Không học vẽ nữa, tôi bắt đầu vạch một bước ngoặt mới cho mình, tôi muốn đi làm, vừa làm vừa học, đó là tiêu chí để có thể sớm vươn tới ước mơ làm Văn sĩ , mà muốn trở thành nhà văn thì chỉ còn phương pháp vừa tiếp cận với chữ nghĩa thì phải tiếp cận luôn ở ngoaì xã hội, nhiều khi nhìn cách xã giao, quan sát cách làm việc cũng là một phương thức trao dồi kinh nghiệm ăn nói và xử sự với những người chung quanh, từ những cái chung quanh mình đem vào truyện thì sẽ có tính chân thật hơn, mà nhân vật của mình dường như cũng có cái hồn. Thật trùng hợp cho tôi là sau suy nghĩ ấy, thì cô tôi cũng đang cần người phụ trông nom hàng hóa với mình, cô tôi đã tìm tới tôi nhờ giúp việc, chỉ giúp thôi chứ không tiền bạc gì cả, tôi thấy dù gì mình cũng rãnh rỗi, vả lại là người trong nhà nên tôi đã nhận lời mà không cần suy tính, tôi đâu ngờ là tôi đã đi sai hướng và phía trước chặng đường mình sắp đi là giông gió, là tổn thương, là mất danh dự, là ô nhục, là... đau lòng! Cô tôi bán hàng kim khí điện maý, đồ gia dụng trong các cơ quan xí nghiệp, mỗi lần đem hàng đi bán là thuê cả hai ba xe tải chở, cô tôi thuộc dạng người môi miếng, lanh lợi và rất kháo vát trong mọi tình huống. Lúc trước cô Thạnh (tên của cô tôi) là giáo viên dạy anh văn ở trường Maricuri, sao này lấy chồng là thợ mộc thì cô tôi chuyển sang buôn bán thuốc tây, thường đi buôn ở nước Laò, Campuchia, sau này do cảnh sát biên giới kiểm tra nghiêm ngặt cô tôi lại trở về với công việc gia sư dạy tại nhà, sống với chồng và sinh duy nhất một cô con gái đặt tên Mỵ, Mỵ rất xinh xắn, cặp mắt nó tròn xoe như hai hột nhãn, cái môi lúc nào cũng cong cớn, Khi Mỵ vừa lên 11 tuổi thì cô tôi bắt đầu ly hôn và tái giá, nói chung cuộc đời của cô tôi là một chuổi dài phức tạp mà tôi thì chỉ hiểu lơ mơ, tánh tôi không thích soi mói đời tư của ai cả, nên tôi không quan tâm gì mấy chuyện người lớn, tôi chỉ biết chồng sau của cô lớn tuổi hơn cô nhiều, tôi chẳng mấy thiện cảm gì với ông ta, ông ta tên Tuân, ông ta có tánh khoe của và nói khoác, ông ta mặt mày trông bặm trợn, cặp mắt thì dữ dằn,lại còn để cả râu quay nón, chiều cao thì thiếu mà chiều rộng thì dư, cái bụng phệ của ông ta cứ như caí trống, ông ta làm tôi không có điểm nào chấm là được mắt, mà những người có quá nhiều khiếm khuyết, hiếm khi là người tốt, mà quả thật ông ta đâu có tốt, ông ta đã làm hại tôi, đã đem tới sự xui xẽo và đau đớn cho tâm hồn tôi, đó là chuyện của tháng ngày về sau, còn bây giờ thì tôi đang phấn khởi với công việc mới, tôi đang chân ướt chân ráo bước vào xã hội, và cứ vững tin trước mắt là mọi điều tốt đẹp, nhưng thật bi đát...
Mấy ngày đầu công việc có vất vả, nhưng rồi cũng đi vào trình tự, tôi học đựơc nhiều thứ lắm, tôi biết đựơc nổi cực khổ của công nhân nây lưng làm mà không đủ sống, nổi khốn khổ của những người buôn bán vỉa hè, trời nắng tránh trời mưa, rồi gánh hàng của cô tôi nhiều lúc cũng có cái khổ sở, thí dụ như tới công ty nào mà có nhà ăn thì ngày đó khỏi lo nắng gió, còn có những chổ như công ty dệt Việt thắng thì chúng tôi phải dựng rạp, rồi ráp bàn để đựng hàng, gặp trời mưa thì lo tìm tấm bạc mà che chắn, tính tôi có chút xíu vụng về nên mỗi khi có sai sót là bị mắng tơi tả, những ngày đó thật sự là những ngày cơ cực mà tôi khó quên, ba tháng đầu tôi chỉ phụ giúp không công, nhưng cô tôi chắc thấy đựơc sự tích cực của tôi nên đã tặng cho tôi chiếc đồng hồ mặt vàng coi như tiền công, cô còn hứa hẹn sẽ trả lương cho tôi mỗi ngaỳ, mức lương 20.000 để ăn quà vặt ấy mà Nhưng tôi chẳng bao giờ ăn uống gì phung phí cả, nên số tiền ấy tôi dành hết vào việc mua sắm cho sở thích, tôi rất ghiền tiểu thuyết nên tôi mua rất nhiều truyện chỉ duy nhất của tác giả Quỳnh Dao, và tôi còn mua cả đĩa nhạc, cả sổ tay, sổ chép thơ và bút màu đủ loaị, ba mẹ tôi phải lắc đầu vì tôi, có khi ba tôi không có tiền để lai rai vài xị thì tôi cũng cho ba tôi một ít nữa, rồi khi ba tôi làm ăn đựoc thì cho ngựơc lại tôi Từ khi sanh ra cho tới giờ thì hình như tình cảm cha con tôi không mấy thân thiết, bởi thế tôi luôn đối chọi và nghịch lại ý ba, trong khi anh và em tôi đều rất nghe lời, còn đối với mẹ thì tôi kính trọng vô cùng, tôi là đứa con gái hay khóc, mà mỗi lần tôi khóc thì chỉ có mình mẹ tôi dành dỗ, tôi thầm ao ước một ngày nào đó mình khóc thì sẽ có bạch mã hoàng tử dỗ , mẹ tôi thương tôi lắm, mặc dù có phản đối việc tôi viết văn, nhưng không bao giờ phản đối ra mặt như ba tôi đâu, có hôm ba tôi nhậu xỉn về ông gây chuyện với mẹ thì lại lôi tôi ra mắng, và có lần còn đòi đốt hết thơ, nhạc của tôi nữa, kỳ thực cái ngày đó tôi ghét ba tôi kinh khủng, và tôi thề sẽ không nói chuyện với ngưòi nữa Ba tôi mắng tôi mất daỵ, bảo tôi đứa con gái cung trăng, yêu đương nhảm nhí rồi sẽ khổ cuộc đời, tôi quá bức xúc chỉ còn biết khóc và chạy vào mở tủ lấy hết thơ nhạc (chỉ là bản sao thôi, tôi bày hết trước mắt ba tôi và hét to Xé đi, cứ xé đi) ba tôi lúc ấy ngớ người, trợn trừng mắt giận dữ, mẹ tôi thì lật đật kéo tôi vào lòng che chắn, em tôi vội vã thu gom hết các quyển tập chép truyện, chép thơ tôi viết mang đi giấu. Tôi cứ nghĩ mình sẽ đón nhận một trận đòn thê thảm nữa đây, nhưng không ba tôi chỉ lắc đầu noí: (con với cái toàn ngỗ nghịch) rồi ông đi vào buồng nằm ngủ tới sáng Sau vụ việc ấy tôi thấy mình có hơi quá đáng, tôi không biết phải làm sao nói lời xin lỗi với ba tôi, tôi đành viết vào tờ giấy, nội dung thì vỏn vẹn chỉ một giòng thơ (Xin lỗi cha, cha bỏ qua Con gái ngỗ nghịch làm cha buồn lòng) Tôi xếp tờ giấy, gấp lại nhỏ xíu và nhẹ nhàng nhét vào túi áo sơ mi mà ba tôi hay mặc đi tiệc tùng bè bạn. Tôi nghĩ là ba tôi có lẽ đã đọc được lời xin lỗi của tôi, nên tối hôm sau đã mua về cho tôi một con búp bê Babie, mẹ tôi thì ngạc nhiên, em tôi thì ganh tỵ, còn tôi chẳng hiểu sao lại phá lên cười, trông khi ba tôi nghiêm mặt hoỉ: (Con không thích chơi búp bê à? vậy thì...) Ba tôi nhìn sang em gái tôi, em tôi mắt sáng rỡ vì nghĩ búp bê xinh đẹp ấy sẽ là của nó, nhưng không tôi đã nhanh tay đem con búp bê ôm vào lòng, và noí: -Không, con thích lắm.- Quay sang em tôi, tôi lại cuời -chị em mình cùng chăm sóc babie nhé Nó đang xụ mặt chợt nhiên tươi lên hẳn, nó gật đầu lia liạ, hai bím tóc nó đong đưa trông thật dễ thương, còn tôi thì tâm trạng lúc ấy rối rắm lắm, tôi nghĩ ba tôi không muốn tôi lớn, nguời sợ tôi lớn sẽ đa sầu đa cảm, rồi có những ý nghĩ không hay, nên mới muốn tôi mãi là trẻ con không chừng. Mà với một người đang ở lứa tuổi mơ mộng như tôi thì đâu biết rồi sẽ có những chuyện đáng tiếc gì xảy ra. Tối ấy tôi ngủ không được, cứ mãi nghĩ về ba tôi, và con búp bê là tôi không sao chợp mắt, dù sao thì người cũng chỉ muốn tốt cho tôi thôi, nên tôi đã viết thêm một bài thơ nhỏ rồi nhét vào túi quần của ba tôi hay mặc đi làm, bài thơ ngắn, dí dỏm và hài hước: Con gái ba biết dại khờ Biết mơ mộng, biết đợi chờ người dưng Ba tặng búp bê con hỏng ưng Tặng con hoàng tử để cưng con suốt đời Thật ra tôi chỉ muốn đùa vui thôi, nhưng không ngờ ba tôi nổi giận, thế là tôi đành làm con ngoan suốt cả tuần, không đi bán hàng phụ cô mà lo bếp núc, không đi chơi với bạn thời trung học mà ở nhà giặt đồ, ủi aó, mỗi lần đóng vai thục nữ là tôi thấy mình hậu đậu làm sao ấy, chiên cá, cá khét, luộc rau muống thì bấy nhừ, nấu cơm thì cơm khô... Ba tôi cứ ca cẩm maĩ: -Con như vậy ai mà dám rước, đừng mơ hoàng tử nữa con ơi! Tôi vờ thở daì: -Không ai lấy thì con đi tu Tôi mỉm cười bâng quơ, tôi mà đi tu thì chùa chiền nào dám chứa, một con bé lúc nào cũng đầy ắp chuyện yêu đương, một con bé lúc nào cũng toan tính xa vời, chẳng đầu chẳng đuôi là một con bé ở trên trời. Ôi, Bình ơi mi hãy trở về với thực tại đi, hoàng tử của mi còn tận đẩu tận đâu, cứ vui vẽ và chấp nhận thực tế mi mới khôn lanh đựơc