt. Hiền Sĩ chỉ bị thương. Nó hoảng kinh hồn vía chạy về phía chợ Bến Thành. Lan đuổi theo nện báng súng vô đầu nó. Chị bị tên vệ sĩ của nó bắt. Bọn lính ập tới áp giải Lan về bót Catinat, cách đó vài trăm thước.
        Trước những thất bại dồn dập, anh Ba buồn bực.
        Lòng dũng cảm có thứa nhưng súng, đạn và lựu đạn ta chế quá tồi. Mấy thằng bồi bút như chủ báo Tân Việt Phục Hưag bị mưu sát mấy lần mà không chết là vì súng đạn, lựu đạn quá kém. Phải đặc biệt chăm sóc Binh công xưởng. Cần có kỹ sư về chất nổ phụ trách khâu chế đạn và lựu đạn mới được.
        Song song với việc theo dõi các hoạt động của Ban công tác số 1, anh Ba bí mật tiếp xúc với các trí thức yêu nước còn kẹt trong thành phố. Có một số bác sĩ đã tham gia kháng chiến trong những ngày đầu nhưng vì hoàn cảnh gia đình phải hồi cư về thành sống qua ngày chờ thời cơ. Đó là những địa chỉ tốt cho kháng chiến trong nội thành. Anh Ba biết một số bác sĩ bị Nguyễn Hoà Hiệp, Đệ tam sư đoàn bắt theo bọn chúng tại Cao Lãnh, nhưng các vị này trốn về thành trùm mền chớ nhất định không làm đồng loã với quân thổ phỉ. Đó là các bác sĩ Trần Quang Đệ, Võ Duy Thạch... Còn bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng thì về thành bí mật làm trạm liên lạc giữa anh em trí thức trong thành và anh em trí thức ngoài bưng. Tổ chức của bác sĩ Hưởng đóng một vai trò quan trọng vào bậc nhất vì đây là đường dây tiếp tế thuốc men mà trong khu rất cần. Nhưng còn một điều quan trọng, gấp mười lần là cán bộ. Anh em tri thức thành tài và sinh sống bên Pháp, nghe lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, sẵn sàng bỏ cuộc sống nhung lụa về nước ra bưng kháng chiến. Trạm đầu tiên của họ tại Sài Gòn là phòng khám bệnh của bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng.
        Giới giáo sư thì có ông Nguyễn Văn Chì, dạy trường Pétrus Ký. Sau ngày hồi cư, ông Chì không trở về trường cũ mặc dầu Tây cho lãnh “rấp-pen” khá nhiều tiền. Ông chỉ dạy tư và có lúc đi bán kim chỉ trong chợ Bến Thành để tẩy chay nền giáo dục ngu dân của địch.
        Lần lượt anh Ba đến gặp các vị này bàn chuyện công tác.

 

 

<< Chương 27 | Chương 29 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 568

Return to top