Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Hồi Ký, Tuỳ Bút >> Tổ quốc ăn năn

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 123579 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Tổ quốc ăn năn
Nguyễn gia Kiểng

Hồ Quí Ly và Mạc Đăng Dung
Trong một thời gian cách nhau hơn một thế kỷ, nước ta đã có hai trường hợp cướp ngôi. Hồ Quí Ly cướp ngôi nhà Trần năm 1400, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê năm 1527. Hai trường hợp khởi đầu trong một kịch bản tương đối giống nhau: một dòng họ hư đốn làm cho đất nước suy đồi, rồi một đại thần phế bỏ vua, tự lập lên ngôi. Trong cả hai trường hợp, vị vua cũ bị giết hại. Trong cả hai trường hợp, các triều thần của dòng vua cũ được mời ở lại giúp vua mới. Nhưng kết quả đã khác nhau, và sự phán xét của lịch sử đã rất lạ lùng.
Hồ Quí Ly là một đại thần bất lực, bên trong làm cho đất nước suy đồi, bên ngoài thì không giữ được bờ cõi. Quân Chiêm Thành ra vào cướp phá như chỗ không người, kinh đô mấy lần bị rơi vào tay quân địch, Hồ Quí Ly chỉ biết dắt vua bỏ chạy. Chẳng có công lao gì với đất nước nhưng Hồ Quí Ly cũng đã trấn áp được vua Trần rồi cướp ngôi. Hồ Quí Ly cũng tỏ ra đặc biệt bội bạc với đất nước Việt nam đã cho ông ta tất cả, ông ta vẫn tự coi là người Tàu dù tổ tiên đã lập nghiệp tại Việt nam từ bốn đời. Cướp được ngôi vua, Hồ Quí Ly, trước đó mang họ Lê theo bố nuôi, đã lấy lại họ Hồ theo họ cũ của mình và đổi tên nước ta từ Đại Việt thành Đại Ngu theo tên cố quốc của mình, rồi thi hành một chính sách cướp bóc ra mặt đối với dân chúng. Nguyên Trãi kể tội Hồ Quí Ly: Vừa qua nhà Hồ vì chính sách phiền hà làm cho lòng người oán giận. Kết quả là Hồ Quí Ly làm mất nước, nước ta lại rơi vào vòng Bắc thuộc sau gần năm trăm năm độc lập. Tội của Hồ Quí Ly đối với Việt nam thực là lớn. Thế nhưng xem ra Hồ Quí Ly chỉ bị lên án vừa phải thôi, không những thế còn được khen là con người lỗi lạc, một trí tuệ siêu việt và sáng tạo.
Mạc Đăng Dung, hơn một trăm năm sau, có công giúp vua dẹp loạn rồi được tin dùng và lợi dụng cơ hội để cướp ngôi. Cũng như trường hợp Hồ Quí Ly, đám con cháu của triều đình cũ sang Tàu cầu cứu và quân Tàu rục rịch đánh nước ta. Mạc Đăng Dung tự trói mình xin thần phục Trung Quốc và giữ được nước. Nhà Mạc sau đó không tỏ ra dấu hiệu hà khắc nào, không gặp giặc giã nào đáng kể, dân tình không đến nỗi khổ sở. Nhưng nhà Mạc đã gặp cuộc chiến tranh qui mô để tái lập nhà Lê do Nguyễn Kim, rồi Trịnh Kiểm và Trịnh Tùng lãnh đạo, rồi bị tiêu diệt sau sáu mươi lăm năm. Mạc Đăng Dung đã bị tất cả các sử gia và trí thức mạt sát thậm tệ. Cách phán xét nhà Hồ và nhà Mạc cho tới nay ít làm ai ngạc nhiên. Cũng cùng thoán nghịch mà sao người làm mất nước lại không bị lên án gay gắt bằng người không làm mất nước? Đối với người lãnh đạo quốc gia có tội nào lớn hơn tội làm mất nước? Người ta lên án Hồ Quí Ly và Mạc Đăng Dung đã phản bội vua và cướp ngôi. Điều này vào thời đại đó và với khuôn mẫu đạo lý đó là đúng. Nhưng ngày nay nhìn lại thì sao? Nếu chúng ta coi khuôn mẫu Khổng Giáo vẫn còn là tốt cho đất nước và cần được duy trì thì cả Hồ Quí Ly và Mạc Đăng Dung đều đáng lên án. Ngược lại nếu chúng ta coi khuôn mẫu Khổng Giáo là khuôn mẫu cỗ hủ đáng lẽ không được duy trì quá lâu như vậy, thì hành động thoán nghịch của Hồ Quí Ly và Mạc Đăng Dung phải được coi là đáng khen vì nó là một thách thức đối với khuôn mẫu Khổng Giáo. Còn nếu chúng ta không có ý kiến dứt khoát thì hành động thoán nghịch chẳng là công mà cũng chẳng là tội. Nó chỉ là một biến cố chính trị. Vậy thì ngoại trừ đối với một số người thủ cựu một cách mê muội, cái tội thoán nghịch không nên đặt ra nữa. Cái gì bắt một dân tộc phải tiếp tục chịu đựng những ông vua tồi tệ như cuối đời Trần hay cuối đời Hậu Lê? Đạo lý nào bắt buộc như vậy chỉ là một đạo lý tồi tệ. Xét công, tội của Hồ Quí Ly và Mạc Đăng Dung phải dựa vào những gì họ để lại sau đó.
Hồ Quí Ly không làm được gì cho đất nước, chỉ làm khổ dân và rồi làm mất nước. Người ta ca tụng Hồ Quí Ly là có nhiều ý kiến sáng tạo: đổi lại hệ thống giáo dục một cách thực dụng hơn, đem toán học, địa lý và nông nghiệp vào giáo dục, lập các trạm y tế ở khắp nơi. Nhưng câu hỏi đặt ra là nếu quả thực đó là những ý kiến mà Hồ Quí Ly cho là ích quốc lợi dân thì tại sao trong mấy chục năm làm thái sư, có tất cả mọi quyền trong tay, kể cả quyền giết vua mà Hồ Quí Ly đã sử dụng một cách thường xuyên, Hồ Quí Ly không đem áp dụng? Đó là một câu hỏi lớn mà sẽ không bao giờ la tìm được câu trả lời chính xác. Một trong những giải thích có thể là Hồ Quí Ly cũng chẳng thực sự coi trọng nhưng biện pháp canh tân sau đó Quí Ly cũng coi trọng cái học từ chương như mọi người thời đó, những biện pháp mà Quí Ly đưa ra chỉ là để đánh đổ các giá trị cũ để đào thải lớp nho sĩ thời đó, được quí trọng vì cái học từ chương và trong đại đa số không ủng hộ Quí Ly.
Người ta cũng ca tụng Quí Ly đã biết phát minh ra tiền giấy. Có người còn nói Quí Ly dáng được coi là thủy tổ của ngành ngân hàng! Những điều này hoàn toàn sai và chứng tỏ rằng những người nói như vậy chỉ phát ngôn bừa bãi chứ họ không biết gì về ngân hàng và tiền tệ. Tiền giấy của Quí Ly không khác gì tiền mã đã có từ lâu rồi để cúng tế người chết mà thôi, nó hoàn toàn không có một giá trị thanh toán nào cả. Hành động của Quí Ly chỉ là một hành động của kẻ tham lam muốn cướp hết vàng bạc trong nước cho mình và những đồng tiền giấy chỉ là những chứng nhận đã nộp vàng để được yên thân mà thôi.
Nếu quả thực những điều Quí Ly làm là những biện pháp canh tân thực sự, thì một trí tuệ đủ khả năng nhìn ra những biện pháp đó cũng phải ý thức được, ít nhất một phần nào, những khó khăn của việc thực hiện và đã không thi hành một cách vội vã, cẩu thả như Quí Ly đã làm. Trên thực tế, ngoại trừ việc cướp bóc vàng bạc, Quí Ly chẳng làm được gì cả. Nhà Hồ cung chỉ kéo dài được bảy năm. Người ta trách Mạc Đăng Dung là làm nhục quốc thể, quì lạy tướng Trung Hoa và cắt đất dâng cho Trung Quốc. Việc quì lạy tướng Tàu là tồi thực, nhưng đó là điều mà các vua Việt nam ngày trước vẫn thường làm trước sứ giả Trung Quốc, không phải riêng gì Mạc Đăng Dung. Mạc Đăng Dung đã quỵ luỵ hơn các vua khác vì lúc đó ông ta không đứng trước một sứ giả mà trước một đạo quân hùng mạnh sắp tràn vào Việt nam xâm chiếm. Hành động hèn nhát của Đăng Dung đã cứu được đất nước khỏi chiến tranh và ngoại thuộc. Hèn thực, nhưng cũng may thay cho nước ta. Người ta lên án Mạc Đăng Dung đã dâng đất cho Trung Hoa. Nhưng sự dâng đất này chỉ là hình thức và không đáng kể. Mạc Đăng Dung chỉ dâng năm động ở Cao Bằng. Năm cái động đó có đáng gì đâu so với ngay cả những đất đai mà nhà Lý, được coi là oanh liệt, đã phải nhượng cho Trung Quốc để cầu hòa, sau nhiều cố gắng chiến dấu. Vả lại, người Trung Hoa chẳng bao giờ sang tiếp thu năm cái hang núi này cả, cho nên trên thực tế, Mạc Đăng Dung không làm mất một tấc đất nào.
Người ta coi Hồ Quí Ly hơn Mạc Đăng Dung, ở chỗ Hồ Quý Ly đã dám đánh lại quân Tàu, dù là đánh để rồi thua và mất nước. Người ta sỉ vả Mạc Đăng Dung là đã hèn nhát xin hàng tướng Tàu, dù nhờ đó mà Việt nam tránh được chiến tranh và không mất nước. Mà thực sự Hồ Quí Ly có đánh được gì đâu, quân Minh đi đến đâu, quân Hồ bỏ chạy đến đó, như ngày trước quân Chiêm liến đến đâu, Hồ Quí Ly chạy đến đó, chỉ trong vài tháng cả vua quan bị bắt trói giải về Tàu.
Tại sao lại có việc trọng Hồ Quí Ly, khinh Mạc Đăng Dung? Có hai lý do. Lý do thứ nhất là tinh thần quốc gia chúng ta không cao. Ta không coi trọng những gì có lợi cho đất nước mà chỉ để ý xem cái gì là độc đáo trong một con người; chúng ta vẫn suy luận như những cá nhân chứ không phải như một dân tộc. Lý do thứ hai là óc tôn thờ chiến tranh đã nói ở một phần trước trong sách này. Đánh bao giờ cũng có sức quyến rũ hơn hòa, dù là đánh ngu xuẩn như Hồ Quí Ly. Cho đến ngày nay, lập trường trọng Hồ khinh Mạc vẫn còn ngự trị, điều đó chứng tỏ trí tuệ tập thẻ chúng ta vẫn còn mê muội, tâm lý của chúng ta vẫn chưa được khai thông.

<< ảo ảnh Lý Trần | Người trong một nước? >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 726

Return to top