Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Hồi Ký, Tuỳ Bút >> Những phú hộ lừng danh Nam Kỳ

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 40977 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Những phú hộ lừng danh Nam Kỳ
Hứa Hoành

Một nhà nho cấp tiến:

Một nhà nho cấp tiến: ông Lục Mới Võ Văn Tân (1864-1927):
Ông Võ Văn Tân được người địa phương gọi bằng biệt danh “Ông Lục Mới”. Lục là cái lồng cu hình lục giác, dùng đựng con cu mồi để gác cu, một thú vui của người ham thích công việc này, “mới” do chữ “Tân” mà ra. Theo ông Việc Cúc trong quyển “Gò Công cảnh cũ người xưa” kể lại:
Thầy chúng tôi thường nhắc tới ông Lục Mới, một nhà khoa cử xuất thân, làm bạn với ông Đốc binh Cẩn. Khi đồn Chí Hoà thất thủ (1861), kinh lược sứ Nguyễn Tri Phương bị thương, tham tán Phạm Thế Hiển rút về Biên Hoà được mấy hôm thì chết. Khi ấy, Đốc binh Cẩn chạy về Định Tường, cùng với Nguyễn Công Nhàn cố thủ. Ít lâu sau, Định Tường cũng mất. Ông Đốc binh Cẩn cùng với ông Lục Mới chạy về Cầu Ngang (tên con rạch làm ranh giới giữa Gò Công và Định Tường) ẩn náu. Chỗ đó sau này lập chợ, gọi là “Chợ Cầu Ngang”. Ông Lục Mới mở trường dạy học, học trò theo học khá đông. thuở ấy, ít ai rõ quê quán và danh tánh đích xác của ông, cho đến người lối xóm, quen gọi “Ông Lục Mới”, lâu ngày thành danh”.
Ông Lục Mới là người có kiến thức rộng, thông hiểu kinh sử có chí lớn của những người muốn làm cách mạng, nhưng chí lớn không thành, nên ông thất vọng. Cũng như một số nhà Nho lỡ vận hồi đó, ông Lục Mói thường ngao du tứ xứ để tìm bạn tương tri. Ông kết giao với những người cùng chí hướng và lui tới chơi với các ông Nhiêu Lan, Nhiêu Minh, Nhiêu Tâm... Các ông Nhiêu Lan, Nhiêu Minh ở rải rác từ Vàm Giồng qua Ba Nỏ tới Vĩnh Hựu, còn ông Nhiêu Tâm là người Vĩnh Long. Mỗi lần hội ngộ cùng các bạn đồng chí hướng, các ông làm thơ, bày tỏ tâm sự, nỗi ưu tư trước thời cuộc. Họ cũng mượn rượu giải sầu. Bài thơ “Vịnh Thần Tài” nói lên tinh thần hài hước, bài trừ hủ tục lương dân quê lúc đó:
Đéo quả Thần tài thiệt quá ngu,
Người sao nhóc túi, kẻ trơn lu,
Vắng hoe ruột tượng; kìa quân tử,
Đầy rẫy rương xe: nọ thất phu(1)
Nhà có lại thêm vàng với bạc,
Nước nghèo không giúp điếu cùng xu.
Hèn chi trót kiếp lòn trôn ghế(2)
Không ló mặt lên với địa cầu.

Tuy mang danh là ông “đồ”, nhưng thật ra gia đình ông Lục Mới có vườn, có ruộng, thuộc loại điền chủ. Ông Lục Mới có 3 người con: Võ Thị An, Võ Thị Hội và Võ Văn Ký.
Năm 1907, nhân đọc được bài “Ai cáo Nam Kỳ phụ lão” của Phan Bội Châu từ hải ngoại gởi về, kêu gọi đồng bào trong Nam thức tỉnh, ông Lục Mới gom góp tài sản giúp cho Phong Trào Đông Du. Ông Lục Mới được liệt vào hạng Mạnh Thường Quân của phong trào này. Đồng thời ông Lục Mới cũng gởi con trai là Võ Văn Ký tham gia trong nhóm du học sinh qua Nhựt. Rất tiếc, khi Ký vừa qua tới Hồng kông thì Nhựt ký thương ước với Pháp đổi thái độ, trục xuất tất cả du học sinh người Việt, nên Ký phải lưu lại Hồng kông, để tìm cách gia nhập nhóm cách mạng hải ngoại.
Một lần, nhân ngày Tết, ông Lục Mới làm mấy câu liễn đối, dán trước bàn thờ:
Thịt vô hạng béo, nếp vô hạng dẻo, xuân sắc thập phần vô hạng dẻo (nhạt, lạt)
Pháo bất thăng kêu, nêu bất thăng cao, giang san thiên lý bất thăng tèo!
- Trái đất nhắm tròn quay, sợ nỗi cặm nêu lăn tróc gốc.
Lòng thời xem thấp sủng, e khi đốt pháo: xịt trầy da!
Khi tiếp xúc với hạng nhà giàu hay khoe khoang tiền của, danh vọng, ông Lục Mới tỏ thái độ thản nhiên, xem phú quý tựa chiêm bao.
Có một giai thoại kể lại rằng: Có một lần trên bến sông Vĩnh Hựu, ông cởi quần áo để trần truồng, rồi lội ra giữa dòng sông, nằm ngửa thả trôi, có lúc lặn hụp trên dòng nước, trôi lần đến chợ Giồng. Tới nơi, ông leo lên cầu, nằm ngửa tự nhiên để chứng tỏ cảnh “trần ai bất hiềm”: danh lợi không, uy quyền không, quý tiện không cả đến tâm thân cũng như không...
Trong chốc lát, ông xuống sông, lội nước trỏ về nhà.
Giữ tư cách của một nhà Nho tiết tháo, ưu tư với thời cuộc, ông Lục Mới xem thường danh lợi, phú quý. Đối với những kẻ háo danh, hám lợi, ông thường làm thơ trêu chọc:
Giàu có mà không biết tự cường,
Sắm đồ rực rỡ để phô trương,
Đầy trong tủ sắt những vàng, bạc,
Sáng ngọn tay: đeo những hột xoàn.
Chỉ lo chăm chăm mua quyền chức,
Cờ bạc ngày đêm, ở xạc thường.
Để đả kích những kẻ đam mê tửu sắc, ông Lục Mới làm thơ:
Nước da trăng trắng, mặt non non,
Thấy “bậu”, hồn, “qua” cũng chẳng còn,
Chàng nọ những mê “điều xéo xéo”
Bọn kia nghĩ tưởng “đít tròn tròn”
Tan nhà cũng bởi lời to nhỏ
Hết của vì mê tiếng ngọt ngon,
Không tròng, nào biết việc nhân nghĩa,
Kẻ mù đâu thấy phấn hoà son.
Có một giai thoại khác kể lại rằng: ông Lục Mới ham đi gác cu, một trong 4 thú vui bị người đời chê “Làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu”, thì ông Lục Mới phân giải: “Cu mồi là thứ bất nghĩa, dùng giọng giả dối để lừa gạt đồng loại tôi cũng biết vậy. Nhưng tôi làm “lục” và nuôi “cu mồi” để bán lấy tiền mua rượu đãi khách quý, bạn bè. Khách tới nhà bàn chuyện văn chương có rượu nhắm với thịt ngon...”.
Hiện nay tại ấp Tân Đông, xã Tân Thuận, quận Chợ Gạo, tỉnh Định Tường còn ngôi mộ của ông Lục Mới, nhà nho cấp tiến này.
Chú thích:
(1) Rương xe: loại rương lớn, có bánh xe đẩy, là dụng cụ chất chứa vàng bạc của nhà giàu thời xưa
(2) Bàn thờ Thần Tài để dưới đất, dựa sát tường

<< Hội kín Thiên địa hội Gò Công: | Các cự phú ở Nam Kỳ >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 318

Return to top