Điếu văn của ông Bùi Quang Chiêu:
Chị em, anh em, đồng bào!
Cái quang cảnh âu sầu buồn bực mà chúng ta đang thấy đây mỗi người đều nhỏ giọt bi ai đê” tiếc thương cho một đấng Việt nam anh kiệt. Người ấy là ai? Thì chúng ta đồng nhận là ông Tây Hồ Phan Chu Trinh vậy!
Anh đã vì nước, vì đồng bào mà lăn lóc trong đám chông gai, chẳng quản thân, chẳng quản nhà, mà chịu hao mòn tâm huyết, đểyêu cầu điều công lý, sự tự do, nên anh đã đề xướng cái chủ nghĩa “ỷ Pháp”, cái chủ nghĩa cao thượng ấy ngày nay, các phái Pháp Việt quốc dân học thức, đều hoan nghinh, sùng bái.
Than ôi!
Người tế ấy, ai ngờ mạng thế ấy, khiến lòng người cho thiên lý chưa đặng công. Chị em ơi, anh em ơi! Ai là người có tâm huyết mà chẳng đau lòng. Huống chi chúng ta một dòng Hồng Lạc, một máu Tiên Rồng, sao đành ngơ lập?
Tây Hồ anh ơi!
Còn giây phút đây, âm dương hai ngã, phân kẻ cổ người kim. Đau đớn thay, dưới suối vàng anh có thấu tấm lòng này chăng?
Vậy tôi và anh chị em đây xin thề cùng anh rằng: “nắm chặt mỗi dây đoàn thể Trung Nam Bắc để gìn giữ nhau mà bảo thủ cho cái chủ nghĩa “Pháp Việt đề huề”, ấy là cái chủ nghĩa Cao thượng mà anh đã chủ xướng lâu nay, đặng chúng tôi ở lòng bồi đắp cho xứng cái chí cả của đấng Việt nam chí sĩ. Ấy mới rõ rằng anh tuy mất mà cái chủ nghĩa của anh sống còn dài dặc.
Tây Hồ anh ơi!
Trước vong linh anh, tôi in thề một lần nữa rằng cái thân dư sinh này: “nguyện hy sinh cho xã hội, nguyện hy sinh cho chủ nghĩa Pháp Việt đề huề”.
Điếu văn của cụ Huỳnh Thúc Kháng:“Tây Hồ Phan tiên sinh!
Ngày nay rà ngày tiên sinh và anh em chúng tôi vĩnh quyết Tôi xin thay mặt đồng bào Trung Phần, đứng ngay trước linh cữu của tiên sinh và trước mặt đồng bào ba kỳ mà tỏ ít lời ai điếu. Vẫn biết kiếp người dường khách tạm, sinh tử là lẽ thường tiên sinh chính là người đạt giả, chẳng bao giờ lấy làm quan tâm, nhưng mà trong lúc hiện thời này, xã hội Việt nam ta đặng một người ái quốc nhiệt thành như tiên sinh, tài học lịch duyệt như tiên sinh, nghị lực như tiên sinh, khí tiết như tiên sinh chắc là ít có. Vậy thì cái sống chết của tiên sinh chẳng có quan hệ cho dân tộc ta lắm ru?
Một đoạn lịch sử của tiên sinh hơn 20 năm rồi, nào bị tù, bị đày, ở nước này sang nước khác, trải bao phen nguy hiểm, trong giây phút này không thể lịch thuật lại cho được. Chúng tôi xin tóm tắt lại mà nói sơ: “Chủ nghĩa tiên sinh đệ nhất là đánh đổ chuyên chế, làm cho dân quyền tự do. Còn cái phương pháp tiên hành thì tiên sinh thường nói rằng: “Tình hình nước ta bây giờ đang vào nguy ngập, nếu muốn cải cách thì cần phải có liên lạc đoàn thể mới được”. Tiếc cho người nước mình, đang còn mơ mộng, đồng chí với tiên sinh chẳng được mấy người. Vì vậy mà tấm lòng bi phẫn hoá ra uất ức, uất ức hoá nên đại bệnh, huống gì những điều mắt thấy, tai nghe dễ làm cho tiên sinh cảm xúc mà đau được, chết được, thương ôi! Bắt đầu tiên sinh mới đau, trông thấy tiên sinh người đã gầy khí sắc đã kém, mà tiên sinh còn tổ chức hai cuộc diễn thuyết Diễn thuyết rồi bệnh thêm một ngày một tiến thêm. Đến khi tiên sinh bệnh đã trầm trọng mà tiên sinh vẫn cứ khăng khái như thường, đôi khi tiên sinh còn gượng dậy vừa cười vừa nói rằng: “Tôi vẫn thường, chỉ thỉnh thoảng đau một chút thôi, rồi đây tôi sẽ về Trung Phần thăm ông Sào Nam để chung cùng bàn định”.
Ôi! Một người như tiên sinh chỉ chưa thành tựu, mà đã vội vàng già rồi, vội vàng chết rồi, đáng kính mến thay, đáng thương tiếc thay! “
Từ khi tiên sinh đau đến khi tiên sinh mất, đồng bào Trung phần chúng tôi ở đây chỉ có năm bảy người tới lui săn sóc, sự điều hộ châu toàn, phần nhiều nhờ chị em, anh em Nam phần, chúng tôi vẫn tự lấy làm hối hận. Nói đến đây càng khiến cho chúng tôi ngậm ngùi mà bi cảm vô cùng. Thôi, đất vàng một nắm, giấc mộng ngàn thu, sự nghiệp anh hùng ngày nay hệt cuộc. Chúng tôi chỉ mong mỏi sau này những người kê chí liên sinh, làm cho vẻ vang dân tộc Việt nam ta, thì linh hồn tiên sinh sẽ được yên ổn mà ngậm cười nơi chín suối vậy”.
Bài điếu văn của hội “Tương Tế Gò Công”, có những câu: “Vậy chúng tôi cúi xin cụ an giấc nghìn thu nơi nghĩa địa Gò Công chúng tôi. Chúng tôi nguyện sẽ xem xét, giữ gìn, bồi bổ phần mộ cụ đời đời. Gạt lệ dâng lời thành thật chúc cho hương hồn cụ cõi thọ tiêu diêu”.
Bài điếu văn của đại diện thợ thuyền sở Ba-son: Anh em tâm huyết ta ơi! Đường hãy còn nhiều nơi chông gai, vậy thì đồng bào ta vin lấy nhau, noi dấu tiền nhân, cho người quá vãng ngậm cười nơi cõi thọ.
Trước mộ phần, cúi lạy đại nhân, Phan chí sĩ linh hồn xin chứng!”
Tiếp theo là “Lời đạt” của uỷ ban tổ chức lễ báo tin cùng toàn thể đồng bào trong nước. Đọc lời hiệu triệu này chúng ta hiểu được ảnh hưởng lớn lao của cụ Phan Chu Trinh đối với quốc dân lúc bấy giờ:
Hỡi anh chị em! Hỡi ơi, trời gieo hoạ lớn cho non sông Việt nam ta, cho cả đồng bào Hồng Lạc ta làm cho một vị ái quốc anh hùng, bấy lâu lưu lạc nước ngoài, nay mới về đây, chí cao chưa toại, nghiệp cả chưa thành, đã vội ngậm hờn nơi chín suối. Ấy là cụ Phan Chu Trinh tạ thế.
Cụ Phan Chu Trinh là người đã bước thứ nhứt trên con đường cải cách chính trị của quốc dân trong vòng 20 năm, cụ đã bỏ nhà cửa, vợ con, bị đày, bị tù, để cầu cho dân ta được mau tiến hoá. Công nghiệp ấy lớn biết là dường nào. Nhứt là trong nước suy kém, trò đời đảo điên mà được có một người nhân cách cao thượng, khí tiết hào hùng như cụ, thì thật là vẻ vang cho dân tộc ta lắm! Đối với người có công, chúng ta há chẳng nên biểu dương và sùng bái hay sao? Nếu cụ Phan Chu Trinh mà không được hưởng cái lễ long trọng này, thì những người như cụ sông đây ai còn thiết gì đền chúng ta nữa. Một lần tộc nào mà không biết tôn kính người ái quốc, là dân tộc ấy không có lòng ái quốc!
Trong niềm đau xót đó, cụ Huỳnh Thúc Kháng có hai câu đối viếng:
“Thương hải vi điền, Tinh Vệ hàm thạch,
Chung Kỳ ký một Bá Nha đoạn huyền”.
(Biển xanh chưa lắp, chim Tinh Vệ còn ngậm đá lấp biển, Chung Tử Kỳ thôi đã mất, Bá Nha đứt dây đàn.)
Ngoài ra, còn những câu khác, được dịch nghĩa như sau: - Cách mặt hai mươi năm, gặp lại ông mấy tiếng đồng hồ, than ôi? bịnh đã liệt giường người cụ trông nhau còn mỉm miệng, - Mối thù chung cả nước, cho đến chết không hề thay đổi chính kiến; ngàn nỗi thơ lưu đầy tráp, đèn khuya ôn lại, viết cùng ai? (Điếu văn của Huỳnh Thúc Kháng)
Sau đó, Uỷ ban Lễ quốc táng còn lập đền thờ cụ Phan Chu Trinh tại Đakao để có người lo việc hương khói quanh năm.
Diệp Văn Cương, Trần Thủ Độ thứ hai tại triều đình Huế, cuối thế kỷ XIX?
Yếu tính của môn lịch sử là sự phát kiến. Người nghiên cứu lịch sử thường tránh “lối mòn để đi”, không chịu bằng lòng với những sự kiện có sẵn từ trước. Rất nhiều người viết sách, báo về lịch sử, hay liên quan tới những biến cố lịch sử, chỉ làm công việc kiểm kê, tổng hợp hay phân tích các sử kiện mà không đưa ra ánh sáng một điều gì mới lạ.
Tuy bài này có liên quan nhiều với lịch sử cận đại, nhưng chúng tôi nghĩ mình chỉ là người ham thích môn lịch sử, khả năng hạn hẹp, nên xin kể những câu chuyện liên quan tới lịch sử. Chúng tôi nghĩ rằng bài viết này có thể thiếu sót, sai lầm hoặc do tài liệu chưa chính xác, hoặc do hiểu biết lý luận còn kém. Kính mong quý vị độc giả rộng lượng thấy chỗ nào thiếu hoặc sai ìâm, xin vui lòng góp ý, để giúp tác giả có phương tiện đi gần tới sự thật lịch sử. Đó là sự mong mỏi của người học sử.
Mới đây, Tiến sĩ Sử học Vũ Ngự Chiêu (Chính Đạo) đã phát giác một số tài liệu, chứng từ, các báo cáo bí mật của Pháp, của triều đình Huế trong các văn khố bộ Ngoại Giao, Bộ Thuộc địa, Hội “Pháp quốc truyền giáo hải ngoại” tại Paris. Những phát giác đó làm đảo lộn sự hiểu biết của chúng ta về giai đoạn lịch sử cận đại của Việt nam. Nhiều bí ẩn lịch sử được đưa ra ánh sáng. Tôi xin cám ơn Tiến sĩ Vũ Ngự Chiêu đã cho phép chúng tôi sử dụng một phần nào tài liệu mới mẻ ấy.
Phần này, chúng tôi xin nhắc lại một biến cố lớn tại triều đình Huế vào những năm cuối của thập niên 1880 và đầu thập niên 1890. Biến cố đó nói đến một người dân giã ở Nam Kỳ, nhờ học vấn, được Pháp tin cậy, cất nhắc lên địa vị lớn. Đó là ông Diệp Văn Cương, một diễn hình của lớp nhà giàu xưa, nhờ học vấn tiến thân.
Ông Cương được tiến cử ra Huế thay ông Trương Vĩnh Ký xin về Nam. Ông Trương Vĩnh Ký là một người thân tín của Toàn quyền Paul Bert, nên sau khi ông Paul Bert chết, xin từ chức chánh thông dịch của Cơ Mật Viện dưới thời vua Đồng Khánh (1885-1889). Ông Cương được Pháp tin cậy, giao cho việc thông ngôn phía triều đình, đồng thời có nhiệm vụ dò xét thái độ các đại thần. Công việc này rất hợp với ông Cương và người em là Diệp Văn Mang. Ông Cương còn đi quá xa trong nhiệm vụ. Ông lợi dụng sự tin cậy của Pháp, làm nhiều chuyện tự chuyên, bất chấp thái độ của triều đình, gây sự bất mãn của các quan đại thần. Nhờ vai trò thông ngôn đầy quyền thế này, mặc dù đã có vợ lớn ở xã An-nhân, quận Gò-vấp, Gia-định, tức tiểu thư ông đại điền chủ đã thuê ông Cương đi học thay con trai, ông Cương vẫn cưới được một công chúa làm vợ nhỏ. Đó là Công nữ Thiện Niệm, con gái Thoại Thái Vương Hường Y, và em của Hoàng tử Ưng Chơn, tức tự quân Dục Đức đã bị hai Phụ chính Đại thần Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường phế đi ngày 20 tháng 7 năm 1883 mà lập vua Hiệp Hoà (1883).
Theo lời đồn lại Huế, ông Cương dính líu đến việc đưa Hoàng tử Bửu Lân lên ngôi vua, có thể nói chỉ là sự tự tiện quyết định của ông Cương mà không cần tham khảo ý kiến của hoàng gia.
Theo một bài báo trên tờ Le courner d”Haiphong, từ đó, Cương được đeo thẻ bài ngà, ngồi xe kéo có thị vệ mặc đồ vàng, một nghi lễ dành cho thiên tử, để ra vào hoàng thành. Cương còn có quyền ra vào cung cấm bất kể ngày đêm. Ông Cương còn thông dâm với một bà công chúa khác, rồi lại lấy cả bà Thái hậu Từ Minh, mẹ ruột của Thành Thái.
Tài liệu để viết bài này là bản tin, được đăng trên tờ Le Courrier d”Haiphong (Người đưa thư Hải-phòng) ngày 10-7-1892, nói về việc ông Diệp Văn Cương chuyên quyền tại Huế. Ngoài ra, chúng tôi cũng xin công bố thêm một số tư liệu khác, kể cả hai lá thư, một của Công nữ Thiện Niệm gửi lên Toàn quyền Pháp ngày 15 tháng 3 năm 1903 để khiếu nại việc Cương thiếu tiền, cùng một lá thư khác của Cương giải thích nỗi khó khăn về tài chính cùng liên hệ giữa hai người.(Xem thêm phụ bản)
Đây là một biến cố lớn trong nội bộ triều đình: một kẻ thứ dân, người Nam Kỳ, tự nhiên nắm quyền hành nhờ thân Pháp mà lũng đoạn phép tắc của chế độ phong kiến thế tập. Tự coi mình có quyền hành gần như tuyệt đối, nhứt là sau khi có công đưa cháu vợ là Hoàng tử Bửu Lân lên ngôi, tức Thành Thái, ông Cương không còn coi quan lại trong triều ra gì cả. Ông bất chấp mọi ý kiến, dư luận. Sự phát kiến của Tiến sĩ Vũ Ngự Chiêu làm đảo lộn sự hiểu biết về lịch sử của những người nghiên cứu đi trước như:
- “Kể chuyện vua quan nhà Nguyễn” của Phạm Khắc Hòe.
- “Chuyện ba vua Dục Đức, Thành Thái, Duy Tân” của Nguyễn Đắc Xuân.
“ Kể chuyện 9 chúa, 13 vua triều Nguyễn” của Tôn Thất Bình.
- Chân dung các vua Nguyễn của Đỗ Bảng và Nguyễn Minh Tường.
Hoà ước Quý Mùi (1883) và Giáp Thân (1884), người Pháp hoàn toàn làm chủ việc nội trị lẫn ngoại giao của Việt nam. Kể từ đây, bên ngoài, người Pháp giữ ngôi vua để làm hư vị, mọi sự quyết định đều do Khâm sứ Trung Kỳ quyết định, với sự phê chuẩn của “Tổng Trú sứ Trung và Bắc Kỳ, và rồi Toàn quyền Đông Dương. Tôn Hoàng tử Bửu Lân lên ngôi, Diệp Văn Cương đương nhiên tự coi mình như Thái Thượng Hoàng. Sỡ dĩ ông chuyên quyền “là vì người Pháp, tức Khâm sứ Pierre Rheinart, ủng hộ và tin cậy ông. Những đại thần nào bất đồng ý kiến, tỏ ý chống đối, sẽ bị ông mật báo với Pháp tìm cách loại bỏ không thương tiếc.
Ngay từ khi vua Hàm Nghi bôn đào ra Tân Sở để chỉ huy cuộc kháng chiến, ngai vàng bỏ trống. Chỗ đó chính là nguyên nhân nhiều cuộc tranh chấp nội bộ có khi công khai, có khi ngấm ngầm. Các đại thần có thế lực, ai cũng muốn đưa người thân của mình lên ngôi, vừa để củng cố quyền hành. Không biết do một sự tình cờ của lịch sử hay định mệnh mà từ một dòng vua, sau khi Tự Đức băng hà (1883), đã rẽ làm hai hướng khác nhau. Cả mấy thế hệ sau, hai dòng họ ấy đều lạnh nhạt, thậm chí coi nhau như cừu địch, không bao giờ hàn gắn được:
- Phe chống Pháp có Thành Thái, Duy Tân thuộc dòng dõi Thoại Thái Vương Nguyễn Phước Hường Y.
Phe thân Pháp gồm các vua Đồng Khánh (1885-88), Khải Định (1916-25) và Bảo Đại (1925-1945) thuộc dòng Kiên Thái Vương Hường Kiên (còn gọi là Hường Cai). (Hàm Nghi là một trường hợp ngoại lệ)
Cuộc tranh chấp ngai vàng khi vua Hàm Nghi xuất giá, bắt đầu giữa Nguyễn Hữu Độ và Phan Đình Bình.
Cả hai từng là Tổng đốc. Ai cũng muốn đưa người thân tín của mình lên ngôi: Nguyễn Hữu Độ lúc đó sắp gả con gái là Nguyễn Thị Nhàn cho Ưng Kỵ (tức vị, lấy đế hiệu Đồng Khánh), rể lương lai.
- Phan Đình Bình thì vừa là nhạc phụ của Dục Đức (cha bà Phan Thị Điều, mẹ Bửu Lân), vừa là nhạc phụ của Ưng Kỵ.
Cuộc tranh chấp hạ màn khi Ưng Kỵ (Đồng Khánh) được Khâm sứ Palasne de Champeaux đưa lên ngôi, với chiêu bài trung hưng dòng chinh thống” (tức tôn lập con vua Tự Đức, thay thế vua Hàm Nghi, vốn là con tư sinh của Hường Cai).
Phe Nguyễn Hữu Độ thắng thế, nắm nhiều quyền hành, loại bỏ dần phe cánh Phan Đình Bình. Ngay đến Phan Đình Bình cuối cùng cũng bị Đồng Khánh bức hại.
Mộng làm vua của dòng Thoại Thái Vương Hường Y chấm dứt. Nào ngờ, khi Diệp Văn Cương ra Huế, rồi xung vào Viện Cơ Mật, làm thông ngôn kiêm giáo sư dạy chữ Pháp cho Đồng Khánh, thì phe Thoại Thái Vương bỗng nhiên gặp cơ hội ngàn năm một thuở.
ỷ mình được pháp tin cậy, Diệp Văn Cương tự tung tự tác. Sau khi ông cưới được bà công chúa Thiện Niệm, em vua Dục Đức. Chưa bằng lòng, tự mãn với chức vụ hiện tại, ông Cương còn tiếp tục thông dâm với nhiều công chúa, tự giải quyết việc triều chính, sú dụng nghi vệ thiên tử. Người Pháp tin cậy ông Cương đến nỗi Phụ chính Nguyễn Trọng Hợp ban cho ông một thẻ bài ra vào hoàng thành bất cứ ngày đêm.
Hồi đó, bên cạnh triều đình có ông Diệp Văn Cương thay mặt, còn phía Khâm sứ có Lê Duy Hinh, cũng người Nam làm ký lục ông Hinh vốn ganh tỵ với ông Cương vì thấy địa vị Cương ngày một quá lớn. Trong việc chọn Bửu Lân giữa các đại thần có sự tranh chấp gay gắt:
Lê Duy Hinh, 1884, đã từng đề nghị Hường Hưu thay vua Kiến Phước nhưng Tôn Thất Thuyết không đồng ý. Sau này Hinh muốn chọn một người cháu thuộc dòng trưởng Hoàng tử Cảnh. Diệp Văn Cương đề nghị chọn Bửu Lân, con trai Dục Đức. Bởi thế, do sự dàn xếp của Diệp Văn Cương, đầu năm 1889, triều đình Nguyễn đã chọn con Dục Đức là Bửu Lân lên ngôi, thay vì Hoàng tử Bửu Đảo, con của Đồng Khánh. Đích thân anh em Diệp Văn Cương còn huấn luyện cho Bửu Lân ít câu tiếng Pháp, cùng cách bắt tay chào hỏi theo kiểu Tây phương, khiến Rheinart vội tuyên bố Bửu Lân là “con nuôi của nước Pháp”. Bản tin trên tờ Le Courrier d”Hai phong, mà có người nghi do Nguyễn Trọng Hợp là tác giả, có nhiều chi tiết lạ lùng. Theo báo này, hôm các đại thân họp để chọn ứng viên lên ngôi, thay thế Đồng Khánh vừa băng hà, Diệp Văn Cương lớn tiếng đưa ra quyết định:
- Các ông có biết ai sẽ lên ngôi, kế vị Hoàng đế Đồng Khánh không?
Các đại thần chưa trả lòi, thì Diệp Văn Cương nói tiếp, không đợi họ có ý kiến. Ông chỉ vào bàn tay đang xòe ra của mình, có viết 3 chữ “Chiêu Bửu Lân”, và nói với họ:
- Đây là người sẽ lên ngôi, kế vị ngai vàng?
Lời nói ấy như một mệnh lệnh. Các quan dù căm giận cách mấy cũng phải im lặng vì thế lực của ông Cương. Liền theo đó, ông Cương dẫn một phái đoàn gồm các quan đại thần xuống ngục thất, nơi mẹ con Bửu Lân bị giam lúc cậu ta mới 2 tuổi, rước ông hoàng bé này lên làm vua. Biến cố đó khiến Diệp Văn Cương gia ơn cho mẹ con Bửu Lân quá lớn. Sai lầm nghiêm trọng qua đoạn văn trên là tên thánh “Chiêu” của Bửu Lân, tức vua Thành Thái, chỉ được biết sau khi các quan mở hộp vàng để chọn lên huý cho vua (có bộ Nhật, do vua Minh Mạng đặt ra).
Như thế tác giả bài viết, chẳng hiểu do vô tình hay cố ý, đã thêm mắm muối cho câu chuyện kể của mình thêm hấp dẫn. Trong một văn thư của phủ Phụ chính, do Nguyễn Trọng Hợp soạn thảo và Ngô Đình Khả dịch sang tiếng Pháp, để yêu cầu báo Le courrier d”Haiphong cải chính, Cơ Mật viện cực lực bác bỏ bản tin của tờ Courrier d”Haiphong. Ngoài ra, viện Cơ Mật còn yêu cầu chính phủ bảo hộ Pháp phải trục xuất cả Diệp Văn Cương cùng Lê Duy Hinh khỏi lãnh thổ An-nam. Tuy nhiên, người Pháp vẫn nghi chính Nguyễn Trọng Hợp đã đứng đằng sau vụ scandal này, vì nhóm Nguyễn Trọng Hợp muốn truất phế Thành Thái hầu đưa Hàm Nghi trở lại ngôi vua.
Vẫn theo tài liệu của Le courrier d”Haiphong, thì Diệp Văn Cương có nguồn gốc một người Tàu lai, nghèo khổ. Thân phụ ông là người đảo Hải Nam, di cư qua Nam Kỳ sau cuộc loạn Lê Văn Khôi. thuở hàn vi, Cương là đứa trẻ chăn trâu, ở đợ. Đối với giai cấp quan lại và hoàng lộc, thành phần đó là cặn bã của xã hội, thuộc giai cấp cùng đinh.
Diệp Văn Cương là người sinh tại An Nhân, Gò Vấp, tỉnh Gia Định. Chiếm Nam Kỳ xong, người Pháp ra lịnh cưỡng bách một số con em các nhà giàu phải đi học chữ Pháp, để tạo một lớp người trung gian trong ngạch cai trị. “Bị bắt đi học” là một tâm trạng hết sức lo lắng của các gia đình giàu. Họ sợ con cái sẽ đổi đi xa, hoặc phải đưa đi Pháp phục vụ. Mối lo sợ thứ hai là họ sợ triều đình sẽ trả thù nếu chiếm lại được Nam Kỳ. Hồi đó, theo các cụ cao niên kể lại thì ai có con, em trong hạn tuổi đi học đều lo rầu, tìm cách làm tròng làm tréo thế nào cho con, em họ khỏi phải đi học, dù tốn kém tiền bạc tới đâu họ cũng chịu. Các nhà giàu ấy mướn những đứa ở đợ, chăn trâu, tôi tớ để đi học và chịu tất cả sở phí cho đứa trẻ ấy. Ngoài ra, họ còn phải chu cấp tiền bạc, ruộng, vườn để cha mẹ đứa trẻ đi học đó có phương tiện sinh sống. Hậu quả của những trường hợp này, nhiều đứa trẻ con nhà nghèo khổ, nhưng thông minh và chăm học, chỉ sau năm ba năm trở thành thầy thông, thầy ký, gặp dịp may họ trở nên những ông Huyện, ông Phủ”.
Ông Vương Hồng Sển kể lại trường hợp: “đứa trẻ đi học dùm cho gia đình giàu, trở thành chủ quận, còn đứa con nhà giàu mướn đứa trẻ đi học, thì trở thành người bán cơm ở cầu tầu Sóc Trăng!”. Ông Diệp Văn Cương ở trong trường hợp đó.
Sau khi học xong tại trường Giám mục d”Adran, Cương được Pháp cấp học bổng để du học bên Algérie, cùng một lượt với Nguyễn Trọng Quản. Khi ông Trương Vĩnh Ký xin từ chức thông ngôn ở viện Cơ mật, kiêm thầy dạy các vua, mà thực chất là dò xét thái độ các quan tại triều đình, Rheinart bèn chọn Diệp Văn Cương lên thay. Giấc mơ của đứa trẻ chăn trâu nghèo khổ, chỉ một bước tiến lên hàng phò mã, rồi quyền uy như Thái thượng hoàng. Đối với Tổng trú sứ Pháp (sau này gọi là Khâm sứ Trung Kỳ), ông Cương được họ tin cậy, nên mặc tình thao túng, bất chấp cả lễ nghi của bậc thiên tử. Sau khi có công đưa Bửu Lân lên ngôi, Diệp Văn Cương chính thức lấy công chúa Thiện Niệm, và có với bà một trai (10 tuổi năm 1903). Bà này phải xuất tiền cung phụng cho ông xài phí, dưới hình thức cho mượn. Chưa hết, với tư cách ân nhân của dòng họ Dục Đức, ông Cương còn có phép ra vào hoàng thành lẫn cung cấm bất kể ngày đêm, nên có dịp gần gũi, rồi thông dâm luôn với mẫu hoàng Thành Thái tức bà Từ Minh Thái hậu. Vừa goá chồng hơn 10 năm, nay có địa vị lớn, bổng lộc cao, bà Từ Minh có dịp sửa soạn, trang điểm nên nhan sắc còn mặn mời khiến ông Cương mê. Thực ra, với quyền lực không giới hạn giữa “thời của các thông ngôn” này, ông Cương muốn điều gì, mọi người phải làm cho ông thoả mãn.
Theo sự tố cáo của triều đình thì Diệp Văn Cương thông dâm với mẫu hậu của Thành Thái, tức bà Từ Minh Thái hậu, vợ goá của vua Dục Đức, chị dâu của vợ Cương. Hành vi bất chánh này đã bị một bà trong hoàng tộc kể lại với nhiều người trong triều Viện cơ mật sợ rằng Diệp Văn Cương sẽ trở thành một Trần Thủ Độ vào cuối đời Trần, cướp ngôi nhà Lê, hoặc cũng giống như Chúa Trịnh Kiểm, rể Nguyễn Kim, sẽ lập phủ Chúa, nắm hết quyền hành vua Lê. Các đại thần trong cơ mật viện nhờ ông Lê Duy Hinh - bí thư Tổng trú sứ Rheinart ~ viết thư báo cáo cho ông Hector, đề nghị gởi trả Diệp Văn Cương về Nam Kỳ. Đồng thời anh của Cương là Diệp Văn Mang, đang làm thông ngôn tại đây, cũng đang đòi cưới một công chúa của hoàng gia, bị trục xuất đi Nha Trang. Khi ông Diệp Văn Mang vừa tới nơi thì bị bịnh mất.
Vụ tai tiếng này trở thành một biến cố lớn, làm cho dư luận hết sức phẫn nộ hành vi của ông Diệp Văn Cương và bà Từ Minh, một người theo đạo Phật và rất mộ đạo. Có tin đồn cho rằng bà Từ Minh, thông dâm với ông Cương đến nỗi truỵ thai, phải nhờ một lương y ở phường Đúc, Kim Luông đến săn sóc, thuốc men. Sau khi bình phục, bà Từ Minh hậu tạ cho vị lương y này đến 5 nén bạc. Cũng do chính người đàn bà trang hoàng tộc nhà Nguyễn đã tố cáo chuyện loạn luân của ông Cương, đã đem chuyện này kể lại cho mọi người trong triều đình biết. Các đại thần, vốn có óc bảo thủ, muốn giấu nhẹm, nhưng chuyện bỉ ổi của triều đình lại lộ ra ngoài, khi đó dân chúng người ta còn truyền tụng với nhau những vần thơ tứ tuyệt:
Mẫu hoàng thông (dâm) với Diệp Văn Cương,
Phút ngự linh nhơn nhứt đoạn trường,
Trường đoạn vô như tình vị đoản
Phiến giao nhân thế khó tư lường
Tạm dịch:
Mẫu hoàng thông dâm với Diệp Văn Cương,
Mỗi lần nghĩ đến ông ta, tim bà như tan vỡ,
Mặc dầu bị dư luận, hai người vẫn tiếp tục,
Dân chúng bất bình bề chuyện này...
Ở Hà Nội, tức ngoài phạm vi thế lực của Diệp Văn Cương, những người Trung Kỳ không thích việc ông Cương - một người Nam Kỳ ra Huế- rồi lũng đoạn triều đình, nên có làm bài ca dao dưới đây để mô tả vụ “xì căng đan” nóng bỏng tại triều đình Huế như sau:
Cao các mà lấy hồng hoàng,
Các chức trong làng bắt vạ một trâu.
Em rể mà lấy chị dâu;
Chị dâu lắc đầu: mặc ý dượng nó?
Cao các, tên một loài chim tầm thường như diều, quạ, chuyên đậu trên các cành cây cao ở đình miếu. Còn hồng hoàng, vua của các loài chim. Đem sự so sánh này thỉnh ý các vị cao niên, tôi nhận được lời giải thích gần giống nhau. Đại cương như vầy: “hồng hoàng, theo tôi hiểu là chim phụng hoàng, một loài linh điểu”. Người Việt xưa còn tin rằng chỉ khi nào đất nước thái bình thịnh trị mới có chim phụng hoàng xuất hiện. Ngược lại, khi thấy chim phụng hoàng xuất hiện, thì đó là điểm báo có thánh nhân xuất hiện. Chim trống là phụng, chim mái là hoàng. Cái lầu cao trên cửa ngọ môn ở kinh thành Huế, có hình 5 con chim phụng: 4 con ở 4 góc mái nhà, 1 con ở ngay giữa đỉnh, nên lầu ấy Còn gọi lầu “Ngũ phụng”. Chim phụng hoàng có đặc điểm sống khẳn khít, có đôi, nên thường được người đòi vì đời sống vợ chồng quấn quít, hạnh phúc bên nhau. “Phụng cầu hoàng” là tên một bài hát của chàng Tư Mã Tương Như. Ông Cương có sở thích hát bội, roi chầu bóng bẩy, rất mực phong lưu, tuồng hát nằm lòng, cô đào anh kép, phục sát đất, Vãn hát, ông rước luôn cô đào để nguyên y phục, áo mão về nhà hát lại riêng cho ông thưởng thức.
Tánh tình cứng cỏi, thẳng thắn, quen việc xưng hô chốn triều đô. Học trò rắc rác phải gọi “quan lớn”, nhưng thuở ấy không làm chướng tai. Nực cười, nhưng sĩ tử trường T... (Taberd) qua dự thi bằng thành chung, gặp ông làm giám khảo, chúng gọi Diệp tiên sanh bằng “Ông”. Tiên sanh cười gằn:
- Về hỏi cha mày, dám gọi tao bằng “Ông” hay chăng, huống hà mầy?
Tuy vậy, ông không tiểu tâm, và học trò trường lạ đáp trúng, ông cho điểm tột bực. (Sài gòn Năm Xưa, Vương Hồng Sển, trang 246)
Trở lại việc ông Cương ở Huế. Theo thư của công chúa Thiện Niệm đề ngày 15 tháng 3 năm 1903, bà Thiện Niệm có với Diệp Văn Cương một con trai. Sau khi Diệp Văn Cương bị đổi vô Sài gòn, thỉnh thoảng công chúa Thiện Niệm mang con vô thăm Cương, cùng cung cấp tiền bạc cho chồng. Năm 1897, vì lý do nào đó, Cương mắc nợ phải vay 5 ngàn đồng của Chà-và sét-ti, và bắt công chúa Thiện Niệm phải cùng ký tên vào giấy nợ. Ba năm sau, Toà án Sài-gòn bắt công chúa Thiện Niệm phải trả nợ cho Chà-và sét-ti. Không được tin tức gì của Cương, Thiện Niệm vào Sài~gòn thì Cương tránh mặt, nhắn tin đến lai công chúa rằng Thiện Niệm không phải là vợ Cương. Công chúa Thiện Niệm nhờ một người làm ở Toà án Sài-gòn tên Denise đâm đơn kiện, nhưng không có kết quả gì, nên viết thư yêu cầu Toàn quyền Paul Beau giải quyết. Kèm theo thư tố cáo này là lá thư đề ngày 26 tháng 10 năm Thành Thái thứ 9, trong đó Cương cho biết sắp trở lại Huế “làm việt quan” “vào tháng ba năm tới”, và yêu cầu công chúa Thiện Niệm xoay xở cho mượn 7 ngàn đồng. Muốn biết rõ thêm việc này, xin xem chi tiết về việc lên ngôi của Thành Thái, cùng vai trò của anh em Diệp Văn Cương trong Vũ Ngự Chiêu, Các Vua cuối nhà Nguyễn, 1883-1945; tập “Thiên Mệnh Đại Pháp, 1885-1945; và Tài liệu nghiên cứu lịch sử cận đại Việt nam”. Cuộc xâm lăng của Pháp (1858-1896) do Nguyễn Thượng Tiến & Trần Thượng Thủ dịch sắp xuất bản.
______________________
Tư liệu của Tiến sĩ Vũ Ngự Chiêu
Quan hệ Diệp Văn Cương và vợ
Huế, ngày 15 tháng Ba, năm 1903
Kính gởi Quan lớn Tổng Thống
Đông Dương Toàn Quyền
Thưa Ngài,
Tôi xin phép kính chúc Quan lớn Tổng Thống Đông Dương Toàn quyền đại thần, người là gồm tài trí lượng, cả khoan hoằng trị nước, thời lấy lẽ công bình vì giân, những ra lòng nhơn đức, dầu ai có sự gì oan khúc, hoặc có sự gì trái lẽ, thời quan lớn cũng đều soi xét đến nơi cả thảy, cho nên từ ngày nghe tin quan lớn cai trị mặt Đông Dương là ai ai cũng đều mừng rỡ cả, rằng nay, quan lớn quả là ích quốc lợi giân lắm lắm.
Nay tôi có một sự oang khúc khổ tình bấy lâu nay lắm, xin nhờ ơn Quan lớn xử lẽ công bình mà xét cho minh, cho tôi nhờ với.
Và hiệu Thành Thái năm thứ nhứt (1889) tên người tiếng thông ngôn là Diệp Văn Cương lấy tôi làm vợ, đến năm thứ hai đổi về Sài gòn làm việc Toà Phó Soái thời tôi ở Huế đến nay, giữ lòng một niềm, chỉ lo buông báng nuôi con mà thôi, cũng có khi xin phép quan lớn cả hai nhà nước, nayy tôi đem con vào thăm nó và mẹ nó, thời cũng đem bạc tiền tôi theo mà tiêu, chằng động của nhà chồng.
Qua đến Thành Thái năm thứ chín (1897), nó biểu mẹ nó đem ra cho tôi một cái thơ, trong thơ ấy nói rằng, có đặng thơ người thiết nghĩa ở bên Tây gởi qua cho nó rằng: đến tháng ba Tây qua làm Khâm Sứ tại Kinh, thời đem nó ra theo làm việc lại, xin tôi lo cho nó 7000$ đồng trả nợ cho người ta, cho khỏi người ta kiện cáo, làm sự xấu hổ, miễn là đặng số bạc ấy thời nó mỗi tháng lấy bạc bổng nó 200$ gởi ra lại cho tôi, cho đến khi nào nó thôi làm việc quan, và nó lại xin làm tờ đến quan, đoạn mãi đất nhà riêng mà giao lại cho tôi, vậy nên lúc ấy tôi nghĩ rằng đạo vợ chồng lấy tình thiệc mà ở cùng nhau, cho nên thu xếp cửa nhà với, mượn thêm của bà con tôi, hết thảy là 5000$, đem vào trả nợ cho nó, mà trả không đủ, nó lại vay thêm bạc của tên Sidambaramchetty số lượng 5000$ khi đứng trong tờ vay của tên ấy là năm người, tên tôi đứng sau hết, là vì tôi đã không đứng mà nó cứ ép giỗ cho đặng, tôi cũng nghĩ rằng đạo vợ chồng là trọng, nên phải đứng tên vào, thời khi tôi trở về Huế có giặn lại ràng, cái bạc nó hứa trả cho tôi mỗi tháng 200 $ tôi xin để cho nó đặng trả nợ ấy cho xong, khi nào trả hết nợ rồi, tôi sẽ lấy lại, với đất nhà tôi cũng không lấy làm chi thời tôi tưởng nợ nó phải lo mà trả.
Ai ngờ đến năm Thành Thái thứ mười ba (1901), Quan Khâm sứ Auvecque đòi tôi tới Toà sứ mà dạy rằng, nợ trong Sài gòn của tên Sidambaramchetty bây giờ Toà án giao ra cho tôi phải trả, thời tôi thưa lại rằng, cái nợ ấy là cái nợ của Diệp Văn Cương vay chẳng phải là nợ tôi, phương chi đứng trong tờ vay ấy, là đến năm người, bây giờ bắt tôi trả, Tôi án xử như vậy, thời ức tôi lắm. Quan Khâm sứ lại dạy rằng: phải tuân phép Toà đã xử mà trả đã, lại hạn cho tôi nội trong 4 ngày thời phải trả cho xong, việc Toà án đã xử rồi, không chịu trả thì không đặng, mà như không tuân thì phải phạt giam, trả rồi thì sau sẽ kiện lại, mới được thời tôi sợ phép nên phải nghe lời Quan Khâm sứ, đã bảo tôi làm vậy, liền bán đất nhà với đồ tư trang vật kiện của tôi cả thảy là 5572 $ đem nạp tại Toà án Thừa Thiên mà trả nợ ấy.
Đã hơn một năm, chẳng thấy gởi trả thơ từ tiền bạc chi lại cho tôi, khi ấy tôi mới vào Sài gòn thời nó lánh mặt tôi đã hơn hai tháng, rồi nó biểu mẹ nó nói lại với tôi rằng, tôi là không phải vợ nó, như vậy là nó đem lòng sâu hiểm phĩnh gạt tôi mà lấy gia tài sự nghiệp của tôi cả thảy, cho đến nỗi cùng khổ đến chừ tôi nghĩ người đứng trong trời đất, mà cố làm cho trái đạo cương thường, thì không ai như Diệp Văn Cương nỡ lòng đến thế ấy, thời còn vợ chồng chỉ nữa, nên tôi mới đem đơn đến nhờ quan Khâm sứ gởi vô Toà án Sài gòn đặng nại cái bạc cho tôi, thời không thấy toà nói chi cả, nên tôi đã phái thuê một người tên là Dénise ở tại Toà Sài gòn đã hơn một năm nay, mà chẳng thấy chi hết cả, nên bây tôi phải tới kêu quan lớn xin Quan lớn xét cái phần đờn bà, lấy lẽ công bình mà xét cho minh, xử Diệp Văn Cương đem cái số bạc ấy trước sau cả thảy là một vạn năm trăm bảy mươi hai đồng, phải trả lại cho tôi, đặng tôi đem về mà tạo lập buôn bán nuôi con tôi (con trai bây giờ đặng 10 tuổi) kẽo ức tình tôi lắm, bằng Diệp Văn Cương có đối nại đều chi nữa thời xin quan lớn sức ra tại Toà nhứt ở Hà Nội mà đối cứu cùng tôi, chớ như chỗ Sài gòn thì tôi chẳng dám vô, phần sợ nó sanh lòng gian hiểm nên tôi không dám vô, phần thì tôi là Hoàng phái đi xa xuôi phải có phép nước, mà lại vô đó bơ vơ không biết nhờ cậy ai, nhiều điều bất tiện, vậy tôi xin sao cái thơ Diệp Văn Cương mà ngày trước mẹ nó đem ra cho tôi, với bổn án của Toà mà quan Khâm sứ đã giao lại cho tôi trả nợ ấy đều đính sau nầy. Cúi xin quan lớn xét cho minh, ấy là tôi nhờ ơn quan lớn không biết chừng nào mới kể, thời cái ơn ấy tôi không giám quên bao giờ, muôn cậy quan lớn thẩm xử.
Nay kính bẩm
Thoại Thái Vương Phòng
Công Nữ Thiện Niệm
De lafamille du grandprince de Thoại Thái Vương.
______________________
Thơ của Diệp Văn Cương gởi vợ là Công Nữ Thiện Niệm
Thanh Thái cửu niên, thập nguyệt nhị thập lục nhựt.
Từ ngày anh nghe tin triều đình không cho em vô cùng anh nữa, thời anh lấy làm buồn lắm, nghĩa vợ chồng em cũng biết lòng anh thương em là giờn nào, đến nay anh xa em gần 3 năm trời mà không thấy mặt, thời chịu làm sao cho đặng em ôi, anh cũng nguyện cùng trời đất xin cho anh đặng gần em đôi ba năm rồi trời có khiến anh chết anh cũng can tâm, bình sanh anh chẳng có làm đều chi phi nghĩa, trời đất cũng không bỏ anh, kì tàu này có đặng thơ người thiết nghĩa cùng anh ở bên Tây gởi qua cho anh hay rằng đến tháng ba Tây thời qua làm Khâm sứ tại Kinh, nên biểu anh phải sửa soạng mà theo ra Kinh làm việc, đặng tin anh mừng hết sức, mau mau viết thơ xin mẹ ra em mừng. Sau anh xin tỏ việc nhà trong nầy cho em rõ, từ khi anh mau lấy nợ lãnh cho Thầy Hường thời anh khổ tâm quá, thiên hạ chê cười xấu hổ mà anh không dám nói với em, sợ em phiền. Nguyên cả thảy là nhiều chủ, cộng lại là 7000$ có chủ tiếng hai phân, thời anh mỗi tháng phải trả hơn 120$ bạc lời, vì thế anh buồn anh trà rượu hoài, té ra lâu nay anh trả tiền lời cho người ta, còn vốn thời bao nhiêu cũng còn bấy nhiêu lại anh có mua đất nhà thêm, hết 1500 cũng là hỏi của người ta, anh nghĩ lại như chẳng cho em biết thời ắt là khốn khó cho anh hoài lại thêm sợ đến lúc tháng ba đi nợ nó làm khúc kiện không cho đi thời dục (nhục) tám em ơi, bởi vậy cho nên anh đã nghĩ hết sức mới đành viết thơ mà tỏ thiệt hết cho em hay, xin em phải tin lấy anh mà lo cho anh, anh xin mỗi tháng anh dao lại cho em 200$ bổng cho em luôn luôn, cho đến khi anh thôi làm việc quan còn dư vài ba chục đồng thời anh cho mẹ con con Huệ, nó phải về nó ở trông cha mẹ nó, còn nhà đất thời anh phải làm tờ đến quan mà đoạn mãi cho em muốn việc chi xin em hỏi mẹ lại thời biết, xin em sao sao cũng lo cho anh 7000$ rồi em cho một người tâm phúc, hoặc là thằng xe hay là thằng khác đi cùng mẹ cũng đặng, đem vô cho anh, việc chi anh đã nói cùng em, thời anh không dám sai, anh xin hết sức lo việc nhà, anh chẳng để ngày sau em phải nhọc lo, như em tính đặng phen nầy thời anh quyết ra Kinh anh tính việc vợ chồng mình cho phân minh, ngày sau không làm chi ta đặng nữa, lại anh xem thế cuộc từ nầy về sau anh có ở Kinh người ta cũng không nghi ngại chi nữa, việc tháng ba anh ra Kinh là việc chắc, mà em phải cho cẩng chớ cho ai hay mà lậu cơ quan, sao sao em chớ có để cho anh thất vọng tội nghiệp anh.
Kính gởi lời thăm anh em bà con dưới phủ, sau thêm con.
Signé Diệp Văn Cương
Xuất xứ CAOM (Aix), GCI, 9608