Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Hồi Ký, Tuỳ Bút >> Hồi ức về Nguyễn Văn Huyên

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 26174 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Hồi ức về Nguyễn Văn Huyên
Nguyễn Kim Hạnh

Tình bằng hữu

Cũng trong “Hồi ký Thanh Nghị” ông Vũ Đình Hoè nhắc tới sự kiện 5-5-1942, Toàn quyền Đông Dương đã phải ra một nghị định “Lập một hệ môn học “Cổ điển Á Đông” trong 8 năm tại một số trường trung học Pháp - Việt”. Trong đó có viết: “Người đề xướng để được chấp nhận đó là hai học giả của Trường Viễn Đông Bác cổ: Nguyễn Văn Huyên và Trần Văn Giáp với mục đích là để trau dồi cho học sinh những điều cương yếu của Văn hoá Cổ điển Á Đông”. Ông Hoè nói về cha tôi: “Đầu năm 1942. Thanh Nghị nhiệt liệt lòng hộ sáng kiến do một số giáo sư và học giả người Việt đề ra với Toàn quyền Đông Dương: Yêu cầu lập một hệ môn học “Cổ điển Á Đông 6 năm” (từ lớp 6 trung học đến đại học) tại một số trường học “bản xứ” phỏng theo hướng cải cách giáo dục ở “mẫu quốc” coi như then chốt của cuộc “Cách mạng Quốc gia” của Thông chế Pétain với khẩu hiệu đang được cổ động om sòm: “Lao động-Gia dình-Tổ quốc”. Động viên tinh thần quốc gia cốỡcu, khôi phục các nếp sông cổ truyền (kể cả tôn giáo) để rèn luyện một lý tưởng cao đẹp, một tâm luồn trong sáng, một nghị lực dám hy sinh bản thân cho Tổ quốc. Lấy gậy ông đập lưng ông, giới trí thức Việt nam đòi dặt môn Văn hoá Cổ điển Á Đông trong chương trình Trung học Pháp Việt đối xứng với môn Nhân bản học cổ điển La Mã, Hy Lạp cho học sinh Pháp thì là đòi hỏi hợp lý quá rồi. Cho nên Toàn quyền Đông Dương vội ký ngay Nghị định ngày 5 tháng 5 năm 1942, chấp nhận sáng kiến đó, thực ra dưới động cơ không hoàn toàn trong sáng đâu (lấy lòng giới trí thức An Nam, mà Nhật cũng đang cố lôi kéo). Vả lại các nhà chức trách thực dân không tin rằng chủ trương là khả thi được nhanh chóng: chương trình thế nào, sách giáo khoa thế nào, giáo sư có không, nhất là chữ Hán hết thời rồi? Ai ngờ liền sau kiến nghị, một chương trình đàng hoàng với kế hoạch mở lớp đầy đủ đã được soạn thảo cụ thể, tỉ mỉ từ lớp 6 đến lớp nhất gửi lên Phủ Toàn quyền xin duyệt y gấp rút đáp ứng ngay, tác giả là hai nhà sử học, dân tộc học Nguyễn Văn Huyên, Trần Văn Giáp. Chuyện thần kỳ.

Nhóm Thanh Nghị chúng tôi sung sướng được tin ấy, hưởng ứng nhiệt liệt chủ trương tốt đẹp của Anh. Riêng tôi, cùng anh Phau Anh, đến chơi nhà GS. Nguyễn Văn Huyên, ôm lấy ông bạn hơn tuổi mà hôn hít”. Không chỉ có thế, tôi còn đưa Anh xem bài xã luận tôi vừa chuẩn bị xong cho số báo ra ngày 1 tháng 10 năm 1942. Có lẽ đó là tiếng nói đầu tiên, hào hứng thực sự của dư luận đối với sáng kiến lập Ban Cổ điển Á Đông”.

Tôi nói thêm với Anh: “Không những chỉ hoan nghênh đâu! Có phân tích và góp ý kiến đấy, tất nhiên là rất xây dựng”. Anh Huyên mỉm cười khiêm tốn, thỏ thẻ. “Khéo không tẽn đấy nhé!”.

Trong “Văn minh Việt Nam”, cha tôi bàn riêng một vấn đề là ngôn ngữ bác học - chữ Hán: “Nếu tiếng Việt phải đợi đến thế kỷ 19 mới trở thành ngôn ngữ văn minh, đó chính là vì chữ Hán Việt đã là ngôn ngữ bác học và chính thức duy nhất lrong gần hai nghìn năm. Cho nên “dù thế nào đi nữa chữ Hán đã có ở Việt Nam vai trò nổi bật. Nó đã để lại những dấu vết không phai mờ trong tất cả các thể chế và các biểu hiện trí tuệ của Việt Nam…” chỉ riêng những dòng đó thôi, để giữ gìn bản sắc dân tộc chắc là cha tôi trăn trở nhiều, nhất là khi làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục lại chưa đưa vào nền giáo dục nước nhà một khối đồ sộ suy nghĩ này: “Môn học Cổ điển Á Đông” phải được phổ cập từ bậc trung học. Chỉ tiếc rằng nhiệm vụ giáo dục trước mắt phải đuổi theo đòi hỏi cấp bách là đào tạo gấp đội ngũ trí thức cho một nhà nước non trẻ. Công việc cải cách giáo dục chuyển từ nền giáo dục thực dân sang nền giáo dục dân chủ nhân dân đã choán hết tâm trí của các nhà trí thức đương thời. Trải qua thăng trầm của hai cuộc chiến tranh kéo dài 30 năm, “Môn học Cổ điển Á Đông” chưa được đặt vào đúng vị trí của nó. Tôi tin rằng đã đến lúc nó được trở về đúng vị trí của mình. Bởi chính các con và các cháu tôi sau những ngày được nhà nước cho tu học nước ngoài khi trở về cháu nào cũng muốn có thời gian bổ khuyết mỗ hổng” này.

Thỉnh thoảng các cháu lại yêu cầu vợ chồng tôi giúp các cháu giải nghĩa những cụm từ chữ Hán và các cháu đều có ý muốn sẽ phải đi tiếp con đường nâng cao hiểu biết bằng học Trung văn, học chữ Hán để đi sâu tìm hiểu về đất nước và con người Việt Nam và để hiểu về người láng giềng kề cận ngay bên mình? Cha tôi trân trọng gìn giữ nền văn hoá cổ điển của đất nước để nối kết 2000 năm lịch sử qua bài phỏng vấn của Tri Tân về Văn Miếu Quốc Tử Giám: “Sau khi ông hỏi thăm về tình hình và đời sống của Tri Tân và nói lướt đến phong trào sách báo hiện thời, tôi liền lựa lời dắt ông vào câu chuyện tôi muôn hỏi: “Thưa ngài, hôm nọ bạn Tiên Đàm có nói ngài đặc biệt chú ý đến Văn Miếu Hà Nội, nay nhân cho ra số đặc san về thu, tôi mong được ngài cho nghe về câu chuyện đó.
Bằng một giọng thư thả, ông Huyên nhẹ nhàng vào chuyện: “Vâng, nói đến Văn Miếu ở Giám thật là buồn tẻ. Chắc cũng có lúc ngài đi qua và nếu tò mò ngài vào trong đó thì thấy hiện ra một cảnh tượng cỏ mọc rêu phong. Chỗ thờ đức Khổng Tử và các bậc tiên hiền là nơi các con dơi làm tổ và các chim chóc vẫn ngày tháng đi về. Một không khí ảm đạm, ẩm thấp toả ra khắp các căn nhà khiến du khách phải vội vàng trở bước! Ở ngoài thì Khuê Văn Các là chỗ hẹn của các trẻ đến đây tinh nghịch nếu không là nơi trăng gió của các cặp tình nhân. Chỉ xuân thu nhị kỳ các quan chức tỉnh Hà Đông mới tới đó tế lễ, họ mới sửa sang cỏ mọc, ở các lối đi, chỉ lối di thôi, còn nơi khác có khi cỏ dại mọc ngập đầu người…

Ngạc nhiên về sự hoang vu ấy của Văn Miếu tôi vội hỏi ông Huyên: “Thưa ngài, nếu tôi không lầm, thì Văn Miếu thuộc vào các đến đài của đất nước do Trường Bác cổ trông nom?”
Ông Huyên thư thả phân trần:
"Trường Bác cổ chỉ trông nom gìn giữ về phương diện kiến trúc, còn muốn sửa chữa hay tu bổ thì lại thuộc quỹ Hà Đông. Trường Bác cổ không có tiền. Theo điều ước 1884, thành phố Hà Nội là một nhượng đất cho Pháp, duy có khu Văn Miếu là của nước Nam. Người ta đã không nhìn nhận gì đến Văn Miếu lại có khi làm những việc vô ý thức. Một dạo có người đã định lấy ít đất quanh Văn Miến cho một hội làm hội quán nhưng may việc đó không thành. Hiện nay Văn Miếu ở Giám chỉ là Văn chỉ của một làng to mà trong đó các văn thân không ai nghĩ tới! Theo phong tục các quan chức Hà Đông xuân thu nhị kỳ phải tế lễ. Hà Đông không có Văn Miếu nên phải tế nhờ ở Hà Nội.
Tuy ở Hà Đông có ban Văn Miếu song vì phạm vi chật hẹp nên chưa làm được việc đáng ghi. Chính thực ra Văn Miếu không phải của riêng tỉnh Hà Đông, không phải của Hà Nội mà là của cả toàn quốc, không phải của riêng phái cựu học hay tân học mà là của hết thảy người Việt Nam vì đó là di tích của các vị tiền bối có quan hệ đến lịch sử văn học nước nhà".

Đồng ý kiến ấy với ông Nghè Huyên tôi ngắt lời ông: "Chúng tôi cũng nghĩ việc bảo tồn Văn Miếu là một việc có ý nghĩa, vì nếu cứ để cho mưa nắng tàn phá với cảnh hoang vu hiện tại thì sau này ngày thêm đổ nát. Nếu có người ngoại quốc thăm chốn cố đô xưa này, muốn tìm đến cái dấu vết văn học của các bậc tiền nhân ta, nhìn thấy quang cảnh ấy của Văn Miếu tất phải có những ý nghĩ không hay về dân tộc Việt Nam mình!
Nhưng ông bảo làm sao được. Đã sáu, bảy năm nay, một bậc nho học cụ Lê Dư, sốt sắng về việc đó đã đứng lên điều đình với các quan chức tỉnh Hà Đông cho giồng các cây có quả, như nhãn, vải, trên các thửa đất bỏ không của Văn Miếu nhưng tiếc thay việc ấy không thành. Ông tính, Văn Miếu của ta xưa làm gì có cái quang cảnh hiu quạnh như ngày nay. Xưa Văn Miếu là chỗ giảng học, là trường đại học của toàn quốc để các sĩ tử đi thi Hội. Văn Miếu thuộc về phía nam của thành Thăng Long ở phường hồ Bích Câu. Chung quanh Văn Miếu là cả một khu văn học. Các đại quan và các danh nho như cụ Bùi Huy Bích phần nhiều có dinh hay trại ở khu đó. Ngày xưa khu Văn Miếu có một tinh thần văn học. Cái tinh thần ấy ngày nay đã chết. Giá người ta làm sồng lại cái tinh thần ấy bằng việc lập ra một khu Đông Dương học xá ở quanh Văn Miếu thì chúng tôi ta vừa giữ được cái không khí cũ, vừa có một khu văn học như khu La tinh của người Pháp ở Ba Lê.
- Thưa ngài, ngoài những vị thánh hiền đã thờ ở Văn Miếu ra, ngài tưởng ta còn nên kỷ niệm những vị danh nho nào của ta vào Văn Miếu nữa?
Không đồng ý kiến ấy, ông Huyên liền quả quyết trả lời:
- Văn Miếu lập nên từ đời nhà Lý. Các bậc đại khoa từ đời Lê đều có tên trong đó. Văn Miếu thờ đức Khổng Tử, bậc tiên hiền. Từ nhà Nguyễn trở đi thì ở Huế đã có Văn Miếu. Nếu kỷ niệm thêm các bậc danh tôi tưởng nên ở Huế chứ không ở Văn Miếu Hà nội.
- Theo ý ngài, ta nên bảo tồn Văn Miếu bằng cách nào?
Ông nghè Huyên thư thả đáp:
- Theo ý tôi có 2 cách, một là sửa sang khu Văn Miếu làm thành một cái thư viện cho cả nước, thu thập các sách chữ Nho, chữ quốc ngữ, và tiếng ngoại quốc nói về Á Đông và có quan hệ đến quốc học của ta.
Cách thứ hai là làm Văn Miếu như xưa thành một giảng đài, cho các bậc cựu học, tân học học đủ tín nhiệm đến đó giảng về nền văn học xưa và nay, giảng về thân thế sự nghiệp các bậc tiên hiền thờ trong Văn Miếu, vì tôi xét ra nhiều người không biết Văn Miếu là thế nào và thờ những ai.
Rồi phải có một tập san hoặc hàng năn hoặc hàng tháng để in các bài giảng ấy, lần lượt cho in các sách có quan hệ nền quốc học Việt nam.
Như thế phải có một hội Văn Miếu có Ban trị sự chọn hội viên và ấn hành các công việc.
Nay có một cách, có thể thi hành ngay được dự định ấy là hội Khai Trí Tiến Đức đã sẵn có một ban văn học. Uỷ ban ấy nên mở rộng phạm vi lập nên thành một ban Văn Miếu rồi lần lượt thi hành các công việc ở trên.
Hiện nay, ở một vài tỉnh đã có hội Văn Miếu như Bắc Ninh, Hưng Yên chẳng hạn, nhưng đó là của hàng tỉnh. Cái hội ấy nên cử người vào hội Văn Miếu toàn quốc.
Đã là của toàn quốc, theo ý ngài ta nên kỷ niệm các vị tiên hiền bằng cách nào cho hợp thời ngoài việc tế lễ xuân thu nhị kỳ. Đành rằng tế lễ cũng là một cách kỷ niệm nhưng chúng tôi cho là có ý nghĩa hẹp hòi và cũng không có bóng vang chi hết trong làng trí thức.
Cân chuyện đã trở nên thân mật, ông Huyên để lộ chiếc cười nửa miệng trên cặp môi.
- Tôi tưởng nên để dành tiền chi phí về tế lễ mà tu sửa lại Văn Miếu còn hơn. Nếu hội Văn Miếu tôi nói mà thành lập thì hội đó sẽ treo hằng năm các giải thưởng về văn học, mỹ thuật và âm nhạc, đặt giải thưởng cho bậc thanh niên nào tốt nghiệp rất xuất sắc nhất ở các ban trong Trường Đại học, cấp học bổng cho sinh viên nghèo. Rồi chọn lấy một ngày có ý nghĩ làm lễ kỷ niệm cho Văn Miếutoàn quốc. Ngày đó sẽ xướng danh các ngườí được ban thưởng về các tác phẩm và các bậc thanh niên xuâí sắc nhất trong các kỳ thi tốt nghiệp ở các ban thuốc, Luật…

Nghe đến hai chữ xứng danh tự nhiên tôi nghĩ đến ngày đó với cảnh tưng bừng rộn rịp của quang cảnh trường thi xưa và để kết thúc câu chuyện đã hồi lâu, tôi nối lời ông nghè Huyên:
Thưa ngài, ngày xướng danh đó có lẽ sẽ là một ngày nô nức nhất mà ai nấy đều ngong ngóng chờ mong cái kết quả về sự lựa chọn của Hội Văn Miếu.
Cuộc phỏng vấn đã kéo dài trên tiếng đồng hồ. Thấy câu chuyện đã đến lúc cần phải chấm hết, tôi liền đứng lên cáo từ người tôi phỏng vấn để trả ông cho các chồng sách của Trường Bác cổ (Phạm Mạnh Phan, Báo Tri Tân, ngày 28 tháng 9 năm 1944).
Trong Bản tự thuật lý lịch về quan hệ xã hội cha tôi viết: “Trước Cách mạng tôi ít có bạn bè. Chủ yếu chỉ biết học, kết bạn với những người sách vở cần cù. Những bạn trước Cách mạng có những người như Nguyễn Mạnh Tường, Hoàng Xuân Hãn, Phạm Đình Ái, Phan Anh, Đặng Phúc Thông. Hãn là người có tinh thần yêu nước, cần cù, giản dị. Chúng tôi tôn trọng nhau; có trao đổi ý kiến chông thực dâu Pháp cùng nhau…”. Trước Cách mạng cha mẹ hay dẫn tôi đến chơi nhà bác Hoàng Xuân Hãn. Bác Hãn hay tổ chức những cuộc họp mặt cuối tuần. Có những buổi cha tôi cùng bác Hãn đi bơi thuyền, tôi và chị Tý con bác Hãn cùng được đi chơi, hai người vừa chèo thuyền, vừa ngắm cảnh Hồ Tây, vừa chuyện trò. Nhân chuyến công tác của chồng Bích Hà - chú Cầu đã ghé qua Pháp, mẹ tôi có gửi thư thăm hỏi hai bác Hoàng Xuân Hãn. Lần gặp gỡ này bác Hãn có hỏi Cầu về những biến đổi của Hà Nội. Cầu đã kể cho bác biết mới xây dựng xong Quảng trường 1-5, Nhà Hội trường Công đoàn. Bác Hãn hỏi lại địa điểm và nói như vậy là nơi “Đấu Sảo xưa kia”.

Lúc đầu tại Đấu Sảo có xây dựng một Bảo tàng của Trường Viễn Đông Bác cổ, sau bị bão phá huỷ mới chuyển địa điểm là Bảo tàng Lịch Sử Việt Nam bây giờ. Nhân việc nhắc tới Đấu Sảo bác Hãn đã kể cho Cầu biết ngày xưa Tây định biến Đấu Sảo thành Nghĩa địa Tây. Các cụ bô lão ta đã họp lại cùng thống nhất đưa bản kiến nghị. Hôm đó cha tôi vắng mặt, nhưng sau buổi họp, Bản kiến nghị này trao cho cha tôi ký đồng thời giao việc cho cha tôi giải quyết. Cuối cùng chúng phải chấp nhận không để nghĩa địa tại Đấu Sảo. Bác Hãn nói: “Sở dĩ các cụ giao việc này cho ông Huyên giải quyết và giải quyết được là do bấy giờ ông Huyên đang giảng cho một lớp công chức Tây về phong tục Việt Nam”. Bác Hãn có hỏi thăm chú Cầu về thư viện của cha tôi với 1 vạn cuốn sách. Làm gì còn thư viện! Tuy vậy cách vài tuần cha tôi lại xoay trần quét dọn sạch giá sách ít ỏi mới sưu tập của ông. Có lần vào những năm 90, Đại sứ Pháp trước khi về nước cũng gọi điện muốn xin đến thăm thư viện của cha tôi! Rất tiếc đó chỉ còn ở trong trí nhớ của mọi người mà thôi.
Song sách vẫn là đề tài gia đình tôi hằng quan tâm, mọi hồ sơ tài liệu, sách báo còn lại của cha tôi đều được mẹ tôi giữ gìn hết sức cẩn thận. Ngày 21-9-1974, ông Hãn viết thư cho cha tôi:
“Anh Huyên. Nhân bác sĩ Thông sang công cán, tôi gửi vài lời về thăm Anh. Tôi đã nhiều lần nhờ người chuyển thư thăm Anh và có gửi biếu anh một tác phẩm của tôi nhắc lại một vài ý tưởng chung và tôi nghĩ có thể làm anh vui. Có lẽ những sách ấy không tới tay anh. Tôi cũng được nghe nói lúc này anh đau nặng. Tôi rất lo. Chắc nay anh lành mạnh. Các chúng bạn lứa tuổi ta nay đã bắt đầu thưa dần. Nghe tin các anh Trần Văn Giáp, Tôn Quang Phiệt mất, tôi không khỏi luyến tiếc.
Khi nào anh sẽ về hưu? Anh sẽ có thì giờ nối lại công tác khảo cứu. Tuy ở xa tôi vẫn cố gắng theo dõi sự giáo dục và nghiên cứu bên nhà và rất mừng khi thấy mọi mặt đều tiên bộ. Thôi ít lời chúc anh, chị, các cháu, cụ Vi và bà con lành mạnh. Thân mến. HXH”
Với vị trí là Giám đốc Trường Viễn Đông Bác cổ sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, cha tôi đã trình lên Chủ tịch nước một văn kiện về việc bảo vệ các di tích lịch sử và tổ chức triển lãm đồ gốm sứ Việt Nam. Cha tôi đã nhờ ông Hãn chủ trì việc này. Bác Hồ đã đến khai mạc triển lãm này tại Bảo tàng Lịch sử. Ngày bác Nguyễn Mạnh Tường sang học ở Pháp cũng tới Montpellier. Bác hay đến chơi với chú Hưởng và cha tôi ở phố Ridơcôphơi, một phố bé nhỏ có đường dốc, lát bằng những hòn đá. “Mỗi lần đến thăm phải leo dốc mệt lắm, nhưng đổi lại được bà chủ nhà mời càfê”. Bác Tường kể: “Ở Châu Âu và đặc biệt ở Pháp thì việc “đi càfê” rất lý thú. Mới đầu cha cháu đưa bác đến “ngồi càfe” thì bác thấy chán lắm. Uống một chén càfê mà ngồi nhìn mọi người, thấy bực mình, mất thời giờ lắm. Về sau nó thấm nhuần tác phong đó cũng thấy thú vị. Bởi ngồi uống càfê, đọc báo, nhìn những kẻ này nọ ăn mặc… Trong số đi càfe ngườí trong nước có, người các nước cũng có thành ra rất thích mắt… Có khi là ngồi uống một chén càfê mà xem lại hàng chục tờ báo của nó. Có khi lại gọi giấy viết thư nữa. Thành ra tiền trả một chén càfê cũng chưa chắc đủ trả các khoản báo đọc không mất tiền, giấy viết thư không mấy tiền. Ngồi mấy giờ cũng tự nhiên thôi, nhất là trời rét, có khi cả buổi tối. Có người thích đánh bài, chơi cờ, có người không, chỉ ngồi nói chuyện với nhau… Đó là cái thú vị mà người Châu Á không biết đến?”.

Rồi bác Tường nhớ lại là khi bà nội tôi không còn khả năng gửi tiền cho cha tôi đi học. Lên Paris cha tôi đi dạy phụ đạo môn tiếng Việt ở Trường Ngôn ngữ Phương Đông là Trường chuyên dạy những môn ngoại ngữ Á Đông. Vì thế “anh ấy kiếm đọc tiền, có lương anh ấy ở sang hơn tôi”. Cha tôi thuê nhà căn hộ khép kín bên cạnh phòng ngủ có bếp, có buồng tắm, ở phố Ruydơ Băng để tự nấu nướng.
“Suốt ngày đi làm, chỉ có tối về nhà. Tuy đời sống bận rộn nhưng vẫn dành dụm thời gian và kinh phí cho sinh loạt văn hoá. Chủ nhật thì sáng làm cơm, trưa ăn cơm rang. Ngày ra công viên Boa đò Bulônhơ, sáng bơi thuyền, chiều nghe nhạc. Đó là hai môn giải trí mà cha tôi thích nhất. Hồi ấy ở Montpanat, ở Sănglêgic có những nhà soạn kịch hiện đại và có diễn viên giỏi. Tuần một hai lần đi xem kịch có danh tiếng. Tất nhiên là phải ngồi ở trên cao, nơi rẻ tiền nhất. Nhưng dù sao đời sống văn hoá cũng đầy đủ”.
Kinh nghiệm đi du lịch đi tham quan vòng quanh nước Pháp khi hai anh em sống bên nhau đã dẫn cha tôi đến việc có ý định tổ chức những cuộc du lịch cùng bác Nguyễn Mạnh Tường ra ngoài biên giới nước Pháp. Bác Tường kể: “Anh Huyên lanh lợi hơn tôi. Tôi chưa nghĩ đến chuyện nghỉ hè, anh đã biết tất cả. Anh ấy bảo: “Nghỉ hè thì chúng ta phải đi chơi nước ngoài, không ở Pháp”. Vì có anh Huyên nên chúng tôi đi chu du khắp Châu Âu. Cứ mỗi năm đi một nơi. Đầu tiên chúng tôi đi Tây Ban Nha, sang Ý, rồi lại sang Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ. Theo đà đó khi thì anh Huyên đi nơi này, tôi đi nơi khác. Anh sang Anh, tôi sang Bỉ… Di sang Tây Ban Nha là năm đầu tiên. Bấy giờ đi cũng thuận tiện. Sang Tây Ban Nha đi thăm hết tất cả Tây Ban Nha. Lúc đó hãy còn là thời Tây Ban Nha cũ. Đi chơi rất là sung sướng. Lúc về anh hỏi: “Đấy! Đi xem mới mở mắt ra, học được cái này cái nọ, chứ ở Pháp tụi con điền chủ chỉ chơi nhảy nhót chứ họ chả học gì”. Lúc đi du lịch cha tôi chủ trương ngay cả cách ăn mặc. Cha tôi nói với bác Tường: “Đi du lịch thì mặc quần gôn, tiện là khi nghủ không mất nếp do đó không phải lo bàn là”. Khi cha tôi may quần gôn thì cũng rủ bác Tường: “Này anh cũng phải may đi!”. Thế là cả hai đều có quần gôn đi du lịch…”

Chuyến đi Tây Ban Nha hai người đi tầu hoả từ Paris vượt biên giới sang mấy hòn đảo nơi nghỉ mát của bọn tỷ phú. Nhưng hai người chỉ đi qua thôi”. Đến năm thứ hai cha tôi nói với bác Tường: “Chúng mình là những người học về văn, sử cổ đại Hy Lạp, La Mã, mà chúng mình không sang Hy Lạp, không sang La Mã thì đó là chuyện thiệt thòi, nhất định phải đi”.
 Thế là hai người lại dành dụm tiền để lên đường. “Ở bên Pháp có Hội những nhà chuyên môn nghiên cứu về cổ văn, cổ sử Hy Lạp, La Mã. Hằng năm họ tổ chức tất cả một tầu biển từ Mác- xây (một cảng miền nam nước Pháp) đi chơi quanh Địa Tnng Hải. Bầu không khí trên tầu rất kỳ lạ bởi toàn người học giỏi, thông thái, tay kém nhất cũng là cử nhân, còn toàn các nhà bác học, phê bình, thạc sĩ sử… Cuộc sống trên tầu không có sự dồn dập, nhộn nhịp, không có gì thúc bách mình phải chạy, nhảy, cứ tuần tự thong dong, dửng dưng sống không có nhịp độ mãnh liệt…”.
Những ngày tháng đó cha tôi đã chụp ảnh cùng bác Tường ở Budapest, Vienne, Venise, Milan, Geneve… hai người đã sang Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ… đến thủ đô Is-tăng-bun (trwớc gọi là Công-stăng-ti-nốp), đến eo biển Hắc Hải, qua eo biển thông với Địa Trung Hải. Đi tầu vào giữa eo biển một bên là Châu Âu một bên là Châu Á. Bây giờ là Thổ Nhĩ Kỳ, còn Hắc Hải là Liên Xô. Chuyến đi Tây Ban Nha thì đến mỏm cuối của Châu Âu là Gi-bơ-ran-ta. Nó cho phép Đại Tây Dương thông với Địa Trung Hải. Bên này là Châu Âu, bên kia là Châu Phi. Vậy là hai người đi hết một vòng Địa Trung Hải. Chỉ còn Châu Úc và Châu Mỹ là chưa sang”. Rồi bác Tường dừng lại nói: “Có lúc gặp anh đi công tác từ Châu Phi về, anh em gặp nhau, anh nói đi nhiều cũng mệt lắm nhưng việc cần thì phải đi”.

Khi bác Tường kể những chuyện trên, tôi cảm thông với những tâm tình của cha tôi về những chuyến công du ra nước ngoài thực sự là căng thẳng. Khi đi máy bay cha tôi thường bị mệt. Vào những năm đó cha tôi đã bị thủng một bên màng nhĩ.

<< Tiễn em về nước | Nhận bằng tiến sĩ >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 590

Return to top