Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Cuộc Chiến VN >> NGUYỄN BÌNH, Huyền Thoại và Sự Thật

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 123252 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

NGUYỄN BÌNH, Huyền Thoại và Sự Thật
Nguyên Hùng

Chương 18

 

        Bến xe đò Nam vang nằm trên đường Schneider (Nay là Phan Châu Trinh) bên hông chợ Bến Thành là nơi tụ tập đám du côn đâm thuê chém mướn. Ngày nào cũng có đâm chém làm nhọc lòng cò bót. Nhưng từ ngày Ba Dương từ nhà Bè tới thì “đâu đó êm re”. Ba Dương là ai mà trị được đám chằn ăn trăn quấn, ông Trời không sợ mà chỉ ngán ông Cò Tây thôi?
        Chắc phải là ba đầu sáụ tay thở ra khói, nói ra lửa, mình cao bẩy thước lưng lớn ba vừng? Gặp Ba Dương rồi ai nấy đều té ngửa. Anh Ba nhỏ thó như thư sinh, khiêm tốn trong bộ bà ba lụa lèo hay hàng Tân Châu.
        Anh ăn nói lễ phép, vậy mà du côn không dám hỗn láo, thầy chú không dám coi thường. Cò Tây vung gậy đập đầu du đãng quen tay vẫn phải nói chuyện đàng hoàng với Ba Dương vì Ba Dương nói tiếng Tây đúng mẹo luật, biết chia “verbe” hẳn hoi. Cò Tây trọng người có văn hoá nhưng không phải vì vậy thôi đâu. Nó trọng Ba Dương vì Ba Dương đem lại trật tự an ninh ở bến đò Nam Vang mà trước đây cả tiểu đội cảnh sát không làm nổi. Ba Dương đứng bến được không phải nhờ bộ vó học trò lễ. Đây là đấu trường đẫm máu, là nơi bạo lực nói lên tiếng nói cuối cùng.
        Tất nhiên là đã xảy ra nhưng trận thử lửa ác liệt. Có thể nói là Ba Dương đã thủ đài, lần lượt đấu với các tay anh chị sừng sỏ nhất trong làng dao búa. Và sau khi hạ hết đám này, anh mới được công nhận đại ca ngự trị tại bến xe Nam Vang.
        Văn phòng trùm bến xe đóng tại Phòng số 1 nhà ngủ Trung Châu, ngay góc đường Schreider –Colonel Boltdonnet (Phạm Hồng Thái), ngang ga xe lửa Mỹ Tho. Hồi đó dân anh chị khoái xài tiếng Tây nên gọi là phòng “permanent” (tức có người mướn dài hạn, có nghĩa là dành riêng, không cho thuê). Còn trong Chợ Lớn Ba Dương cũng có một phòng “permanent” đó là Phòng số 2 Khách sạn Đồng Bang trên đại lộ Tổng đốc Phương (Châu Văn Liêm). Hồi còn hàn vi, Ba Dương đi chăn vịt đồng cả ngàn con, tới đâu học võ tới đó nên quen lối sống “kiếp phong sương ăn quán ngủ đình” chừng lên chân làm “anh chị bự” ở giữa Sài Gòn, anh vẫn tiếp tục văn quán ngủ đình nhưng quán và đình loại sang. Quán Ba Dương vô ăn là các tửu quán cao lâu còn đình là các khách sạn phòng ngủ. Phòng ngủ thì chủ dành cho một phòng đặc biệt. Còn các cao lâu không đời nào lấy tiền của anh Ba, dù anh Ba ăn một mình hay kéo theo cả đám. Nhưng sông có khúc, người có lúc. Thời vàng son của Ba Dương ở bến xe đò Nam Vang kết thúc đột ngột vào giữa năm 1939. Đứng trước nguy cơ Nhật đổ bộ Đông Dương, Pháp ra tay trước, bố ráp các nhà cách mạng, bắt luôn các chánh khách, các đạo giáo, tóm cả các tay anh chị, du đãng, lưu manh.
        Ba Dương bị Tây bắt đánh giập mười đầu ngón tay, ngón chân. Nhưng hình phạt tên Đốc phủ Cần và Cai Tổng Nhì dành cho Ba Dương mới dễ sợ. Theo lịnh hai tên này, lính cắt tóc Ba Dương từng khúc ngắn, bắt uống. Đây là điều thiên hạ sợ nhất; tóc sẽ phá nát “bộ đồ lòng”, kẻ xấu số không thoát khỏi cái chết lần mòn vì chứng bịnh do tóc gây ra. Ba Dương thất thế không cách nào khác hơn là phải uống loại thuốc độc gớm ghiếc này. Anh thề sau này khi có dịp sẽ trả mối hận “sống để bụng, chết mang theo”. Biết chắc Ba Dương sẽ chết dần mòn, đốc phủ Cần và Cai tổng Nhì tha cho về nhà.
        Ba Dương là thầy nghề võ có nhiều môn đệ trong hai quận Nhà Bè và Cần Giuộc. Một trong những học trò cưng của Ba Dương là Nguyễn An Nhơn tức Ba Nhơn. Khi Ba Dương ngộ nạn, Ba Nhơn đứng ra bảo lãnh. Ông đem Ba Dương về Chợ Núi, xã Đông Thạnh, quận Cần Giuộc. Ông đi khắp nơi xin thuốc gia truyền phục được mấy tháng trường. Chừng hết bịnh, Ba Dương trở lại nghề nuôi vịt để sống qua ngày, quanh năm chỉ ở trong đồng sâu, không dám ra xóm đông sợ làng lính bắt lại. Ba Nhơn luôn luôn ở bên ngoài canh gác, hễ thấy làng lính báo động thì Ba Dương rút vô sâu.
        Sau khi Nhật đảo chánh Pháp, Ba Nhơn học tiếng Nhật rồi tham gia Thanh niên tiền phong. Khi anh làm đoàn trưởng, Ba Dương giúp anh dạy võ cho thanh niên. Đến ngày 25-8 các quận nội ngoại thành nô nức kéo nhau đi biểu tình biểu dương lực lượng do Việt Minh tổ chức, Ba Dương mới tái xuất giang hồ. Cùng đi với anh Ba là lực lượng Thanh niên tiền phong xã Đông Thạnh do Ba Nhơn cầm đầu. Tại Vườn Bồ-rô (Tao đàn) anh em được biết bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, thủ lãnh Thanh niên tiền phong. Sau cuộc mít tinh, hai anh em Ba Dương và Ba Nhơn ghé khách sạn Đồng Bang ở Chợ Lớn nghỉ đêm, sáng hôm sau mới về nhà. Rồi tới cuộc biểu tình ngày 2-9 mừng Độc Lập. Hai anh em cùng tham gia trong hàng ngũ quận Cần Giuộc...
        Tới lúc này, bọn dựa hơi Tây, hơi Nhật không còn tác oai tác quái nữa. Ba Dương trở về Tân Quy thăm nhà ở gần cầu Rạch Đỉa. Ba Nhơn cũng theo sát đề phòng bất trắc. Để an toàn, hai anh em đi ngã ga-ra Nguyễn Văn Hảo theo đường Marchaise (Ký Con) qua đò nhà máy Nguyễn Thanh Liêm. Anh Ba tránh hãng đóng tàu Nhật Nichinan ở dưới cầu Rạch Ong vì trước đây anh có làm bảo vệ các bè cây giá-tị dưới rạch. Lúc đó thầy Ba Hanh làm xếp hãng. Tên Nguyễn Văn Thành đấu thầu lãnh đóng một tàu cây. Thành thấy Ba Dương và đám em út có uy trong giới giang hồ nên ân cần mời anh Ba gia nhập Cao Đài. Ba Dương từ chối cho nên sau đó cố tránh Nguyễn Văn Thành.
        Ngày ta cướp chánh quyền, Ba Nhơn làm chủ tịch xã. Tây đánh Cần Giuộc, Ba Nhơn xin anh Ba súng và lựu đạn để cố thủ được một ngày một đêm. Lúc đó anh Ba đã là chỉ huy bộ đội Bình Xuyên gồm các đại đội Tân Quy, Tân Thuận và Phú Xuân, dưới trướng có cả trăm binh sĩ. Làm lớn rồi Ba Dương vẫn mặc bà ba đen như lúc chăn vịt. Về súng thì bộ đội Bình Xuyên rất nhiều: ba bao cà ròn súng lục đủ loại. Lúc này là lúc ân oán giang hồ. Ta vậy bắt hai tên có nợ máu với nhân dân trong vùng: đốc phủ Cần và Cai tổng Nhì. Hai tay này như gà rót, lạy lục xin được toàn mạng. Biết Ba Nhơn đã cưu mang Ba Dương, hai tên này năn nỉ Ba Nhơn nói giùm Ba Dương cho họ chuộc. Dù hiến hết gia sản để được sống, họ cũng chẳng từ. Nhưng thái độ Ba Dương làm cho cả hai kính phục.
        Anh Ba nói:
        - Tội ác của hai người, trời không dung, đất không tha. Nếu trả thù thì chặt một chục cái đầu của hai người cũng không vừa. Nhưng mà thôi. Bây giờ cách mạng đã nổi lên rồi. Không ai còn nhỏ mọn tính chuyện trả thù trả oán.
        Anh Ba ra lịnh cởi trói tha cho về. Cả hai xá lia lịa, chân bước trên đường đất mà tưởng như bay trên mây. Không ai nghĩ là mình còn sống trong cõi đời này. Thái độ quân tử của Ba Dương tác động mạnh: Phủ Cần từ đó tu tâm sửa tánh. Tây trở lại, kêu gọi các công chức cao cấp về thành hợp tác, cho lãnh “rappel” (truy lãnh lương đủ kể từ khi Nhật đảo chánh, gồm mười tháng). Nhưng Phủ Cần nhất định không hợp tác với Tây. Con cái cho theo kháng chiến.
        Ngày Tây gây hấn, Ba Dương chỉ huy bộ đội Bình Xuyên đánh mấy trận đột nhập nói thành Sài Gòn gây hoang mang cho bọn Tây và đám Việt gian dựa hơi quân Anh Ấn giừ mặt trận cầu chữ Y.

<< Chương 17 | Chương 19 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 288

Return to top