Không thể kết thúc dễ dàng một câu chuyện, và câu chuyện đời tôi không chỉ có mỗi Phạm Ninh Tuấn là tình yêu. Người ta nói "Tình đầu là tình dang dở; tình sau mới thật thiên thu" Đời người như giấc mộng, như cánh hoa lúc nở lúc tàn, quy luật muôn đời bất suy bất biến, mỗi một con người trong nhân loại tỉ tỉ con người, số phận chẳng ai giống ai. Tôi còn trẻ, con đường phía trước còn dài, thất bại không có nghĩa là bỏ cuộc, tôi vẫn đang đi, cánh chim cô độc đang soải mình tìm về tháng ngày bình yên. Hoang đường, hoang đường quá, bình yên chỉ ở tâm linh, mà tôi hiện giờ rất rối rắm. Công việc cuối năm bao giờ cũng bộn bề, chú Mười từ sau đợt tăng lương, đã đột nhiên trở quẻ, chú học tánh bác Bồng, ngồi mát hưởng lộc, đám con trai Vật Tư (trừ Bảo ra) rơi vào tình trạng biếng nhác, trốn việc ra ngồi ngoài toilet bàn chuyện thời sự, cá độ, cờ bạc...nhiều cá nhân bị mang kiểm điểm, loa văn phòng tám tiếng phát gọi liên tục, bà Quách càng lúc càng khắt khe hơn, nhưng bà hoàn toàn chưa đủ trình độ để quản lý nhân công, bà chỉ sai khiến được những kẻ dễ bảo như chị Trang, anh Thái, còn những ai không nghe lệnh bà thì bà bỏ mặc họ nhởn nhơ, thành thử trong kho luôn xảy ra xung đột, và vai trò từng cá nhân luôn thay đổi tùy hứng, tôi giờ không còn làm phụ kho nữa, tôi chính thức đứng trong đội ngũ giữ hàng. Giữ hàng thì không đơn giản đâu, nó làm tôi nhức óc mấy ngày trời, chị Châu đột nhiên đi cắt avadam, xin nghĩ nữa tháng, công việc của chị do tôi phụ trách, tôi phải tập cách tính định mức, tập nhập hàng theo số kiện, bực mình nhất cứ tính lộn số, thành thử phát sai hàng, bị gọi lên văn phòng ngày như cơm bữa, bị la mắng, bị mấy người chuyền trưởng đe nạt, có lúc tức tối quá tôi khóc một hơi. Rồi khi chị Châu vào làm việc lại thì công việc bị tôi làm cho rối càng thêm rối. Sau vụ việc ấy tôi quyết trở lại làm phụ kho, nhưng bà Quách lại cứ khăng khăng tôi có tiến bộ, thế là bắt tôi phụ giữ Đinh Óc với chị Ngọc, tôi lại rơi vào khốn đốn, làm quần quật suốt không được ngơi tay, sức con gái mà cứ ngỡ con trai, cánh tay thon mền của tôi chai sần, làn da cũng ngâm ngâm, quần áo lúc đầu tươm tất, về tới nhà chẳng khác gì đi bụi, vừa bẩn vừa cũ, Bảo nhiều lúc trách tôi sao cứ phải ôm vào mình trách nhiệm chi cho khổ, mà nếu tôi không ôm trách nhiệm thì ai sẽ ôm, chẳng lẻ đùng đẩy hết người này người nọ, sống đâu nhất thiết phải ích kỷ, so đo, sống là phải biết nghĩ cho mình và cho người. Khổ đau, cay đắng chỉ mới bắt đầu thôi Bình ơi! Tôi thầm nhủ, chuyện buồn, chuyện vui ở công ty tôi chỉ giữ trong lòng, chẳng muốn tỏ bày hay tâm sự, mẹ nhiều lúc thấy con gái mình trầm tư nên có hỏi thăm, mà tôi thì chẳng muốn mẹ bận tâm hay lo lắng cho sự khó nhọc vất vả của mình, nên chỉ cười, câu cửa miệng không bao giờ thay đổi "Con vẫn sống khoẻ mẹ à!" Thế đó, tôi là thế đó, áp lực công việc cứ đè nặng tinh thần, tôi đâm ra bị tress lúc nào không hay, cáu giận, nổi đóa, vô duyên vô cớ, mặt lúc nào cũng nhăn nhăn, bí xị, hiếm lắm mới tìm thấy nụ cười ở môi tôi, chả trách sao mà ở Tán Nút, Bao Bì mỗi tối tăng ca lại hay hát hò, than vãn, có người còn làm thơ mĩa mai cho cái kiếp làm thuê bị bóc lột, họ rỉ tai nhau rằng: "Đời công nhân tìm đâu ra hạnh phúc Cổng công ty đã khép chặt chữ tình Lấy công ty làm mái ấm gia đình Lương hằng tháng thay người tình trong mộng" Bài thơ thực tế hóa lòng người, cứ mỗi lần nghe phải, lòng buồn đến tái tê. Nhưng tôi thú thật trong lúc này chẳng còn con đường nào tốt đẹp để đi cả, tôi đành phó mặc hết, buông xuôi hết, con bé Bảo Bình giờ hoàn toàn sống cuộc sống đơn điệu, ngày đi làm hai buổi, tối tăng ca, đêm về mỏi mệt thì giăng mùng trải chiếu ngủ lấy sức. Mẹ tôi ngày nào cũng mua sẵn đồ ăn thức uống tẩm bổ cho tôi, mẹ lo lắng cho tôi nhiều lắm, mẹ sợ tôi vất vã nên mọi công việc nhà đều âm thầm gánh vác, anh em tôi thân ai nấy lo, chỉ có ba tôi là sáng say, chiều xỉn, tối nhậu nhẹt. Nhìn cảnh ba chè chén, tôi hiểu mẹ rất khổ tâm, nhiều lần hai mẹ con nằm bên nhau tâm sự tận khuya, chỉ để cho vơi bớt phần nào uẩn uất. Vâng, cứ nói hết ra những sầu đau chất chứa, con người sẽ nhẹ nhỏm. Giữa hai mẹ con giờ không còn gì để mà giấu giếm, bầu tâm sự quá lớn một hai giờ không thể nào trút cạn. Tôi kể mẹ nghe sự bức hiếp của mấy ông chủ Đài Loan, sự hà khắc nơi bà Quản Đốc, khó chịu khi phải coi bản chữ tiếng hoa theo cách tượng hình, tập hiểu nghĩa sao cho hàng nhập về không lộn, ngày nào cũng nghe họ xí xô xí xào, ngày nào cũng thấy chuyện hơn thua, tranh chấp...mẹ nghe tôi nói mà ứa nước mắt, người chỉ biết khuyên tôi nhẫn nhịn, vậy còn người thì sao? vừa lo cho chồng, vừa chăm sóc con, hơn nữa cuộc đời cay đắng chất chồng, thân phận người phụ nữ sao mà lắm thiệt thòi, từ ngàn xưa đã ba chìm, bảy nổi, chín lênh đênh. Mẹ chính là người phụ nữ tôi đặt trọn niềm kính yêu tha thiết Mới đó đã là mùa giáng sinh, công ty tôi nằm ở ngay khu xóm đạo, khắp cả con đường dài, các hộ dân đã chuẩn bị làm hang đá giả và trang trí cây thông Noel. Thời tiết trở lạnh đều, tôi dạo này bỏ cả tăng ca, mặc bà Quách khiển trách, mặc ông La xưởng trưởng dòm ngó, tôi chỉ thích đạp xe lang thang ra khu nhà thờ, ngày nào tôi cũng đặc cách cho phép mình lui tới "Giáo Xứ Nam Hải". "Giáo Xứ Nam Hải" cách nhà tôi không mấy xa, chỉ đạp xe qua cầu Chánh Hưng chạy ít phút là tới, mà nơi ấy cũng gần nhà cô Mai nữa, rỗi rãi tôi lại sang chuyện phím với cô, vô tình hay bất chợt, hữu duyên gặp Tuấn với anh Vũ , bốn người lại vui vẽ rũ rê đi ăn Lẫu, rồi hồi tưởng lại thời đi học, nhắc nhở nhiều tới kỷ niệm bạn bè, thầy cô... cái thời nổi đình nổi đám ấy giờ còn đâu? trước mắt chỉ cô đọng một vũng sầu nuối tiếc Ngày 24 tháng 12, tôi lại tới giáo xứ. Giáo xứ hôm nay trang hoàng lộng lẫy, đèn đuốc sáng choang, hang động đức Giê Su thật to, mấy tấm bạc được tạo dáng rất công phu, hàng cây bông gòn giả trông y như thật. Hôm ấy trang phục dành cho thiên chúa là áo dài khăn đống, trang phục truyền thống của người Việt Nam, nét tây chợt nhiên mộc mạc hẳn, cây thông sặc sỡ đứng ở một góc vương cao ngạo nghễ nhìn các tín đồ đang lũ lượt kéo vào thánh đường, giáng sinh đông vui như ngày hội, tượng đá thôi cũng biết mỉm cười hạnh phúc. Chỉ có tôi vẫn lẽ loi một mình, hồi lúc tới đây, tôi có ghé tạc nhà cô Mai rũ đi lể chung, nhưng cô không có ở nhà, bác Kính bảo cô đưa bọn nhóc ra nhà thờ Đức Bà xem pháo hoa, giờ tôi rất lạc lõng, tín đồ đều tập trung hết vào bên trong làm lễ, khuôn viên bên ngoài thưa thớt hẳn người, chỉ có tôi nhặt từng viên sỏi ném vu vơ phía trước, chỉ có tôi mới thơ thẩn đi vòng quanh ngơ ngác, bởi tôi chẳng phải tín đồ của chúa, tôi chỉ là một con bé ngốc thích sự hiền hòa nơi chúa mà thăm viếng. Bài thơ thực tế hóa lòng người, cứ mỗi lần nghe phải, lòng buồn đến tái tê. Nhưng tôi thú thật trong lúc này chẳng còn con đường nào tốt đẹp để đi cả, tôi đành phó mặc hết, buông xuôi hết, con bé Bảo Bình giờ hoàn toàn sống cuộc sống đơn điệu, ngày đi làm hai buổi, tối tăng ca, đêm về mỏi mệt thì giăng mùng trải chiếu ngủ lấy sức. Mẹ tôi ngày nào cũng mua sẵn đồ ăn thức uống tẩm bổ cho tôi, mẹ lo lắng cho tôi nhiều lắm, mẹ sợ tôi vất vã nên mọi công việc nhà đều âm thầm gánh vác, anh em tôi thân ai nấy lo, chỉ có ba tôi là sáng say, chiều xỉn, tối nhậu nhẹt. Nhìn cảnh ba chè chén, tôi hiểu mẹ rất khổ tâm, nhiều lần hai mẹ con nằm bên nhau tâm sự tận khuya, chỉ để cho vơi bớt phần nào uẩn uất. Vâng, cứ nói hết ra những sầu đau chất chứa, con người sẽ nhẹ nhỏm. Giữa hai mẹ con giờ không còn gì để mà giấu giếm, bầu tâm sự quá lớn một hai giờ không thể nào trút cạn. Tôi kể mẹ nghe sự bức hiếp của mấy ông chủ Đài Loan, sự hà khắc nơi bà Quản Đốc, khó chịu khi phải coi bản chữ tiếng hoa theo cách tượng hình, tập hiểu nghĩa sao cho hàng nhập về không lộn, ngày nào cũng nghe họ xí xô xí xào, ngày nào cũng thấy chuyện hơn thua, tranh chấp...mẹ nghe tôi nói mà ứa nước mắt, người chỉ biết khuyên tôi nhẫn nhịn, vậy còn người thì sao? vừa lo cho chồng, vừa chăm sóc con, hơn nữa cuộc đời cay đắng chất chồng, thân phận người phụ nữ sao mà lắm thiệt thòi, từ ngàn xưa đã ba chìm, bảy nổi, chín lênh đênh. Mẹ chính là người phụ nữ tôi đặt trọn niềm kính yêu tha thiết Mới đó đã là mùa giáng sinh, công ty tôi nằm ở ngay khu xóm đạo, khắp cả con đường dài, các hộ dân đã chuẩn bị làm hang đá giả và trang trí cây thông Noel. Thời tiết trở lạnh đều, tôi dạo này bỏ cả tăng ca, mặc bà Quách khiển trách, mặc ông La xưởng trưởng dòm ngó, tôi chỉ thích đạp xe lang thang ra khu nhà thờ, ngày nào tôi cũng đặc cách cho phép mình lui tới "Giáo Xứ Nam Hải". "Giáo Xứ Nam Hải" cách nhà tôi không mấy xa, chỉ đạp xe qua cầu Chánh Hưng chạy ít phút là tới, mà nơi ấy cũng gần nhà cô Mai nữa, rỗi rãi tôi lại sang chuyện phím với cô, vô tình hay bất chợt, hữu duyên gặp Tuấn với anh Vũ , bốn người lại vui vẽ rũ rê đi ăn Lẫu, rồi hồi tưởng lại thời đi học, nhắc nhở nhiều tới kỷ niệm bạn bè, thầy cô... cái thời nổi đình nổi đám ấy giờ còn đâu? trước mắt chỉ cô đọng một vũng sầu nuối tiếc Ngày 24 tháng 12, tôi lại tới giáo xứ. Giáo xứ hôm nay trang hoàng lộng lẫy, đèn đuốc sáng choang, hang động đức Giê Su thật to, mấy tấm bạc được tạo dáng rất công phu, hàng cây bông gòn giả trông y như thật. Hôm ấy trang phục dành cho thiên chúa là áo dài khăn đống, trang phục truyền thống của người Việt Nam, nét tây chợt nhiên mộc mạc hẳn, cây thông sặc sỡ đứng ở một góc vương cao ngạo nghễ nhìn các tín đồ đang lũ lượt kéo vào thánh đường, giáng sinh đông vui như ngày hội, tượng đá thôi cũng biết mỉm cười hạnh phúc. Chỉ có tôi vẫn lẽ loi một mình, hồi lúc tới đây, tôi có ghé tạc nhà cô Mai rũ đi lể chung, nhưng cô không có ở nhà, bác Kính bảo cô đưa bọn nhóc ra nhà thờ Đức Bà xem pháo hoa, giờ tôi rất lạc lõng, tín đồ đều tập trung hết vào bên trong làm lễ, khuôn viên bên ngoài thưa thớt hẳn người, chỉ có tôi nhặt từng viên sỏi ném vu vơ phía trước, chỉ có tôi mới thơ thẩn đi vòng quanh ngơ ngác, bởi tôi chẳng phải tín đồ của chúa, tôi chỉ là một con bé ngốc thích sự hiền hòa nơi chúa mà thăm viếng. Chúng tôi đi lòng vòng khắp Giáo Xứ Nam Hải, chưa đủ vui chàng về nhà mang chiếc @ ra chở tôi xuống khu Xóm Đạo tham quan, không hiểu sao tôi lại can đảm ngồi sau lưng gã đàn ông xa lạ, đêm ấy tôi thật dễ tính, chẳng phản đối, mà cũng chẳng chạy trốn, chẳng nghi ngờ, mà cũng chẳng sợ hãi, tôi dường như không biết sợ là gì nữa rồi. Thử một lần tin vào trực giác, người đàn ông trước mắt có lẽ không giống người xấu. Nếu là người xấu thì chắc chẳng bao giờ biết thơ thẩn, nếu là người xấu thì chắc đâu có đàn guita thật giỏi, và hát thật hay. Xóm Đạo đông vui, có thêm phần náo nhiệt, người chen chúc như nấm, các bãi gởi xe đều kẹt cứng, khó khắn lắm tôi và chàng mới tìm được một bãi đổ còn trống, khó khăn lắm mới chen lọt vào đám người phía trước, trời mát lạnh, nhưng do số người quá đông, nhiệt lượng bản thân tỏa ra quá lớn làm chung quanh ấm áp hẳn. Không biết tự lúc nào mà tay tôi đã nằm gọn trong tay chàng, chàng dẫn tôi đi một cách rất đường hoàng, tự nhiên, còn tôi dù sao cũng con gái con đứa, trong tình huống lúc này làm sao không thẹn đỏ mặt, làm sao không ngượng ngùng. Chàng đưa tôi đi xem những hang đá thật to, thật đẹp, mua cho tôi mía gim, đậu phộng luộc, dẫn tôi xem bắn pháo bông, và chụp hình thật nhiều... tôi phó mặc cho sự sắp xếp của chàng, tôi ơ thơ cười nói, có khoảng thời gian chàng hát cho tôi nghe, có khoảng thời gian tôi thim thiếp ngã đầu lên vai chàng, nhưng rồi không thể ngủ, chuyện cũ như thước phim được quay lại, càng quên càng nhớ! "Đời là tiếng khóc không thành lệ Người là cay đắng giết đời tôi" Có lẽ đúng như thế! khi ta yêu một người mọi tâm tư tình cảm đều dốc hết vào người ấy, khi ta mất đi người ấy, thì mọi thứ quanh ta đều vô nghĩa. Tôi cười buồn với Thắng: -Thôi mình về đi anh! -Còn sớm mà! -Thắng mơ màng nhìn tôi- tôi đang vui, cô đừng cắt ngang niềm vui của tôi chớ! Tôi cong môi: -Biết là anh đang vui, nhưng tôi thì đang mệt lại buồn ngủ -Bất giác tôi nhăn mặt- Mà sao anh cứ bám theo tôi mãi thế? tôi không thích bị ai làm phiền cả, đừng ai tạo thêm cho tôi hy vọng, niềm tin tôi đã chết, tôi...tôi... -Anh tin vào duyên phận - Chàng dùng tay che kín miệng tôi- dù cho em có ở một hành tinh nào khác đi chăng nữa, nếu đã là duyên phận thì anh sẽ vẫn còn gặp lại em! Tôi trơ mắt nhìn chàng, giây phút ấy "Đời là nụ cười không thành tiếng; Người là tâm khúc dạo đường tơ", Thắng nắm chặt tay tôi, lần này tôi cố ý rụt tay lại, nhưng dường như đã bị chàng xiết mạnh đến không thể cự tuyệt -Tôi sẽ đưa em về Thắng tiếp, mặt chàng lầm lầm, mặt tôi sa sẫm, không khí tưng bừng chợt ngột ngạt nhanh chóng, trên đường về chúng tôi cứ như hai khúc gỗ, lặng im, lặng im...Vâng, chỉ có sự lặng im duy nhất tồn tại!