Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Hồi Ký, Tuỳ Bút >> Những phú hộ lừng danh Nam Kỳ

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 40962 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Những phú hộ lừng danh Nam Kỳ
Hứa Hoành

Diệp Văn Kỳ

Diệp Văn Kỳ, nhân sỹ yêu nước bị Việt Minh sát hại (1894-1945):
Trong bài này chúng tôi nhắc đến ông Diệp Văn Kỳ trước ông Diệp Văn Cương, vì mối liên hệ gần gũi với ông Cả Hiển. Sách báo cộng sản trong nước, kẻ thù của ông Kỳ, đã thủ tiêu ông một cách dã man, mờ ám chỉ vì họ sợ uy tín của ông, đã đưa ra một nhận xét về ông như sau:
Con ông Diệp Văn Cương là Diệp Văn Kỳ, danh sĩ cận đại là bậc kỳ tài trong học giới. (“Từ điển các nhân vật lịch sử” của Nguyễn Q. Thắng, xuất bản năm 1992). Thừa hưởng huyết thống và truyền thống của cha mẹ, ông Diệp Văn Kỳ là người tánh tình hào phóng. Giao thiệp với bạn bè, ông tỏ ra rộng rãi trong vấn đề tiền bạc. Đối với nhân viên, cộng tác viên “Đông Pháp thời báo”, ông đều trả lương hậu hĩ. Gần Tết ông còn tặng thêm mỗi người một tháng lương thứ 13! Sau khi tốt nghiệp trường Chasseloup-Laubat, thì cũng vừa đúng lúc thân phụ ông là Diệp Văn Cương gặp phá sản trong việc làm ăn. Biết rõ tài năng, đức độ ông Kỳ, cụ Trà Giang, thân phụ ông Phan Văn Thiệt, về sau làm lục sự, rồi trạng sư, giới thiệu ông Kỳ với ông Cả Hiển. Cảm mến người tuổi trẻ tài cao, ông Cả Hiển gả con gái cho Diệp Văn Kỳ và chu cấp cho ông qua Pháp du học, đậu Cử nhân Luật khoa. Thời gian ở Pháp, ông Kỳ cũng tham gia các hoạt động yêu nước, chống Pháp trong đảng Lập hiến của Bùi Quang Chiêu, Dương Văn Giáo. Ông Kỳ cùng với Nguyễn Thế Truyền in truyền đơn, kêu gọi người Việt ở Pháp biểu tình xin ân xá cho cụ Phan Bội Châu. Ông Kỳ cũng là một trong những thành viên hoạt động hăng hái cho tờ “Việt nam hồn “ của Nguyễn Thế Truyền. Sau khi hồi hương, Diệp Văn Kỳ làm luật sư ít lâu rồi bỏ nghề, sang làm báo, cũng là do lời khuyên của cụ Trà Giang, để có cơ hội tranh đấu, binh vực đồng bào hữu hiệu hơn. Đầu tiên ông Kỳ viết cho “Nam Trung Nhật Báo” và “Đông Pháp thời báo” của Nguyễn Kim Đính. Ông Đính có người con trai là Nguyễn Kim Lượng, tuy thuộc gia đình giàu có nhưng lại rất yêu nghề làm báo và nguyện sống chết với nghề. Ông Lượng về sau là một ký giả chuyên nghiệp, yêu nghề. Về sau, ông Kỳ còn có tờ “Thần Chung” và mua lại tờ “Đông Pháp thời báo” của Nguyễn Kim Đính. Thời gian chủ trương “Đông Pháp thời báo”, ông Kỳ có sáng kiến mời các nhà báo nổi tiếng Bắc Hà như Tản Đà, Ngô Tất Tố vào Nam hợp tác. “Đông Pháp thời báo” là tờ báo có khuynh hướng chông đối chính phủ nhưng không gay gắt lắm. Có giai thoại kể lại rằng: Một buổi chiều, Diệp Văn Kỳ đang ngồi uống nước phía trước nhà hàng Continental với các đồng nghiệp, chợt thấy thi sĩ Tản Đà vừa thả bách bộ ngang qua. Khi người bạn ngồi kế bên, chỉ cho ông Kỳ biết thi sĩ Tản Đà, ông liền bước ra, lễ phép mời tiên sinh vào nhà hàng. Sau khi biết tiên sinh Tản Đà vừa bị thất bại hai lần, khiến hai tờ “Hữu Thanh” và “An Nam Tạp Chí” đóng cửa, phải vào Nam tìm việc. Ông Kỳ liền xuất 1.000 đồng tặng Tản Đà để ông đem về Bắc trả nợ, rồi vào Nam cộng tác với tờ “Đông Pháp thời báo” của ông. Có một lần, báo sắp lên khuôn, nhưng chưa có thơ của Tản Đà gởi tới. Ông Kỳ sai người lên tận nhà trọ của Tản Đà ở Xóm Gà Gia Định lấy bài. Thi sĩ bực bội nói với người ấy:
- Về nói lại với ông Kỳ: “ Mần thơ chớ có phải bửa củi đâu mà lúc nào cũng mần được!”

Một lần khác, nhân dịp Tết, ông Kỳ tặng cho mỗi nhân viên báo thông Pháp thời báo” mỗi người 200 đồng ăn Tết. (Lúc đó vàng vào khoảng 30 đồng/lượng). Có tiền, thi sĩ Tản Đà thích chơi ngông: mướn chiếc xe du lịch Delahay, sang nhứt lúc đó để chở ông dạo khắp Sài gòn, Chợ Lớn, vì ông còn được ông Kỳ tặng riêng thêm 5 đồng bạc nữa. Ông để 3 đồng ra bưu điện mua chi phiếu gởi về Bắc cho bạn là Ngô Tất Tố. Còn hai đồng, ông định trả tiền thuê xe và mần ông bạn thơ là Tùng Lâm Lê Cương Phụng mua rượu, thịt gà về nhậu đón giao thừa. Ông Tùng Lâm đi mua rượu, thịt. Trên đường về, gặp một toán đánh bài giữa đường, đánh lộn. Cụ Tùng Lâm đứng lại coi và bị nạn. Hai toán đánh lộn bị linh bắt đem về bót giam, trong đó có Tùng Lâm. Dù biện hộ rằng mình chỉ là kẻ bàng quan, đi mua rượu họ cũng không tha. Tại chỗ tạm giam, cụ Tùng Lâm một mình lấy rượu thịt, ăn nhậu đền say mèm, quên hẳn ông bạn thơ Tản Đà. Ở nhà, Tản Đà đợi cho đến giao thừa, không thấy bạn về, cũng buồn tình, lốc cạn một bầu rượu, rồi ngủ như chết tới sáng mùng Một. Khoảng 11 giờ sáng mùng Một Tết, lính gọi cụ Tùng Lâm dậy để tha, vì ông Diệp Văn Kỳ hay tin cụ bị bắt, liền tới nơi, xin bảo lãnh đường về đối ẩm đón Xuân với thi sĩ tản Đà.

Tờ “Đông Pháp Thời Báo” tới năm 1928 thì đình bản. Diệp Văn Kỳ cùng với giáo sư Nguyễn Văn Bá lập tờ “Thần Chung”. Tờ báo này biểu lộ ý chí quốc gia, dân tộc nhiều nhứt và rõ rệt nhứt. Do đó thực dân Pháp rất khó chịu và gây khó dễ cho họ. Ký giả Tế Xuyên nhắc đền tờ “Thần Chung” như sau: Tờ Thần Chung của Diệp Văn Kỳ không sống dai, tuy nhiên được tổ chức châu đáo. Bộ biên tập gồm những người có năng lực, phân công rõ rệt, với nhiều cộng sự viên xứng đáng và một ban giám đốc có tinh thần khoa học, trong khi các tờ báo khác còn trong tình trạng luộm thuộm, tiểu công nghệ và chỉ huy theo tinh thần gia đình”. (Lịch sử báo chí Việt nam” của Huỳnh Văn Tòng, trang 150).
Năm 1936, ông Diệp tích cực tham gia phong trào “Đông Dương Đại Hội” với nhóm La Lutte. Chỉ mấy tháng sau, phong trào bị Pháp trở mặt, đàn áp. Ông Kỳ bị lùng bắt phải lẩn trốn nhiều nơi. Phần này xin xem thêm chi tiết nơi bài “Phong Trào Đông Dương đại hội năm 1935 tại Nam Kỳ”, cùng tác giả. Ở đây chúng tôi nhắc qua việc ông Kỳ bị thực dân bắt giao trả về nguyên quán ở Huế như sau:
“Nhờ anh em cho hay sớm, Diệp Văn Kỳ xuống Mỹ Tho tạm trú tại nhà một người bạn, chính bà Diệp Văn Kỳ cũng không biết chỗ ở. Tôi (ký giả Nam Đình) được anh em phú thác công việc hên lạc giữa bà Kỳ và nơi ông trốn. Bà Kỳ gởi quần áo và đồ đạc để tôi đưa lại ông Kỳ tạm dùng trong lúc trốn tránh mật thám Pháp. Anh em nghĩ rằng không thể giấu ông Kỳ lâu một chỗ mãi được, phải tìm cách đưa ông Kỳ đi nơi khác... nên tổ chức mướn “xe lô”, và may cho Diệp Văn Kỳ một bộ đồ “Đức Cha”.

“Xe lô” đưa Diệp Văn Kỳ và các bạn từ Mỹ Tho về Chợ Lớn, rồi từ Chợ Lớn qua Bà Chiểu. Anh em hướng dẫn sôp-phơ đi đường Lăng Cha Cả cho kín đáo hơn. Nhưng... khi xe lô đền Lăng Cha Cả, thì “ăn banh” (en cas de pan). Anh em vô tình, không nghĩ rằng anh sốp-phơ xe lô phản bội, giả đò “xe ăn banh” nằm giữa đường, đặng anh quay về Chợ Lớn, mật báo với tụi lính kín Pháp. Sôp-phơ bán Diệp Văn Kỳ cho mật thám Chợ Lớn. Thế là Diệp Văn Kỳ bị bắt khi xe ra khỏi Lăng Cha Cả. Cò Perrech được khen ngợi. Diệp Văn Kỳ bị trục xuất về nguyên quán ở Huế”.

Tháng Tám 1945, Việt Minh cướp chính quyền ở Nam Bộ. Họ lùng sục tìm bắt những nhà ái quốc có uy tín, khác chính kiến, nhóm Đệ tứ, đảng Lập hiến để thủ tiêu. Lần này ông Kỳ cũng giả làm thầy dòng, trốn trong nhà thờ Tràng Bàng, nhưng cũng bị Việt Minh phát giác, rồi bắt dẫn đi, hạ sát trong đêm tối.

Khi ông Phó bảng Nguyễn Sinh Huy (còn có tên Sắc) mất chức Tri huyện, lang bạt giang hồ vào Sài gòn, tìm kế sinh nhai, tình cờ gặp lại người học trò mà ông đã dậy hồi 20 năm trước ở Huế. Nhớ ân sư, người học trò có nghĩa ấy là Diệp Văn Kỳ mới rước ông thầy gặp bước gian truân về nhà nuôi dưỡng. Sau đó, ông Kỳ mới đưa ông Phó bảng về Cao Lãnh, để chào nhạc gia là ông điền chủ Lê Quang Hiển. Từ đó, thỉnh thoảng ông Phó bảng lên xuống Sài gòn, để chơi với ông Diệp Văn Cương, sui gia của ông Cả Hiển. Thương tình người thầy học cũ của con, ông Diệp Văn Cương nhiều lần giúp đỡ tiền bạc cho ông Phó bảng. Tánh nào tật nấy, có tiền, rảnh rỗi, ông Phó bảng lại say sưa như trước. Một lần lên Sài gòn, uống rượu say mèm, bất kể trời đất, ông Phó bảng nằm lăn ra đường, bị lính hành hung, nên la ó om sòm. Nghe tin ấy, ông Cương tới năn nỉ ông cũng không tỉnh. Gặp lúc ông Cả Hiền lên Sài gòn thăm con gái và rể, thấy vậy liền kề tai nói nhỏ với ông Phó bảng Huy:
- Ngày xưa Tôn Tẩn giả điên, ăn cứt mà người ta còn biết, còn bây giờ ông có giả say, nằm đây thì thiên hạ cũng biết ông từng là Phó bảng, Tri huyện bị cách.

Nghe xong, Phó bảng Huy đứng dậy đi về nhà. Chính lúc đang sa cơ thất thế đó, cậu Paul Nguyễn Tất Thành có mặt trong Nam. Cậu mới viết thư khẩn thiết xin quan Khâm sứ Trung kỳ rộng lượng kiếm cho cha cậu một chân thừa biện, huấn đạo hay giáo thụ để độ nhật. Lá đơn ấy không được đáp ứng, làm cho cậu bồi tàu Nguyễn Tất Thành có mối hận lòng. Sau đó, khi qua Pháp, cậu bồi tàu liền viết thư lạy lục Tổng Thống Pháp cho mình được đặc cách vào học “Trường Thuộc địa” để ra làm quan cho Pháp. Đơn xin lại bị bác vì trình độ cậu quá kém. Hận lòng chồng chất, công danh bế tắc, cậu Nguyễn Tất Thành bèn xoay sang hướng khác: hoạt động chống Pháp và đi Liên xô để tìm “đường cứu nước Liên xô”.
Sau vụ đó, ông Phó bảng Huy về Cao Lãnh và ở trong chùa Hoà Long. Chùa đó, người địa phương gọi là “miếu trời sanh”. Lúc này ông sống về nghề hết thuốc, giảng kinh sách, làm thầy bói. Có lúc ông lên núi Thất Sơn để giảng kinh Phật cho các nhà sư tu ẩn. Gặp vận bĩ, tới đâu cũng không được ngưỡng mộ. Sau cùng, ông Phó bảng về sống chung với một ông già độc thân tại làng Hoà An (Cái Tôm) tên là Lê Văn Giáo. Ông Phó bảng dạy ông Giáo làm thuốc tễ, thuốc tán để độ nhật. Có lần, ông Phó bảng làm đơn, tự mình đến quận đường Cao Lãnh để xin ông chủ quận Lê Quang Tường cho phép hành nghề đông y. Đợi lâu, không những không được tiếp mà ông Phó bảng còn bị lính xua đuổi bực mình bỏ về.
Tháng 11 năm 1929, ông Phó bảng Nguyễn Sinh Huy bị bịnh và mất. Thương người tha phương lỡ vận, các thân hào nhân sĩ Cao Lãnh chung góp tiền bạc để mai táng ông Huy: ông Hội đồng Nguyễn Thành Vị tặng cho một quan tài, ông Cả Hiền, ông Nguyễn Văn Sanh ở Hoà An lo chôn cất cạnh “Miếu trời sanh”. Mấy năm sau, người con gái ông Phó bảng hay tin, lặn lội tìm tới nơi, làm lễ thành phục, thọ tang. Người đó là bà Nguyễn Thị Thanh, chị ông Hồ Chí Minh sau này. Còn ông Hồ, từ ngày đi biệt tích giang hồ mà các sử gia Hà Nội gọi là “Bác Hồ đi tìm đường cứu nước... Pháp” thì không bao giờ trở lại thăm mộ cha một lần!

<< Ông cai tổng Lê Quang Hiến ở Cao Lãnh: | La Thành Nghệ >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 749

Return to top