Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Hồi Ký, Tuỳ Bút >> Tổ quốc ăn năn

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 123614 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Tổ quốc ăn năn
Nguyễn gia Kiểng

Người trong một nước?
Ông Hồ Chí Minh để lại một câu nói nổi tiếng, đã rất nhiều lần được nhắc lại và phá vài kỷ lục về in ấn: Nước Việt nam là một, dân tộc Việt nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng chân lý ấy không thể nào thay đổi, ông ấy không nói thêm nhưng mọi người đều hiểu: nước Việt nam phải thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng Sản Việt nam. Đó là một câu nói bày tỏ quyết tâm sắt đá áp đặt bằng mọi giá chế độ cộng sản trên toàn cõi Việt nam. ở vào thời điểm 1969, khi cuộc chiến Nam Bắc đang diễn ra khốc liệt, đó là một khẩu hiệu chiến tranh. Mọi người đều đã hiểu như vậy và đúng là phải hiểu như vậy.
Ngoài ra, câu nói Nước Việt nam là một chỉ có thể là một quyết tâm chứ không phải là một sự thực nếu nhìn vào lịch sử nước Miền Nam Việt nam được mở ra cùng với thế kỷ 17, khi Nguyễn Hoàng, còn gọi là chúa Tiên, bắt đầu khai phá, một thời gian sau khi đem dân vào Nam tránh họa Trịnh Kiểm. Con cháu Nguyễn Hoàng thiết lập ra một đất nước riêng biệt, đánh nhau với họ Trịnh để giữ bờ cõi trong gần một thế kỷ, sau đó Đàng Trong (tức miền Nam) và Đàng Ngoài (tức miền Bắc) sống như hai quốc gia riêng biệt và thù địch cho tới khi nhà Nguyễn bị Tây Sơn tiêu diệt vào năm 1778. Kế đó anh em Tây Sơn chia rẽ nhau và đất miền Nam của chúa Nguyễn bị chia làm hai, phía Bắc thuộc Nguyễn Huệ, phía Nam thuộc Nguyễn Nhạc và Nguyễn Lữ. Ngay khi nhà Tây Sơn dựng lên, Nguyễn ánh khởi binh khôi phục nhà Nguyễn, mấy lần chiếm lại Gia Định rồi lại bị đánh bại. Nhưng khi anh em Tây Sơn chia rẽ nhau, Nguyễn ánh đã làm chủ được vùng đất từ Biên Hòa trở vào cho tới mũi Cà Mau. Cho tới trận Đống Đa, năm 1789, nước ta thực sự bị chia làm bốn nước. Miền Bắc của vua Lê, từ Nghệ An cho tới Quang Nam của Nguyễn Huệ, miền Nam Trung Phần của Nguyễn Nhạc, và Nam Phần thuộc về Nguyễn ánh. Có lúc chúng ta có tới ba hoàng đế: Chiêu Thống tức Lê Duy Kỳ, Quang Trung tức Nguyễn Huệ và Thái Đức Hoàng Đế tức Nguyễn Nhạc, và một vương: Nguyễn ánh. Sau trận Đống Đa, Nguyễn Huệ diệt nhà Lê, ta còn lại hai hoàng đế và một vương. Đến năm 1802, Gia Long mới thống nhất được sơn hà. Như thế có nghĩa là một nửa của đất nước mới bắt đầu được hội nhập dần dần theo một tiến trình bắt đầu từ cách đây hơn bốn trăm năm và mới kết thúc cách đây hai trăm năm. Trong khoảng thời gian bốn thế kỷ qua, cùng với sự mở rộng đất nước, chúng ta chia đôi trong hơn hai thế kỷ, có lúc chia ba, có lúc chia bốn. Gia Long thống nhất đất nước được sáu mươi hai năm thì Nam Phần bị Pháp chiếm làm thuộc địa, rồi hai mươi năm sau đó cả nước bị Pháp đô hộ và chia ra làm ba Kỳ: miền Bắc, miền Trung và miền Nam với ba chế độ chính trị khác nhau. Sau thế chiến hai, nước Việt nam bị chia làm hai vùng quốc gia và cộng sản, dưới hai chế độ khác nhau. Từ năm 1954 đến năm 1975, hai vùng quốc gia và cộng sản tập trung lại thành hai miền Nam Bắc tiếp giáp nhau ở sông Bến Hải, vĩ tuyến 17. Đất nước lại thống nhất trở lại từ năm 1975.
Nói chung là từ ngày bắt đầu mở ra miền Nam, cách đây trên bổn trăm năm, chúng ta có được tám mươi năm thống nhất. Tám mươi năm trong thời gian hơn bốn trăm năm kể ra là quá ít, nhưng con số rất khiêm nhường đó cũng đã bỏ qua đi những chuyện các sứ quân nói lên hùng cứ một phương như vẫn xảy ra thường xuyên dưới triềư Nguyễn. Nó cũng không kể tới sự kiện là ngay cả khi có thống nhất về mặt hành chánh chúng ta cũng không có thống nhất trong dân tộc. Dưới thời nhà Nguyễn, nhân dân bị chia làm hai loại, giữa những người không có hay có đạo Công giáo. Khoảng một trăm ngàn người Công giáo đã bị sát hại chì vì tín ngưỡng của họ. Từ sau 1975, dân tộc cũng bị chia làm hai loại người, những người cộng sản rất thiểu số nhưng lại chiếm tất cả mọi quyền hành và những người không cộng sản chiếm đại đa số nhưng lại chỉ có quyền phục tùng.
Tóm lại, từ bốn thế kỷ qua, đất nước Việt nam ít khi là một, còn dân tộc Việt nam thì chưa bao giờ là một cả. Không những có chia cắt và chia rẽ, mà còn chia cắt để tàn sát lẫn nhau, chia rẽ để chà đạp và bách hại lãn nhau. Làm sao có thể ngạc nhiên nếu chúng ta không vươn lên được?
Cái quá trình chia cắt và chia rẽ đó khiến chúng ta nhìn nhau không phải như người cùng một nước, mà là những người quốc gia hay cộng sản, người Bắc hay người Nam hay người Trung, người Công Giáo hay người Phật tử, người giàu hay người nghèo. Không những chia rẽ nhau mà còn thù ghét nhau.
Năm 1946, khi người Pháp trở lại Nam Phần, họ lập tức tìm được những người cộng tác để lập ra Nam Kỳ Cộng Hòa Quốc! với chủ trương tách Nam Phần thành một quốc gia riêng. Phong trào đầu tiên mà chính quyền này phát động là bách hại những người gốc miền Bắc không may có mặt tại Sài gòn. Kỹ thuật rất giản dị, một người khả nghi bị chặn lại và bị bắt phải nói ba tiếng Tân Sơn Nhất. Nếu phát âm là Tâng Sưng Nhức thì được coi là người Nam, tức là người tốt; còn nếu phát âm là Tân Sơn Nhất là bị nhận ra là Bắc kỳ và bị ăn đòn. Điều đáng buồn là đây không phải chỉ là một chủ trương tồi tệ của một thiểu số manh động, đa số những người tham dự vào cái trò chơi đánh Bắc kỳ này là những người rất bình thường. Tất cả những nạn nhân đều không phải là những người giàu có và thế lực, những người này có đầy đủ mọi quan hệ cần thiết để che chở cho họ, họ vẫn sống yên ổn. Tất cả những nạn nhân đều là những người cùng khổ bị đem vào làm phu ở trong Nam. Năm 1945, sau khi tuyên bố thành lập nước Việt nam Dân Chủ Cộng Hòa và nam được chính quyền, đảng cộng sản đã tàn sát thẳng tay những phần tử Việt nam Quốc Dân Đảng và Đại Việt, mà họ thừa biết là rất yêu nước, vì không chấp nhận chủ nghĩa của họ.
Ông Hồ Chí Minh coi tất cả những người cộng sản trên thế giới là anh em (ông từng viết: Năm châu bốn bề là nhà, bốn phương vô sản đều là anh em), nhưng ông lại coi những đồng bào Việt nam của ông không chia sẻ lý tưởng Mác-Lênin của ông là thù địch và ông giết họ không gớm tay. Ngay cả những người cộng sản Đệ Tứ, cũng tôn sùng Mác và Lênin như ông nhưng không thuộc trường phái Stalin, ông cũng thẳng tay tiêu diệt. Dĩ nhiên để có lý cớ tàn sát họ, ông buộc cho họ đủ thứ tội phản động, phản quốc, Việt gian, v.v. Yêu nước trước hết là phải yêu đồng bào. Ai muốn nói ông Hồ Chí Minh tài giỏi, quyết tâm, can đảm là quyền của họ, nhưng không ai có thể thuyết phục tôi rằng ông là một người yêu nước. Phải nghĩ thế nào về cuộc cải cách ruộng đất tại miền Bắc năm 1955? Những tài liệu và nhân chứng khác nhau ước lượng số người bị giết từ 20.000 đến 100.000. Trong đại bộ phận họ không phải là những người giàu - mà giàu có phải là một tội đáng chết không? - họ chỉ là những người có năm, mười mẫu ruộng, tuy không đến nỗi cùng khổ như những người bần cố nông khác nhưng cũng là những người nghèo. Tôi đã gặp rất nhiều người từng chứng kiến những vụ đấu tố hồi đó, họ cho hay rằng có những người dân quê rất bình thường đã tham gia một cách man rợ vào những cuộc giết người đó, không phải vì bị ép buộc mà với những con mắt rực lửa hận thù. Nếu cải cách điền địa chỉ là do đã tâm của đảng cộng sản và của các ông Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Hồ Viết Thắng thì cũng đã là ghê gớm lắm rồi. Nhưng thực tế còn đau lòng gấp nghìn lần. Nó chứng tỏ rằng người Việt nam ác độc với nhau, và do đó không đáng với tên gọi là một dân tộc.
Ngay gần đây, vào năm 1992, tại trại cấm Hồng Ông, nơi hàng chục ngàn người Việt nam tị nạn bị nhốt vào các trại tù để sắp sửa bị đuổi về cũng đã xảy ra một trường hợp hổ nhục. Những con người cùng xấu số và đều khổ như nhau đó đã không thương nhau mà còn tàn sát nhau giữa người ra đi từ miền Bắc và người ra đi từ miền Nam.
Tôi may mắn được đi du học rồi lớn lên và làm việc tại các nước phương Tây. Điều tôi học hỏi được không phải ở trong những cuốn sách mà ở trong những cái nhìn. Người Mỹ nhìn nhau là người Mỹ, rất ít khi họ để ý nhãn hiệu dân chủ hay cộng hòa, người ở bang New York hay người ở bang Michigan. Người Pháp nhìn nhau như những người Pháp trước khi là người ủng hộ đảng Xã Hội hay đảng De Gaulle, người Anh nhìn nhau như những người Anh trước khi là những người lao động hay bảo thủ. Họ là những dân tộc. Hơn hai ngàn năm lịch sử dựng nước của ta không đem ta lại gần nhau mà còn khiến ta thù địch với nhau. Chúng ta phải nhìn lại mình và nghĩ lại mình.
Dĩ nhiên chúng ta đều muốn nước Việt nam thống nhất và dân tộc Việt nam hòa hợp. Đó là điều kiện bắt buộc. Hoặc là thế, hoặc là chúng ta sẽ không có một tương lai nào cả. Nhưng nước Việt nam là một, dân tộc Việt nam là một là điều mà chúng ta phải xây dựng ra chứ chưa sẵn có. Và để xây dựng đất nước Việt nam đó chúng ta cần một tinh thần mới. Đó là tinh thần chấp nhận nhau, quí mến nhau, tôn trọng những dị biệt của nhau để cùng nhau xây dựng một tương lai chung.
Tinh thần đó là bắt buộc nhưng chưa đủ, chúng ta cần ý thức được một cách thật sâu đậm sự phân hóa và thù hận trầm trọng của đất nước ta. Chúng ta cần ý thức được rằng Hòa Giải và Hòa Hợp Dàn Tộc là một vấn đề vô cùng nặng nề và gai góc, cho nên cần được thực hiện với tất cả quyết tâm, với tất cả tâm hồn và với tất cả kiên nhẫn.
Khi nhóm Thông Luận để xướng ra lập trường Hòa Giải và Hòa Hợp Dân Tộc, cái nhìn của chúng tôi không phải chỉ hạn hẹp trong khuôn khổ cuộc tranh chấp quốc gia - cộng sản, mà là cái nhìn bao quát cho cả một dòng lịch sử đau thương của dân tộc này. Chúng tôi đã gặp sự tiếp nhận nào? Chúng tôi đã gặp những đả kích gay gắt và hằn học từ đủ mọi phía. Người ta mạt sát chúng tôi là bọn cơ hội chủ nghĩa, bọn đón gió trở cờ, bọn phản bội. Nhưng phản bội cái gì?
Cũng có những người phản bác rằng Dân tộc Việt nam là một khối thống nhất, không có gì để thù hằn nhau. Cường điệu hay vô ý thức?
Ôn hòa hơn, nhiều người đánh giá chúng tôi là ngây thơ ấu trĩ, là thiếu căn bản dân tộc, là mất gốc, là không thuộc lịch sử. Nhưng dân tộc nào, gốc nào và lịch sử nào? Một số người độ lượng hơn cho chúng tôi là những người tình cảm và không tưởng. Nhưng làm sao có thể đoạn tuyệt được với cái quá khứ đau buồn đè nặng từ nhiều thế kỷ và vượt lên trên được cả một khối hận thù chồng chất này nếu không có một tấm lòng thực lớn?
Để thắng những trở ngại quá lớn lao, thái độ thực tiễn nhất là phải ước mơ. Vấn đề thống nhất đất nước - thống nhất không những về mặt hành chánh mà cả trong lòng người - và hòa hợp dân tộc chắc là không thể giải quyết xong ngay trong sinh thời của tác giả và độc giả cuốn sách này, nhưng nếu dồn mọi cố gắng, chúng ta có thể giải quyết một phần trong thời đại của chúng ta, và tạm xong sau vài thế hệ kế tiếp.

<< Hồ Quí Ly và Mạc Đăng Dung | Đem tâm tình viết lịch sử? >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 606

Return to top