Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Hồi Ký, Tuỳ Bút >> Những phú hộ lừng danh Nam Kỳ

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 39273 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Những phú hộ lừng danh Nam Kỳ
Hứa Hoành

Ông cai tổng Lê Quang Hiến ở Cao Lãnh:

Nhắc tới ông Cả Hiển (về sau làm Cai tổng) ở Cao Lãnh, những năm đầu thế kỷ này không ai quên được một gia đình giàu có nhân hậu, Mạnh Thường Quân của các nhà văn, nhà thơ. Nhà ông lúc nào cũng dập dìu tân khách từ Lục tỉnh, Sài gòn, miền Trung và Bắc, nơi nào cũng có khách tới viếng thăm ông Cả Hiển vì nghe tiếng đồn về sự đãi ngộ, lịch lãm của ông. Ở địa phương, tuy chỉ giữ chức ông cả trong làng, nhưng ông giao thiệp với các nhà tai mắt, các phủ huyện, hội đồng địa hạt, quản hạt. Những năm đầu thế kỷ 20, các ông Hội đồng Nguyễn Quang Diêu, hội đồng Vị, hội đồng Nguyễn Thần Hiến... thường ghé thăm ông, bàn chuyện quốc sự. thuở đó, phong trào cầu cơ khá thịnh hành. Gia đình ông trở nên một chỗ hầu đàn (cầu cơ) cho các vị phủ, huyện, hội đồng mỗi tháng vài ba dân. Dưới mé sông trước nhà ông Cả Hiển tại xã Hoà An, (Cái Tôm), Cao Lãnh, lúc nào cũng có nhiều ghe hầu, ca nô tấp nập.
Một thú vui khác của ông Cả Hiển là đá gà nòi. Nhà ông là một trại gà lớn phía sau vườn. Ông mướn riêng một người làm công chuyên môn nuôi gà đá độ. Cũng như ông Hội đồng Điếu ở Bạc Liêu, ông chủ Trước ở Rạch Gầm, nhà ông Cả Hiển cũng là một trường gà danh tiếng. Khách sành điệu tới chơi, được ông đích thân hướng dẫn ra phía sau vườn để khoe những con gà nòi chiến, từng làm trận và chiến thắng vẻ vang. Ông có xây bội nhốt riêng, được săn sóc từng giờ, từng ngày. Nói tới “gà nòi Cao Lãnh”, người bình dân hay giới thích đá gà đều không quên hai câu hát ru em:
Gà nào hay cho bằng gà Cao Lãnh
Gái nào bảnh cho bằng gái Tân Châu...?


Hồi trước ở Nam Kỳ, người ta thường đá gà trong những trường gà công khai, lộ thiên. Chủ trường gà thường là những người tai mắt trong làng, có quyền thế mới không bị thực dân làm khó dễ. Người Pháp cấm đá gà vì có “Hội bảo vệ súc vật”. Trường gà lập trên một miếng đất trống, có mái che như một cái trại lớn, xung quanh có rào thưa, thấp hoặc không. Các trường gà nổi tiếng khắp Nam Kỳ như trường gà Cao Lãnh (ông Cả Hiển), trường gà Cho Giữa Vĩnh Kim (chủ Trước), trường gà Bạc Liêu (Hội đồng Điếu), trường gà kinh xàng Xà No (Cần Thơ)...

Trường gà Cao Lãnh có khi được tổ chức trước miếu thờ ông bà chủ cho Đỗ Công Tường. Ông Tường là người Quảng, di cư vào Cao Lãnh lập nghiệp. Ông làm chức Câu đương (xử kiện) và thường hay làm phước, giúp đỡ dân nghèo. Chính ông bà xuất tiền ra lập chợ Cao Lãnh, nên dân địa phương nhớ ơn, gọi là Chợ Câu Lãnh (ông Tường còn có tên khác là Lãnh). Lâu ngày, người đời sau đọc trại hai chữ “Câu Lãnh” thành Cao Lãnh. Trường gà này nằm phía dưới kinh thầy Cai Khâm. Vào những năm trước thế chiến thứ nhứt, biện trường gà nổi danh là ông Sáu Chỉnh, người chuyên môn làm thơ ký, ghi chép mỗi độ gà, giá liền đá, tên các người hàng xáo... và sự giao kết giữa hai bên. Ông Sáu Chỉnh sống một cuộc đời phong lưu lượng mấy mươi năm nhờ nghề làm biện trường gà. Ông Sáu Chỉnh được những người đá hàng xáo, những chủ gà tín nhiệm quyệt đối vì sự vô tư, minh bạch của ông.
Ông Cả Hiển giàu có, sống phong lưu nhân hậu. Các danh sĩ khắp lục châu nghe nức tiếng đồn, cũng tới thăm và được hậu đãi. Thi sĩ Tản Đà, khi làm báo Hữu Thanh, An Nam Tạp Chí thất bại ở Bắc Hà, vô Nam cùn kế sống. Tình cờ gặp ông Diệp Văn Kỳ, nghĩa tế của ông Cả Hiển và được ông Kỳ rộng rãi tặng cho 1.000 đồng, đem về Bắc trả nợ, rồi vô ở hẳn Sài gòn để cộng tác với tờ báo Đông Pháp của ông Kỳ. Nhờ ông Kỳ giới thiệu, Tản Đà có dịp về Long Xuyên, Chợ Mới, Chợ Thủ... Tại đây thi sĩ núi Tản sông Đà có dịp thưởng thức nhiều món ăn ngon dặc biệt của miền Nam, như mắm ruột mà ông còn nhớ mãi, ghi lại trong thơ văn. (“Cà xứ Nghệ, mắm Long xuyên”)

Ông Cả Hiển từng là bạn của cụ Trà Giang, phụ thân của ông Phan Văn Thiết. Nhờ cụ Trà Giang (cũng quê ở Cao Lãnh) giới thiệu, ông Cả Hiển mới biết được Diệp Văn Kỳ. Sau này nhờ ông Kỳ giới thiệu (ông Kỳ là học trò của Nguyễn Sinh Huy khi còn ở Huế) mà thân phụ ông Hồ Chí Minh tức Phó bảng Nguyễn Sinh Huy, mới có dịp xuống sống ở Cao Lãnh một thời gian, rồi mất và được chôn ở đó. Sau khi đậu Phó bảng, đồng khoa với cụ Phan Chu Trinh, ông Huy được bổ Tri huyện Bình Khê. Trong lúc tại chức, ông Huy thường say rượu, đánh chết người, nên bị cách. Ông lang thang vào Sài gòn, làm thầy thuốc và thầy bói trước chợ Bến Thành. Ngày nào ông cũng ngồi trước cửa Nam chờ đợi khách tới xem mạch, hốt thuốc và mời về nhà ăn cơm.

Có một lần, đợi mãi tới chiều tối, mà không có người tới xem mạch, mời về đãi cơm, ông ta đói rã. May mắn, ông Diệp Văn Kỳ ngồi xe hơi qua đó, nhận ra thầy học cũ, mời về nhà đãi ngộ hậu hĩ, rồi còn mời về Cao Lãnh để nhạc nha cung phụng đủ thứ. Trái với sự thêu dệt, bịa đặt của các nhà viết sử Hà Nội, cố tình mô tả ông Huy là một nhà “cách mạng kiên cường, bất khuất chống lại thực dân Pháp bị cách chức”, là cố tình nói sai sự thật. Ông Bùi Tín dẫn lại lài liệu của nhà nghiên cứu lịch sử Pháp Daniel Hémery, đăng trên tạp chí “Approchesasie” cho biết:
Bi kịch gia đình tác động mạnh mẽ đến anh (Nguyễn Tất Thành). Ông Nguyễn Sinh Huy vốn nghiện rượu nặng khi còn ở Huế. Bà Thanh (chị ông Hồ) kể lại rằng hồi ấy cứ lên cơn thèm rượu và say rượu, là bà bị ông bố đánh bằng tay và bằng roi rất tàn nhẫn. Tháng 5-1909, ông (Huy) được bổ đi Tri huyện Bình Khê Bình Định khi 47 tuổi. Nửa năm sau đó, tháng Giêng năm 1910, ông (Huy) bị thi hành kỷ luật rất nặng, do đã đánh anh nông dân Tạ Đức Quang bằng roi và gậy đến mức làm cho anh này chết. Sở mật thám mở cuộc điều tra. Vụ ngộ sát xảy ra khi ông Sắc (tức Huy) say rượu. Hội đồng nhiếp chánh ở Huế lúc ấy quyết định tước mọi chức quyền Tri huyện của ông, và hạ xuống 4 bậc trong ngành quan lại. Bi kịch này hết sức nặng nề, làm đổ vỡ giấc mộng của ông Tri huyện, bị thu hồi ấn tín. Ông đi dạy học vài tháng rồi vào Lộc Ninh, đi làm “surveillant”, giám thị ở đồn điền cao su, sống ngoài lề bộ máy cai trị trong niềm lo âu, tủi nhục và thiếu thốn. Ông đã đệ đơn gởi Khâm sứ Trung Kỳ để xin việc, nói rõ ông đang sống trong cảnh túng bần”.

Nguyễn Tất Thành (tức ông Hồ) vào tháng 12-1912, gởi cho Khâm sứ Trung Kỳ bức thư, yêu cầu thương hại đến hoàn cảnh túng bấn của cha anh, và “xin Ngài Khâm Sứ” tìm cho một công việc gì đó ở Huế cho cha anh, dù là Thừa biện ở các bộ, hoặc làm giáo thụ cũng được, với lời lẽ như sau:
“Tôi yêu cầu Ngài vui lòng cho cha tôi được nhận một công việc như Thừa biện ở các bộ, hoặc là huấn đạo hay giáo thụ để cha tôi sinh sống dưới sự quan tâm cao quý của Ngài. Với hy vọng rằng lòng tột của Ngài sẽ không từ chối lời yêu cầu của một người con, chỉ biết dựa vào Ngài để làm nghĩa vụ của mình. Xin Ngài Khâm sứ nhận những lời chào kính cẩn của người dân, con và kẻ tuỳ thuộc chịu ơn của Ngài”. Phía dưới ký tên: “Paul Nguyễn Tất Thành”.

<< Trương Văn Bền: nhà kỹ nghệ không bằng cấp kỹ sư | Diệp Văn Kỳ >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 216

Return to top