Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Hồi Ký, Tuỳ Bút >> Những phú hộ lừng danh Nam Kỳ

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 40957 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Những phú hộ lừng danh Nam Kỳ
Hứa Hoành

Luật sư Vương Quang Nhường, rể vua Thành Thái

Vương Quang Nhường là một khuôn mặt trí thức lớn của Nam Kỳ, sinh năm 1902, tại Yên Luông Đông, Gò Công. Sau khi thôi học trường Mỹ Tho, Vương Quang Nhường qua Pháp theo học trường Luật và Kinh tế, tốt nghiệp Tiến sĩ Luật khoa. Về nước trước khi có cuộc khủng hoảng kinh tế (1929), ông Nhường làm luật sư tập sự tại văn phòng luật sư A.M. Hussant. Đến năm 1932, ông chính thức trở thành luật sư thực thụ và gia nhập Luật Sư đoàn của toà Thượng thẩm Sài gòn. Là người có học vấn cao, kiến thức rộng, Vương Quang Nhường được các giới thượng lưu Việt Pháp kính nể.
Nhiều người địa phương còn nhắc chuyện thời trai trẻ của ông Nhường. Ông Nhường có đính hôn với một nữ bác sĩ tên Henriette Bùi, con ông Bùi Quang Chiêu, người quê ở Mỏ Cày. Về sau cuộc hôn nhân bất thành, nên họ huỷ bỏ giao ước. Không rõ trường hợp nào khiến ông Vương Quang Nhường trở thành rể vua Thành Thái, là chồng của công chúa 16 tức Mệ Cưới. Mệ Cưới là em ruột cựu hoàng Duy Tân, có mặt trong đoàn tòng vong với Duy Tân, qua đảo Réunion ở mấy năm mới xin hồi hương. Khi Pháp trở lại Nam Kỳ, tìm một số các cộng sự viên cũ, hay những người có quyền lợi gắn bó với Pháp để mời ra cộng tác, trong đó có luật sư Nhường.
Tuy được mời nhiều lần, nhưng ông không nhận một chức vụ nào. Mãi đến ngày 6-5-1950, ông Vương Quang Nhường mới nhận chức Tổng trưởng Quốc gia giáo dục trong chính phủ Trần Văn Hữu và sau đó là chính phủ Nguyễn Văn Tâm. Vua Thành Thái được hồi hương về Việt nam từ năm 1947, cũng nhờ công vận động của con rể này. Về Sài gòn, cựu Hoàng Thành Thái sống trong một căn phố như người dân thường. Có lần Ngài lên Đà Lạt và chụp ảnh chung với con Hoàng Bảo Đại. Chúng tôi muốn kể thêm một nguồn tin mà dân chúng Nam Kỳ hay kể lại “Thời gian vua Thành Thái sống lưu vong ở Vũng Tàu, ngụ trong Bạch Dinh, có ân tình với một phụ nữ giàu có, xinh đẹp ở Sài gòn. Đó là cô Tám (Ngoạn?) chủ một rạp hát bộ tại Chợ Lớn. Dư luận dị nghị cho rằng trong thời gian cô Tám tới lui Vũng Tàu, bỏ tiền ra cung phụng nhà vua mất ngôi ăn xài. Nhà vua có lặng cô Tám một bộ đồ trà rất quý để kỷ niệm, và được gia đình cô Tám đem triển lãm lại Kích Mếch “vườn Bồ- rô” cho công chúng thưởng ngoạn!
Có hai biến cố đáng ghi nhớ cho dân chúng Gò Công và dòng dõi ngoại thích các vua: đó là vào năm 1942, do lời mời của Toàn quyền Đông Dương, Hoàng đế Bảo Đại, Hoàng hậu Nam Phương có ngoạn du Sài gòn, xuống thăm Gò Công. Mấy tuần sau, nhà vua sang thăm xứ Chùa Tháp theo lời mời của Quốc vương Căm Bốt. Sau đó Hoàng đế, Hoàng hậu đi thăm Đế Thiên, Đế Thích, rồi trở về qua ngả Hạ Lào.
Khi hồi hương, cựu Hoàng Thành Thái có đến viếng Gò Công và được quý tộc họ Phạm, họ Nguyễn tiếp đón trọng thể. Dịp này các lăng miếu thờ được trùng tu, quét dọn để cựu Hoàng Thành Thái đến viếng.
Đức Giám Mục Nguyễn Bá Tòng (1868-1949) ở Sài gòn, kể từ thập niên 1960 trở đi, không ai là không biết hay nghe nhắc tới trường Trung học Nguyễn Bá Tòng, Chợ Đũi. Đó là một ngôi trường lớn, khang trang, bề thế, được học sinh và phụ huynh tín nhiệm. Nguyễn Bá Tòng là người Gò Công, chào đời năm 1868 trong một gia đình Công giáo nghèo. Lúc nhỏ, cậu bé Nguyễn Bá Tòng được các cố đạo dạy dỗ trong các trường nhà dòng, rồi đưa thẳng vào liều chủng viện Sài gòn.
Năm 1896, Ngài được phong Linh mục, và được bổ làm thơ ký tại Toà giám mục Sài gòn đến năm 1916. Sau đó, cha Nguyễn Bá Tòng được đổi ra cai quản họ đạo Bà Rịa, rồi trở về Tân Định. Trong thời gian cai quản họ đạo Tân Định, nhiều công trình phúc lợi của đạo và đời do Ngài thực hiện, được dân chúng địa phương nhớ ơn. Ngoài công việc chánh là dẫn dắt con chiên, cha Nguyễn Bá Tòng còn hoạt động trong lãnh vực văn hoá, xã hội: coi nhà in, giúp đỡ người nghèo, trẻ em mồ côi. Năm 1932, Ngài qua La Mã thọ phong giám mục, rồi hồi hương, ra Phát Diệm làm phụ tá cho giám mục Pháp Marcou.
Khi thế chiến thứ hai sắp bùng nổ, Toàn quyền Decoux nhân danh “chánh phủ Pháp tặng cho Ngài “Bắc đẩu bội tinh” để lôi kéo người Công giáo trung thành với Pháp, nhưng Ngài cương quyết xin hồi hưu. Năm đó (1944), Ngài đã 76 buổi. Giám mục Nguyễn Bá Tòng mất năm 1949, thọ 81 tuổi. Đức Giám mục Nguyễn Bá Tòng là một vị chân tu, đóng góp nhiều công sức cho giáo hội, cứu giúp đồng bào nghèo khổ và trẻ mồ côi. Ngài là ân nhân của những kẻ bất hạnh không phân biệt lương giáo.
Một nhà văn tiền chiến khác ở Gò Công là ông Hồ Văn Hiến (1900-1957), bút hiệu Viên Hoành, em ruột của nhà văn Hồ Biểu Chánh. Bút danh Viên Hoành là do xáo trộn mấy chữ trong tên họ ông. Viên Hoành viết báo đồng thời với các ông Nguyễn Chánh Sắt, Nguyễn Viên Kiều, Lê Hoẵng Mưu, Trương Duy Toàn, Đặng Thúc Liêng... Tên tuổi ông xuất hiện trên các báo: Nông Cổ Mím Đàm, Lục Tỉnh Tân Văn, Đông Pháp thời báo, Trung Lập Báo, Công Luận...
Sau khi Pháp trở lại Việt nam, Viên Hoành cũng ra bưng theo kháng chiến, nhưng biết rỏ thủ đoạn của Việt Minh, nên ông trở ra thành. Thời gian này, Viên Hoành cộng tác với các báo: Tiếng Dội, Dân Quyền, Trời Nam...
Nhà báo Viên Hoành là người sống có tình nghĩa với anh em bè bạn. Ông có cuộc sống bình dị, có chữ viết đẹp, văn chương trong sáng, trọng đạo lý được nhiều người quý trọng. Nhà báo Viên Hoành mất ngày 7-12-1957, hưởng dương 57 tuổi. Ngoài ra thuở đó còn có ông Lê Sum (Trường Mậu) từng là chủ bút “Công Luận Báo”. Lê Sum việt báo đồng thời và cũng là bạn của các ông Nguyễn Từ Thức, Lương Khắc Ninh, Nguyễn Viên Kiều...

<< Ông Phủ Lê Quang Liêm (1881-1945) | Các giai thoại, sự tích ở Gò Công >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 761

Return to top