Hôm sau, tôi tới công ty! Vừa đặt chân vào phân xưởng 2 là mặt mày tôi đã xây xẩm, chứng thiếu máu chưa phải là căn nguyên, nguyên nhân chính tại lần đầu chứng kiến hai công tơ nơ hàng hóa nhập về, chất đổ đống, cao ngất ngưỡng, tựa núi. Cả mấy trăm thùng lớn nhỏ toàn bánh xe tay kéo nằm ngổn ngang, gân góc đai viền lăn tứ tán, vải vóc EVa, lưới, da các loại nằm sắp lớp, chồng chéo, đan xen, trông chóng cả mặt. Tôi rùng mình phát giác một cây vải chính còn nặng hơn cả trọng lượng cơ thể tôi. Sau năm phút mở cuộc họp giữa chủ quản và công nhân, theo thông lệ mỗi buổi sáng, chủ quản phân phối nhiệm vụ, và công nhân cứ y thế bắt tay vào việc. Có những ánh mặt hằng học, phản kháng, nhưng cũng có những ánh mắt phục tùng. Chắc do mặt tôi hơi bị xanh xao, chắc do chưa quen lao động nặng, cũng phải thôi, sức tôi là sức con gái, ở nhà toàn cầm bút, cầm giấy, giờ đi làm việc bằng tay chân, nhìn tôi giống như cánh chim thiên di yếu đuối bay lạc giữa cánh rừng già. Bà quản đốc giờ như gã thợ săn, chắc thương thân tôi mỏng mảnh nên đặc biệt ưu ái giao tôi nhiêm vụ đo số ya từng cuộn dây kéo. Anh chàng Đoàn Dự được thể trêu chọc: -Tướng cô em y chang người mẫu, khuân vác với bọn này coi sao được Tôi lườm Dự, không đáp trả, đằng hắn một cái, nghiêm nghị một chút, tôi quày quả bỏ đi vào trong kho, giọng gã cứ như kẹo cao su bám chặt theo từng cử chỉ của tôi, giọng sang sảng, ngữ điệu bỡn cợt -Liễu yếu đào tơ, không chừng còn mắc bênh "Tiểu Thơ" nửa đây. Đoàn Dự vừa dứt câu, có vài tiếng cười phụ họa. Cúi gầm mặt xuống bàn, tay cầm bọc dây kéo, Tôi nhẹ nhàng đặt vào khung quay, chú Mười chợt cất giọng khiếm nhã khi nhòm thấy tay tôi kéo từng ya một ra đo: -Xem em ngồi quay khung, tao cứ ngỡ nàng "Huỳnh Nga" trong tuồng "Bên Cầu Dệt Lụa" Dự ha hả cười, nụ cười kéo lên tận vành tai, thật đắc ý. Tôi vẫn im thinh thít, dù lòng có tí ti ấn tượng xấu về chàng, câu chuyện cứ bị khuấy lên, tôi là đề tài cho nhiều câu nói vui cửa miệng, tôi là chủ thể mở ra cuộc săm soi thiếu tế nhị, tôi là cánh hoa vô tình ẩn giữa rừng gươm. -Thôi đủ rồi- Bảo bực tức thay tôi- Bình mới chân ướt chân ráo vào làm, mấy anh đừng có lộn xộn này nọ, để người ta buồn thì tội lắm Thái đứng gần đó, vờ như mình hiểu chuyện, nên cũng ra mặt đồng tình: -Phải đó mấy cha nội, im cho tôi nhờ, lớn cả rồi nên ý tứ, thả lời ong bướm, gẫy cánh có ngày đó -Chú mày nói thế, không chừng hai đứa phải lòng cô em rồi nhé! đừng hòng làm quân tử rởm, tao ghét! Dự quát to, cô vợ chàng thấy chồng nóng nảy, vội chạy tới can gián trong khi Thái đang bưng thùng khóa càng cua chuẩn bị toan tính ném -Mới sáng ra mấy ông chưa chi định ăn tươi nuốt sống lẫn nhau à, công về hôm nay nhiều hơn mọi khi, dọn tới qua ngày mai, chắc gì đã xong, giờ lại cãi nhau vì một người dưng, mất đoàn kết anh em bộ vui lắm hở? Chị Châu nghe Bích nói, chợt cảm thấy bất mãn: -Hàng về tấp nập mấy ngày liền, làm không kịp thở, vậy mà bả còn sai con Trang qua chuyền chi viện cắt chỉ, lúc nào bã cũng mang thiệt thòi về cho kho -Có quản đốc như thế, thà chúng ta tự quản còn hay hơn Chị Ngọc tiếp lời, đầu không ngẩng lên, chỉ chuyên chú dán băng keo những thùng đinh bị tét, mốp meo do mấy tụi xuống công tối qua ném lung tung. Đề tài cũng nhờ thế được hoán đổi, bà quản đốc Quách Thu Tần giơ là cứ điểm bị công kích, mối bất hòa giữa chủ quản và công nhân về khoảng thời gian sau này còn nghiêm trọng hơn, có lẽ do tánh tình cổ hũ, độc tài, độc đoán, và tiết kiệm từng li, từng tí, kể cả một manh vải rách...khiến sự tôn kính người lớn tuổi, già cả chợt nhiên thành ngang hàng, khoảng thời gian sau là khoảng thời gian cự cãi, đấu tranh, thật mệt mỏi. Tôi đo hơn chục cuồn dây kéo choáng voáng đầu óc, mắt hết ngó đông lại ngó tây, đôi mắt biết kiểm soát đôi tay, đôi tay lại chẳng dám ngơi nghĩ, đơn giản tôi sợ phải thấy những cặp mắt biết đánh giá, tốt nhất là thể hiện rõ ràng sự chăm chỉ, dốc hết lòng cho công việc, dù là việc vụn vặt, nhỏ nhất. Giờ cơm trưa, tôi chạy ù đi dành xuất cơm cho mọi người, biểu hiện tốt hơn ngày đầu, ngày đầu chỉ toàn thụ động, giờ khách quan tôi mong khoảng cách xa sẽ hóa gần. Buổi trưa yên ắng, nằm song song với Bảo, Bảo ngủ mất tiêu, còn tôi khó lòng mà chợp mắt, tôi nhớ tới thơ, nhớ tới chiếc computer, nhưng tuyệt đối tôi chẳng dám nhớ về người đó. Tôi sợ phải làm những câu thơ già trước tuổi, mà hiện tại cảm xúc tôi giờ trốn biệt tận đẩu tận đâu, công việc gây áp lực, hoàn cảnh chưa thích ứng, lòng tôi rối như tơ vò. Nằm vậy cho tới khi chuông reng, ca chiều đến, giấc ngủ dường như chưa đủ, không chỉ mình Bảo uể oải vực người dậy, mà hầu như mấy anh chị khác cũng thế. Tôi ra hồ nước vặn cái bông tênh rửa mặt cho tỉnh táo, tôi tiếp tục đo dây kéo, đo thêm hai cuộn nữa tôi thấy ngồi mãi trong kho cũng hơi kỳ, nên chạy ra phụ giúp mọi người một tay, nào là phải sắp xếp gân lên ba rết, phân loại gân đặc, gân u, gân 3.5, rồi phụ với chị Châu, chị Ngọc áp tải hàng, anh Thái, chú Mười, Dự lo nhiệm vụ nâng xe, Bảo giúp bác Bồng kiểm tra tấm nhựa P.E trong khi bác Bồng cứ lật tới lật lui mấy tờ giấy một cách vô bổ Tôi gắng bó với công việc phụ kho này mới đây thoăn thoắt thời gian đã nửa tháng, cuộc sống vẫn thở nhịp điều đặn, cuộc sống vẫn trôi đi hững hờ, tôi có phần nào hiểu sơ, nắm chút đỉnh tình hình nội bộ trong kho vật tư. Trong đầu tôi đã lắp sẵn bộ nhận dạng, định hình từng người một, từ tánh tình tới nhân cách. Đầu tiên là bà quản đốc Quách Thu Tần, bà vốn người Hoa, thông thạo tiếng Việt, trong công ty nhiệm vụ của bà là trông coi sổ sách, hàng nhập, hàng xuất, hàng tồn, móc mói liên lạc với bên Đài Loan, Trung Quốc và Thượng Hải. Bà thích dùng uy quyền ra lệnh, và đì sát ván những ai bất tuân Kế đến là bác Huỳnh Châu Bồng, tuổi ngoài tứ tuần, gốc gác cũng người Hoa, lạ lùng là chẳng hề nói nổi một câu tiếng Hoa. Bác Châu Bồng, người mập mập, chiều cao khiêm tốn, trong kho bác giữ nhựa P.E, tổ ong, khung kẽm...đồng thời bác cũng nổi tiếng là kẻ sợ vợ, biếng nhát, lười lao động, chỉ thích chỉ tay năm ngón, quen thú nhàn nhã thành thử trong kho họ ưu ái dành cho bác cuộc tẩy chay ngầm Chú Mười thì có nét tây phương, cặp mắt chú màu nâu, đầu thưa thớt tóc, chú điều hành kho vải, và Bảo làm trợ lý phụ giúp cho chú, tánh tình chú thì lôi thôi lết thết, thích tán hươu, tán vượn, bay bướm thiếu đàng hoàng Chị Châu giữ đai viền, khóa nhựa các loại, chị Ngọc thời giữ đinh óc vít, long đền, mạc treo, hai chị trong kho được gọi là đo đũa lệch, bởi chị châu cao ráo, thân hình mảnh dẻ bao nhiêu thì trái lại chị Ngọc thấp bé, nhỏ con, tròn đều bấy nhiêu Còn đôi vợ chồng Ngọc Bích, Đoàn Dự chia nhau kẻ giữ gân, người giữ tay kéo bánh xe, cô vợ thích nịnh đầm, ông chồng hay sốc hông, thích khai chiến đặc biệt giỏi tài ba hoa bẽm mép Anh Thái, Tôi, chị Trang ai sai gì làm nấy, phụ kho thì chỉ mệt thân xác, chớ giữ hàng mệt thân xác lẫn trí óc. Nửa tháng trời tôi phấn đầu học hỏi tìm tòi và tiếp thu. Từ việc cân, đo, đong, đếm, học thuộc tên từng loại hàng ra, tôi còn chứng kiến nhiều sự việc dở khóc dở cười, thí dụ như anh chàng Đoàn Dự phát lộn mấy thùng hàng cho bên tán nút, tán nút mắt nhắm mắt mở tán nhằm hàng lên lộn túi, hai bên không ai chịu nhận lỗi về mình, thế là ấu đả, cãi nhau, cuối cùng là lên tới văn phòng, văn phòng giải quyết ko xong, lại đến tai giám đốc, giám đốc bực bội đề nghị chị Mai phòng nhân sự đánh giấy phạt cấp 1 hai bên cảnh cáo, sự việc nhờ thế mà ngã ngũ. Nửa tháng công việc đâu chỉ làm trong kho, mà công việc nằm rãi rác khắp xưởng. Chúng tôi phải chạy đôn chạy đáo chi viện khắp chuyền, khắp đơn vị : Tổ Chuẩn Bị, Tán Nút, KCS, Pha Cắt...nơi đâu thiếu nhân lực thì ông La xưởng trưởng đốc thúc chúng tôi vào, tôi học đuợc cách kiểm vali, túi xách, càng học càng hiểu, càng hiểu càng nhớ, đến độ chị Bích tổ trưởng hết lời khen ngợi sự nhạy bén trong tôi, nên ra sức chỉ dạy tận tâm mọi khía cạnh góc độ của mặt hàng, tôi biết cách tán long đền vào nút chân túi, biết đặt khuôn dao đúng theo sớ vải, biết sỏ đầu dây kéo cho vào sợi, biết...biết đủ thứ, đôi tay ban đầu chậm chạp, sau quen dần, làm nhanh mà kỷ, và hễ nơi đâu cần người là lập tức nhắc tới tên tôi, Bảo lúc nào cũng bên cạnh giúp đỡ hướng dẫn, nên tôi cũng quen và xã giao với nhiều người, có điều vẫn bị bọn con trai trêu chọc, tán tĩnh, bọn con trai trong mắt tôi ở đây thú thật chằng có mẫu người để tôi lựa chọn, tôi sợ nhất là sự tục tằn, đùa quá trớn, hay khiêu khích, thế mà ngày nào tôi cũng phải ứng phó với những nhân cách tạp nhạp ấy. Sáng chi viện, tối tăng ca, hầu như công nhân ai cũng thích làm thêm giờ, đồng lương hành chánh ít ỏi không đủ sinh nhai, với họ những người xa quê lên mảnh đất Sài Gòn, tiền bao giờ cũng lớn hơn nhu cầu, lớp trả tiền thuê phòng trọ, lớp lo ăn, lớp sắm sửa quần áo...thời buổi ngày càng đắt đỏ, vật gía ngày càng leo thang, cuộc sống dù giản đơn, khiêm tốn, tiền vẫn phải kiếm thật nhiều, kiếm bằng chính sức lao động, đồng tiền tiêu xài mới thêm ý nghĩa. Có lẽ đồng chung giai cấp sẽ dễ dàng thông cảm Quen dần rồi với môi trường nơi đây, công việc đã chiếm hết thời gian riêng tư, tôi không còn rãnh rỗi mà lang thang internet, không còn rãnh rỗi cầm cây bút, quyển sổ thơ thẩn. Tin tức Hàn My lẫn nhóm bạn cũ bặt vô âm tín. Hàn My giờ chắc đang đi theo bước ngoặc riêng mình, giống như tôi thôi, khác nhau chăng bên nàng có một người cao ngạo đồng hành, bên tôi chỉ là sự cô độc bủa vây, sự so sánh làm lồng ngực tôi nhói đau. Lãnh lương tháng đầu tiên, tôi vui lắm, dắt xe đạp lơn tơn ra cổng, vừa ra khỏi công ty tôi đã gặp ngay chị Trang, chị Dung (làm bên tổ chuẩn bị) đứng chờ sẵn, thấy tôi cả hai ngoắc tay mừng rỡ: -Bình, em hôm nay rãnh chứ? Chị Trang nói, tôi gật nhẹ đầu, chị Dung tiếp: -Đi chơi với bọn chị nhé! -Đi đâu? Tôi ngờ nghệch hỏi -Tiệc khiêu vũ! Chị Trang thủ thỉ vào tai tôi, tôi tiu ngĩu lắc đầu: -Em không tham dự đâu, em sợ tới mấy chổ quán bar, vũ trường lắm -Ai nói vào vũ trường, khiêu vũ có khắp mọi nơi, đâu nhất thiết phải ở quán bar- chị Trang vỗ vai tôi, lời lẽ hơi táo bạo chút đỉnh- có thể ở tư gia, cùng lắm trong khách sạn Tôi phát hoảng khi nghe tới hai từ "Khách sạn", chị Dung vội trấn tính tinh thần tôi lại sau nụ cười đẹp hơn thiên sứ: -Ở nhà bạn tụi chị có cả một tầng hầm, trước là chỗ giữ xe, giờ dẹp trang hoàng làm nơi hội họp bạn bè, giao lưu giải trí, lành mạnh, khang trang và đàng hoàng, bảo đảm em sẽ thích Chị Trang so vai: -Một năm Hội Độc Thân online mới có dịp tổ chức, không đi tiếc ráng chịu -"Hội Độc Thân online" - tôi lập lại, chút thắc mắc phảng phất quanh nét mặt- hóa ra mấy chị cũng lên mạng chát với nhau à? -Ưh, em tưởng bọn chị cù lần lắm sao? Tôi cười đánh trống lãng: -Sao mấy chị rũ em thế, em đâu biết khiêu vũ -Cưng lo chi xa thế, không biết càng hay- biết đâu nhờ thế mà cô bé lọ lem gặp ngay bạch mã hoàng tử ăn ý Chị Trang vô tư chạm vào nỗi đau từ nơi sâu thẳm của cõi lòng tôi đã chết. Bạch mã hoàng tử giấc mơ thời thơ dại đã chấm hết. Phạm Ninh Tuấn con người ấy là nổi ám ảnh bàng hoàng, âm thầm mà dai dẵng, cái bóng ấy, kỷ niệm ấy dù chỉ là những ngày tháng yêu nhau trong ảo giác, với tôi sao vẫn khó xóa nhòa. Tôi tư lự, vô thức nhìn xa xăm, ánh mắt không có mùa xuân, buồn man mác, ánh mắt lạc lõng, trơ trọi khi niềm vui từ bỏ. -Bình, em sao thế? chị Dung lo lắng- sao đang tươi giờ héo rồi -Bọn chị thật sự quý mến em nên mới để em chung vui cùng bọn chị, nếu em không thích thì... Tôi cắt ngang lời chị Trang sau một hồi suy nghĩ đắn đo: -Không, giờ em lại muốn tham gia -Chắc không? biết còn lo xe Tôi gật mạnh đầu, cuộc sống vẫn còn đáng kiêu hãnh để sống, môi tôi chớm nở một nụ hàm tiếu, tôi muốn được trở lại bình thường, hoạt bát mà vui vẽ, sau đêm nay Bảo Bình mi phải là một con người đổi mới.