Chúng ta đều biết nước Cao Ly là nước nào. Tuy nhiên ngay việc gọi tên nó cũng làm nhiều người phân vân: Triều Tiên hay Hàn Quốc? Quốc hiệu của nước này đã thay đổi nhiều lần trong lịch sử và ngay bây giờ cũng không đồng nhất. Từ sau thế chiến II trên bán đảo Cao Ly có hai nước được thành lập và xung đột với nhau, Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên tại miền Bắc và Đại Hàn Dân Quốc tại miền Nam. Như vậy miền Bắc tự gọi là Triều Tiên trong khi miền Nam là Đại Hàn. Tuy vậy khi giao thiệp với các nước Tây Phương họ lại dịch giống nhau và đều dùng chữ Cao Ly (Korea, Corée). Miền Bắc là Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Cao Ly (Democratic Peoples Repubhc of Korea, République Démocratique ét Populaire de Corée), miền Nam là Cộng Hòa Cao Ly (Republic of Korea, République de Corée). Vậy khi cần nói đến cả hai miền của đất nước này la có thể tạm dùng chữ Cao Ly, một danh xưng mà ngôn ngữ Việt nam ít dùng, vì thường sử dụng thẳng quốc hiệu chính thức của hai chế độ, nghĩa là Triều Tiên hay Đại Hàn.
Triều Tiên là quốc hiệu được Trung Quốc nhìn nhận từ năm 1391; Cao Ly là tên gọi của nước này trong năm thế kỷ trước đó; trong khi Hàn là tên một con sông ở chính giữa nước, và cũng là tên của một dân tộc đã sinh sống tại miền Nam bán đảo Cao Ly và là nguồn gốc của đa số dân Cao Ly. Một ngày nào đó, nếu nước này được thống nhất có rất nhiều triển vọng họ sẽ sử dụng tên Cao Ly. Vả lại những danh xưng Triều Tiên, Đại Hàn ngay từ bây giờ đã không có công dụng quốc tế.
Cao Ly có một lịch sử bình thường hơn nước ta. Đất nước này đã thành hình do sự sát nhập và thống nhất nhiều vương quốc nhỏ trên bán đảo. Kể từ thế kỷ 13 lãnh thổ của họ không thay đổi nữa, gồm toàn bộ bán đảo, ngăn cách với Trung Quốc bởi con sông áp Lục.
Nhiều người Việt nam không am hiểu lịch sử Cao Ly, và do tự ái dân tộc, thường cho rằng trước đây không lâu nước ta còn tiến bộ và hùng mạnh hơn Cao Ly, sự thua kém của ta chỉ là gần đây mà thôi. Sự thực rất khác. Dân tộc Cao Ly từ lâu đã tiến bộ hơn ta nhiều về mọi mặt. Họ đã được độc lập trong suốt dòng lịch sử. Đôi khi vì suy yếu hơn nước Trung Hoa họ đã phải nhận vai trò chư hầu nhưng vẫn giữ được nền tự chủ, ít ra là tự trị, trái với Việt nam bị sát nhập làm một phần của Trung Quốc trong hơn một ngàn năm. Di sản của một ngàn năm nô lệ này vẫn còn để lại trong hồn tính và tư tưởng của chúng ta nhưng tật nguyền mà người Cao Ly, vì là một dân tộc độc lập không có. Họ có tinh thần dân tộc cao hơn ta, có óc sáng tạo hơn ta và đã tiến triển rất sớm. Những tranh vẽ còn lại trong các ngôi mộ từ thế kỷ 4 chứng tỏ một trình độ nghệ thuật rất cao, không thua gì người Trung Hoa. Cũng tại các ngôi mộ này ta thấy các dấu tích về quần áo, kiến trúc, công nghiệp, giải trí và binh bị rất đáng ngạc nhiên về sự tinh vi. Nếu ngày nay nước Cao Ly, ít nhất phần phía Nam được gọi là Đại Hàn Dân Quốc, tiến bộ mau chóng cũng nhờ họ được thừa hưởng một di sản văn hóa rất phong phú và đặc sắc.
Điều đặc sắc nhất là họ đã có một ngôn ngữ Cao Ly riêng, đã để lại nhưng bài thơ có giá trị triết lý, văn học ngay từ thế kỷ thứ 6. Ngôn ngữ này được sáng chế ra bằng cách sử dụng những bộ chữ của người Trung Hoa, gần giống như chúng ta đã dựa vào chữ Hán để chế ra chữ Nôm, nhưng sớm hơn. Ngay từ thế kỷ thứ 7, người Cao Ly đã biết kỹ thuật in sách. Cho tới nay, theo một số nhà nghiên cứu, bản in xưa nhất thế giới là bản in một cuốn sách của người Cao Ly. Ngay từ thế kỷ 7, người Cao Ly đã quan tâm học hỏi các môn toán thiên văn, y học. Năm 717 họ đã lập ra các học vị tiến sĩ Toán, tiến sĩ Y khoa, tiến sĩ Thiên văn. Trước đó, năm 692 họ đã có những tiến sĩ Luật. Nếu nhìn lại lịch sử của ta thì phải thấy ta thua họ xa lắm và từ lâu rồi. Cho đến đầu thế kỷ 20 ta vẫn chỉ có những cử nhân tiến sĩ về văn chương mà thôi.
Kinh nghiệm Cao Ly mà tôi muốn nói tôi ở đây là kinh nghiệm về ngôn ngữ. Người Cao Ly rất hiếu học và cầu tiến. Từ thế kỷ thứ 10 họ say sưa học hỏi văn hóa Trung Hoa, treo giải thưởng cho những ai tìm được sách của Trung Hoa, rồi sao chép và phổ biến trong giới ưu tú. Lúc đó nước Trung Hoa lại may mắn gặp những thời kỳ thịnh trị qua suốt các triều đại Đường, Tống, Nguyễn, Minh. Văn học, triết lý và chính trị của Trung Hoa đều rất thịnh trong các triều đại này. Trí thức Cao Ly say mê học hỏi rồi dần dần bỏ quên cả ngôn ngữ gốc của mình. Chữ Hán với thời gian chiếm vai trò của ngôn ngữ chính thức, át hẳn tiếng Cao Ly. Hậu quả của việc tôn sùng tiếng Trung Hoa là dần dần Cao Ly thua kém Trong Hoa và suy thoái đi, bởi vì chữ Hán chỉ phổ biến trong giới thượng lưu mà thôi. Quần chúng Cao Ly vẫn chỉ sử dụng tiếng Cao Ly bản xứ. Vì ngôn ngữ này không được phát triển, trình độ văn hóa của quần chúng không vươn lên được.
Sau hơn bốn thế kỷ bỏ rơi ngôn ngữ của chính mình để chạy theo một ngôn ngữ và một văn hóa nước ngoài, người Cao Ly đã nhận ra sự sút kém của mình. Đầu thế kỷ 15 họ quay trở lại phát triển tiếng Cao Ly và lần này họ làm một phát minh độc đáo: một tiếng Cao Ly mới xuất hiện với một mẫu tự riêng, gom 26 chữ cái, mỗi chữ cái diễn tả một âm riêng giống như các ngôn ngữ phương Tây, nhưng các mẫu tự dĩ nhiên là khác với các mẫu tự la tinh ABC vì lúc đó Cao Ly chưa biết tới châu Âu.
Cuộc cách mạng văn hóa này đã gặp nhiều chống đối của giới sĩ phu sính chữ Hán, nhưng nhờ quyết tâm của chính quyền nó đã thành công và nước Cao Ly vươn lên mạnh mẽ. Cho tới nay, đây vẫn là ngôn ngữ chính thức của nước Cao Ly và đã được phong phú hóa rất nhiều để trở thành một ngôn ngữ đầy đủ khả năng để chuyên chở mọi kiến thức văn học, khoa học kỹ thuật.
Vào đầu năm 1998, một bài báo của một thân hữu được đăng trên tờ Cánh én tại Đức và Thông Luận đã phê phán một bài báo khác của tôi. Tác giả phê phán tôi cực đoan trong cách nhận định văn hóa và lịch sử dân tộc và đưa ra nhận định là hình như những người hoạt động chính trị Việt nam đều có chung nhau một điểm là hay chọn lựa thái độ cực đoan. Đề cập tới hai khuôn mặt chính trị Việt nam hồi đầu thế kỷ, tác giả nhận định Phan Bội Châu đã cực đoan trong thái đõ thân Nhật, một chọn lựa mà nếu thành công vào lúc đó sẽ là một thảm kịch cho dân tộc Việt nam; Phan Chu Trinh đã quá khích trong cố gắng cỗ võ dùng chữ quốc ngữ thay chữ Nho với hậu quả là người Việt nam đã mất mát rất lớn vì bị đoạn tuyệt với văn hóa Trung Hoa, văn hóa gốc của mình. Tác giả viện dẫn trường hợp Cao Ly để nói rằng người Cao Ly, cũng như người Nhật, đã tiến mạnh nhờ tiếp tục sử dụng tiếng Hán. Tôi chia sẻ với bạn đó nhận định về Phan Bội Châu nhưng không thể đồng ý về trường hợp Phan Chu Trinh và chữ quốc ngữ, nhất là về thí dụ Cao Ly. Cao Ly đã sùng ái chữ Hán trong vòng bốn thế kỷ nhưng vẫn có ngôn ngữ riêng của họ và từ năm thế kỷ gần đây ngôn ngữ riêng là ngôn ngữ chính thức chứ không phải chữ Hán. Họ tiến nhờ ngôn ngữ riêng chứ không phải nhờ chữ Hán mà họ chỉ sử dụng như một ngoại ngữ. Theo chỗ tôi biết, trong tiếng Cao Ly hiện nay chỉ có khoảng hai ngàn chữ có gốc chữ Hán mà thôi, nghĩa là rất ít so với sự hiện diện của chữ Hán trong tiếng Việt. Các chữ Hán vay mượn này cũng đã được Cao Ly hóa, nghĩa là viết bằng mẫu tự Cao Ly, chẳng khác gì ta viết chữ gốc Hán như ân nhân bằng mẫu tự la tinh. Sử dụng ngôn ngữ của riêng mình là một bắt buộc đối với mọi dân tộc muốn trường tồn. Suy nghĩ và diễn tả là hai hành động cơ bản nhất của loài người. Chúng ta suy nghĩ và diễn tả bằng một ngôn ngữ, và chúng ta chỉ thoải mái và chỉ thành công tối đa trong ngôn ngữ của chính mình. Sử dụng một ngoại ngữ chúng ta sẽ bị giới hạn trong cả suy nghĩ lẫn diễn đạt, chúng ta sẽ thua kém. Đó mới chỉ là nói về giới trí thức. Đối với cộng đồng dân tộc việc sử dụng ngoại ngữ thay vì quốc ngữ còn nguy hiểm gấp bội. Quần chúng chỉ có thể dùng ngôn ngữ của mình chứ không thể thấu hiểu một ngoại ngữ. Bỏ rơi quốc ngữ là bỏ rơi đại bộ phận dân tộc và chấp nhận vĩnh viên số phận nhược tiểu, trừ trường hợp dám thẳng thắn xóa bỏ văn hóa của mình để chấp nhận một văn hóa mới. Nhưng cố gắng xóa bỏ văn hóa của chính mình này sẽ đòi hỏi nhiều thế kỷ và tới nay chưa dân tộc nào làm được. Nước Việt nam của chúng ta đã thử nghiệm trong mười thế kỷ Bắc thuộc và hơn bốn thế kỷ độc lập sau đó nhưng đã không thành công.
Đất nước ta đang mở ra với thế giới vào giữa lúc mà tiếng Anh đang thời thượng. Chẳng bao lâu một cuộc thảo luận lớn sẽ diễn ra: nên đầu tư tích cực vào tiếng Anh để hội nhập mau chóng vào sinh hoạt thế giới hay nên dồn một cố gắng vĩ đại vào việc phát triển tiếng và cải tiến tiếng Việt? Nhiều người lý luận rằng với tiếng Anh chúng ta sẽ hiểu được cả thế giới và ngược lại cũng được cả thế giới hiểu. Tiếng Việt có rất nhiều trở ngại: tiếng đơn âm, khó kết hợp và biến hóa để tạo ra những từ mới, diễn tả những ý niệm mới; dấu phức lạp, khó dùng trong truyền thông và tin học; hơn nữa lại không được thế giới biết đến, đằng nào cũng vẫn phải dùng tiếng Anh trong các giao dịch quốc tế.
Mặc dầu tất cả những trở ngại rất lớn và có thực đó, lập trường của tôi rất rõ rệt: phải dùng tiếng Việt và phải đầu tư vào tiếng Việt. Lập trường của tôi không xuất phát từ một tinh thần quốc gia mà từ một nhận định thực tiễn: người Việt chỉ thành công qua tiếng Việt mà thôi. Chúng ta sẽ không có hy vọng nào để cả nước thông thạo tiếng Anh, mà có thông thạo đi nữa thì cũng không bao giờ thông thạo được bằng người Anh hay người Mỹ. Chúng ta sẽ học tiếng Anh, nhưng đó sẽ chỉ là ngôn ngữ giao dịch với bên ngoài. Tiếng Việt sẽ vẫn là ngôn ngữ để học hỏi, để suy nghĩ, để giáo dục, huấn luỵện, đào tạo và trao đổi giữa chúng ta. Đó là chọn lựa duy nhất của chúng ta. Chúng ta đã có kinh nghiệm chữ Hán và chữ Nôm. Chúng ta đã chỉ thực sự tiến bộ khi chữ Nôm trưởng thành. Dân tộc Cao Ly cũng đã có một kinh nghiệm tương tự về ngôn ngữ của họ sau khi đã sùng ái chữ Hán. Các dân tộc châu Âu cũng đã chỉ vươn lên nhờ biết sáng tạo và cải tiến tiếng mẹ đẻ của họ để thay thế cho tiếng La Tinh.
Chúng ta cũng có một kinh nghiệm ngược lại đầy ý nghĩa. Tỉnh Québec của Canada gom đại đa số là người gốc Pháp, và họ có đủ điều kiện để phát triển tiếng Pháp, nhưng họ không phải là một phần của nước Pháp cho nên mặc dầu có phương tiện dồi dào và có ý chí mạnh mẽ giữ gìn tiếng Phấp, họ đã không sáng tác được gì đáng kể bằng tiếng Pháp. Nước Việt nam ta với điều kiện địa lý và nhân văn có triển vọng để trở thành một nước lớn và giàu mạnh, nhưng triển vọng đó sẽ chỉ được thực hiện với tiếng Việt. Vậy chúng ta chỉ có một chọn lựa: xây dựng, cải tiến và phong phú hóa tiếng Việt.