Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Hồi Ký, Tuỳ Bút >> Hồi ức về Nguyễn Văn Huyên

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 26255 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Hồi ức về Nguyễn Văn Huyên
Nguyễn Kim Hạnh

Nhận bằng tiến sĩ

Ngày 17 tháng 2 năm 1934 là ngày cha tôi bảo vệ xuất sắc luận án Tiến sĩ tại Trường Đại học tổng hợp Sorbon Paris. Đỗ song hai bằng tiến sĩ Luật học và Văn chương vào năm 1933- 1934 thì bác Tường trở về nước. Cha tôi về sau hai năm vì lúc đó còn mắc dạy theo hợp đồng. Nhận bằng xong, bác Tường đi mua một quả dứa về liên hoan, bác nói: “Quả dứa bấy giờ đắt tiền lắm”. Nói rồi bác Tường chỉ vào bức ảnh “Nhị Hỷ” mà cha tôi thì mặc áo đuôi tôm, mẹ thì mặc áo dài the trắng và ôn lại thời thanh niên của hai người cho mẹ tôi được hưởng những phút giây vui vẻ tưởng nhớ về cha.

“Tôi bảo rằng bây giờ về Hà Nội chúng mình là tiến sĩ thì phải may cái áo dài đuôi tôm. Thế là ông ấy dắt mình đi đến hiện may ở Paris”.
Bác Tường cười thoải mái rồi lại kể tiếp: “Mình lại bảo có áo đuôi tôm rồi lại phải có áo tiến sĩ, áo giáo sư trung học có một hàng lông thỏ, còn áo tiến sĩ là phải có ba hàng, áo giáo sư đại học cũng có ba hàng lông thỏ. Mình thì không có mấy tiền. Ông ấy di dạy có lương nên cứ nói: “Tôi có, mà cậu không có thì không xong. Đã làm gì với nhau thì phải đầy đủ cả. Cho nên học về nước chúng tôi có áo tiến sĩ và cả áo đuôi tôm”.
Nhưng chúng tôi chỉ thấy ảnh cha tôi mặc áo đuôi tôm chứ chưa bao giờ thấy mẹ tôi kể cha mặc áo tiến sĩ.

Hai người bạn tri âm tri kỷ nhận xong bằng tiến sĩ, lòng chan chứa hy vọng đi sâu vào công việc nghiên cứu khoa học. Bác Tường kể rằng: “Chủ trương của chúng tôi là về cống hiến hết cuộc đời mình cho giáo dục và khoa học nên anh Huyên nhấn mạnh: “Chúng mình đi dạy học, nghiên cứu, viết sách là tốt nhất. Tôi đã tán thành chu trương đó. Do đó vào nărn 1935, hai anh em cùng dạy học với nhau ở trường Bưởi. Anh Huyên dạy Sử, Địa, tôi dạy Văn. Sau này có ông Hoàng Xuân Hãn dạy Toán, hai năm sau ông Nguỵ Như Kon Tum dạy Vật lý… Có thể nói lúc bấy giờ ở trường Bưởi không có một tập thể giáo sư nào có bằng cấp cao như vậy. Cho nên tụi Toàn quyền, Thông sứ hết sức nể nang. Nhưng rồi mọi sự đâu có được như ý. Mặc dầu trường Bưởi có bề dày lịch sử đáng kể. Là cái nôi đào tạo ra đội ngũ trí thức Việt nam. Mình đi dạy học thế này bế tắc bởi vì chúng nó chèn ép câm đoán… Tuy rằng chúng tôi được hưởng lương Tây 300 đồng còn anh em khác chỉ được hưởng lương 80 đồng. Anh Huyên nói: “Về sử học bây giờ con đường thoát của tôi là vào Trường Viễn Đông Bác cổ. Anh đi sang Bác Cổ thì tôi về mở văn phòng Luật. Thế là hai người cùng vào dạy học cho đến năm 1938 cùng ra đi”.

Cha tôi về nghiên cứu tại Trường Viễn Đông Bác cổ đồng thời tiếp tục dạy học nhưng ở bậc đại học.

<< Tình bằng hữu | Ông ngoại của tôi >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 306

Return to top