Các bạn của mẹ
Các bạn của mẹ tôi tặng thơ:
“Cuộc đời chị đẹp tươi vui quá
Thật đúng cảnh liên ở dưới trần” (bác Quy).
Nguyễn Thị Đạm QuyMẹ tôi sinh ngày 14 tháng 2 năm 1916. Ở tuổi mười tám đôi mươi, mẹ tôi và cô Kim Phú được mệnh danh là “ngôi sao tỉnh Thái Bình”. (Có ảnh đăng trên báo).
Cô giáo Thịnh ở tỉnh Thái Bình là bạn của mẹ tôi. Sau này bác Thịnh lấy ông Đỗ Xuân Hợp, Thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt nam. Bác Thịnh cho tôi xem hồi ký, tôi đã xin bác cho chép một đoạn: “Cụ Vi Văn Định Tổng đốc Thái Bình được thưởng Bắc Đẩu Bội tinh. Trong dinh mở hội ăn mừng linh đình. Toàn tỉnh Thái Bình và các tỉnh lân cận đều có đại diện đến mừng. Các giáo viên nam nữ chung nhau sắm lễ vật vào mừng. Vào cửa quan dù là vào mừng chẳng ai muốn đi. Các bạn bảo tôi: “Trường nam đã cử đại diện rồi, trrờng ta, chúng tôi cử cô để cô ra mắt cụ lớn” Từ chối không được tôi đành phải theo ông giáo đại diện vào mừng. Tự xét mình bé nhỏ tôi đi theo. Tới dinh cụ Thượng, tôi giật mình trước cảnh huy hoàng chưa từng thấy. Ông giáo vội đặt khay đồ lễ lên kỷ kê trước sập và lễ phép chúc mừng. Ông chưa nói hết lời thì cụ lớn đã chỉ vào tôi và bảo: “Có phải cô giáo này mới xuống đây không? Sao hôm nay mới đến chào?”. Trời ơi, không có chỗ nào ở dưới đất cho tôi chui xuống! Tôi đành mạnh dạn bước lên trình bày…
Rồi cụ Thượng đứng phắt dậy vừa cưới vừa vui vẻ đến thẳng chỗ tôi bảo: “À ra thế” rồi không nói gì cả, cụ lắm lấy tay tôi dưa ngay mấy vòng van-sơ quay khắp phòng dưới con mắt kinh ngạc của mọi người. Bản nhạc vừa hết, chưa hoàn hồn, cụ Thượng đã truyền cho cô Kim Ngọc, con gái xinh đẹp của cụ đưa tôi xuống chào cụ Bà. Thường nghe nói: “Lệnh ông không bằng cồng bà” cho nên mới nghe thấy xuống chào cụ Bà tôi đâm hoảng… Cụ Thượng bà tiếp khách dưới nhà ngang, rộng rãi lịch sự chẳng kém sảnh đường… Cụ Bà to lớn hơn cụ ông, nhlác trông có vẻ người hiền hậu. Ngọc chắp tay lễ phép giới thiệu tôi, cụ khẽ gật đầu chưa nói… thì Ngọc đã đưa tôi vào phòng riêng. Trong đó đã có chục cô thiếu nữ đều là xinh tươi. Không cô nào kém cô nào, ăn mặc lịch sự, toàn là quốc sắc thiên hương cả. Thế là các cô xúm xít ngay lấy tôi hỏi chuyện không kịp trả lời Kim Ngọc gọi tôi bằng tên không, như quen thân nhau từ bao giờ ấy. Thú thực tôi có cảm tình ngay với Ngọc, nhưng còn dè dặt sợ bảo “thấy người sang bắt quàng làm họ”…
Cái làm tôi thích thú nhất là Ngọc đánh dương cầm hay lại biết vẽ, tính tình ý nhị nhẹ nhàng. Theo tôi thật là một người lý tưởng. Tuy học còn ít nhưng thông minh lại có thừa. Tôi còn nhớ đã đọc được một quyển sách Pháp nào mà tôi quên mất tên “Với một tấn học thức, có khi chưa chắc đã mua được một gam thông minh”. Em ruột Ngọc là Kim Phú học sinh của tôi. Phú còn bé lườí học, có khi bỏ cả bài không làm, bảo mãi không chuyển tức mình có lúc tôi cũng cộc vào đầu và bắt đứng lên chịu phạt úp mặt vào tường. Ngày ấy đánh học trò là thường… Một hôm có bà giáo bảo tôi: “Cô tợn thật! Dám đánh cả con cụ Thượng. Nó mách bố nó thì chết? Kệ nó học đến đâu hay đến đấy. Việc gì mà mang vạ vào thân”. Giật mình tôi thấy e ngại, đã thế ta mách trước cho mà xem.
Thứ năm gặp Ngọc tôi gợi ý việc học hành của Phú… Ngọc bảo: “Để mình mách thầy”… Lần sau Ngọc bảo tôi: “Mình mách rồi đây, cụ bảo cứ để cho cô giáo đánh cho biết thân! Thế là xong, mọi việc yên ổn cả”.
Ông ngoại tôi là người công minh và biết thực sự lo cho con học hành tử tế. Sau này khi mãn hạn dạy ở tỉnh, cô giáo Thịnh trở về dạy ở Trường Lò Đúc Hà Nội. Hai người vẫn thường xuyên trao đổi thư từ cho nhau. Hồi còn ở Hà Nội, sáng nào trước khi đưa con đến trường, mẹ tôi cũng ngồi bên bàn gương và lần lượt gọi tôi và Hà đứng trước gương để chải đầu, sửa móng tay bằng chiếc kéo xinh xinh cong cong hay bằng chiếc kìm bấm bé tẹo được cất trong hộp đặt trên mặt bàn rất gọn gàng ngăn nắp.
Đứng trước gương ba mặt, lựa vào lòng mẹ ngắm bên trái rồi bên phải, hướng nào tôi cũng thấy mẹ đẹp như cô tiên. Ánh mắt dịu hiền toả một lình yêu thương vô hạn. Vì thế mà vẫn khuôn mặt ấy, ánh mắt ấy, tôi vẫn đọc được những lúc mẹ nhíu mày không vừa lòng. Những lúc nào có khách, đi trên đường phố hoặc làm điều gì không phải, chỉ nhìn mẹ là tôi biết phải xử thế nào theo ý mẹ…
Chúng tôi có đủ các kiểu ảnh mẹ tôi chụp ở vào tuổi 20, 40, 50, 60, 70. Tấm ảnh nào mẹ cũng đẹp, ngay cả lúc tuổi đã già. Ánh mắt sáng tươi lạc quan yêu đời và rất dịu hiền của mẹ tôi như đang nhìn chúng tôi. Chúng tôi đã phóng to treo hết lên tường để ngắm mẹ mà không biết chán. Chỉ thiếu ảnh chụp ở tuổi 30 vì lúc đó là vào lúc bước vào cuộc kháng chiến, là những ngày tản cư di chuyển luôn luôn, cũng chẳng còn tâm trí đâu mà nghĩ tới chụp ảnh. Vào năm 1980, có một chú mang đến tặng mẹ một tấm ảnh đăng trên báo từ xa xưa, năm 1935… Ảnh chụp hai cô gái mặc áo dài, đeo kiềng vàng dưới đề: “Cô Kim Ngọc và Kim Phú hai ngôi sao sáng của phiên chợ Thái Bình, hai cô không dự thi sắc đẹp”. Mẹ tôi cho tôi biết đó là bức ảnh mẹ tôi và cô Di mặc áo nhung màu huyết dụ vô tình bị người ta chụp. Tuổi 20 mẹ tôi đẹp như vậy. Con gái tuổi ấy thường được “trời phú” cho là vậy.
Tôi tốt nghiệp đại học trở về nhà sau 12, 13 năm không được gần mẹ, tuy mẹ tôi luôn giữ nếp tuần nào tháng nào cũng biên thư cho các con. Mẹ tôi mong tôi sống xa mẹ nhưng không tuột khỏi tay mẹ. Nhưng không thể bù lại được những thiếu sót ngày càng bộc lộ trong tôi. Giữ phong cách giản dị, gần gũi người lao động mà tôi được tập thể nuôi dưỡng nhưng quá lệch lạc ở chỗ không biết trang điểm làm đẹp bản thân. Ngược lại quá cẩu thả, lôi thôi, lếch thếch, luộm thuộm mà tôi cho đó là hay. Mẹ tôi thường nhắc: “Hạnh phải giữ gìn cho đẹp trước mặt cả chồng con. Ngay cả khi ở trong nhà cũng phải đẹp như lúc ra đường”. Làm đẹp để những người thân yêu của mình yêu mến cũng là nhiệm vụ của những người phụ nữ trong gia đình. Không những mẹ tôi coi trọng hình thức để làm đẹp lòng người thân mà hơn thế mẹ tôi còn chú ý làm đẹp lòng phần tâm hồn của chồng con, bạn bè và họ hàng thân thích. Nguyên tắc đó trong mọi nơi, mọi lúc đều được mẹ tôi quán triệt. Vì thế mới có những lời ca ngợi sắc đẹp của mẹ tôi không phải chỉ ở tuổi 20 mà ở vào tuổi 60, vẻ đẹp của mẹ tôi được bạn thơ tặng:
“Ai dám tin rằng bạn sáu mươi
Vẫn thanh tú lắm vẫn xinh tươi
Tiếng còn trong trẻo qua câu nói
Men vẫn say sưa giữa nụ cười
Nét hoạ vẫn mềm tay hoạ sĩ
Bức hoạ vẫn tỏ giáng hoa khôi
Mái đầu tuyết nhuộm thêm kiều diễm
Muốn vịnh “nàng thơ” khó đủ lời.
Mậu Ngọ sơ đông. 16-12-1978 Tuyết Ngọc”Bác Tính là bạn thơ từ ngày đi học. Bác có bí danh cho những áng thơ là Tuyết Ngọc. Còn mẹ tôi có bí danh cho những bức hoạ lúc còn trẻ là Mỹ Vân.
Sau nhiều năm xa cách gặp lại nhau, mẹ tôi đã cùng chụp chung với bác một bức ảnh. Trong đó còn có cô Kim Phú và chị Vi Nguyệt Hồ. Bác Tuyết Ngọc có thơ gửi tặng mẹ:
Xin trân trọng cảm ơn quận chúa
Trao tâm hình vừa đủ bộ tư
Mỗi người mỗi vẻ mỗi ưa
Mỗi người là một ý thơ tuyệt vời
Kim Phú vẫn xinh tươi liền dịu
Vẫn giáng người yểu điệu thanh tân
Nhẹ nhàng giọng nói oanh ngân
Môi hồng, hay nụ hoa xuân đầu mùa!
Đây bạn mới Nguyệt Hồ vừa gặp
Mà sao lòng đã ngậm mến yêu
Yêu vì tháo vát đủ điều
Yêu vì duyên dáng, diễm kiều đoan trang!
Còn cố hữu nữ hoàng Kim Ngọc
Da anh đào tóc sáng bạch kim
Nụ cườí tươi ánh mắt huyền
Ấm êm trong cảnh đào nguyên dưới trần;
Riêng Tuyết Ngọc nhận phần xuống bút
Tặng “ba nàng” một chút hương thơ.
Ghi lại hội ngộ bất ngờ
Giữa chiều xuân đẹp ước mơ thanh bình.
Chiều Xuân Canh Thân. 15-1-1980
Đến tuổi 70, mẹ tôi vẫn đẹp. Hoạ sĩ lão thành Hoàng Lập Ngôn đã viết như sau: “… Nửa đời vẽ chân dung, nay 79 mùa xuân rồi chưa ai gặp đã quá thất thập cổ hai hy mà:
“Đẹp… tươi… trẻ
Tình cảm trắng trong
Như chị Vi Kim Ngọc
Hẳn là tôi sẽ vẽ chị…
Mắl lung linh trong sáng
Đôi môi hồng nguyên cánh
Nếp nhăn không một nét”.
Vào năm mẹ 70 tuổi, bác Quy mừng thọ:
“ Cuộc đời chị đẹp vui tươi quá
Thực đúng cảnh tiên ở dưới trần”.
Năm 1982, mẹ tôi gặp ông Về Thế Hùng, cháu cụ Thượng Vũ Quan Nha, ông tặng mẹ bài thơ:
“Kim Ngọc rung rinh lá rủ cành
Khuê môn hội tú nét tinh anh
Cầm kỳ thi hoạ trời chung đúc
Phong nhã đào hoa đất kết thành
Cung số đã sinh dòng quý hiển
Duyên se lại gặp khách tài danh
Phế hưng non nước bao dời đổi
Âm đức kho thiêng phúc vẫn dành.
11-6-1982. Trân trọng gửi chị Ngọc”.