Năm thứ 9 niên hiệu Thiên Thông (1635), Hoàng Thái Cực tuyên bố hủy bỏ xưng hiệu “Nữ Chân", chính thức đặt danh hiệu cua bộ tộc là "Mãn Châu”. Tháng năm năm thứ hai, Hoàng Thái Cực lại đổi tên nước “Đại Kim” thành "Đại Thanh", chính thức thành lập triều đình nhà Thanh và lên ngôi hoàng đế. Sau khi Hoàng Thái Cực xưng đế, đối với cơ cấu văn võ của triều đình đều bổ sung, mở rộng. ông đã mở rộng Văn Quán trước đây thành ra Nội Tam Viện : tức Nội Quốc Sử Viện, Nội Bí Thư Viện, Nội Hoằng Văn Viện. Mỗi Viện đặt một Đại Học Sĩ chủ trì. Hoàng Thái Cực cử Phạm Văn Trình làm Đại Học Sĩ Nội Bí Thư Viện, tước quan được thăng làm Nhị đẳng "Giáp lạc chương kinh" (tiếng Hán gọi là Tham Lĩnh). Để tăng cường binh lực, Hoàng Thái Cực quyết định trên cơ sở đã có "Mãn bát kỳ" và “Mông Cổ bát kỳ", lại mở rộng thêm "Hán quân bát kỳ". Thế là các đại thần bèn nhất trí tiến cử Phạm Văn Trình đảm nhiệm "Cố Sơn Ngạch Chân" (tức Kỳ Chủ, tiếng Hán gọi là Đô Thống). Muốn biết chức "Cố Sơn Ngạch Chân" là thế nào, cần tìm hiểu sơ qua về cách xây dựng "Bát kỳ" của người Mãn Châu : Thoạt tiên, người Nữ Chân đã dựa vào "Tập" và "Trại" để tiến hành việc sản xuất và những hành động quân sự. Trên cơ sở mười người thì được xem là một đơn vị. Người đầu mục của đơn vị này được gọi là “ngưu lục ngạch" (tức Tiển Chủ, tiếng Hán gọi là Tá Lãnh). Về sau, thực lực của họ ngày một phát triển lớn mạnh, nên Nổ Nhĩ Cáp Xích vào năm thứ 43 niên hiệu Vạn Lịch (1615), đã quy định cứ ba trăm người thì gọi là một "Ngưu lục", năm “ngưu lục" thì họp thành một “Giáp Lạt Ngạch Chân" (Tham Lĩnh), năm "Giáp Lạc Ngạch Chân" họp lại thành một "Cố Sơn" (Kỳ). Trước tiên chỉ có bốn Kỳ là Hoàng, Hồng, Lam, Bạch. Về sau lại tăng lên bốn kỳ nữa là Tương Hoàng, Tương Lam, Tương Bạch, Tương Hồng. Trên cơ sở đó đã hình thành chế độ Bát Kỳ nổi tiếng trong lịch sử, một chế độ kết hợp giữa binh và nông. Nổ Nhĩ Cáp Xích là thống soái tối cao của Bát Kỳ. Con cháu của ông ta là thủ lĩnh của mỗi một Kỳ. Mỗi Kỳ Chủ phải trực tiếp nghe theo mệnh lệnh của Đại Hãn, quyền lực và địa vị chỉ thấp hơn Đại Hãn mà cao hơn tất cả mọi người. Sau khi Nổ Nhĩ Cáp Xích chết, Hoàng Thái Cực nguyên là một Kỳ Chủ lên nối ngôi vua. Đi đôi với việc địa bàn ngày càng mở rộng, Hoàng Thái Cực dựa theo quy chế Bát Kỳ của người Mãn, tổ chức thêm "Mông Cổ Bát Kỳ" và "Hán quân Bát Kỳ”. Khi các đại thần đề nghị cử Phạm Văn Trình đảm nhiệm chức vụ Kỳ Chủ, một chức vụ không phải tầm thường, thì Hoàng Thái Cực trái lại cho rằng “Cố Sơn Ngạch Chân" chẳng qua là một chức tước trong quân đội mà thôi. Cho nên nhà vua đã phủ quyết ý kiến của các đại thần, yêu cầu chọn lựa người khác. Qua đó đủ thấy sự tín nhiệm của Hoàng Thái Cực đối với Phạm Văn Trình là có một ý nghĩa sâu xa biết bao nhiêu. Chức Đại Học Sĩ "Nội Bí Thư Viện" tuy là một quan chức thấp, nhưng người giữ chức tước này lại nắm hết bao nhiêu điều cơ mật quan trọng. Những sắc thư dự thảo cho hoàng đế, cũng như bao nhiêu sớ tâu của các nha môn gởi lên, đều phải qua tay quan chức này. Nhất là các thư tín qua lại với các nước đều phải qua tay Đại Học Sĩ của Nội Bí Thư Viện thảo ra cả. Trên thực tế, Phạm Văn Trình đã đóng vai trò là người bí thư riêng của Hoàng Thái Cực. Tuy ông không phải là hàng đại thần có nhiệm vụ bàn bạc về việc triều chính, nhưng ông vẫn thường tham gia vào việc xây dựng những phương châm và chánh sách quan trọng đối nội cũng như đối ngoại của triều đình. Đồng thời, đối với việc sử dụng và bãi chức của các quan viên quan trọng trong triều đình, ông cũng có một tác dụng quyết định trong đó. Sự tin dùng của Hoàng Thái Cực đối với Phạm Văn Trình, gần như đến mức cao tột. Cứ mỗi lần được triệu kiến để thương nghị về việc triều chính, Hoàng Thái Cực đã giữ Phạm Văn Trình ở lại rất lâu. Lắm khi triệu kiến xong, Phạm Văn Trình mới trở về tới nhà, chưa kịp ăn uống nghỉ ngơi, thì lại có lệnh nhà vua triệu vào cung tiếp. Phàm gặp những quân quốc đại sự, bao giờ Hoàng Thái Cực cũng hỏi người có trách nhiệm giải quyết là Phạm Văn Trình biết hay chưa? Lắm khi nhà vua cảm thấy trong đó có vấn đề gì chưa thỏa đáng, bèn hỏi người có trách nhiệm tại sao không đi thương nghị với Phạm Văn Trình. Nếu người đó trả lời ý kiến của Phạm Văn Trình cũng giống như vậy, thì Hoàng Thái Cực liền đông ý và phê chuẩn. Tất cả các văn thư ngoại giao, đều do một tay Phạm Văn Trình khởi thảo. Ban đầu Hoàng Thái Cực còn đích thân xem qua, nhưng mỗi lần xem nhà vua thấy đâu đấy đều thỏa đáng cả, nên về sau đối với những văn thư thông thường, nhà vua không bao giờ xem lại. Có lần Phạm Văn Trình bị bệnh, xin phép nghỉ ở nhà, nhiều công việc do vậy không có ai quyết định giải quyết, nên Hoàng Thái Cực bèn xuống chỉ dụ bảo phải chờ Phạm Văn Trình hết bệnh xong rồi mới tiến hành giải quyết sau. Đối với những lời khuyên ngăn cũng như những kế sách của Phạm Văn Trình, Hoàng Thái Cực bao giờ cũng nghe theo. Để đáp lại ơn tri ngộ của Hoàng Thái Cực đối với mình, Phạm Văn Trinh luôn luôn dốc hết tâm sức của mình ra để giúp cho nhà vua tranh giành thiên hạ. Kể từ ngày Hoàng Thái Cực lên nối ngôi đến năm thứ sáu niên hiệu Sùng Đức (1641), trải qua mười lăm, mười sáu năm, ông đã ba lần xua quân đột nhập vùng Quan Nội nhưng vì không chiếm được Sơn Hải Quan và Cẩm Châu, nên luôn gặp trở lực trong hành động, khó thực hiện trong ý định của mình. Do vậy, Hoàng Thái Cực đã chĩa mũi giáo tiến công của mình về phía Sơn Hải Quan và Cẩm Châu, là nơi gây trở lực không cho ông tiến vào quan ải, trong khi đó, triều nhà Minh cũng nghĩ trăm phương ngàn kế để tăng cường tuyến phòng thủ này. Năm thứ 4 niên hiệu Sùng Đức (1639), chức vụ Tổng đốc Kế Liêu được thay thế bởi Hồng Thừa Trù, một tướng lĩnh vừa có công trấn áp được những cuộc nông dân khởi nghĩa mà nổi tiếng. Năm thứ sáu niên hiệu Sùng Đức (1641), quân Thanh bắt đầu hành động, phái quân bao vây Cẩm Châu. Tháng bảy năm đó, Hồng Thừa Trừ bèn dẫn Ngô Tam Quế và một số tướng lãnh khác gồm tám Tổng binh và mười ba vạn nhân mã kéo đến để chi viện cho Cầm Châu. Đại quân tập hợp tại Ninh Viễn, rồi mới chia thành mấy cánh tiến chậm chạp về phía Hạnh Sơn và Tùng Sơn, với chiến pháp tiến chậm nhưng ăn chắc để giành tháng lợi. Nhưng, vị Binh bộ thượng thư mới được đưa lên giữ chức này là Trần Tân Giáp, lại cho rằng tiến quân chậm chạp như thế chỉ làm hao thêm lương thực, nên phái người tới giám trận, giám quân và đốc chiến cho Hồng Thừa Trù. Do chịu không nổi sự thôi thúc của số người này, nên Hồng Thừa Trù đã liều lĩnh bỏ lương thảo lại Bút Giá Cương bên ngoài Hạnh Sơn và Tháp Sơn thuộc vùng Ninh Viễn, chỉ dẫn sáu vạn binh mã tiến lên. Ông ra lệnh cho số binh mã còn lại, cấp tốc bám theo mình. Khi Hồng Thừa Trù đến vùng Tùng Sơn và Hạnh Sơn, thì cho kỵ binh đóng ở ba mặt đông, nam và tây của núi Tùng Sơn, còn bộ binh thì bố phòng tại Khổng Phong Cương, nằm cách Cẩm Châu sáu bảy dặm đường, xây hào lũy chong mặt với quân Thanh. Hoàng Thái Cực được tin triều nhà Minh phái viện binh đến, thì vào tháng tám bèn dẫn đại quân từ Thạnh Kinh (nay là thành phố Thẩm Dương) đến hạ trại đóng tại vùng đất giữa Tùng Sơn và Hạnh Sơn, cắt đứt sự liên hệ của quân Minh giữa hai khu vực này, đồng thời cũng cắt đứt đường rút lui của Hồng Thừa Trù. Tiếp đó, Hoàng Thái Cực lại cho quân đi đoạt hết lương thực tại núi Tháp Sơn. Hồng Thừa Trù hoàn toàn bị động, và bị vây khốn tại Tùng Sơn. Hơn nửa năm sau, do Hồng Thừa Trù bị bộ hạ bán đứng, mở cửa thành cho quân Thanh tiến vào, nên ông bị bắt sống. Hoàng Thái Cực biết Hồng Thừa Trù sẽ là người có tác dụng hết sức to lớn đối với việc mình tiến vào làm chủ Trung Nguyên, nên đã cho người tiếp đãi ông ta thực tốt. Mặt khác, lại cử Phạm Văn Trình tới để dụ hàng. Phạm Văn Trình đến chỗ giam giữ Hồng Thừa Trù, ông này biết đối phương đến để làm gì, nên to tiếng mắng Phạm Văn Trình là người không có xương sống, cúi đầu để phụng sự cho nhà Thanh, cam tâm làm chó săn cho người. Ông còn tỏ ra quyết liệt chết để tận trung báo quốc, chứ không chịu quỳ gối đầu hàng. Phạm Văn Trình không đi tranh biện với ông, chỉ nói qua với ông một số chuyện cổ kim cũng như chuyện sống chết, được mất. Trong khi đôi bên đang nói chuyện, thì từ trên nóc nhà bỗng có một cục bụi bẩn rơi xuống áo của Hồng Thưa Trù. Hồng Thừa Trù bèn lấy tay phủi bụi bẩn đó. Hành động này của ông được Phạm Văn Trình nhìn thấy, nên trong lòng đã có sự tính toán riêng. Phạm Văn Trình liền từ giã Hồng Thừa Trù, đến tâu với Hoàng Thái Cực : - Hồng Thừa Trù chắc chắn sẽ không liều chết. Vì sống trong cảnh ngộ như thế này, mà ông ta còn tỏ ra thương tiếc chiếc áo của mình đến như vậy, thì huống hồ chi là tính mạng của bản thân. Hoàng Thái Cực nghe qua lấy làm vui mừng, đích thân đến ngục thất để thăm Hồng Thừa Trù. Nhà vua thấy Hồng Thừa Trù chỉ mặc một chiếc áo đơn phong phanh, liền cởi chiếc áo da lông chồn của mình ra, đích thân khoác vào người cho Hồng Thừa Trù, rồi quan tâm hỏi : - Tiên sinh có lạnh không ? Cử chỉ đó làm cho Hồng Thừa Trù hết sức xúc động và ngạc nhiên đến trợn mắt há mồm một lúc lâu mới lên tiếng nói : - Thực quả không hổ danh là một vị chúa tài năng có tiếng trong đời ! Nói đoạn, Hồng Thừa Trù quỳ lạy rồi dập đầu xin hàng. Đối với việc Hồng Thừa Trù đầu hàng, còn có một thuyết cho rằng đích thân Hoàng hậu đã xuống nhà lao để khuyên lơn an ủi. Theo thuyết này thì khi Hồng Thừa Trù bị bắt đưa đến Thịnh Kinh, đã tuyệt thực liên tiếp mấy hôm, thề sẽ chết để tỏ lòng trung thành. Nhưng sau khi Phạm Văn Trình biết được ông không quyết tâm chết, thì Hoàng Thái Cực bèn sai người tiếp xúc tìm đủ cách khuyên ông đầu hàng, nhưng ông vẫn cự tuyệt không nghe. Về sau, Hoàng Thái Cực qua sự tiết lộ của một số người đầu hàng, biết Hồng Thừa Trù là người háo sắc, nên đã phái từng nhóm mỹ nữ đến để quyến rũ nhưng cũng không có hiệu quả. Cuối cùng, Hoàng Thái Cực phái người ái thiếp xinh đẹp nổi tiếng một thời của mình là Bát Nhĩ Tế Cát Đặc Thị mang theo một bình nước nhân sâm nhỏ tới gặp Hồng Thừa Trù. Bát Thị nhìn thấy ông này đang ngồi quay mặt vào vách, không ngớt khóc lóc, cố khuyên lơn thế nào cũng không nghe. Bát Thị không khỏi động lòng trắc ẩn, nói với một thái độ đầy chân tình : - Tướng quân dù có tuyệt thực đi nữa, chả lẽ lại không uống một tí nước trước khi tụ nghĩa hay sao ? Lời nói của Bát Thi nghe thật ngọt ngào, tình cảm rất chân thật, lại đưa bình nước sâm lên tận môi, nên Hồng Thừa Trù đã hớp nhẹ một hớp. Một chốc sau, Bát Thị lại khuyên lơn, rồi đưa bình nước lên tận môi ông một lần nữa. Hồng Thừa Trù rốt cục không cưỡng lại được mùi thơm ngon của nước sâm, nên đã uống liên tiếp. Mấy ngày sau, Bát Thị cũng đến khuyên lơn và mang cả thức ăn ngon dâng cho Hồng Thừa Trù. Dần dần, Hồng Thừa Trù thay đổi ý định, bắt đầu chịu ăn cơm và đã đầu hàng. Bất luận Hoàng Thái Cực đã dùng biện pháp nào để dụ hàng Hồng Thừa Trù đi nữa, thì việc đáng nói ở đây chính là Phạm Văn Trình chỉ qua thái độ “phủi bụi" nhỏ nhen mà đã đoán biết được Hồng Thừa Trù không quyết tâm liều chết, đủ thấy Phạm Văn Trình là người có sự nhận xét thật nhạy bén, không hổ danh là một nhà mưu lược có tài. Đến năm thứ tám niên hiệu Sùng Đức (1643), Hoàng Thái Cực bệnh chết. Trong vương thất nhà Thanh đã xảy ra một cuộc tranh giành ngôi vị. Kết cục, Hoàng tử Phúc Lâm mới sáu tuổi được đưa lên ngôi vua, đổi niên hiệu là Thuận Trị, do hai người hoàng thúc của nhà vua là Đa Nhĩ Cổn và Tế Nhĩ Cáp Lang làm phụ chính. Năm Thuận Trị nguyên niên (1644), Đa Nhĩ Cổn nối tiếp sự nghiệp chinh phạt triều nhà Minh chưa hoàn thành của Hoàng Thái Cực, xua quân bắt đầu đánh nhau với nhà Minh. Phạm Văn Trình tổng kết bài học kinh nghiệm trong cuộc gian chiến với quân Minh trong thời gian qua, dâng sớ tâu : “Bá tánh ở Trung Nguyên chịu khổ từ lâu, ai ai cũng mong muốn cố một vị minh chúa để giúp họ có thể an cư lạc nghiệp, yên ổn làm ăn. Trước đây quân ta từng đánh sâu vào nội địa của triều nhà Minh, nhưng chỉ chém giết, đốt phá, cướp bóc, rồi rút lui, cho nên sự nghiệp chinh phạt nhà Minh phải giữa chừng bỏ dở. Bá tánh cho rằng chúng ta chỉ là những người tham lam tiền của, gia súc, chứ không có chí lớn, nên trong lòng họ vẫn hoài nghi, không có sự tín nhiệm gì đối với chúng ta cả. Nay cần phải gia nghiêm kỷ luật, cấm ngặt không cho mọi người xâm phạm tới cây kim sợi chỉ của dân, lại tuyển dụng người có tài năng để dùng, cứu tế cho những người đói khổ, để bá tánh hiểu được chúng ta quyết tâm chiếm lấy Trung Nguyên và có thành ý trong việc đối xử với bá tánh. Được như vậy, thì vùng đất từ phía Bắc sông Hoàng Hà trở đi, chỉ trong nháy mắt sẽ được bình định". Phạm Văn Trình cũng đã nhiều lần nhắc nhở tầng lớp thống trị tối cao của nhà Thanh : - Trời bao giờ cũng có đức hiếu sinh. Từ xưa tới nay chưa bao giờ nghe ai háo sát mà được thiên hạ bao giờ. Nếu chỉ muốn thống trị vùng Quan Đông thôi, thì không cần phải nói. Trái lại, nếu muốn lập quốc tại Trung Nguyên, thống nhất Hoa Hạ, thì không thể không tỏ lòng thương yêu bá tánh. Những lời kiến nghị trên của Phạm Văn Trình là muốn cho tầng lớp quý tộc Mãn Châu từ bấy lâu nay đã xem chiến tranh là dịp để tàn sát, cướp bóc, thì nay phải thay đổi thái độ, xem chiến tranh là để dành quyền thống trị trong toàn quốc. Sách lược nay đối với việc khai quốc của triều nhà Thanh, có một tác đụng rất quan trọng. Vừa lúc đó bỗng có tin cho biết Lý Tự Thành đã đánh chiếm kinh đô của triều nhà Minh. Đa Nhĩ Cổn vội vàng cho triệu Phạm Văn Trình đang nghỉ dưỡng bệnh tại suối nước nóng ở Cái Châu (Nay là Cái Huyện thuộc tỉnh Liêu Ninh) về triều đình để bàn đối sách. Phạm Văn Trình cho đây là tình hình cực kỳ có lợi cho việc tiến quân vào Trung Nguyên. Đây chính là cơ hội trời ban, tuyệt đối không được bỏ lỡ, mà phải hỏa tốc tiến binh ngay. Ông phân tích: - Lý Tự Thành mặc dù có trong tay cả triệu binh mã, nhưng thế của hắn đang bắt đầu xuống. Vì hắn đã phạm ba điều đại kỵ, khiến hắn không thể tránh khỏi số phận bị thất bại : một là bức tử Sùng Trinh đế, buộc vị chúa của mình phải thắt cổ chết tại Ngôi Sơn, khiến cho cả trời lẫn con người đều oán ghét. Hai là đã đánh đập tra khảo các quan lớn nhỏ, tống tiền nhưng người phú thương, làm cho các tầng lớp trên và giữa trong xã hội đều vô cùng bất mãn. Ba là đốt nhà, cướp của, hãm hiếp phụ nữ, khiến bá tánh hết sức thất vọng, hết sức oán ghét. Ba điều thất sách đó, khiến hắn đã hoàn toàn mất nhân tâm. Hơn nữa những tướng lãnh xuất thân từ nông dân của hắn, đang choáng váng cả đầu óc trước những sự thắng lợi, và ỷ mình có công nên sinh ra kiêu ngạo, tham lam hưởng lạc, thiếu tầm nhìn xa rộng. Như vậy, chỉ cần đánh một trận là có thể đánh bại được chúng. Về phía ta trên dưới một lòng, binh cường tướng mạnh, nếu có thể, ưu đãi người trí thức ở Trung Nguyên, cứu tế bá tánh đang gặp khổ nạn, quân đội đi đến đâu tỏ lòng nhân nghĩa đến đấy, lấy việc thảo phạt quân nổi loạn làm danh nghĩa, thì có lo chi đại công không thành ? Phạm Văn Trình sau đó đã đến ngay quân đội, đích thân khởi thảo văn cáo tiến quân, hiểu dụ quan dân của triều nhà Minh : "Quân đội chúng tôi đặc biệt kéo tới đây, là để báo mối thù giết vua giúp cho các người. Nhất định sẽ không bao giờ có cử chỉ lạm sát những người vô tội. Kẻ mà chứng tôi cần tru diệt, chính là những bọn giặc đang nổi loạn. Quân đội chúng tôi là quân đội chính nghĩa, quan viên của triều đình nếu ai chịu quy thuận đều được giữ nguyên chức tước. Riêng bá tánh nếu quy phục, thì sẽ được sống yên lo việc làm ăn. Quân đội chúng tôi giữ nghiêm kỷ luật, nhất định sẽ không làm hại đến các người". Để làm thay đổi tập quán xấu của quân đội trước đây, Đa Nhĩ Cổn cũng xuống lệnh cho toàn quân: “Lần hành quân này không như mọi lần khác, mà chính là một cuộc hành quân theo ý trời để định quốc an dân, hoàn thành sự nghiệp lớn”. Đồng thời, ông xuống lệnh khắp các đơn vị quân đội "Tuyệt đối không được giết người vô tội, không được cướp giật tiền của, không được đốt nhà của dân”. Sách lược chĩa mũi giáo về phía nông dân khởi nghĩa của Phạm Văn Trình, đã chuyển hóa một cách hữu hiệu mối mâu thuẫn giữ triều đình nhà Minh và quân đội nhà Thanh, thành một đồng minh “Minh Thanh”, và đẩy nghĩa quân của nông dân khởi nghĩa về phía mâu thuẫn chung giữa họ. Chiêu này của ông thật quá lợi hại, khiến trên đường hành quân, đi tới đâu quân Minh trở giáo, tướng giữ thành đầu hàng tới đó. Quân Thanh bèn lợi dụng quân đội đầu hàng của nhà Minh, hợp sức trấn áp nghĩa quân của nông dân và đã chiếm lấy thành Bắc Kinh một cách dễ dàng. Khi mới vào thành Bắc Kinh, Đa Nhĩ Cổn đã tự làm gương cho tất cả tướng sĩ. Ông chỉ dẫn một ngàn quân túc vệ đi vào trong thành, còn tất cả kỵ binh đều đóng ở ngoài thành. Ông quy định nếu ai không có cờ lệnh của Cửu Vương (Đa Nhĩ Cổn) thì không được phép ra vào để tránh tình trạng quấy nhiễu bá tánh. Trong thành Bắc Kinh lúc bấy giờ, vì sau khi xảy ra nhiều cuộc tao loạn, nhân tâm đang hoang mang nơm nớp lo sợ. Đứng trước tình hình căng thẳng đó, Phạm Văn Trình đã hiệp trợ với Đa Nhĩ Cổn để ban bố hàng loạt những biện pháp ổn định nhân tâm. Trước tiên, họ cử hành lễ phát tang ba ngày cho vua Sùng Trinh Hoàng đế và hoàng hậu, rồi bố cáo với thiên hạ để “tranh thủ đại nghĩa". Đồng thời, còn cử người bảo vệ lăng mộ của nhà Minh, và tuyên bố : - Các vương triều đại nhà Minh cũ, nếu tới quy thuận thì sẽ giữ nguyên chức tước. Qua những biện pháp đó, khiến cho thành viên trong vương thất của triều nhà Minh cảm thấy có thể tiếp nhận được sự thống trị của nhà Thanh. Do vậy, những người quyết liều chết để khôi phục tông thất nhà Minh, cũng khó tìm được lý do nào để hiệu triệu người khác. Kế đó, Đa Nhĩ Cổn còn ban chỉ dụ đến quan viên người Hán - các cấp trong thành - cứ tiếp tục giữ nguyên các chức vụ và đi làm việc bình thường. Đồng thời, ông cũng đem đến một số quyền lợi nhất định đối với những người này. Như về mặt chính trị, chẳng những quy định các quan viên đầu hàng sẽ được thăng cấp hay đã chết thì sẽ được lập miếu thờ, người quy ẩn sẽ được mời ra trọng dụng. Đồng thời, ông cũng ra lệnh cho các nha môn trong triều đình cũng như ở bên ngoài, khi dùng con dấu đều nhất luận phải có chữ Mãn và chữ Hán song song, khiến các quan viên người Hán bề ngoài được bình đẳng với quan viên người Mãn, tất cả đều có chức có quyền như nhau. Về mặt kinh tế, tất cả quan viên đang làm việc, cũng như quan viên đang nghỉ hưu, những người đỗ cử nhân, nhưng người đỗ cống, giám sinh, đều được giảm một phần sưu dịch nhất định. Đồng thời, giúp cho các địa chủ người Hán phục hồi nghiệp cũ. Qua đó, mua chuộc được đại đa số những quan viên, thân sĩ người Hán tộc. Để tiếp một bước lung lạc nhân tâm, Phạm Văn Trình còn dựa theo bộ sổ cũ để thu thuế. Cuối đời nhà Minh, thuế khóa không ngớt tăng, và bắt nhân dân đóng nhiều khoản thuế khác nhau, danh mục phiền toái khiến bá tánh gánh vác rất nặng nề. Khi nghĩa quân của nông dân nổi dậy tiến vào thành Bắc Kinh, đã nổi lửa đốt toàn bộ sổ sách. Chỉ riêng sổ sách đời Vạn Lịch vẫn còn, và mức độ thu thuế thấp hơn hiện tại. Do vậy, có người kiến nghị dựa vào sổ sách cũ để lập sổ sách mới, nhưng Phạm Văn Trình kiên quyết không đồng ý. ông nói : - Cho dù chúng ta thu thuế bằng với mức cũ đi nữa, e rằng bá tánh cũng khó đóng nổi, huống hồ chi lập sổ mới để tăng cao hơn ? Triều đình nhà Thanh đã tiếp nhận ý kiến của ông. Nhờ đó mà bá tánh giảm được gánh nặng về thuế khóa, hòa hoãn được mối mâu thuẫn giữa triều đình và bá tánh. Ngoài ra, đối với những người neo đơn, cô quả, thiếu ăn, thiếu mặc, Phạm Văn Trình cũng cho người lo việc cứu tế, giúp họ có một cuộc sống tạm no đủ. Những biện pháp nói trên đã thu được hiệu quả rất tốt, khiến quan dân cũ của triều nhà Minh trên từ công khanh, quý tộc, đến bá tánh bình dân ở dưới, đều xóa bỏ được phần lớn tình cảm thù địch đối với nhà Thanh. Qua đó, đã hóa giải được ý chí chống đối của họ, giúp cho đại cục được yên ổn trở lại. Ảnh hưởng to lớn do những biện pháp trên tạo ra, khiến như Sử Khã Pháp, một danh tướng chống Thanh đang đóng ở Dương Châu, trong một bức thư gởi cho Phúc Vương của Nam Minh, cũng phải than rằng: - Với việc thi hành nhân chính của triều đình Mãn Thanh như vậy, trong khi ta lại mất hết nhân tâm, thần e rằng việc khôi phục lại giang sơn sẽ không còn hy vọng, ngay đến tìm một góc xó để an phận cũng không thể được nữa! Năm thứ hai niên hiệu Thuận Trị (1645), sau khi bình định được Giang Nam, Phạm Văn Trình vì muốn đảm bảo việc cai trị được ổn định lâu dài, bèn kiến nghị mở khoa thi để lấy người có tài năng. Ông nói : - Việc trị thiên hạ có ở nhân tâm, trong khi đó thì kẻ sĩ chính là thành phần ưu tú của dân. Một khi kẻ sĩ quy phục thì nhân dân cũng quy phục theo. Vậy nên mở lại các khoa thi hương, thi hội, để thu gom nhân tài. Triều đình nhà Thanh chấp nhận kiến nghị của Phạm Văn Trình, quy định cứ đến các năm Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu, thì các tỉnh mở khoa thi hương. Và đến các năm Thìn, Sửu, Mùi thì cử hành thi hội. Qua biện pháp đó, giúp cho những phần tử trí thức đang cùng đường bí lối, có được cơ hội ngoi lên, nên họ rất có cảm tình và rất ủng hộ, cho rằng vua nhà Thanh mới chính là một “vị chúa thánh minh". Với tâm lý được ban cho ân đức, những người đó đã đóng góp nhiều sách lược hay cho triều đình nhà Thanh trong việc trị quốc. Tầng lớp trí thức cũng giống như linh hồn của một dân tộc. Nếu thái độ của họ chuyển biến, tất nhiên làm cho thái độ của cả dân tộc dần dần chuyển biến theo. Khi lung lạc được nhân tâm của tầng lớp trí thức, thì cũng có nghĩa là nắm được nhân tâm của cả dân tộc. Phạm Văn Trình với sự ưu đãi nhưng phần tử trí thức, đã nắm được toàn thể nhân tâm. Từng nước cờ của ông đều là những nước cờ cao. Quả thật không hổ danh là một nhà mưu lược có tầm nhìn siêu việt.