Trong một cuộc nói chuyện cách đây không lâu, một nhân vật từ trong nước ra có lúc đã nỗi sùng cự lại tôi: Thế anh muốn gì? Anh đòi làm tổng thống hay sao?. ý vị này là trách tôi đòi thay đổi quá nhiều. Dầu sao ở miệng của một người cộng sản hai tiếng tổng thống cũng là lạ vì chức vụ tổng thống không hề có trong các chế độ cộng sản. Tôi cũng nhớ vào giai đoạn mở cửa của ông Nguyễn Văn Linh trong đó trí thức trong nước được phép thi đua phê phán chế độ, Dương Thu Hương đã có một bài tham luận đặc sắc; theo một bài tường thuật, một vị cao niên nào đó đã tán thành đến độ nói với Dương Thu Hương: Sau này tôi sẽ bầu cho cô làm tổng thống. Đối với nhiều người Việt nam, kể cả người cộng sản, có lẽ tương lai của Việt nam sau này đương nhiên là chế độ tổng thống. Tuy nhiên chế độ tổng thống là một chế độ rất dở. Cho đến nay trong lịch sử thế giới đã chỉ có một trường hợp chế độ tổng thống tương đối thành công là Hoa Kỳ. Tất cả các quốc gia theo chế độ tổng thống đã thất bại. Trong đại đa số, nó đưa đến độc tài, trong những trường hợp còn lại, nó đưa đến một xung đột bế tắc giữa tổng thống và quốc hội, đặt quốc gia trong tình trạng căng thẳng thường trực
Những khuyết tật của chế độ tổng thống không khó nhận diện. Nhưng trước hết phải hiểu thế nào là chế độ tổng thống. Nước Đức cũng có tổng thống, nhiều quốc gia theo chế độ đại nghị cũng có tổng thống, nhưng các nước này không áp dụng chế độ tổng thống vì tổng thống chỉ có vai trò nghi lễ; quyền hành ở trong tay một thủ tướng do quốc hội bầu ra và chịu trách nhiệm trước quốc hội. Vì thủ tướng đồng thời cũng là lãnh tụ của đảng cầm quyền, hay liên hiệp các đảng cầm quyền, nên cũng có thể bị thay thế bất cứ lúc nào do quyết định của đảng mình hay của liên hiệp đã đưa mình lên làm thủ tướng. Trong các chế độ này tổng thống không cầm quyền nên cũng không bị thay thế trong một nhiệm kỳ nhất định. Chế độ tổng thống là chế độ trong đó tổng thống do dân chúng trực tiếp bầu ra theo phổ thông đầu phiếu, đứng đầu chính phủ và cầm quyền thực sự.
Có một số chế độ tổng thống không bình thường trong đó tổng thống nắm quyền nhưng lại không được quốc dân trực tiếp bầu ra theo phổ thông đầu phiếu mà do một định chế đặc biệt. Đó là trường hợp của Nam Cao Ly dưới thời Toàn Đầu Hoán, đó cũng là trường hợp của Indonesia từ thời Suharto. Những chế độ này thường là sản phẩm của một tình trạng bất bình thường, nhằm che giấu thực chất của một chế độ độc tài cá nhân nên không thể được coi là những chế độ dân chủ. Nam Cao Ly đã bãi bỏ chế độ này và Indonesia chẳng bao lâu nữa cũng sẽ chuyển hướng về một chế độ hợp lý hơn.
Trước hết chúng ta hãy khảo sát một loại chế độ xuất hiện từ vài thập niên nay, được gọi là chế độ bán tổng thống. Khởi đầu từ Pháp, mô hình này sau đó lan ra một số quốc gia Đông Âu, Nga và Nam Cao Ly. Một số quốc gia châu Phi có lẽ do ảnh hưởng của Pháp cũng theo chế độ này. Trong các chế độ này tổng thống cũng do phổ thông đầu phiếu trực tiếp bầu ra, nhưng lại phải chia sẻ quyền hành pháp với một thủ tướng.
Nếu chúng ta có thể hiểu khá dễ dàng một chế độ tổng thống hay một chế độ đại nghị thì lại rất khó nhận diện các quan hệ quyền lực trong một chế độ bán tổng thống. Tất cả tùy thuộc ở sự phân chia quyền lực giữa tổng thống và thủ tướng. Nếu thủ tướng không chịu trách nhiệm trước quốc hội mà chỉ do tổng thống bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước tổng thống thì trên thực tế ông (hay bà) chỉ là một phụ tá của tổng thống, một thứ bộ trưởng thứ nhất, và lúc đó chế độ bán tổng thổng chẳng khác gì một chế độ tổng thống thuần túy bao nhiêu. Đó là trường hợp của chế độ Việt nam Cộng Hòa tại miền Nam Việt nam trước đây. Ngược lại, nếu thủ tướng xuất phát từ quốc hội và chịu trách nhiệm trước quốc hội thì vai trò của thủ tướng lại có thể quan trọng hơn cả vai trò tổng thống, ít nhất trong chính sách đói nội. Giữa hai thái cực đó là vô số công thức trung gian. Chế độ hiện nay lại Nga có thể coi là chế độ ba phần tư tổng thống, chế độ tại Nam Cao Ly là hai phần ba tổng thống. Điều cần lưu ý là trong bất cứ trường hợp nào trọng lượng của tổng thống cũng rất lớn, vì lý do là ông có sự chính đáng của phổ thông đầu phiếu trực tiếp. Ông là người duy nhất trong quốc gia được toàn dân bầu ra.
Lý do ra đời của các chế độ bán tổng thống (hãy tạm gọi như thê) là một sự quân bình giữa hai ưu tư bảo đảm dân chủ và ngăn ngừa bất ổn chính trị. Người ta muốn một tổng thống vững chắc do dân chúng bầu ra với một nhiệm kỳ rõ rệt, nhưng lại sợ nếu để ông (hay bà) nắm trọn hành pháp thì sẽ dẫn tới độc tài hoặc xung đột bế tác với quốc hội. Đây là thái độ mà ta có thể gọi là bắt cá hai tay. Kinh nghiệm của các chế độ bán tổng thống đã có thể cho phép chúng ta hai nhận định.
Một là, về mặt thực tế, hậu quả đã khác với nhưng gì những người khởi xướng ra nó tưởng tượng. Các chế độ ba phần tư tổng thống! như tại Nga vẫn giữ hầu như nguyên vẹn nhưng bất lợi của một chế độ tổng thống, trong khi các chế độ thực sự bán tổng thống như tại Pháp đưa đến tình trạng ngược đời là nhân vật nhiều quyền lực nhất, nghĩa là tổng thống, lại có thể thuộc phe đối lập với tất cả những bất tiện của nó: hai vị nguyên thủ hành pháp cùng đi dự một hội nghị, những lời qua tiếng lại không ngừng trên đỉnh cao của quốc gia làm người dân mất đi sự nể trọng và tin tưởng vào nhà nước, để dọa khủng hoảng thường trực, v.v... Cũng nên nhấn mạnh một tính toán sai lầm của những người khai sinh ra chế độ bán tổng thống là việc tổng thống và thủ tướng thuộc hai đảng chống đối nhau không phải là một ngoại lệ mà đã mau chóng trở thành một thông lệ trong các chế độ bán tổng thống thực sự, như đã thấy tại Ba Lan và Pháp. Cử tri hay có thái độ công bình, đã bầu cho tổng thống thuộc phe này thì bầu cho một đa số trong quốc hội, và do đó thủ tướng, thuộc phe kia. Các nhà làm hiến pháp đã bắt cá hai tay thì có gì ngạc nhiên nếu dân chúng cùng bắt cá hai tay? Điều đáng ngạc nhiên chính là người ta đã ngạc nhiên khi tình trạng này xảy ra.
Chính trị quả thực chỉ là một khoa học thực nghiệm.
Hai là các chế độ bán tổng thống đã là hậu quả của một sai lầm về nhận thức chính trị. Lý do để bầu ra một tổng thống theo phổ thông đầu phiếu là để bảo đảm một mức độ ổn vững chính trị nào đó, tránh tình trạng chính phủ bị thay đổi liên tục bởi một quốc hội trong đó không có một đa số rõ rệt, mỗi lần các đảng phái thay đổi đồng minh là một thủ tướng và một chính phủ mới. Nhưng thực ra sự kiện một quốc hội gồm hai đảng lớn hay bị phân chia thành nhiều đảng nhỏ không phải là một hậu quả của chế độ đại nghị mà chỉ là hậu quả của thể thức đầu phiếu.
Nói chung, có hai thể thức đầu phiếu chính:
Thể thức thứ nhất là bầu đơn đanh và một vòng, trong đó cử tri ở mỗi đơn vị bầu cử bầu một dân biểu và chỉ bầu một lần, người nào được số phiếu cao nhất thì đắc cử. Với lối bầu dã man này, một đảng có thể chỉ được 20% số phiếu của cử tri toàn quốc mà vẫn nắm được hai phần ba số dân biểu trong quốc hội nếu các ứng cử viên của họ về hạng nhất, thí dụ như với 20%, trong hai phần ba số đơn vị bầu cử trong khi các ứng cử viên khác chỉ được 12 % hay 15 %. Lối bầu cử này loại bỏ các đảng nhỏ và nâng đỡ các đảng lớn. Nó đặt các đảng nhỏ trước một chọn lựa: hoặc kết hợp lại với nhau thành một đang lớn, hoặc bị gạt ra ngoài lề; nó dần dần đưa tới chế độ lưỡng đảng
Thể thức thứ hai là bầu theo tỷ lệ. Theo lối đầu phiếu này, cử tri toàn quốc, hay trong mỗi vùng lớn, sẽ bầu cho các liên danh do các chính đảng đưa ra. Sau cuộc bầu cử, mỗi liên danh sẽ được một sổ dân biểu theo tỷ lệ, thí dụ một liên danh được 25 % số phiếu thì được 25 % tổng số dân biểu, hay hơn một chút bởi vì thường thường người ta hay qui định một tỷ lệ lối thiểu của số phiếu đạt được, thí dụ 5%, để được chia ghế; các chính đảng không được 5% tổng số phiếu của cử tri không được chia phần, số ghế dân biểu đáng lẽ về phần họ được đem chia cho các đảng vượt được tỷ lệ 5%. Lối bầu phiếu này rất dân chủ vì nó cho phép mọi khuynh hướng chính trị có chút tầm vóc được hiện diện trong quốc hội, và do đó được tham dự thảo luận về các chọn lựa lớn của nhà nước. Ngược lại, nó thường đưa đến tìhh trạng khó khăn là quốc hội bị chia vụn thành nhiều đảng nhỏ, không đảng nào nắm được đa số và do đó thủ tướng có thể bị thay đổi thường xuyên nếu do quốc hội chỉ định và chịu trách nhiệm trước quốc hội, như trong các chế độ đại nghị. Như vậy nếu muốn tránh tình trạng bất ổn do một quốc hội bị chia vụn thì người ta chỉ cần chấp nhận lối đầu phiếu đơn danh và một vòng là xong, không cần phải phát minh ra một chế độ bán tổng thống, hai phần ba tổng thống hay ba phần tư tổng thống. Tóm lại, cả lý do khiến các chế độ gọi là bán tổng thống được phát minh ra lẫn những hậu quả mà người ta dự đoán chúng sẽ đem lại đều là những sai lầm. Sai lầm về phân tích chính trị hoặc sai lầm về tiên liệu phản ứng của cử tri. Nói như thế không có nghĩa là tôi đề nghị gạt bỏ chế độ bán tổng thống một cách không thương tiếc. ít nhất nó cũng sửa chữa được phần nào những xơ cứng của chế độ tổng thống. Nó có thể là một giải pháp trấn an cho chúng ta sau này nếu do lo âu và lương tự - không đúng nhưng khó trút bỏ - chúng ta chưa dám chọn lựa dứt khoát chế độ đại nghị. Bây giờ trở về với chế độ tổng thống. Những bất lợi và nguy cơ của chế độ tổng thống không khó nhìn thấy.
Trước hết, nó dành quá nhiều quyền cho một người không thể bị thay đổi trong một thời gian dài, ít nhất cũng bốn năm. Tỏng thống có thể dùng quyền lực này mà bất chấp cả quốc hội. Nếu trong thời gian này tổng thống làm toàn sai lầm, hoặc vi phạm luật pháp thì sao? Hậu quả là đất nước bị lâm vào tình trạng bệnh hoạn vô phương cứu chữa trong suốt nhiệm kỳ, hoặc sẽ phải trải qua một cuộc khủng hoảng lớn trước khi hạ bệ được tổng thống. Điều mà người ta nghĩ là một ưu điểm của ché độ tổng thống - sự kiện nguyên thủ hành pháp không thể bị thay đổi trong một nhiệm kỳ - thực ra là một mối nguy. Chế độ tổng thống cũng chờ đợi quá nhiều đức tính và khả năng ở một người trong khi không ai có thể hoàn hảo, hơn nữa ai cũng có thể bị sút giảm sức khỏe và khả năng một cách bất ngờ.
Nhưng còn một hậu quả nghiêm trọng hơn là chế độ có thể trở thành độc tài. Tâm lý tại các nước thiếu mở mang là hay bầu lại cho người cầm quyền trừ khi ông ta quá tồi dở. Một tổng thống mị dân có thể mê hoặc cử tri để trở thành một thứ thần tượng rồi không những tái đắc cử mà còn đem cả tay chân và thủ hạ vào quốc hội, sửa đổi hiến pháp, ban hành tình trạng khẩn cấp, v.v... Để kéo dài thời gian cầm quyền. Đó là tình trạng đã xảy ra ở hầu hết các nước mới được độc lập. Đó đã là trường hợp của mọi nước châu Mỹ La Tinh, trừ Chile, trong một thế kỷ rưỡi từ giữa thế kỷ 19 đến cuối thế kỷ 20.
Và nếu tổng thống xung đột với quốc hội? Nhà nước sẽ chỉ được quản lý theo lối xử lý thường vụ; luật quốc hội biểu quyết tổng thống không ban hành, các đề nghị của tổng thống quốc hội không chấp nhận. Đất nước sẽ dẫm chân tại chỗ trong khi bối cảnh quốc gia và quốc tế thay dỗi. Guồng máy nhà nước cũng có thể bị ngừng trệ vì ngân sách không được biểu quyết hoặc tháo khoán. Cách bầu cử tổng thống qua phổ thông đầu phiếu tự nó đã không đứng đắn.
Cuộc bầu cử một người trên một nước lớn đòi hỏi những chi phí rất quan trọng cho ứng cử viên, do đó chỉ có những người rất giàu hoặc được sự hỗ trợ của những thế lực tài phiệt lớn mới có thể tranh cử. Như vậy bằng cách này hay cách khác quyền lãnh đạo chính trị sẽ luôn luôn thuộc về người giàu có chứ không phải thuộc về người thực sự có trí tuệ và khả năng.
Lối bầu cử tổng thống là bầu cho một người trước khi bầu cho một dự án chính trị. Tổng thống có thể được bầu vì những lý do không liên hệ gì với khả năng chính trị: con cháu một vĩ nhân, đẹp trai, ăn ảnh, vợ đẹp, nói chuyện duyên đáng, v.v... làm mất sự nghiêm trang của sinh hoạt quốc gia. Cử tri có thể bầu cho một ứng cử viên như thế, nhưng sau đó lại nhàm chán với sinh hoạt chính trị. Lô-gích của một cuộc bầu cử tổng thống là được ăn cả ngã về không cho nên các cuộc bầu cử tổng thống thường rất gay gắt và gây chia rẽ trầm trọng, nhất là trong một quốc gia đang bị đặt trước những chọn lựa khó khăn. Mỗi cuộc thay đổi tổng thống đều tương tự như một cuộc cách mạng với những người rất vui mừng và những người rất tức giận.
Hậu quả của chế độ tổng thống cũng là làm tan vỡ các đảng phái chính trị. Tình trạng này có hai lý do. Một là vì sự được hay thua dựa trên một người nên nhu cầu là có được một ê-kíp quảng cáo chính trị tốt chứ không phải một bộ tham mưu chính trị giỏi, vấn đề là làm thế nào để đánh bóng được ứng cử viên của mình để giành được chức tổng thống trước khi cần những nhà chiến lược lớn. Hai là vì chức vụ tổng thống là tất cả cho nên những nhân vật lớn trong cùng một đang không thể thỏa hiệp với nhau. Hai nhân vật ngang tam cỡ với nhau không thể thỏa hiệp để người có hy vọng hơn ra ứng cử, bởi vì không có sự qua lại, phải nhượng bộ tất cả hoặc không nhượng bộ gì hết. Các quốc gia theo chế độ tổng thống vì vậy thường không thể có các chính đảng lớn như tại các quốc gia theo chế độ đại nghị. Sự kiện thiếu vắng các chính đảng lớn là một bất lợi trầm trọng cho quốc gia. Các chính đảng lớn vừa là lò đào tạo ra các nhà lãnh đạo vừa là nơi mỏ xẻ và trao đổi những ý kiến về những chọn lựa quan trọng đặt ra cho đất nước. Hơn nữa, các nước theo chế độ tổng thống không phải chỉ thiếu chính đảng lớn mà còn thiếu chính đảng đúng nghĩa. Vì tất cả quyền hành tập trung vào tổng thống nên vị tổng thống nào cũng lôi kéo được sự hùa theo của một số đông đảo những phần tử cơ hội chủ nghĩa và vụ lợi: Tỏng thống luôn luôn có một đảng rất lớn nhưng thường không có phẩm chất, bởi vì phần lớn là những phần tử xu nịnh.
Tôi sống tại Pháp và đã theo dõi năm cuộc bầu cử tổng thống. Mỗi cuộc bầu cử là mỗi lần dân Pháp bị chia làm hai phe. Kết quả vừa được công bố thì lập tức hàng trăm nghìn người xuống đường đốt pháo bông, bóp kèn, nhảy múa và gào hét On a gagné? (Ta đã thắng!) trong khi những người thuộc phe thua thì lòng đau như cắt. Mỗi lần bầu cử tổng thống là mỗi lần nội bộ các đảng lớn khủng hoảng trầm trọng. Trong đảng xã hội, tổng thống Mitterrand và nhân vật uy tín thứ hai là Michel Rocard trở thành những kẻ thù, không phải chỉ suốt đời mà cả sau khi ông Mitlerrand đã chết. Đảng Xã Hội hầu như tan rã sau lần bầu cử tổng thống thứ hai. Bên cánh hữu thì Tập Hợp Cộng Hòa, đảng lớn nhất cũng tan rã dần sau cuộc bầu cử tổng thống. Đôi bạn ba mươi năm Chirac và Balladur đã trở thành những đối thủ không thể nhìn mặt nhau, sau khi cả hai đều ra ứng cử tổng thống dù thuộc cùng một đảng. Nguyên nhân lúc nào cũng giống nhau: người ta không thể thỏa hiệp, bởi vì chức vụ tổng thống là tất cả. Hậu quả tai hại như vậy dù Pháp mới chỉ là một nước theo chế độ bán tổng thống, trong đó hiến pháp dành cho thủ tướng toàn quyền trong các vấn đề kinh tế xã hội.
Bây giờ, hãy nhìn ngay vào trường hợp Hoa Kỳ, quốc gia duy nhất mà chế độ tổng thống có thể coi là thành công. Sự thành công này có một giải thích: Hoa Kỳ không giống bất cứ một quốc gia nào khác trên thế giới.
Quốc gia này đã được thành lập sau khi xã hội dân sự đã trở thành mạnh mẽ, từ đó xã hội dân sự luôn luôn nắm vai trò chủ động, nhà nước Hoa Kỳ luôn luôn là một nhà nước nhẹ tới mức tối thiểu. Trong tác phẩm để đời của ông về Nền Dân Chủ Mỹ (De la Démocratie en Amérique) viết năm 1830, Alexis de Tocqueville kể lại rằng ông tìm gặp một thị trưởng một thành phố khá lớn tại Mỹ và thấy một người rất tầm thường đang loay hoay sửa mái nhà, qua câu chuyện ông thấy vị thị trưởng chỉ có một trình độ hiểu biết rất giới hạn. Tocqueville nhận ra là tại Mỹ những người thông minh và tài giỏi đều lao vào kinh doanh làm giàu, chỉ những người trung bình mới tham gia vào chính quyền. Chính quyền vì vậy luôn luôn trọng nể xã hội dân sự và tự cho mình sứ mạng là phục vụ xã hội dân sự và tạo điều kiện để xã hội dân sự có thể hoạt động lành mạnh. Nền tảng của nước Mỹ là xã hội dân sự. Không những thế Hoa Kỳ lại theo chế độ liên bang tản quyền tối đa, vai trò của nhà nước trung ương lại càng bị giảm thiểu. Trong phần thảo luận về dân chủ, chúng ta đã nói tự do mới là cứu cánh của chính trị, ưu tư đầu tiên phải là giảm thiểu vai trò của chính quyền để nhường chỗ tối đa cho cá nhân và xã hội dân sự. Hoa Kỳ là bằng chứng rằng một chính quyền dở mà nhẹ vẫn hơn một chính quyền tốt nhưng kềnh càng. Một nét đặc thù khác của nước Mỹ là ngay từ ngày lập quốc nó đã có một đồng thuận rất mạnh trên một triết lý chính trị, triết lý chính trị đó là chủ nghĩa cá nhân tự do. Vì vậy mà Hoa Kỳ không có những cuộc tranh luận chính trị lớn. Các issues của những cuộc bầu cử chỉ là những vấn đề nhỏ: có nên hạn chế quyền phá thai không, có cho phép cầu nguyện trong trường học không, ủng hộ hay không ủng hộ án tử hình, hay cùng lắm là tăng hay giảm 0,5 % thuế, v.v... Trường hợp Hoa Kỳ vì vậy không thể nới rộng cho các quốc gia đang bị đặt trước những chọn lựa quan trọng. Các nước khác bắt chước chế độ tổng thống của Hoa Kỳ đã chỉ tiến dần về độc tài và bế tắc.
Tuy vậy, chế độ tổng thống cũng đã gây những khó khăn đáng kể cho Hoa Kỳ, một tổng thống kém cỏi như Harding đã có thể tiếp tục trong sự sai lầm, góp phần quyết định đưa cả Hoa Kỳ và thế giới vào cuộc khủng hoảng bị đát 1929. Chính cuộc khủng hoảng này đã giúp cho các đảng phát-xít lên cầm quyền tại ý và Đức, đưa đền thế chiến; nó cũng đã cũng cấp lập luận cho chế độ cộng sản Liên xô và nhiều chế độ độc tài khác để bài bác dân chủ. Một thí dụ gần đây hơn là vụ tai tiếng của Bill Clinton và Monica Lewinski, gây chia rẽ và bối rối vô ích cho nước Mỹ trong hơn một năm trời. Nếu Clinton chỉ là một thủ tướng, ông đã có thể từ chức một cách êm thấm. Hoa Kỳ đã thành công với chế độ tổng thống nhờ một xã hội dân sự mạnh, tổ chức liên bang, chính quyền nhẹ và đồng thuận cao, nhưng chắc chắn Hoa Kỳ sẽ thành công hơn nhiều nếu theo chế độ đại nghị.
Cần lưu ý là vào lúc lập quốc, chính quyền liên bang Hoa Kỳ chỉ có một nhiệm vụ chính là đảm bảo quốc phòng. Dần dần với vai trò ngày càng lớn trên thế giới và với các vấn đề ngày càng phức lạp chính quyền liên bang đã trở thành một chính quyền thực sự, nhưng đồng thời chế độ Hoa Kỳ cũng chuyển biến từ từ tới gần một chế độ đại nghị.
Tại Pháp, do sự phá sản của lối đầu phiếu theo tỷ lệ được đổ lỗi oan cho chế độ đại nghị và do uy tín áp đảo của tướng De Gaulle, chế độ bán tổng thống đã được thành lập, nhưng càng ngày càng có những tiếng nói có thẩm quyền cất lên đòi chuyển hóa về chế độ đại nghị. Maurice Druon, cựu bộ trưởng của De Gaulle và viện sĩ Viện Hàn Lâm Pháp, đánh giá chế độ tổng thống là một sai lầm vĩ đại của De Gaulle.
Thực ra chế độ tổng thống là gì? Nó là một cải tiến của chế độ quân chủ tuyệt đối theo hai hướng: một là vua được bầu là do phổ thông đầu phiếu thay vì lên ngôi theo cha truyền con nối và được gọi là tổng thống; hai là quyền hạn của tổng thống được qui định theo hiến pháp. Tóm lại, chế độ tổng thống là một bước tiến do dự từ chế độ quân chủ sang dân chủ. Nói khác đi, nó phản ánh một lấn cấn tiếc nuối đối với những chế độ mệnh danh là độc tài sáng suốt. Nguyễn Ngọc Huy đã bày tỏ tâm lý này trong cuốn Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn. Ông giải thích rằng trước đây đảng Đại Việt chọn chế độ độc tài và theo lãnh tụ chế vì vào lúc đảng Đại Việt được thành lập các chế độ độc tài đang thịnh hành; sau đó vì các chế độ độc tài không còn được nhìn nhận, đảng Đại Việt đã chuyên sang chế độ tổng thống vì nghĩ rằng chế độ này giữ được những ưu điểm của chế độ độc tài dù vẫn dân chủ. Ngày nay thực tế đã chứng minh rõ ràng rằng không làm gì có những ưu điểm của chế độ độc tài cả, các chế độ độc tài sáng suốt chỉ là một huyền thoại, mọi chế độc tài đều tồi tệ. Chỉ còn một chọn lựa dứt khoát là dân chủ. Chế độ dân chủ nhất là chế độ đại nghị, trong đó quyền hành thuộc về một thủ tướng do quốc hội bầu ra và chịu trách nhiệm trước quốc hội.
Trong chế độ đại nghị, người dân bầu một cách đúng đắn hơn hẳn, họ bầu cho một dự án chính trị thay vì cho một người, và họ cũng bầu cho hàng trăm dân biểu cùng một lúc. Cử tri mỗi đơn vị có phương tiện để tiếp xúc và tìm hiểu các ứng cử viên để có thể bầu với sự hiểu biết. Rủi ro sai lầm giảm đi, và sai lầm nếu có cũng không trầm trọng vì họ chỉ bầu một trong số bốn, năm trăm dân biểu. Vị thủ tướng có thể bị quốc hội thay đổi bất cứ lúc nào và phải luôn luận chứng tỏ khả năng của mình trước một hội đồng giám khảo có bản lãnh. Do đó thủ tướng vừa phải có thực tài vừa phải hết sức thận trọng. Sự thay đối thủ tướng, nếu cần, cũng không gây ra khủng hoảng lớn. Các chính đảng cũng hoạt động nghiêm túc và hài hòa hơn, hai nhân vật ngang tầm cỡ trong cùng một đảng cũng có thể dễ dàng thoả hiệp với nhau hơn, để một người làm lãnh tụ và trở thành thủ tướng nếu đảng thắng cử, bởi vì chức thủ tướng không phải là tất cả, thủ tướng chỉ là người thứ nhất trong số những người ngang nhau trong một chính phủ.
Chế độ thủ tướng chắc chắn hơn hẳn chế độ tổng thống, với điều kiện là nó vừa bảo đảm được một mức độ ổn vững tương đối vừa bảo đảm được tiếng nói của mọi khuynh hướng trong các cuộc tranh luận trên những vấn đề lớn của đất nước. Đó là một bài toán có lời giải. Chúng ta đã biết là lối đầu phiếu đơn danh và một vòng đưa tới một quốc hội với hai đảng lớn. Mặt khác chúng ta cũng biết rằng lối đầu phiếu theo tỷ lệ đảm bảo tiếng nói trong quốc hội cho mọi khuynh hướng.
Như vậy giải pháp tói ưu là một thề chế đại nghị tản quyền với một quốc hội trong đó 90% dân biểu được bầu theo thể thức đơn danh và một vòng, và 10% còn lại được bầu theo tỷ lệ. Số 90% bầu theo thề thực đơn danh bảo đảm sự hiện diện của một đa số trong quốc hội và do đó sự ổn vựng của chính quyền, trong khi số 10% bầu theo tỷ lệ có hai mục đích, một là bảo đảm cho mọi khuynh hướng được có tiếng nói, hai là cho phép những người lãnh đạo các chính đảng khỏi phải lo tranh cử tại các địa phương và tập trung cố gắng vào những vấn đề quốc gia. Giải pháp này đã được dưa ra trong Dự án chính trị dân chủ đa nguyên 1996 của nhóm Thông Luận. Gần đây, Guy Carcassonne, chuyên gia có uy tín về các định chế chính trị lại Pháp, phản ánh những trao đổi của các chuyên gia lớn trên thế giới về hiến pháp, cũng đi tới cùng một đề nghị.
Người Việt nam chúng ta sở dĩ coi chế độ tổng thống là tự nhiên vì đó là chế độ không cộng sản duy nhất mà đại đa số chúng ta biết tới. ở miền Nam Việt nam trước đây đã chỉ có chế độ tổng thống. Sau này hai cộng đồng người Việt hải ngoại lớn nhất là tại Mỹ và Pháp, cả hai nước này đều theo chế độ tổng thống. Từ đó chúng ta tiêm nhiễm một thứ phản xạ tổng thống. Nhưng có những phản xạ rất có hại, cũng như có những thành kiến cần phải từ bỏ.