Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Ngắn >> Mười Đại Mưu Lược Gia Trung Quốc

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 103107 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Mười Đại Mưu Lược Gia Trung Quốc
nhiều tác giả

VIII. Quách Gia - 1 -

Một đêm vào cuối năm 208 sau công nguyên. Tại Nam Quận.
Một bữa tiệc có ngụ ý đặc biệt đang diễn ra.
Lúc bấy giờ, người chủ buổi tiệc này chính là Tào Tháo, một nhân vật khét tiếng đời Tam quốc, chừng như đang quá say. Phải chăng là buổi tiệc sắp tàn ? Hay là tửu lượng của Tào Tháo có giới hạn ? Câu trả lời đều là không phải.
Thì ra, vào mùa thu này, Tào Tháo đích thân xua đại quân tiến xuống phía Nam, chiếm được Kinh Châu, đánh bại Lưu Bị, nhất nhất đều thuận lợi cả. Ông đinh ninh sẽ nuốt chửng được Giang Hán, hoàn thành sự nghiệp thống nhất to tát của mình, để từ đó tên tuổi được ghi vào sử xanh, tiếng thơm lưu lại muôn đời. Không ngờ qua trận đánh Xích Bích, toàn quân đã bị thảm bại, vứt cả khôi giáp. Trước tiên là một trận hỏa công, sau đó là một trận mưa dầm, làm cho đại quân của Tào A Man tan thành mây khói, chiến bại liên tiếp. Giờ đây, ông đang dẫn tàn binh bại tướng vừa về tới Nam Quận. Tào Nhân liền tổ chức một buổi tiệc rượu cho ông. Như vậy, không làm cho ông cám cảnh sinh tình sao được ?
Mượn rượu giải sầu sầu thêm sầu!
Giờ đây, Tào Tháo cảm thấy vô cùng đau đớn, dù có hối hận cũng không còn kịp nữa. Vậy nào còn hứng thú gì để gởi gắm tình cảm vào ly rượu nồng ?
Trong "Tam Quốc Diễn Nghĩa" hồi thứ năm mươi viết như thế này : "Sau khi thoát khỏi tai họa nơi Hoa Dung Đạo, đi tới Cốc Khẩu, nhìn lại thấy quân binh đi theo mình chỉ còn có hai mươi bảy kỵ binh. Lúc bấy giờ trời đã tối và đã gần đến Nam Quận... Thế là ông bèn dẫn mọi người vào Nam Quận để nghỉ ngơi... Tháo điểm binh tướng, thấy người bị thương rất nhiều, bèn ra lệnh cho các tướng nghỉ ngơi. Tào Nhân bày tiệc rượu để cho Tào Tháo giải sầu. Các mưu sĩ đều có mặt". Chính vì vậy nên mới có cảnh tượng như đã nói trên. Tháo cảm thấy tâm trạng buồn bã, hết sức đau khổ...
“Tào bỗng ngửa mặt lên trời khóc to. Các mưa sĩ hỏi : Sau khi Thừa tướng từ hang cọp thoát ra, chẳng hề có vẻ chi khiếp sợ. Nay đang ngồi trong thành, người đã có ăn, ngựa đã có cỏ, đang lo việc tu chỉnh binh mã để phục thù, vậy cớ gì lại khóc ? Tào Tháo đáp : Ta khóc Phụng Hiếu đây ! Nếu Phụng Hiếu còn, chắc chắn ta không bao giờ bị thất bại như thế này cả. Nói dứt lời, Tào Tháo đấm ngực mình, khóc rống lên, nói tiếp : Buồn thay Phụng Hiếu! Đau thay Phụng Hiếu ! Tiếc thay Phụng Hiếu ! Các mưu sĩ đều im lặng, tự cảm thấy xấu hổ... "
Thế thì, Quách Phụng Hiếu đó là ai ? Ông có chỗ nào hơn người ? Có thể làm cho Tào Tháo, một nhân vật “kiệt xuất siêu phàm” lại phải nhớ mãi không quên. Thậm chí, sau trận thảm bại tại Xích Bích, Tháo vẫn thương tiếc không nguôi ? Đọc qua những trang sau, bạn đọc có lẽ sẽ hiểu được một phần nào...


1. Bỏ Viên Đầu Tào
Quách Gia (170 - 207), tự Phụng Hiếu, người Dương Địch, Dĩnh Xuyên (nay là Ngu Huyện, tỉnh Hà Nam).
Quách Gia sinh vào cuối thời Đông Hán, trong thiên hạ đang xáo trộn không yên, ngoại thích và hoạn quan nối tiếp nhau chuyên quyền, khiến việc triều chính đen tối, hủ bại. Năm công nguyên 184, xảy ra cuộc khởi nghĩa Huỳnh Cân có thanh thế rất to lớn. Từ đó trở đi, dù vương triều đông Hán dốc hết sức ra trấn áp những cuộc khởi nghĩa của nông dân, nhưng kỳ thực thì triều đại này trên danh nghĩa thì còn tồn tại mà thực chất là đã mất rồi. Vì nhanh chóng sau đó, cường hào ở các địa phương cũng như các châu mục, quận thú, đều cử binh nổi dậy, tình trạng quân phiệt cát cứ, đánh lẫn nhau diễn ra liên miên bất tận.
Quách Gia thời tuổi trẻ đã có chí lớn, có kiến thức cao xa, khi tình hình loạn lạc khắp thiên hạ, ông đóng cửa khổ học, và đã học được nhiều kiến thức về chính trị, quân sự và lịch sử, từ đó ông hình thành được những kiến giải chính trị độc đáo của riêng mình. Năm khoảng hai mươi tuổi, chính là lúc xảy ra những cuộc loạn lạc khắp cả trong thiên hạ, ông mai danh ẩn tích chưa bộc lộ tài năng của mình. Nhưng về chỗ riêng tư, ông đã chú ý kết giao với những bậc anh hùng hào kiệt, dù bình nhật ông không hề giao du với những người thế tục ở ngoài đời, bình tĩnh chờ đợi những sự thay đổi của tình thế. Do vậy, người lúc bấy giờ vẫn chưa biết tài năng của ông, mà chỉ có những kẻ sĩ quen thân và cùng chí thủ với ông, mới tỏ ra hết sức tán thưởng tài hoa của ông mà thôi.
Công nguyên năm 189, thủ đô Lạc Dương lại xảy ra một sự cố kinh thiên động địa. Đại tướng Quân Hà Tiến với tư cách là người phụ trách, định giết sạch bọn hoạn quan chuyên quyền trong triều đình, không ngờ cơ mưu bị bại lộ. Bọn hoạn quan ra tay trước, giết chết Hà Tiến khi ông này chưa kịp khởi sự. Kế đó, viên Châu Mục Tính Châu là Đổng Trác, lại mang binh tiến vào kinh thành để chuyên chế việc triều chính, uy hiếp các đại thần. Đổng Trác còn sâu độc giết chết Thái hậu, tự đứng ra tiến hành mọi việc phế lập. Năm sau, các Châu mục và Quận thú của vùng Quan Đông, đua nhau khởi binh và tôn Viên Thiệu lên làm Minh Chủ, xua quân thảo phạt Đổng Trác.
Đại khái vào giai đoạn này, Quách Gia muốn khẳng định tài năng phi thường của mình để thực hiện những hoài bão to tát, quyết định rời khỏi gia đình, dấn thân vào một thế giới đang hỗn loạn, nhiễu nhương, để tìm một vị minh chủ, xây dựng sự nghiệp cho bản thân mình. Do lúc đó Đổng Trác đang làm loạn, nên Quách Gia muốn nhân cơ hội này đóng góp công lao vào sự nghiệp chung.
Giữa lúc binh mã ở Quan Đông nổi dậy, thì thanh thế của Minh chủ Viên Thiệu rất to lớn. Nhà họ Viên bốn đời giữ chức Tam Công, môn sinh và quan lại dưới tay cũng có mặt trong khắp thiên hạ. Bản thân Viên Thiệu cũng có tham vọng muốn tranh giành thiên hạ với mọi người, nên sau khi khởi binh, từng hỏi bộ hạ :
- Phụ giúp họ Viên ư ? Hay là phụ giúp cho họ Đổng ?
Trước sự tấn công mãnh liệt của quân Quan Đông, Đổng Trác quyết định dời đô về Trường An. Mấy triệu nhân khẩu ở vùng Lạc Dương cũng bị cưỡng ép phải dời đi. Dưới sự xua đuổi của bộ binh và kỵ binh, bá tánh đua nhau bỏ chạy. Do giày xéo lên nhau, hoặc do đói khát, bị cướp bóc, khiến cho số nạn nhân này nằm chết đầy đường. Cung điện, miếu mạo, quan thự, suốt một phạm vi hai trăm dặm, không còn thấy nhà cửa chi nữa.
Việc hưng binh của các cường hào ở vùng Quan Đông, tuy lấy khẩu hiệu trừ gian cứu nước. Nhưng sau khi Đổng Trác dời đô về phía Tây, thì binh mã của các cường hào Quan Đông lại không tiến về phía Tây để lo việc cần vương, mà trái lại chém giết lẫn nhau hoặc tàn sát bá tánh, cướp của dân lành. Năm công nguyên 192, Đổng Trác bị Vương Doãn và Lữ Bố hợp mưu. giết chết. Bộ tướng của Đồng Trác là Lý Giác, Quách Phiếm, Phàn Trù, Trương Tế, kéo quân đánh vào Trường An, đại chiến với Tam Phụ, giết Vương Doãn và bá tánh ở Trường An hơn một vạn người. Lử Bố bị bại, bỏ chạy ra khỏi quan ải. Về sau, Quách Phiếm và Lý Giác đều bị bộ hạ của họ giết chết. Thế lực của quân phiệt tại Lương Châu cơ bản đã bị tiêu diệt.
Chỉ trong vòng ít năm sau, đã nhanh chóng hình thành các tập đoàn cát cứ tương đối lớn, trong số đó có Viên Thiệu, Tào Tháo, Công Tôn Toản, Lưu Biểu, Lưu Chương, Viên Thuật, Tôn Sách là những người có thế lực to lớn nhất. Như vậy, muốn thực hiện ý chí hào hùng của mình, Quách Gia chỉ có thể chọn chúa cho mình trong số những người đó.
Trong "Tam Quốc Diễn Nghĩa", đã miêu tả sự xuất hiện của Quách Gia ở hồi thứ mười. Phần này nói đến Tào Tháo đang ra sức thu gom những bậc hiền tài. Tuân Vực tiến cử Trình Dục lên cho Tào Tháo. Trình Dục bèn nói với Tuân Vực :
- Mỗ là người tài năng kém cỏi, không đáng kể cho ngài tiến cử. Một vị đồng hương với ngài họ Quách tên Gia, tự Phụng Hiếu, chính là một hiền sĩ hiện nay, vậy tại sao không giới thiệu ông ấy?
Tuân Vực chợt nhớ ra, nói :
- Suýt nữa tôi đã quên mất!
Sau đó, Tuân Vực trình lên cho Tào Tháo, mời Quách Gia đến Cổn Châu để cùng bàn bạc việc lớn trong thiên hạ. Thật ra, đoạn miêu tả này không hoàn toàn đúng với sự thật lịch sử. Sau khi quân Quan Đông ly tán, Viên Thiệu trước tiên đoạt lấy Kỳ Châu và ra sức thu gom nhân tài ở các địa phương. Quách Gia nghe Viên Thiệu là người dùng lễ để đối đãi với người hiền tài, hơn nữa, thanh thế của Viên Thiệu lúc bấy giờ đang nổi bật, ai ai cũng nghe danh. Do vậy, Quách Gia bèn tìm tới để xin gia nhập đội ngũ của Viên Thiệu, hy vọng dựa vào Viên Thiệu để thi triển tài năng của mình. Thế nhưng, bản thân của Viên Thiệu bề ngoài xem ra như rất phóng khoáng, nhưng kỳ thực thì lòng dạ lại đa nghi, yêu người có hiền tài nhưng lại không thể dùng được. Cho nên Quách Gia không được Viên Thiệu trọng dụng.
Sau một thời gian quan sát, Quách Gia nhận thấy Viên Thiệu tuy bề ngoài có thanh thế rất to, nhưng lại có rất nhiều nhược điểm cũng không kém phần quan trọng. Lúc bấy giờ hai người đồng hương của Quách Gia là Tân Bình, Quách Đồ cũng đang phục vụ dưới trướng của Viên Thiệu. Quách Gia nói với họ :
- Kẻ sĩ có trí mưu, việc quan trọng nhất là phải chọn lựa minh chúa. Chỉ có như vậy, mình mới có thể thi triển được chí hướng, lập được công danh. Hiện nay Viên Công chỉ muốn học cách chiêu hiền đãi sĩ như Châu Công thuở trước, nhưng lại hoàn toàn không biết cái lẽ sử dụng con người. Ông ấy chỉ thu gom nhân tài nhưng lại không biết trọng thị nhân tài. Đứng trước mọi công việc, ông ấy thích nghe những mưu lược nhưng lại không thể quyết đoán. Vậy muốn góp  sức với ông ấy để cứu thiên hạ ra khỏi cảnh nguy nan, xây dựng bá nghiệp, thì thực khó khăn biết bao nhiêu.
Thế là Quách Gia đã mạnh dạn rời khỏi doanh trại của Viên Thiệu, để đi tìm một vị minh chủ khác.
Dưới điều kiện lúc bấy giờ, một thư sinh, một văn nhân mưu sĩ như Quách Gia, tuy có tài năng hơn người, nhưng trong tay lại không có một tất đất, một tên lính. Ông chỉ có thể dựa vào những nhân vật có thực lực có địa vị chính trị, thì mới phát huy được tài hoa của mình. Điều đó cũng giống như loại dây leo, không tự đứng thẳng lên được, mà phải bò theo thân cây to mới có thể vượt được lên cao. Có người ví những phần tử trí thức như là một cọng lông, mà lông thì phải bám vào một tấm da. Tấm da thời phong kiến cát cứ, mặc dù có thể phân biệt tốt xấu qua tiêu chuẩn nhân nghĩa đạo đức, nhưng tiêu chuẩn đó lại có sự co giãn khá to, lại thường được chưng diện trang trí bề ngoài.
Cho nên, một phần tử trí thức nên ngã về tập đoàn nào ? Nên theo cá nhân nào ? Nên chọn lựa "tấm da" nào ? Rất nhiều tình huống mà thường thường bản thân mình không thể chủ động được, chỉ phải nghe theo sự sắp xếp của số mạng.
Nhưng cái “thường thường” đó, lại không phải là tuyệt đối.
Ngoài số mệnh ra, còn phải xem sự nỗ lực của cá nhân ra sao. Do vậy, những giới mưu sĩ thông minh, phải giỏi chọn lựa đối tượng để phụ tá. Tục ngữ thường nói "Chim khôn chọn nhành mà đậu”. Đó là điều kiện tiên quyết để quyết định cho sự thành công của mình. Quách Gia từng nói :
- Phàm người trí giả, phải biết nhận xét và chọn lựa minh chúa. Nếu vị chúa đó là người u mê, nhu nhược, khó tạo dựng, như Hậu Chủ Lưu Thiện, thì cho dù người phụ tá có là bậc siêu nhân, đầy đủ trí tuệ tài năng đi nữa, e rằng cũng phí uổng công sức mà thôi. Thậm chí, còn do chủ nhân của mình bị thất bại, mà mình phải chịu chung số phận thiệt thân. Như Trần Cung từng phụ tá cho Lữ Bố, Điền Phong từng đi theo Viên Thiệu, đều là những người như thế cả. Chỉ có những người mình phụ tá là bậc võ dũng thông minh, thì người mưu sĩ mới có thể phát huy được tài năng của mình, mới có thể lập nên một số sự nghiệp lớn lao. Như sau này Châu Do đã phụ tá cho Tôn Quyền, Gia Cát Lượng đã phụ tá cho Lưu Bị, đều là những giai thoại trong lịch sử cả.
Trái lại, người đồng hương cửa Quách Gia là Quách Đồ, trước sau như một vẫn bám theo cha con Viên Thiệu và Viêm Đàm, về sau binh bại đã bị giết. Những thí dụ tương tự như thế, trong lịch sử nhiều đến đỗi không kể xiết. Điều đó vừa là bi kịch của kẻ sĩ, mà cũng là sự bất hạnh của thời đại.
Cho nên Quách Gia với tư cách là một nhà mưu lược, chỗ khôn ngoan sáng suốt của ông, chính là chỗ xét đoán một cách chính xác Viên Thiệu chẳng qua là người chỉ có hư danh, đối với trọng trách hưng vong của thiên hạ không sao gánh vác nổi, sự thất bại là chuyện khó tránh. Do vậy, tuyệt đối không thể chọn ông ta làm "chúa" cửa mình.
Lúc Quách Gia rời khỏi doanh trướng của Viên Thiệu, thì cũng là lúc Tào Tháo đang mở rộng thế lực, và đang cảm thấy rất thiếu nhân tài. Trước đó, vị mưu sĩ Dĩnh Xuyên là Hí Chí Tài phục vụ dưới trướng của Tào Tháo, được Tào Tháo kính trọng. Chẳng may, Hí Chí Tài chết sớm. Tào Tháo bèn viết một bức thư cho Cao Tham Tuân Vực, nói : "Kể từ ngày Hí Chí Tài qua đời, gần như tôi không có ai để cùng bàn bạc những kế hoạch quan trọng. Vậy ông bấy lâu nay biết ở khu vực Dĩnh Xuyên có nhiều bậc kỳ sĩ, xem có ai thay thế nhiệm vụ của Hí Chí Tài được không ?"
Tuân Vực bèn giới thiệu Quách Gia. Tào Tháo triệu kiến ngay. Hai người đàm luận với nhau về nhiều vấn đề đại sự trong thiên hạ, và tỏ ra rất hợp ý nhau. Trong cuộc đàm luận đó, Tào Tháo phát hiện người thanh niên này có tài năng và kiến thức siêu việt, nên cao hứng nói :
- Người sẽ giúp cho ta hoàn thành sự nghiệp lớn, chính là người này rồi !
Sau cuộc hội kiến, Quách Gia cũng vui mừng, vì gặp được một vị chúa sáng suốt, lại có hùng tài đại lược, nên sau khi bước ra ngoài đã vui mừng nói:
- Tào Công đúng là một vị minh chúa mà tôi muốn gởi thân.
Hai người đều tỏ ra ưa thích nhau, và thường bảo là gặp nhau quá muộn. Tào Tháo bèn cử Quách Gia với tuổi đời hai mươi chín, giữ chức Tư Không Quân Tế Tửu. Tháng mười niên hiệu Kiến An nguyên niên đời Tào Tháo (196) ông được cử làm Tư Không. Và đến tháng giêng năm thứ ba (198) thì lần đầu tiên đặt ra chức "Quân Sư Tế Tửu”, Quách Gia giữ chức Tư Thông Quân Tế Tửu, tức là chức Quân Sư Tế Tửu tại phủ Tư Không, một quan chức giữ nhiệm vụ tham gia về quân sự. Từ đó, Quách Gia là "Quân sư cao tham" dưới trướng của Tào Tháo, đã dốc hết tâm trí của mình để mưu hoạch mọi vấn đê thuộc về quân sự.
Tào Tháo lúc bấy giờ đã lấy được Cổn Châu, lại đón Hán Hiến Đế đến Hứa Đô, dùng cách "bắt ép nhà vua để ra lệnh cho chư hầu”, giành được quyền chủ động về mặt chánh trị. Năm Kiến An nguyên niên, Tào Tháo lại tiếp nhận kiến nghị cua Mao Giới, Táo Kỳ, xây dựng đồn điền ở Hứa Hạ, thu được lúa hằng triệu hộc, rút tỉa được kinh nghiệm quý báu về mặt cung ứng quân lương.
Tất nhiên, nếu so sánh với Viên Thiệu, Tào Tháo chỉ có một địa bàn rất nhỏ hẹp, binh mã rất thiếu thốn, thể lực còn yếu. Thế mà Quách Gia đã mạnh mẽ rời bỏ "kẻ mạnh” là Viên Thiệu, không chút luyến tiếc, để đi tuyển chọn Tào Tháo là người thế lực yếu kém hơn. Xem đó là vị chúa để mình an thân lập mệnh. Điều đó chứng tỏ Quách Gia là người có đôi mắt cao xa, cũng như có sự quyết đoán đầy tài năng.

<< - 8 - | - 2 - >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 643

Return to top