Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Hồi Ký, Tuỳ Bút >> Những phú hộ lừng danh Nam Kỳ

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 40939 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Những phú hộ lừng danh Nam Kỳ
Hứa Hoành

Giàu có là một trọng tội với cộng sản

Giàu có là một trọng tội với cộng sản: trường hợp Huỳnh Tấn Phát
Chiếm được miền Nam rồi, “giải phóng” ở đâu không thấy, chỉ thấy cán bộ, du kích từ lùm bụi, rừng rậm kéo ra lếch thếch nhu Mán lên thành. Với cặp mất cú vọ, họ nhìn ở đâu cũng thấy “phản động, tội lỗi”. Chỉ vài tháng sau, Việt cộng mở chiến dịch khủng bố tinh thần, chưởi bới các nhà giàu, kết tội những nhà tư sản, chủ nhân các hãng xưởng, công ty, các nhà máy... để chuẩn bị cướp đoạt tài sản của họ. Sống ở miền Nam nhiều năm ai cũng hiểu rằng những người làm giàu với gia tài kếch xù không phải một sớm một chiều. Đó là sự cần cù, nhẫn nại cộng với mồ hôi, nước mắt trong nhiều thế hệ.
Cộng sản lý luận: “Hễ có tiền thì có tội”. Bóc lột nhân dân mới làm giàu. Chỉ có hạng cùng đinh, khố rách áo ôm mới là kẻ có công với nước! Nhiều chủ nhà máy, công ty, hãng buôn bị bắt đưa vào khám Chí Hoà, Phan Đăng Lưu để dằn mặt, khủng bố đè bẹp tinh thần đối kháng. Đồng thời báo chí cũng nhứt tề ra rả chưởi bói những nhà giàu: “Những người giàu không sản xuất”, “Họ ngồi mát ăn bát vàng”. Các giám đốc công ty xuất nhập cảng là “tư sản mại bản”, cấu kết với tư bản nước ngoài lũng đoạn kinh tế, bóc lột nhân dân lao động. Vì thế những người giàu có tội với nhân dân, với tổ quốc.
Những ai từng đi học tập cải tạo dưới chế độ cộng sản, chắc không quên những câu: “chế độ tư bản là con bạch tuộc có hai vòi: một vòi hút máu nhân dân lao động trong nước, một vòi hút máu nhân dân lao động nước ngoài”. Chúng tôi xin thêm: “Bây giờ cái vòi bạch tuột ấy ngắn quá, đảng ta phải nối thêm cho dài, để nó có cơ hội hút máu dân Việt nam bằng cách mời gọi họ đem vốn vào đầu tư, buôn bán!”
Khi cuộc kháng chiến sắp tới thắng lợi, cộng sản trở mặt. Năm 1948, Hà Huy Tập (1) bí thư đảng cộng sản ở Nam Bộ, đã nêu khẩu hiệu mà họ học mót của Liên Xô, Trung Cộng: “Trí, phú, địa hào, đào tận gốc, bốc tận rễ”.
Trí là trí thức, phú là phú thương, phú nông, địa là điền chủ, hào là cường hào ác bá... Đò là bốn loại kẻ thù không đội trời chung của cộng sản. Họ mở chiến dịch triệt hạ nhằm vào bốn hạng người này nhằm hai mục đích: lôi kéo thành phần bần cố nông, nghèo khổ theo chúng, triệt hạ giai cấp tư sản, tiểu ru sản và tịch thu tài sản của họ. Trong ngắn hạn, họ thành công, nhưng đã gieo biết bao tội ác dã man. Chiến dịch ấy diễn ra tại miền Bắc vào năm 1953-54, mà họ gọi là “Cải cách ruộng đất”.
Lọt vào quỹ đạo của cộng sản từ sau năm 1945, Huỳnh Tấn Phát đã có kinh nghiệm sống với họ và tránh bị cỗ xe cộng sản nghiền nát. Sử dụng Phát như một kép đóng trò, lúc nào Pháp cũng bị đe doạ vì “lý lịch có vấn đề”. Đó là cái án treo suốt đời.
Huỳnh Tấn Phát sinh năm 1913, trong một gia đình đại điền chủ, ruộng đất minh mông ở xã Tân Hưng, quận Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Lớn lên, Phát được đào tạo để trỏ thành trí thức hấp thụ văn hoá Pháp. Cộng sản chỉ lợi dụng lên tuổi ông, nhưng bạc đãi. Khi ra Hà Nội nhận chức Phó chủ tịch nước bù nhìn, Huỳnh Tấn Phát được cấp cho một căn nhà nhỏ (giống như nhà của giai cấp trung lưu miền Nam) tại số 9 Nguyễn Đình Chiểu, nhưng đồ đạc, bàn ghế rẻ tiền, chưng bày sơ sài. Điều đó chứng tỏ vai trò của Phát chỉ là kẻ bị lợi dụng tên tuổi. Trong thời gian làm Chủ tịch Chính phủ Cách mạng Lâm thời bù nhìn tại mật khu, Phát không có một người thư ký. Ông thật sự chỉ là người quản gia, có nhiệm vụ quản lý các ông bà trí thức xôi thịt, các người bị lợi dụng, cưỡng ép khiêng ra khu, sợ họ bỏ trốn...
Để hiểu biết thêm cộng sản đã lợi dụng trí thức miền Nam ra sao, kính mời quý độc giả đọc lại bài “Các trí thức miền Nam theo Mặt trận giải phóng” cùng tác giả.
Ở đây, chúng tôi chỉ kể thêm một trường hợp điển hình: một người xuất thân từ dòng họ giàu có, trí thức, lọt vào quỹ đạo cộng sản, cam chịu số phận, đành bán rẻ linh hồn và thể xác cho họ, đó là Huỳnh Tấn Phát. Đời ông ta có một mối hận lớn, thầm kín, ít ai được ông thổ lộ. Có người từng sống gần gũi với Phát tại mật khu, sau khi ra thành đã thông cảm được lâm trạng u uất đó là ông H.V.B. đã tâm sự với tôi: (người viết)
- Huỳnh Tấn Phát phóng lao phải theo lao, chứ anh Tám Chí (bí danh) đâu phải là người yêu chủ nghĩa cộng sản.
Ai có theo dõi quá trình dấn thân của Huỳnh Tấn Phái, mới thông cảm được hoàn cảnh của ông. Khi tiếng súng xâm lăng của Pháp nổ rền trên đất nước lần thứ hai (1945), hầu hết thanh niên đều hăng hái lên đường kháng chiến. Đó là nghĩa vụ, là lý tưởng vì có chính nghĩa. Việt Minh, bản thân họ không chiến đấu, chỉ lãnh đạo, xúi kẻ khác hy sinh để họ hưởng lợi. Hồi đó, hai chữ “độc lập” như có ma lực quyến rũ. Cộng sản khôn khéo biết đưa ra “cái chính nghĩa giai đoạn”, để lôi cuốn quần chúng. Không ai hiểu biết cộng sản trá hình dưới chiêu bài Việt Minh. Khi biết thì đã muộn. Muốn sống còn phải tận tuỵ hy sinh cho tập đoàn thống trị sắt máu ấy.
Trong kháng chiến ấy, khi thấy lực lượng còn yếu, Việt Minh lợi dụng trí thứ để làm bình phong (che giấu bộ mặt cộng sản) và lôi cuốn đồng bào. Hễ trí thức theo Việt Minh thì đồng bào cũng theo...
Từ đó, Huỳnh Tấn Phát mang một mối hận, mối hận của một người trí thức phải chịu mệnh lệnh của một tập đoàn dốt nát, lừa bịp nhưng có sức mạnh của dao búa. Chứng kiến những cuộc khủng bố, chém giết dã man của Việt Minh (mà chú ruột của Phát, luật sư Huỳnh Văn Phương là một tấm gương để Phát giữ mình) Phát phải nhẫn nhục đóng kịch để giữ mạng sống. Đó là sự vong thân thảm hại của từng lớp trí thức theo Việt Minh mà không biết Việt Minh là cộng sản. Huỳnh Tấn Phát không có cái say mê, cái lý tưởng của người nghiên cứu chủ thuyết Mác Lenin, và bị cái hào quang “tạo lập một xã hội công bằng, lý tưởng” ám ảnh như Trần Văn Giàu, Nguyễn Văn Trấn...
Theo Việt Minh, Phát càng lún sâu vào tội lỗi. Khi được đặt vào chức Chủ tịch Chính phủ “Cách mạng Lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt nam”, Phát đã vâng lịnh cộng sản, đem biếu cho Cam Bốt 5 hòn đảo nhỏ, nằm ngoài khơi thành phố Kép, thuộc chủ quyền của Việt nam, để đổi lấy sự ủng hộ chính phủ Sihanouk đối với tổ chức này trong việc xâm lăng miền Nam.
Bạn đọc có biết cộng sản nhận xét lý lịch của Phát ra sao không? Trần Văn Trà, tư lịnh bộ đội “MTGPMN” nhận xét về Phát như sau:
- Có một điều cần nói: Anh Phát không thuộc một “gia đình trơn tru”, nghĩa là có vấn đề. Anh có tâm sự riêng. “Đối với anh Phát cái nào ra cái nấy”. (Sách “Làm đẹp cuộc đời”, nhà xuất bản Chính Trị Quốc gia, năm 1994).
Tâm sự riêng chính là sự u uất, sự tủi thân lỡ trao thân lầm cho đảng cướp, góp phần phá nát đất nước. Giống như trường hợp bác sĩ Phùng Văn Cung, luật sư Nguyễn Hữu Thọ và nhiều trí thức khác quá trình của hành động này diễn ra từng bước một như đưa cá vào rọ. Phát bị đưa ra sân khấu chính trị đóng tuồng để bịp thiên hạ. Các chức vụ họ phong cho ông ta, chỉ là thăng chức... hàm, có nghĩa là hữu danh vô thực. Ở mật khu, đứng đầu chính phủ, nhưng mỗi ngày ông phải đi nhận lịnh, rồi về họp phổ biến lại cho mấy ông bà chức vụ bề bề, đọc lên kêu như sấm. Nào “Chủ tịch Liên Minh các Dân tộc Dân Chủ và Hoà Bình”, nào là “Chủ tịch Hội đồng Cố vấn”, nào là “Phó chủ tịch Mặt trận tổ quốc”... toàn là những tổ chức chính trị lừa bịp. Lấy con số 1.000.000 (x) đi nhân cho số 0, thì nó vẫn là số 0. Huỳnh Tấn Phát phục tùng mệnh lệnh một cách hèn hạ, cúc cung tận tuỵ phục vụ! Biện hộ cho tâm sự này, cán bộ dạng cộng sản an ủi: “Mỗi cán bộ ở cấp bực nào cũng phải vừa phụ thuộc vừa độc lập”. Độc lập sáng tạo nhưng vẫn phụ thuộc sự lãnh đạo chung của đảng?” Đứng đầu chính phủ “Cách mạng lâm thời bù nhìn”, vâng lịnh đảng, cắt đất nhường cho Cam Bốt, là một trong những trọng tội với đất nước. Làm bình phong để đảng cộng sản lợi dụng, để họ tiến hành chiến tranh xâm lược miền Nam, chiếm đoạt tất cả tài sản của dân chúng miền Nam, gây cảnh cốt nhục tương tàn, là một trọng tội thứ hai. Muốn biết gia thế của Huỳnh Tấn Phái, chúng tôi dò tìm trong các tài liệu do chính gia quyến ông, vợ ông kể lại.
Họ Huỳnh là một cự phú về ruộng đất ở Bình Đại, Bến Tre. Phái thuộc gia đình đại điền chủ, còn là trí thức do Tây đào tạo. Hai tội đó đối với cộng sản là một bản án tử hình “trảm giam hậu”. Trong sách “Làm đẹp cuộc đời”, nhiều người bạn của ông Phát, xun xoe xu nịnh chế độ, ca tụng về ông, nhưng cũng phải nhìn nhận: “Có điều cần nói. Anh Phát không thuộc gia đình “trơn tru” (tức gia đình tư sản, đại điền chủ), anh vẫn có tâm sự riêng”. (Sđd, trang 27)
Cũng như bao thanh niên thời loạn, hồi năm 1945, Phát theo kháng chiến cũng vì độc lập quốc gia. Phát không có ý niệm gì về đảng phái, nhứt là đảng cộng sản. Theo kháng chiên, cũng như hầu hết mọi người, Phát tưởng rằng con đường ấy giản dị. Hết chiến tranh thì có độc lập, tự do. Phát chưa có kinh nghiệm dễ nhận ra “Việt Minh là cộng sản trá hình”. Đảng cộng sản là cỗ xe phá hoại vô lương tâm. Lịch sử, tội này đã chứng minh: cộng sản phá nát đất nước. cộng sản đi tới đâu nghèo đói tới đó... cộng sản phá nát lương tâm con người và lình nghĩa dân tộc.
May mắn cho Huỳnh Tấn Phát khi ông ở miền Nam, không bị đấu tố trong “chiến dịch cải cách ruộng đất”. Cộng sản chưa làm chủ được miền Nam. Họ cần những trí thức như ông để lừa bịp dư luận trong và ngoài nước. Trong suốt thời gian phát động cuộc chiến tranh cất nhục tương tàn mà cộng sản gọi bằng một tên nguỵ trá “chống Mỹ cứu nước” (sao bây giờ lại mời Mỹ vào để... cứu đảng?) Huỳnh Tấn Phát luôn luôn được họ đặt vào nhiều địa vị quan trọng mà thực chất chỉ là người quản gia cần mẫn, đắc lực, trung thành. Quyền hành nắm trong tay ông chủ khắc khe là đảng cộng sản ông chủ cộng sản quỷ quyệt, cho người kèm sát Phát, lúc nào cũng ăn nói nhẹ nhàng, mềm mỏng, nhưng đó là bàn tay sắt bọc nhung. Phát biết mình sắp chết (1993), cho nên dám hãnh diện nhắc về gia thế, dòng họ. Ông nội Phát là Huỳnh Văn Lâu, một cự phú, ruộng đất mênh mông ở cù lao An Hoá, sau này là quận Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Theo lời kể của người trong dòng họ, mỗi lần ông Huỳnh Văn Lâu đi thăm ruộng đều cõi ngựa, hay ngồi ca-nô. Ông tới đâu gà không dám gáy, chó không dám sủa. Tuy ông Lâu chỉ làm Hương chủ nhưng quyền hành bao trùm cả cù lao An Hoá.
Thập niên 1920, Hương chủ Huỳnh Văn Lâu cho đắp một con đường trải đá, để xe du lịch chạy thẳng tới nhà. Con lộ ấy, ngày nay vẫn còn, nhưng sạt lở và bỏ hoang trong nhiều năm... Ngôi nhà lớn của ông Huỳnh Văn Lâu như dinh chủ quận. Nhà ngói đỏ cất trên nền đúc cao một thước, cẩn đá da quy. Các cột, kèo, đính, đều bằng danh mộc mua tận Cao Miên, và chạm trổ khéo léo công phu. Đình làng Tân Hưng là do ông cố Phát sáng lập ông nội đứng ra tu bổ, khiến cho nó trở thành ngôi đình khang trang nhứt trong cù lao này.
Đình làng Tân Hưng thờ ông nội Phát làm thành hoàng. Những điều đó chứng tỏ sự giàu có của dòng họ Phát. Ông Huỳnh Văn Lâu có nhiều con trai. Nhiều người học hành trường Tây, làm thông ngôn loà án. Người chú thứ 11 của Phát là Huỳnh Văn Phương, cưới vợ người Bạc Liêu, cũng thuộc gia đình giàu ở làng Vĩnh Mỹ. Lúc qua Pháp du học, Phương có vợ theo và sanh con tại Pháp, đủ biết gia đình Huỳnh Văn Phương giàu có ra sao. Hồi ở Pháp, Huỳnh Văn Phương là bạn tranh đấu của Tạ Thu Thâu, Phan Văn Chánh, và sau này khi về nước, Phương đứng chung nhóm Troskyiste với Thâu. Khi tờ báo “Hồi sinh” (Resurrection), Huỳnh Văn Phương có giúp cho Thâu một số tiền để tờ báo sống được. Huỳnh Văn Phương có tham dự cuộc biểu tình trước điện Elysée đòi ân xá cho Nguyễn Thái Học và các đảng viên bị kết án tử hình, nên bị trục xuất về Việt nam trên tàu Athos ngày 24-6-1930.
Sau đó, Huỳnh Văn Phương ra Hà Nội học luật, đỗ cử nhân, rồi làm luật sư. Khi phong trào Thanh Niên Tiền Phong nổi lên, Phương được Nhựt mời làm Giám đốc Công an Nam Bộ. Theo bà Phương Lan, tác giả “Nhà cách mạng Tạ Thu Thâu”: Phương con nhà giàu, người rất hào hoa phong nhã. Chính Phương bỏ tiền túi của mình ra thay Nguyễn An Ninh sang Pháp về việc xin mở lại “Đông Dương Đại hội” 1937, khi phong trào này bị cấm. Phương đẹp trai, ăn nói hoạt bát. Khi làm Giám đốc Công an Nam Bộ, luật sư Phương có nói:
- Ai làm gì có lợi cho đất nước lúc này thì cứ làm!
“... Luật sư Phương cho đào súng Pháp chôn giấu để giao cho chúng tôi (Việt Minh), chỉ nộp cho Nhựt một ít. Ông Phương cũng cho phép Việt Minh sử dụng sân bắn của cảnh sát ở Chợ Quán...”.
Đối với việt Minh, ông Phương là người có công như vậy, nhưng khi Lâm uỷ hành chánh của Trần Văn Giàu tự nhiên lên nắm chính quyền, việc làm tức khắc của họ là thủ tiêu tất cả mọi người yêu nước ngoài cộng sản.
Khi về Việt nam ít lâu, vợ Phương mất sớm, Phương tái hôn với bà Đặng Hưng Thọ, một dòng họ lớn ở Nam Định. Cô ruột Pháp là Huấn Thị Tánh, vợ của ông Lê Thành Tường bí thư của Khâm sứ Trung Kỳ. Bà Lê Thành Tường là một phụ nữ rất sành thơ Đường, một trí thức Tây học. Khi theo chồng ra Huế làm việc bà Lê Thành Tường có sáng lập tuần báo “Phụ nữ tân tiến”, khuôn khổ và cách trình bày giống như tờ “Phụ nữ tân văn” ở Sài gòn. Tờ báo này bán không chạy vì độc giả trí thức phụ nữ quá ít. Luật sư Phương có 2 người con: người thứ nhút là Huỳnh Văn Nghĩa, sinh lại Pháp, phải đổi thành Nguyễn Văn Nghĩa, đậu Tú tài đôi, chỉ giữ việc chép tin ở phòng chính trị quân khu 8 và 9. Nhà văn Xuân Vũ từng ăn cơm chung và tâm tình Nghĩa. Con thứ hai là Huỳnh Minh Kiệt, học trường võ bị Trần Quốc Tuấn Quảng Ngãi, khi biết bộ mặt thật của cộng sản, liền bỏ ra thành, làm báo “Tin Sáng”.
Thân phụ Huỳnh Tấn Phát là Huỳnh Tấn Đặng, thông ngôn toà án Mỹ Tho. Về sau, ông nối nghiệp cha quản lý gia sản kếch xù ở Bình Đại. Huỳnh Tấn Đại lấy vợ cũng môn đăng hộ đối. Thân mẫu Phát thuộc họ Quảng ở làng Điều Hoà Mỹ Tho. Gia đình này cũng cộng tác đắc lực với Pháp, con cháu còn lần rát. Đương thời, ruộng đất của họ Quảng chạy từ sông Bảo Định tới chùa Vĩnh Tràng. Ngày nay, nhiều địa danh ở Mỹ Tho, Bình Đại, còn rơi dấu tên tuổi và chức phận của hai dòng họ cự phú ấy. Ông ngoại của Phát là Quảng Duy Cần, xuất tiền trùng tu đình làng Điều Hoà Mỹ Tho. Ngày nay, đình Điều Hoà là một kiến trúc to lớn, đồ sộ tại địa phương. Ông tổ họ Quảng có công khai hoang lập ấp, cho nên được tôn làm thành hoàng làng Điều Hoà. Hàng năm đến lễ Kỳ yên, các chức sắc, ban quý tế trong đình làng Điều Hoà, phải qua nhà ông ngoại Phái để thỉnh cờ, bài vị về đình làm lễ trang nghiêm. Sau lễ, đình Điều Hoà còn tổ chức hát bội 7 đêm liền.
Cậu hai của Phát là ông Quảng Duy Hưng làm trưởng toà ở Mỹ Tho. Ông này có người em ruột là Quảng Duy Thơ, cũng làm công chức cho Pháp. Ông Quảng Duy Trinh, con thứ của ông Quảng Duy Cân, làm trong sở công chánh. Hồi năm 1951, quỹ bồi thường chiến tranh của quân đội Pháp ở Đông Dương có trả cho ông Quảng Duy Thơ một số tiền lớn tới bạc triệu để bồi thường tài sản của ông đã bị quân Pháp làm hư hại. Cả hai họ nội, ngoại của Phát đều thuộc con dòng cháu giống, tài sản ruộng đất minh mông, và bên nào cũng có người được làm thành hoàng. Xuất thân trong gia đình như vậy, cho nên Phát biết mình “có tội” với đảng. Mặc cảm đoái công chuộc tội cứ đeo đẳng, ám ảnh ông suất cuộc đời theo cộng sản. Biết bị cộng sản lợi dụng, nhưng đã ở trong gọng kìm của bạo lực, khó thoát. Vai trò vừa làm bình phong, vừa làm chim mồi của Phát mọi người theo “Mặt trận giải phóng” đều biết. Quyển sách viết về ông, do vợ ông gợi ý đề tựa “Làm đẹp cuộc đời” mà người bình dân ở miền Nam thường gọi đùa vai trò của Phát: “Cầm c. chó đái”.
Hồi 70 năm trước, ông nội Phát xuất tiền xây dựng ngôi đình khang trang nhứt trong quận Bình Đại. Hồi đó nhân dân sống dưới chế độ thực dân Pháp. Bây giờ, sau hơn 20 năm “độc lập, tự do, thống nhứt” mà ông Hồ từng tuyên bố “đánh thắng giặc Mỹ ta xây dựng gấp mười lần hơn xưa”, nhưng sự thật tại làng quê của ông Phát thì khác hẳn.
Ông Phát về thăm nhà năm 1981, vợ ông viết hồi ký về chuyến đi ấy: “... Thấy anh về, nhiều anh trong uỷ ban nhân dân xã có ý kiến đề nghị anh giúp để xây lại trường học và trạm y tế xã, rồi lập tức đưa anh đến tận nơi quan sát. Nhà trường là một dãy mái tranh vách nứa, khó đứng vững trước cơn giông. Hàng rào không có. Sân chơi đầy cỏ dại mọc. Trạm xá chỉ là một ngôi nhà ọp ẹp với hai cái giường tre. Tủ thuốc gần như trống rỗng... Anh Phát lặng thinh. Tôi biết anh kém vui, vì sau 6 năm “giải phóng”, ta chưa làm gì được cho dân”. Dầu có mười ông Phó thủ tướng như Huỳnh Tấn Phát cũng không có khả năng xuất tiền công quỹ để xây dựng bịnh xá, trường học. Bỏ ra số tiền vài chục tỷ để mua xe du lịch thì các “quan cách mạng” cũng làm được, chớ xây trường, bịnh xá, nhứt định một đồng cũng không. “Chế độ ta ưu việt” là ở chỗ đó. Người dân chỉ còn hoài niệm “Hồi Pháp thuộc, nếp sống người dân còn sung sướng, tốt đẹp hơn chủ nghĩa xã hội bây giờ gấp nhiều lần”.
Cuộc chiến tàn rồi, người dân mới rõ bộ mặt thật của cộng sản thì đã muộn. Hồi trước, nhiều trí thức khoa bảng, tưởng lầm rằng “Mặt trận giải phóng Miền Nam” là của người quốc gia, yêu nước vì thấy trong đó hầu hết đều là những trí thức giàu có lớn như Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Hữu Thọ, bác sĩ Phùng Văn Cung và nhiều nhân vật khoa bảng, có thành tích tranh đấu chống Pháp khác Sự có mặt của những vị này trong hàng ngũ “Mặt trận giải phóng” khiến cho nhiều trí thức khác không nghi ngờ gì cái tổ chức lừa bịp do cộng sản giựt dây đó. Nói cách khác, Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Hữu Thọ, Trịnh Đình Thảo... chỉ là con cu mồi, ung dung hót... trong lồng, khiến cho bầy cu rừng đang sống thong dong bên ngoài tưởng rằng đồng loại nó đang cất cao tiếng hát tự do, nên mới nhào vô, và trở thành nạn nhân của cái ông oan nghiệt ấy. Các trí thức miền Nam, các nhà tư sản, đại điền chủ theo “Mặt trận giải phóng” đều ở trong hoàn cảnh ấy.
Chú thích:
(1) Có lẽ tác giả Hứa Hoành nhầm, Hà Huy Tập bị xử bắn sau cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ 1941, đâu còn sống đến 1948 được (chú thích của Nguyễn Học)

<< Lai lịch một dòng họ có truyền thống y dược | Cuộc bạo động của ông “Đạo Tưởng” >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 757

Return to top