Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Hồi Ký, Tuỳ Bút >> Hồi ức về Nguyễn Văn Huyên

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 26179 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Hồi ức về Nguyễn Văn Huyên
Nguyễn Kim Hạnh

Phần 1: Kỷ niệm xưa

Cha mẹ tôi sống với nhau trọn đời hạnh phúc được 39 năm kể từ ngày 12 tháng 4 năm 1936 đến ngày 19 tháng 10 năm 1975. Ngày 11 tháng 11 năm 1975, mẹ tôi nhớ lại ngày đầu quen biết:…

Bác Vi Văn Lê (anh trai thứ hai của mẹ tôi) - mất 22-8 Nhâm Thân (22-9-1932), sinh 21-10 Giáp Thìn (27-11-1904) - sang Pháp học từ năm 1922. Theo hồi ký của bác Vi Kim Yến (chị gái liền mẹ tôi) thì bác Lê khi học ở Pháp có tham gia hoạt động chính trị vào những năm 1924-1925. Bác Lê học xong cử nhân luật không chịu về nước, ông ngoại rất buồn. Về sau bác ra 3 điều kiện để về nước: 1. Không theo đường làm quan. 2. Về chỉ làm luật sư. 3. Không lấy vợ. Ông ngoại tôi chấp nhận cả ba điều kiện. Tháng 8 năm 1929, bác Lê về Thái Bình. Đúng năm bác Lê về nước thì cha tôi đỗ bằng cử nhân Văn chương tại Pháp (7-1929). Tất nhiên là hai người còn chưa biết nhau. Thời ấy có sự kiện Kỳ Đồng qua đời ở Tahiti. Kỳ Đồng là người Thái Bình nên bấy giờ ai cũng biết. Vì tư chất thông minh khác thường nên ông được lực lượng yêu nước dùng danh tiếng làm ngọn cờ. Sau này bị thực dân Pháp đưa sang Angiêri. Tại đây ông đã liên hệ với vua Hàm Nghi đang bị đi đầy. Trở về nước Kỳ Đồng đã lập ấp phối hợp với Đề Thám ở Yên Thế… Vì bại lộ nên ông bị đi đày ở Tahiti. Tháng 7 năm 1929 thì qua đời. Mẹ tôi kể rằng lúc ở Pháp từ năm 1922 đến năm 1929, bác Lê đã tham gia hoạt động yêu nước và bị theo dõi.

Bác Yến kể rằng ông ngoại tôi đã hướng cho các con trai mình mỗi người học một nghề để tự sinh sống: bác cả Diệm - anh cả của mẹ tôi (sinh 1-11 Kỷ Hợi tức 3-2-1899, mất 29- 12) học canh nông, bác Lê học luật sư, chú Kỳ học kiến trúc ở Pháp, chú Dư học thương mại, chú Huyền học ngành mỏ. Còn đối với các con gái, ngoài việc học “cầm, kỳ, thi, hoạ”, đều được đến trường học. Ngoài ra, tất cả con trai cũng như con gái trong nhà đều được học võ tàu, cưỡi ngựa.
Sau khi về nước, do nguyện vọng mở văn phòng luật sư không thành vì phải mở dưới quyền một luật sư người Pháp, bác Lê đã bỏ nhà đi khắp đất nước cả Bắc Kỳ và Nam Kỳ. Sau bác Lê quay về thẳng Bản Chu với bác cả Diệm.

Bác cả Diệm học xong cũng không chịu ra làm quan. Sau khi lấy vợ, bà ngoại giao toàn bộ cơ nghiệp họ Vi trên Lộc Bình - Bản Chu để bác quản lý gồm những đồn điền, sơn trại đã được phong cấp từ thời xa xưa. Chú Dư sau khi học xong đã mở cửa hàng ở Lộc Bình, chú Huyền làm việc ở mỏ. Mẹ tôi kể rằng, năm 1933, khi bác Lê cưỡi ngựa qua sông Kỳ Cùng ở Bản Táu vào tháng 8 đang mùa nước lũ “không biết bác nghĩ thế nào mà thả cả người ngựa vượt qua sông”. Bà ngoại tôi thương sót không nguôi. Theo bác Kim Yến kể: “Khi bác Lê mất, báo Đông Pháp đã đăng tin bác Lê là Đảng viên Cộng sản từ năm 1926-1927 tại Paris”. Còn Chu Quang đã nhắc lại kỷ niệm năm giải phóng Biên Giới (1950): khi theo đơn vị bộ đội vào Bản Chu, Chu Quang không còn tìm lại được trong “Phòng đỏ” những cuốn sách bác đã sưu tầm từ hồi đi học bên Pháp. Ở đấy ngày xưa bác Lê vẫn cất giấu cuốn Tư bản luận và những cuốn sách về chủ nghĩa Mác bằng tiếng Pháp.

Đối với mẹ tôi thì bà ngoại và bác Lê là hai người thân yêu tâm đắc nhất. Một người làm cho mẹ tôi hiểu thấu nỗi bất công của xã hội phong kiến đối với phụ nữ. Một người làm cho mẹ tôi lóe lên niềm tin ngọn gió tự do bình đẳng bác ái Phương Tây thổi tới sẽ làm thay đổi sự ngột ngạt của cuộc đời mẹ đang sống…
Cho đến nay trên đầu giường của mẹ tôi vẫn còn treo ảnh bà ngoại, bên cạnh gài tấm ảnh bác Lê. Năm 2001, các con trai (Vi Văn Lân), con gái (Vi Nguyệt Kính) của bác cả Diệm từ Pháp trở về thăm Bản Chu. Các con cháu chúng tôi cũng theo đoàn lên tận mộ Tổ họ Vi. Cháu Hoài Chi có kể lại rằng: “Người ta lập miếu thờ ông Lê ngay bên bờ sông Kỳ Cùng, nơi vót được ông. Dân làng thường nói rằng mộ Tổ họ Vi và Miếu thờ ông Lê rất thiêng”. Mẹ tôi nhớ lại: “… Em lại đi chơi cùng cha mẹ vào Huế, đi khắp miền Trung Kỳ, vào Sài Gòn lên cả Lục Tỉnh. Rồi sang Cao Miên biết cả Hoàng Gia. Rồi sang Thái… Nhớ những buổi chiêu đãi quốc tế họ trầm trồ khen em là giai nhân. Ngồi xe lửa có chàng trai người Thái cũng xin em cho chụp tấm hình. Tấm hình đó khi về em đã tặng anh! Anh còn nhớ không? Bức hình em, anh vẫn giữ mãi đến ngày chống Pháp, khi tản cư phải dể lại Hà Nội. Sau này em cứ tiếc mãi bức ảnh ấy vì anh bảo: em có đôi mắt làm anh yêu say đắm… Đôi ta gặp nhau ở Huế, hội lễ Nam Giao. Em lại quên không từ biệt anh. Khi lên xe, cha đưa thư anh Toại (bác Phan Kế Toại là chồng bác Mão, chị của cha tôi) cho em xem. Thư cầu hôn giĩra anh và em…”.
Sau chuyến đi du lịch dài ngày trở về Thái Bình, ông bà ngoại tôi mấy lần nhận được điện từ Hà Nội gửi tới xin cầu hôn. Mẹ tôi kể rằng mãi đến khi mẹ tôi nhận được thư cha tôi trực tiếp viết cho ông ngoại và “gửi lời thăm em, người đáng yêu nhất” thì mẹ tôi mới bằng lòng để bên nhà trai xuống Thái Bình cầu hôn.

Mẹ tôi rất tự hào về sự tiến bộ của ông bà ngoại và ý chí vùng lên của chính mình để trai gái được phép tìm hiểu trước khi thành hôn. Trong bốn chị em gái, bác Kim Thành (Vi Kim Thành sinh 21-1 -1901, mất 6-1 Đinh Mão, 1987) lấy chồng là người họ Bế ở tỉnh Cao Bằng, chồng bác mất sớm nên ông ngoại đã xin về, sau gả cho bác Dương Thiệu Chinh, cháu nội cụ Dương Khuê, Khâm sai triều Nguyễn. Về bác Kim Yến, ông tôi lại gả cho gia đình cụ án Nghệ (án sát tỉnh Nghệ An). Cụ án thì đã mất, nhà chỉ còn bà chồng (tức là cụ án bà), mẹ chồng (tức là bà Huyện) và chồng là bác Phan Hữu Cương (là con trai một). Về làm dâu trong cảnh nhà như vậy, bác Kim Yến đã phải vất vả không những về thân phận làm dâu mà còn vất vả cả về đường kiếm kế sinh nhai. Chỉ còn lại mẹ tôi và cô Kim Phú (sinh 12-12-1918, mất 1987 (tức 24-11 Đinh Mão) ở với bà ngoại. Theo lệ gia đình chị đi lấy chồng thì em gái liền sau đó cùng mẹ học cai quản việc nội trợ gia đình. Mẹ tôi bắt đầu cùng bà ngoại tập lo toan tề gia nội trợ kể từ năm 1930. Mẹ tôi thường nhắc nhiều về sự “tự lựa chọn người chồng lý tưởng”, vì thế mẹ tôi hoàn toàn tôn trọng sự lựa chọn bạn đời của các con. Mẹ tôi kể rằng, hồi 13 tuổi, ông tôi đã nhận gả mẹ tôi cho một người họ Dương Thiệu. Năm 16 tuổi thì mẹ tôi biết chuyện, mẹ tôi nhất định đòi ông tôi phải sêu trả ba năm. Tục lệ xưa khi đã nhận lời, hằng năm nhà trai biếu tết chờ con gái đến tuổi gả chồng. Nếu phá bỏ phải trả lễ. Lễ đó gọi là sêu trả.

Sở dĩ mẹ tôi có lòng quyết tâm giành quyền quyết định hạnh phúc cuộc đời mình, không chấp nhận “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” là do thấy cảnh bà ngoại chịu cảnh năm thê bảy thiếp thật là đau khổ!…
Ngày 28-1-1976 (Bính Thìn) Cô Vinh, một người bạn thân của mẹ tôi, sau mấy chục năm xa cách, đã viết thư cho mẹ tôi nhắc lại kỷ niệm xưa “Vinh ở Đà Lạt có gặp Dương Thiện Tước và vợ là Minh Trang. Hai anh chị lên hát đờn ở Đà Lạt, Hôm đó có người quen giói thiệu. Vinh hơi… ngỡ ngàng rồi nhớ lại lúc ở Hưng Yên, Vinh phá đám, đã tưởng anh Tước không nhớ. Nhưng ngay tối đó, anh Tước nói với bạn Vinh là: tưởng bà Vinh là ai lạ! Nhìn ra là cô Vinh, chỉ nói thế thôi Vinh hơi ngượng… nhưng sau đó chị Minh Trang qua lại chơi với Vinh, mỗi lần Vinh xuống Sài Gòn cũng đến thăm gia đình anh Tước. Anh Tước bỏ bà vợ cả, sông, cưới Minh Trang đã “mấy chục lăm nay”.

Khi tôi chưa đầy 2 tuổi thì bà ngoại mất (1939). Cả nhà đều quy lỗi cho ông ngoại vì ông mê một bà thiếp quá lộng quyền, nên bà ngoại đã bỏ Hà Đông về thăm bác Kim Thành. Trên đường về quê Lạng Sơn bà đi ngựa bị ngã chấn thương sọ não, mất vào ngày 24 tháng 11 năm Mậu Dần (1939). Mẹ tôi thường kể về bà ngoại là người cần cù chịu khó, quanh năm ngồi may áo, khâu giầy cho tất cả mọi người trong nhà. “Bà chỉ muốn mọi người đều sung sướng… mẹ nhớ từng trang sách bà dạy cho mẹ đọc là những bài học luân lý, đạo làm người… Thế mà bà lại phải chịu bao nỗi khổ của cảnh bấy công!…”.

Bác Kim Yến nhớ về bà ngoại tôi: “Mẹ tôi thì đặc biệt là thương, yêu, quý con. Cụ rất bình đẳng và từ bi quảng đại, được mọi ngườì kính trọng”. Mẹ tôi luôn da diết nhớ về bà ngoại, năm 1949 trong Nhật ký Kháng chiến mẹ tôi viết: “Ngày 15 tháng 7 Mậu Tý. Ngày sinh nhật Mẹ Hiền kính yêu muôn vàn của con gái Mẹ”.
Bác Kim Yến và mẹ tôi đều thương bà là người nhiều tâm tư đau buồn nhất. Mang tiếng là một nhất phẩm phu nhân mà đau buồn vì ông ngoại có “năm thê bảy thiếp”. Bà ngoại thường nói: “Thà lấy một thằng cày ruộng còn hơn là lấy một ông quan”. Lời tâm sự ấy như đã khắc sâu vào lòng mẹ tôi. Trong tập lưu niệm mẹ còn giữ được những phong thư bác cả Diệm gửi cho các em gái hồi bác ở Bản Chu: “Thầy có đâu biết cảnh… mẹ chúng mình muôi con khổ sở vất vả như thế nào! Đẻ xong là vứt cho mẹ con chúng nó. Mai lại vui với gái”.

Lại một thư khác của bác Cả: “Các cô còn nhớ hồi ở Phúc Yên không? Chắc còn ít tuổi… Lúc sắp lấy cô Bắc thì hết sức ngọt ngào với mẹ khi lấy được thì đâu lại hoàn đấy… Còn bây giờ mẹ mất rồi, tôi tưởng ngày mẹ chúng mình mất thì thầy tu tỉnh, ăn ở với chúng mình hết bổn phận thầy thì vui biệt bao!…”.
Mẹ tôi thường tâm sự nhiều lần với tôi và ngay trong những trang nhật ký: “Mẹ ghét cay ghét đắng ruột đống quan lại xu nịnh, tham nhũng và năm thê bảy thiếp của chế độ phong kiến”. Nhân ngày 19 tháng 5 năm 1981, mẹ tôi đã viết: “… Bác Hồ đã mang lại hạnh phúc thực sự cho phụ nữ. Nghĩ lại nghìn năm qua phụ nữ khi có chồng cũng không bao giờ yin người chồng vĩnh viễn là của riêng mình. Cho nên phụ nữ rất biết ơn Bác Hồ kính yêu!”.
Cũng trên trang nhật ký mẹ tôi tâm sự với các con, khuyên các con phải sống xứng đáng là con người của thời đại Hồ Chí Minh vì “Hồ Chí Minh là người có đạo đức vĩ đại nhất, người đã đưa giới phụ nữ Việt Nam ra khỏi áp bức, khỏi xiềng xích của chế độ phong kiếnểc phong tục cổ hủ hà khắc xưa. Các con hãy dang tay mà đón nhận, và giữ lấy cái quyền thiêng liêng ấy…”.
Thỉnh thoảng mẹ tôi kể cho tôi về những kỷ niệm xưa. Mẹ tôi khá nhớ về các cô bạn thân của mẹ như cô Nga, cô Thái con cụ Thượng Quỳ, cô Vinh, cô Hiển con cụ Hội Quang, cô Nghĩa nay là “bà Sơ trên Đà Lạt. Tôi nhớ đã theo mẹ đến nhà cô Nghĩa để tiễn cô đi tu. Trong thư ngày 13-5-76, cô Vinh nhắc lại kỷ niệm: “Ngọc còn nhớ hôm chúng mình đứng núp ở cửa nhà Nghĩa, xem Nghĩa và ông Nhu… tâm tình không? Bị nó lườm tụi mình quá. Vinh gặp Nghĩa vẫn nhắc lại, Nghĩa cười khì”. Việc đi tu của cô Nghĩa cũng là vì mối tình với Ngô Đình Nhu không thành. Tôi đọc thơ cô Nghĩa viết cho mẹ, thư nào cũng nhắc đến cháu Hạnh và hỏi thăm tôi đã có mấy con. Qua cô Vinh tôi được biết “Nghĩa đi tu đã mấy chục năm nhưng vẫn rất là cỡi mở, vui vẻ mình nói một, Nghĩa nói hai chứ không “nghiêm chỉnh đâu!”.
Thế là tôi cũng mừng cho cô tìm được niềm vui trọn vẹn. Còn nhớ khi mẹ tôi đã có chúng tôi thì các cô Nga, Thái, Vinh vẫn chưa đi lấy chồng. Các cô thành lập gia đình rất muộn. Các cô đều có những ước nguyện như mẹ. Ngày 22 tháng 12 năm 1977 sau khi cha đã đi xa được hai năm thì mẹ lại mãn nguyện ghi rằng: “Ước mơ của em khi đôi tám xuân xanh quyết chọn được người tài đức mới trao gửi thân. Nếu không gặp được một nam nhi hào hùng đó thì thà ở một mình suốt đời! Thế mà em đã được toại nguyện!”.

<< Thay lời nói đầu | Chiếc xe Rơ-nô *mầu xám >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 629

Return to top