Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Ngắn >> Mười Đại Mưu Lược Gia Trung Quốc

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 103084 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Mười Đại Mưu Lược Gia Trung Quốc
nhiều tác giả

- 8 -

Tần Chiêu Vương sau khi giao hảo với nước Tề và nước sở, tức đã hoàn thành sách lược "giao hảo với nước xa", liền thực thi sách lược "tấn công nước gần". Nước Hàn do giáp ranh với nước Tần, lại là một nước yếu nên chẳng may đã trở thành vật hy sinh đầu tiên sách lược này.
Châu Noãn Vương năm thứ năm mươi ba (262 trước công nguyên), Tần Chiêu Vương sai Đại tướng Vương Hột dẫn đại quân đi phạt Hàn, chiếm được thành Dã Vương (nay là Tẩm Dương, thuộc tỉnh Hà Nam). Con đường từ Thượng Đảng dẫn về đô thành của nước Hàn bị gián đoạn. Viên đại thần trấn giữ Thượng Đảng thấy đại cuộc đã hỏng, trong khi bối rối, bèn nghĩ ra một cách "giá họa" cho người khác. Ông nói với thuộc hạ của mình :
- Tần chiếm Dã Vương, thì Thượng Đảng cũng sẽ khó giữ được. Vậy, nếu phải đầu hàng Tần thì chi bằng nên đầu hàng Triệu. Tần tức giận Triệu ngồi không mà chiếm được Thượng Đảng, tất nhiên sẽ xua quân đánh Triệu. Một khi Triệu bị Tần đánh, tất nhiên phái liên kết với nước Hàn. Như vậy, Hàn và Triệu sẽ trở thành hai nước cùng chung hoạn nạn, phải hợp tác lo chống Tần. Như vậy, biết đâu có hy vọng thắng được.
Ông ta bèn phái sứ giả cầm thư và bản đồ Thượng Đảng, đến hiến lên cho Triệu Hiếu Thành Vương. Triệu Vương mở thư ra xem, thấy đại khái nói : "Tần tấn công Hàn gấp, Thượng Đảng sắp vào tay Tần. Quan và dân ở đây không muốn lệ thuộc vào Tần, bằng lòng lệ thuộc vào Triệu. Thần không dám trái ý quan dân ở đây, nên xin đem mười bảy thành thuộc phạm vi cai trị của thần, dâng lên cho Đại Vương, mong Đại vương nhận lấy". Triệu Vương xem qua cả mừng, vui vẻ nhận tấm bản đồ Thượng Đảng.
Bình Dương Quân Triệu Báo can rằng :
- Thần nghe vô cớ mà thu được lợi, ấy chính là tai họa. Vậy xin Đại vương suy nghĩ rồi mới làm, đừng tiếp nhận dễ dàng như thế.
Triệu Vương nói :
- Dân ở Thượng Đảng sợ Tần và hướng về Triệu, nên mới lệ thuộc vào ta, vậy tại sao gọi là vô cớ được ?
Triệu Báo đáp.
- Tần có ý muốn chiếm dân và đất của nước Hàn, nên mới ra sức đánh chiếm Dã Vương, để cắt đứt đường đi Thượng Đảng, không cho liên hệ nhau. Tần xem Thượng Đảng là món ăn trong túi của mình, thò tay vào là lấy được. Một khi Triệu chiếm lấy Thượng Đảng, thì Tần sau nhiều năm sử dụng can qua, mong đạt mục đích, há chịu để cho người ngồi không phỏng tay trên sao ? Điều đó chính là chỗ thần muốn nói "cái lợi vô cớ". Hơn nữa, Phùng Đình sở dĩ không nạp đất cho Tần, mà lại đưa về cho Triệu, là có ý đồ muốn giá họa ho Triệu, để giải vây cho Hàn. Đại vương chả lẽ không thấy điều đó sao ?
Triệu Vương cho lời nói trên là không xác đáng, nên lại triệu Bình Nguyên Quân Triệu Thắng đến để quyết định. Triệu Thắng nói:
- Phát hằng triệu binh mã để đi đánh nước người, trải qua nhiều năm tháng mà chưa chiếm được thành.  Nay chẳng hao một binh, một tốt nào cả, vậy mà lại chiếm được mười bảy thành. Một nguồn lợi to như vậy, nghìn năm chưa gặp, vậy bây giờ không nhận còn đợi đến bao giờ ?
Triệu Vương nói :
- Ý kiến cửa khanh rất hợp với trẫm.
Nhà vua bèn cử Bình Nguyên Quân dẫn năm vạn binh mã đi Thượng Đảng để tiếp nhận vùng đất này. Đồng thời, phong cho Phùng Đình ba vạn hộ, ban hiệu là Hoa Lăng Quân, và vẫn có nhiệm vụ giữ đất Thượng Đảng. Phùng Đình đóng cửa ngồi khóc, không ra tương kiến Bình Nguyên Quân. Bình Nguyên Quân cố nài nỉ, Phùng Đình nói :
- Tôi có ba điều bất nghĩa, nên không thể gặp mặt sứ giả. Tôi giữ đất cho chúa, chưa chết mà đã đầu hàng, đó là một điều bất nghĩa. Chưa được lệnh của chúa, thế mà tự mình dám quyết định, mang đất hiến cho nước Triệu đó là hai điều bất nghĩa. Bán đất của chúa để được phú quý vinh hoa, đó là ba điều bất nghĩa.
Bình Nguyên Quân khen rằng :
- Phùng Đình quả là một vị trung thần !
Thế là ông ngồi ì trước cửa chờ đợi suốt ba hôm, không chịu rời đi. Phùng Đình thấy hành động của Bình Nguyên Quân lấy làm cảm động, bèn ra tương kiến, nhưng vẫn rơi lệ. Phùng Đình ngỏ ý giao đất, nhưng không muốn giữ chức vụ tiếp tục cai quản đất này, xin Bình Nguyên Quân hãy chọn người khác.
Bình Nguyên Quân bèn an ủi :
- Tâm sự của ngài, Thắng tôi đã biết. Nhưng nếu ngài không lãnh nhiệm vụ giữ vùng đất này, thì không ai có đủ uy tín trong bá tánh tại Thượng Đảng này hơn ngài cả.
Phùng Đình bèn đồng ý tiếp tục giữ chức vụ, nhưng không thụ phong.
Trong khi Bình Nguyên Quân sắp rời đi, Phùng Đình nói :
- Đất Thượng Đảng sở dĩ được đưa cho Triệu là vì không đủ sức chống lại Tần, vậy mong công tử tâu lại với Triệu Vương, mau phát binh sĩ, danh tướng đến đây mới là thượng sách.
Bình Nguyên Quân trở về báo lại cho Triệu Vương. Triệu Vương bèn bày tiệc linh đình, một là để tẩy trần cho Bình Nguyên Quân, hai là ăn mừng Triệu không cần đánh mà lai được rất nhiều đất. Nhà vua nào nghĩ tới, đại họa sắp giáng xuống đầu.
Tần vương được tin Phùng Đình đã chạy theo Triệu Quốc, bèn ra lệnh cho Vương Hột cấp tốc tiến quân vào Thượng Đảng để chiếm vùng đất này. Phùng Đình cố thủ được hai tháng, nhưng vẫn không thấy quân Triệu tiếp viện. Rốt cục Phùng Đình không chống giữ nổi đã rút tàn binh bỏ chạy sang Triệu. Thượng Đảng bị mất. Lúc bấy giờ Triệu Vương cử Liêm Pha làm Thượng Tướng, dẫn quân hai chục vạn đi chi viện cho Thượng Đảng. Nhưng đại đội binh mã của Liêm Pha kéo tới Trường Bình Quan (nay là huyện Cao Bình, thuộc tỉnh Sơn Tây) thì gặp Phùng Đình, mới biết Thượng Đảng đã mất, và quân Tần đang truy đuổi theo. Liêm Pha bèn ra lệnh cho tướng sĩ hạ trại, xây đắp hào lũy, từ Đông chạy sang Tây gồm mười mấy điểm, đông như sao giăng. Liêm Pha lại phái một vạn binh để Phùng Đình giữ thành Quang Lang (nay là địa phương nằm về phía Nam huyện Cao Bình hai mươi lăm dặm). Lại phái thêm hai vạn binh để Đô úy Cái Phụ, và Cái Đồng chia nhau chỉ huy, giữ Nhị Chương thành ở phía Đông và phía Tây. Liêm Pha lại phái tùy tướng Triệu Gia, xua quân đi thăm dò binh Tần.
Triệu Gia chỉ huy năm nghìn quân, ra khỏi Trường Bình Quan hai mươi dặm thì gặp tướng Tần là Tư Mã Cánh. Triệu Gia sợ hãi, và bị Tư Mã Cánh chém chết dưới ngựa giữa lúc chưa kịp lấy lại bình tĩnh. Tư Mã Cánh tiếp tục xua quân về hướng Đông để sát phạt quân Triệu. Liêm Pha nghe tin biết quân Tần nhuệ khí rất cao, không thể chống trả, nên xuống lệnh cho các doanh trại :
- Phải cố thủ, không được ra ứng chiến với quân Tần.
Đồng thời, ông cũng xuống lệnh cho quân sĩ đào hào thêm sâu, đắp lũy thêm cao, cố thủ không ra. Vương Hột khiêu chiến mấy lần, quân Triệu vẫn không ra. Quân Tần và quân Triệu chong mặt nhau đến hơn bốn tháng. Vương Hột không làm gì được, nên phái người trở về báo cáo với Tần Vương. Tần Vương bèn triệu Phạm Thư đến để bàn bạc đối sách. Phạm Thư khuyên rằng :
- Liêm Pha là người có nhiều mưu lược, biết quân dân sĩ khí hiện nay rất cao nên không dám giao phong, mà cố ý tránh va chạm. Ông ta cho rằng quân dân từ xa kéo đến đất nước của người khác, không được địa lợi lại mất nhân hòa, sự bổ sung lương hướng, vũ khí, binh sĩ, đều hết sức khó khăn, cho nên cần tốc chiến tốc quyết và không muốn đánh kéo dài. Do vậy, ông ta mới đào hào sâu, đắp lũy cao để cố thủ, chờ cho binh mã của Tần mệt mỏi thì mới tìm cách đánh bại. Vậy, theo ý kiến của thần, con người này mà không tìm cách hạ bệ thì không sao phá được Triệu.
Tần Vương nói :
- Khanh có kế gì để hạ bệ được Liêm Pha ?
Phạm Thư cho những người chung quanh lui ra, mới nói riêng với Tần Vương :
- Muốn hạ bệ Liêm Pha thì phải dùng kế phản gián. Phải làm như vầy... như vầy mới được, và phải chịu tốn nghìn vàng thì mới thành công.
Tần Vương cả mừng, xuống lệnh mở quốc khố lấy đủ số vàng trao cho Phạm Thư. Phạm Thư bèn sai những người môn khách tâm phúc đi theo đường tắt lẻn vào Hàm Đan, dùng nghìn vàng để hối lộ những người chung quanh Triệu Vương, để họ phao tin đồn nhảm rằng :
- Triệu tướng là Duy Mã Phục (tức Triệu Xa), là người dụng binh và đánh giặc giỏi nhất. Nghe đâu con trai của ông này là Triệu Quát còn dũng cảm hơn cả cha. Nếu cử Triệu Quát làm tướng, chắc chắn sẽ đánh bại được quân Tần. Liêm Pha tuổi đã già, mất dũng khí nên đánh trận nào thua trận nấy, để chết quân Triệu lên đến ba bốn vạn. Nay đứng trước sức uy hiếp của quân Tần, chắc chắn không bao lâu ông ta sẽ đầu hàng nước Tần thôi !
Triệu Vương trước tiên nghe tin Triệu Gia bị tướng Tần chém chết, lại để mất liên tiếp ba thành, nên sai người đến Trường Bình để đốc thúc Liêm Pha xuất chiến. Liêm Pha kiên quyết chủ trương cố thủ trong hào sâu lũy cao của mình, không bằng lòng ra đánh nhau với quân Tần. Triệu Vương thấy vậy, hoài nghi Liêm Pha tuổi già nên sợ đánh nhau, nhất là khi nghe những lời đồn nhảm từ những người chung quanh, nhằm ly gián giữa nhà vua với Liêm Pha, thì tin là sự thật, bèn cho triệu Triệu Quát đến hỏi :
- Khanh có thể chia sẻ nỗi buồn với trẫm không ? Có thể xua quân đánh Tần không ?
Triệu Quát đáp:
- Nếu Tần cử Võ An Quân làm tướng, thì thần còn phải trù hoạch mọi cách đối phó, chứ để một tên miệng còn hôi sữa như Vương Hột làm tướng, thì có đáng gì ?
Triệu Vương nói :
- Tại sao ?
Triệu Quát đáp:
- Võ An Quân Bạch Khởi chỉ huy quân Tần đã nhiều năm, trước tiên đánh bại quân Hàn và Ngụy tại Y Khuyết, giết chết hai mươi bốn vạn người. Kế đó lại tấn công Ngụy, chiếm lấy sáu mươi mốt thành. Rồi lại tấn công Sở ở phía Nam, chiếm lấy Yên, Sính, bình định Vu Kiềm. Chẳng bao lâu sau lại tấn công Ngụy, chiếm Mang Mão, chém mười ba vạn quân của đối phương. Xong, lại tấn công Hàn, chiếm được năm thành, chém năm vạn quân, rồi lại chém tướng Triệu là Giả Yển, nhận chìm hai vạn binh sĩ của ông này xuống dòng sông. Bạch Khởi hễ đánh là thắng, hễ tấn công thành là hạ được, oai danh truyền đi khắp nơi, binh sĩ nghe đến đều run cầm cập. Nếu thần đắp lũy xây hào để chong mặt với ông ta, thì thắng hay bại mỗi bên đều một nửa, nên cần phải tốn thời giờ trù hoạch mới đối phó được. Còn như Vương Hột mới ra làm tướng cho Tần, chỉ thừa lúc Liêm Pha sợ đánh nhau, nên mới dám tiến quân sâu vào đất ta. Nếu là thần, thì thần đã quét họ như gió mùa Thu quét lá vàng, nhanh chóng đuổi quân Tần ra khỏi Thượng Đảng rồi ?
Triệu Vương nghe thế cả mừng, bèn cử Triệu Quát làm Thượng tướng, ban cho nhiều vàng bạc, gấm vóc, bảo cầm cờ tiết đi thay thế Liêm Pha, đồng thời, lại cấp cho Triệu Quát thêm hai mươi lăm vạn binh mã, ra lệnh cho ông ta nhanh chóng kéo đến Trường Bình.
Triệu Quát sau khi kiểm duyệt binh mã xong, chở hết vàng và gấm vóc về nhà ra mắt mẹ già. Bà mẹ nói:
- Phụ thân của con có dặn dò trước khi lâm chung, bảo con tuyệt đối không bao giờ được làm tướng, chả lẽ con quên rồi hay sao ? Vậy hãy mau đến gặp Triệu Vương từ chức đi nào!
Triệu Quát đáp :
- Không phải con không bằng lòng từ chức Thượng tướng, mà do trong triều đình không còn ai bằng con cả ?
Triệu mẫu thấy không thể thuyết phục con trai mình, bèn dâng thư lên vua can gián : "Con trai tôi là Triệu Quát, không bao giờ đọc sách của cha nó để lại, không biết cách tùy cơ ứng biến, vậy tuyệt đối không phải là người có tài làm Đại tướng, vậy mong Đại vương đừng trọng dụng nó".
Triệu Vương bèn triệu kiến bà mẹ, hỏi rõ căn do.
Bà mẹ đáp :
- Cha của Quát là Xa khi làm tướng, được tưởng thưởng đều chia cả hết cho tướng sĩ của mình. Và ngày thụ mệnh thì sống ngay trong quân ngũ, đồng cam cộng khổ với tướng sĩ, không khi nào về nhà. Mỗi việc gì đều hỏi ý kiến rộng rãi của các tướng sĩ, không dám tự chuyên mà hành động. Nay Triệu Quát làm tướng, được ban cho vàng và gấm vóc thì chở hết về nhà riêng. Làm tướng như vậy có được không ? Cha nó trước khi lâm chung, có cảnh báo với tôi rằng. "Quát nếu làm tướng, thì sẽ đưa binh sĩ của nước Triệu vào chỗ thất bại". Tôi mãi ghi nhớ lời nói trên, vậy mong Đại vương nên chọn một tướng tài khác, tuyệt đối không thể dùng Quát ?
Triệu Vương nói:
- Ý trẫm đã quyết, vậy xin đừng nói nữa.
Mẫu thân của Triệu Quát nói:
- Đại vương không chịu nghe theo lời khuyên của tôi nếu có bại trận, thì xin miễn đừng bắt tội liên đới với cả nhà tôi.
Triệu Vương chấp thuận lời yêu cầu của Triệu mẫu.
Triệu Quát bèn dẫn đại quân rời khỏi Hàm Đan, nhắm hướng Trường Bình tiến tới. Những môn khách được Phạm Thư phái đi nghe ngóng ở Hàm Đan, sau khi được biết Triệu Quát nói với Triệu Vương những lời nói như trên, và được Triệu Vương cử làm Đại tướng, đang chọn ngày để xuất quân thì cấp tốc trở về Hàm Dương để báo tin. Tần Vương bàn với Phạm Thư :
- Hai quân Tần và Triệu đã giằng co kéo dài, vậy nhất định phải do Võ An Quân mới có thể kết thúc cuộc chiến này.
Thế là Tần Vương bèn cử Bạch Khởi làm Thượng tướng, Vương Hột làm Phó tướng. Đồng thời ra lệnh cho tất cả tướng sĩ phải giữ bí mật tin này. Nhà vua ra lệnh rất nghiêm :
- Ai dám tiết lộ tin Võ An Quân làm Tướng, thì lập tức chém đầu không tha.
Riêng Triệu Quát sau khi xua quân tới Trường Bình, Liêm Pha bèn xem qua phù tiết, rồi trao quân tịch cho Triệu Quát, còn mình thì dẫn hơn một trăm thân binh trở về Hàm Đan. Sau khi Triệu Quát tiếp nhận ấn soái, bèn thay đổi tất cả những gì Liêm Pha đã thi hành. Ông ta tập hợp tất cả những hào lũy bố trí tản mát lại thành một đại doanh. Lúc bấy giờ có mặt Phùng Đình trong quân ngũ, bèn lên tiếng can gián nhưng Triệu Quát không nghe. Cùng một lúc đó, Triệu Quát lại dùng tướng sĩ của mình mang theo, thay thế tất cả những tướng sĩ cũ, rồi ra lệnh nghiêm khắc, nếu quân Tần tới thì phải dũng cảm chiến đấu. Một khi chiến thắng thì truy kích tới cùng không tha, đừng bao giờ để cho một tên lính, một kỵ mã của quân Tần được trở về !
Bạch Khởi sau khi tới quân ngũ, nghe Triệu Quát thay đổi hết những mạng lệnh của Liêm Pha, bèn phái ba nghìn binh Tần đi khiêu chiến. Triệu Quát bèn xua hơn một vạn quân ra nghênh địch. Quân Tần đại bại rút chạy trở về. Bạch Khởi đứng trên cao nhìn vào quân Triệu, nói với Vương Hột :
- Tôi đã biết cách đánh thắng Quân Triệu rồi ?
Triệu Quát sau khi đắc thắng, đã hoa chân múa tay, quên đi tất cả, sai người đến trước doanh trại của quân Tần để hạ chiến thư, Bạch Khởi bèn nói với Vương Hột :
- Thong thả sẽ quyết chiến ?
Thế rồi Bạch Khởi ra lệnh lui quân ra xa mười dặm, đại quân cho hạ trại tại chỗ đóng quân cũ của Vương Hột. Triệu Quát thấy quân Tần đã rút lui, cười nói :
- Quân Tần đã sợ ta rồi !
Dứt lời, Triệu Quát bèn sai giết bò bày rượu để khao thưởng tướng sĩ. Đồng thời truyền lệnh :
- Ít hôm nữa, khi quyết chiến ta nhất định sẽ bắt sống Vương Hột, để làm trò cười cho chư hầu chơi !
Để làm cho địch quân càng thêm mê hoặc, càng thêm có tư tưởng khinh địch, Bạch Khởi bèn xuống lệnh cho các tướng: Tướng quân Vương Bôn, Vương Lăng mỗi người dẫn một vạn binh, dẫn chiến xa, để cùng đánh luân phiên với Triệu Quát. Chỉ cho phép thua, không cho phép thắng. Chỉ cần ai dụ được quân Triệu đến tấn công doanh trại của Tần, thì kể đó là một chiến công. Lại sai Đại Tướng Tư Mã Thác, Tư Mã Cánh mỗi người dẫn một vạn rưỡi quân theo đường tắt đi vòng ra phía sau lưng của quân Triệu, cắt đứt đường vận lương của họ. Ông lại sai Đại tướng Hồ
Thương dẫn hai vạn binh, đóng ở vùng phụ cận. Chờ khi thấy quân Triệu mở cửa doanh trại để xuất kích quân Tần, thì ào ra sát phạt, cắt họ thành hai đoạn. Sai Đại tướng Mông Ngao, Vương Tiễn, mỗi người chỉ huy năm nghìn khinh kỵ, để làm lực lượng cơ động, tiếp ứng bất cứ lúc nào. Riêng Bạch Khởi và Vương Hột thì cố thủ tại doanh trại chính. Tất cả mọi việc được sắp xếp xong, trên mặt Bạch Khởi hiện lên một nụ cười mà người thường khó trông thấy. Đúng là : “An bày địa võng thiên la, để chờ tóm gọn quân thù kiêu căng ?".
Riêng Triệu Quát thì xuống lệnh cho tướng sĩ, phải nấu cơm ăn no vào lúc canh tư, canh năm thì lo thu thập hành trang, và đến bình minh thì dàn chiến xa tiến tới. Họ đi không đến năm dặm đường thì gặp binh Tần và bắt đầu đánh nhau. Triệu Quát phái tiên phong Phó Bảo ra quân trước. Tướng Tần là Vương Bôn xông tới nghênh chiến. Đôi bên đánh chừng ba mươi hiệp, Vương Bôn giả vờ thua chạy. Phó Bảo không biết đấy là kế của quân Tần, bèn thúc ngựa đuổi theo. Triệu Quát lại ra lệnh Vương Dung chỉ huy quân đội tiếp lên tiếp ứng, gặp tướng Tần là Vương Lăng. Đôi bên đánh nhau mấy hiệp thì Vương Lăng thua chạy. Triệu Quát thấy quân Triệu đắc thắng liên tiếp, bèn đích thân xua quân đuổi theo, có ý định đánh bại quân Tần trận này. Nhưng người có nhiệm vụ giữ Thượng Đảng là Phùng Đình lại can ngăn :
- Người Tần rất gian trá, việc bại quân của họ chưa đáng tin. Nguyên soái đừng vội truy kích.
Triệu Quát không nghe, hấp tấp đuổi theo ngoài mười dặm, và đã đến trước doanh trại của quân Tần.
Vương Bôn và Vương Lăng chạy bọc theo doanh trại, các cửa chính nơi doanh trại quân Tần thì không mở. Triệu Quát bèn truyền lệnh áp tới tấn công để phá hủy doanh trại của Tần. Họ đánh liên tiếp mấy hôm, nhưng vì doanh trại của Tần quá kiên cố, nhất là quân Tần phản kháng rất ngoan cường, nên quân Triệu lớp chết lớp bị thương vô số, trong khi doanh trại của quân Tần thì vẫn đứng trơ trơ như một ngọn núi Thái Sơn.
Triệu Quát sai người ra lệnh cho hậu quân rời doanh trại cùng tiến lên. Nhưng ngay lúc đó, tướng Triệu là Tô Xạ phi ngựa đến báo :
- Hậu doanh đã bị tướng Tần là Hồ Thương dẫn binh đánh xuyên hông, cắt đứt liên lạc với tiền quân rồi, không thể tới được.
Triệu Quát cả giận, nói :
- Hồ Thương quả là vô lý ta sẽ đích thân đi thảo phạt hắn ?
Triệu Quát lại phái người đi nghe ngóng xem quân Tần tiến quân ra sao. Số người này trở về báo:
- Quân Tần ở phía Tây đông nghẹt, nhưng phía đông thì không thấy người. Triệu Quát bèn xuống lệnh đại quân chuyển sang phía Đông. Họ đi chưa được hai ba dặm đường, thì Mông Ngao từ trong ào ra sát phạt, to tiếng nói:
- Bớ thằng con nít Triệu Quát, nhà ngươi đã trúng kế Võ An Quân của ta rồi, thế tại sao chưa chịu xuống ngựa đầu hàng ?
Triệu Quát cả giận, chong giáo muốn đánh nhau với Mông Ngao, nhưng biên tướng Vương Dung nói :
- Không cần phải nhọc công đến nguyên soái, để tôi xông tới lập chiến công.
Vương Dung bèn xông lên đánh nhau quyết liệt với Mông Ngao.
Trong khi đôi bên chưa phân thắng bại, thì đại quân của Vương Tiễn lại kéo tới, hợp nhất cùng quân của Mông Ngao, ra sức sát phạt quân Triệu, khiến quân Triệu chết và bị thương vô số.
Triệu Quát thấy quân Tần quá dũng mãnh, đoán biết không thể thủ thắng, bèn đánh chiêng thu quân rồi hạ trại tại cạnh một vùng có nhiều thủy thảo. Phùng Đình lại khuyên ngăn :
- Hiện nay quân ta mặc dù thất lợi, nhưng vẫn còn sức chiến đấu, nếu cố gắng giao tranh với quân Tần, còn có hy vọng phá được vòng vây, trở về đại doanh trại. Nếu hạ trại ở đây, chung quanh đều thụ địch, hậu quả sẽ khó lường trước, vậy xin nguyên soái suy nghĩ kỹ.
Triệu Quát không nghe, ra lệnh cho binh sĩ đắp lũy cao, đào hào sâu để cố thủ. Một mặt sai người phi báo cho Triệu Vương để xin quân cứa viện, một mặt ra lệnh đi tìm hậu đội để lấy lương hướng. Nào ngờ đường vận lương đã bị Tư Mã Cánh dẫn binh cắt đứt. Thế là phía trước mặt là đại quân của Bạch Khởi chặn đường, còn đại quân của Hồ Thương, Mông Ngao thì chận ở phía sau. Mỗi ngày quân Tần đều truyền mạng lệnh của Vó An Quân, kêu gọi quân Triệu đầu hàng. Tới chừng đó, Triệu Quát mới biết Bạch Khởi đang có mặt trong quân Tần thật sự, nên khiếp sợ suýt nữa đã vỡ mật.
Riêng Tần Vương sau khi được tin báo thắng trận của Võ An Quân, biết mấy chục vạn quân Triệu đang bị bao vây tại Trường Bình, bèn đích thân đến Hà Nội (nay là vùng Tẩm Dương, thuộc tỉnh Hà Nam), ra lệnh cho tất cả con trai từ mười lăm tuổi trở lên, đều phải tùng quân để bổ sung cho quân Tần. Đồng thời, nhà vua cũng ra lệnh cho tất cả các cánh quân ở chung quanh, phải phối hợp hành động với quân chủ lực, tìm chận đường vận lương cũng như chận đường quân tiếp viện của Triệu.
Quân Triệu bị quân Tần vây khốn suốt bốn mươi sáu ngày, đã cạn lương thực, binh sĩ giết nhau để lấy thịt ăn là chuyện xảy ra hằng ngày. Triệu Quát xuống lệnh ngăn cấm hành động đó, nhưng không làm sao ngăn cấm được. Triệu Quát thấy viện binh lâu quá mà không đến, nếu kéo dài tình trạng này thì không cần quân Tần ra tay, bản thân quân Triệu cũng sẽ tự tiêu hao hết. Thay vì ngồi chờ chết, vậy tại sao không nghĩ tới liều chết phá vòng vây, để tìm con đường sinh lộ ? Triệu Quát bèn chia quân ra thành bốn cánh : Phá Báo chỉ huy một cánh phá vòng vây thoát ra hướng Đông. Tô Xạ chỉ huy một cánh phá vòng vây thoát ra hướng Tây. Phùng Đình chỉ huy một cánh phá vòng vây thoát ra hướng Nam. Vương Dung chỉ huy một cánh phá vòng vây ra hướng Bắc. Ông ta dặn dò bốn cánh quân này hãy đồng loạt đánh trống đánh chiêng, rồi tràn lên chiến đấu. Nếu có cánh quân nào mở được đường máu, thì Triệu Quát sẽ thông báo cho ba cánh quân kia cùng thoát ra bằng con đường đó.
Nào ngờ Võ An Quân đã sớm có sự phòng bị, xuống lệnh cho những tay thiện xạ mang cung tên mai phục khắp bốn phía, hễ thấy binh tướng từ trong doanh trại của quân Triệu xông ra, thì thẳng tay bắn giết. Chính vì vậy mà bốn cánh quân Triệu tràn lên ba bốn lần đều bị quân Tần dùng loạn tiễn bắn lui trở về, không sao thoát ra được. Không còn cách nào khác hơn, Triệu Quát phải xuống lệnh ngừng cuộc chiến đấu để phá vòng vây. Họ lại chịu bao vây thêm một tháng nữa. Trong vòng một tháng đó, quân Triệu giết nhau để lấy thịt ăn, người chết vô số kể. Triệu Quát hết sức tức giận, bèn chọn năm nghìn người khỏe mạnh nhất, mặc loại áo giáp dầy, ngồi trên những con tuấn mã thiện chiến, sẵn sàng chiến đấu. Triệu Quát một mình cầm kích xông lên phía trước, Phó Báo, Vương Dung bám sát theo sau, định liều mạng phá vòng vây một lần nữa.
Tướng Tần là Vương Tiễn, Mông Ngao thấy thế, cùng xông tới chận Triệu Quát không cho thoát đi. Đôi bên đánh nhau ngoài ba mươi hiệp, dần dần Triệu Quát cảm thấy núng thế, bèn huơ kích đâm về phía đối phương một lượt rồi quay đầu ngựa nhắm doanh trại cửa Triệu bỏ chạy trở về. Không ngờ hai chân trước của con ngựa bị vấp, khiến đầu ngựa chúi xuống, và Triệu Quát bị nó ném từ trên lưng xuống mặt đất.
Binh Tần thấy thế, bèn giương cung bắn ào ào tới, khiến Triệu Quát chỉ trong chốc lát, kháp cả thân mình đều trúng tên, giống như một cơn nhím. Thế là cuộc đời của "danh tướng trên giấy", đành chịu vùi thây dưới chân núi Thái Hành Sơn. Phó Báo và Vương Dung cũng lần lượt bị chết trong chiến đấu. Quân Triệu như rắn không đâu, hàng ngũ hỗn loạn cả lên. Tô Xạ dẫn Phùng Đình cùng bỏ chạy. Phùng Đình nói :
- Tôi đã mấy lần khuyên ngăn Triệu Quát, nhưng ông ấy không nghe. Nay đến thế này rồi, đúng là trời muốn diệt ta, vậy còn chạy đi đâu nữa.
Dứt lời, Phùng Đình tuốt kiếm tự sát. Chỉ còn Tô Xạ nhân lúc hỗn loạn, cố mở một con đường máu chạy thoát về phía Bắc, và đến ẩn thân tại đất của người Hồ.
Bạch Khởi trông thấy quân Triệu rối loạn hàng ngũ, mất cả tinh thần chiến đấu, bèn dựng ở nơi cao một lá cờ chiêu hàng. Quân Triệu thấy cờ, đều vứt bỏ vũ khí quỳ xuống đất tung hô "vạn tuế” ba lần.
Sau khi Bạch Khởi đã chiêu hàng quân Triệu, bèn sai người cắt đầu Triệu Quát, đưa đến trước doanh trại của quân Triệu để tiếp tục chiêu hàng. Lúc bấy giờ, quân Triệu còn hơn hai mươi vạn ở trong doanh trại. Họ nhìn thấy chủ soái đã bị giết, nên không còn lòng dạ nào tiếp tục chiến đấu nữa nên tất cả đều bằng lòng chịu hàng. Trong nhất thời, không giáp, vũ khí bị ném xuống đất chồng chất cao như núi. Tất cả xe cộ nặng trong doanh trại của quân Triệu, đều bị quân Tần tịch thu.
Bạch Khởi bèn bàn với Vương Hột :
- Trước đây khi quân ta chiếm được Dã Vương, thì Thượng Đảng xem như đã thuộc về ta rồi. Thế mà quân dân tại đây không muốn đầu hàng nhà Tần, lại bằng lòng đầu hàng nhà Triệu. Nay số quân Triệu đầu hàng tổng cộng hơn tất cả bốn mươi vạn. Một khi họ làm phản, thì ta biết làm sao để đề phòng đây ?
Bạch Khởi bèn xuống lệnh chia hàng binh ra mười doanh trại, phái mười tướng lĩnh dẫn hai chục vạn quân Tần đến để trông coi. Đồng thời, ông cũng ban cho quân Tần nhiều bò và rượu để khao thưởng, và rêu rao:
- Ngày mai này Võ An Quân sẽ tuyển lựa quân Triệu. Phàm những người chiến đấu giỏi, sẽ được võ trang trở lại, rồi đưa về nước Tần để sử dụng. Riêng những binh sĩ già yếu, thì sẽ trả về cho nước Triệu.
Quân Triệu nghe thế hết sức vui mừng. Ngay đêm đó, Võ An Quân lại truyền một lệnh đến cho mười vị tướng có nhiệm vụ canh giữ quân Triệu :
- Đến đâu canh một, tất ca binh sĩ của Tần đều dùng một miếng vải trắng cột ngang đầu. Những người không có cột vải trắng tức là quân Triệu, phải giết tất cả.
Quân Tần được lệnh liền tiến hành ngay. Hàng binh của Triệu không có sự đề phòng nào, mà trong tay cũng không có vũ khí, nên đành thúc thủ chịu chết. Số chạy thoát ra khỏi doanh trại, liền bị quân tuần tiễu của Mông Ngao, Vương Tiễn giết chết. Thế là bốn mươi vạn quân Triệu đã bị giết sạch trong một đêm, máu chảy thành suối. Nước sông Dương Cốc (một con sông tại địa phương đó) đã trở thành đỏ ngầu, nên đến nay vẫn được mọi người gọi là "Đơn Thủy". Võ An Quân sai binh sĩ chặt đầu quân Triệu chất thành đống trước doanh trại, được gọi là núi đầu lâu. Nếu tính chung số hàng binh bị giết tại Trường Bình, kể cả số hàng binh mà Vương Hột đã bắt được trước đây, tổng cộng lên đến bốn mươi lăm vạn người, đều bị giết sạch. Quân Tần chỉ chừa lại hai trăm bốn mươi người còn trẻ, tha cho họ trở về Hàm Đan để kể lại tình trạng đó tạo thêm uy thế cho quân Tần.
Riêng Triệu Vương ban đầu nhận được tin thắng trận của Triệu Quát báo về, trong lòng hết sức vui mừng. Nhưng sau đó nghe tin quân Triệu bị bao vây tại Trường Bình, liền triệu tập quần thần lại để bàn bạc việc đưa quân đi cứu viện. Nhưng, cũng liền đó, nhà vua nhận được tin Triệu Quát đã chết ngoài mặt trận, còn bốn chục vạn quân Triệu đầu hàng đã bị Bạch Khởi giết sạch trong vòng một đêm, chỉ chừa hai trăm bốn mươi người cho trở về Triệu. Triệu Vương kinh hoàng thất sắc. Quần thần không ai là không run rẩy. Trong nhất thời, khắp cả thành Hàm Đan, con khóc cha, cha khóc con, anh khóc em, em khóc anh, vợ khóc chồng nổi lên bi thảm khắp phố phường. Duy chỉ có bà mẹ của Triệu Quát, là lên tiếng, nói :
- Kể từ khi Triệu Quát được cử làm tướng, tôi đã biết nó chắc chắn sẽ bị bại trận, khó sống sót trở về rồi !
Do bà mẹ của Triệu Quát đã có lời thanh minh trước, nên Triệu Vương không bắt tội liên lụy đối với bà, trái lại, đã ban cho bà nhiều lương thực, gắm vóc để an ủi. Nhà vua cũng không quên phái người đến tận nhà lão tướng Liêm Pha để tạ lỗi, ngỏ ý đáng tiếc là trước kia đã thay đổi tướng chỉ huy ngoài mặt trận như vậy.
Trong khi khắp cả nước Triệu đang kinh hoàng, thì quan lại ngoài biên cương lại báo về :
- Tần Vương đã chiếm lĩnh Thượng Đảng, tất cả mười bảy thành ở đây đều đầu hàng nước Tần. Nay Võ An Quân đang xua đại quân tiến tới, bảo là sẽ chiếm luôn Hàm Đan.
Triệu Vương cấp tốc triệu tập quần thần lại, lên tiếng hỏi :
- Ai có thể giúp quả nhân đẩy lui binh Tần.
Quần thần đều ngơ ngác nhìn nhau, không ai lên tiếng cả.
Bình Nguyên Quân trở về nhà, hỏi qua tất cả các môn khách đều không có ai làm được việc đó. Cũng may lúc bấy giờ có mặt Tô Đại đang là xá nhân của Bình Nguyên Quân, nghe vậy, bèn nói với ông ta:
- Nếu Đại tôi có thể đến Hàm Dương, thì tôi sẽ ngăn chặn được binh Tần tấn công nước Triệu.
Bình Nguyên Quân hỏi biện pháp của Tô Đại ra sao. Tô Đại bèn nói tỉ mỉ kế hoạch của mình, Bình Nguyên Quân cho rằng có thể thi hành được, bèn đem kế hoạch của Tô Đại tâu lại cho vua Triệu nghe. Vua Triệu cũng cho rằng có thể thi hành. Thế là nhà vua liền ban tiền và vàng cho Tô Đại, để làm kinh phí cho Tô Đại đến hoạt động ở nước Tần.
Tô Đại ngày đi đêm nghỉ, không mấy hôm đã đến Hàm Dương. Ông vào ra mắt Phạm Thư, được Phạm Thư đón tiếp trọng hậu, hỏi :
- Việc gì mà tới đây ?
- Tôi tới đây là vì chuyện của ngài - Tô Đại đáp.
Phạm Thư ngạc nhiên, nghĩ bụng. "Ta có chuyện gì khó khăn đâu ? Đối phương nói như vậy, ắt hẳn là có nguyên do, nên mới không ngại đường xa nghìn dặm tới đây, vậy ta cần phải hỏi cho rõ”.
Phạm Thư bèn hỏi :
- Tô tiên sinh có điều gì cần chỉ giáo tôi ?
- Có phải Võ An Quân đã giết chết con trai của Mã Phục Tứ không ? - Tô Đại lên tiếng hỏi lại Phạm Thư.
- Đúng thế ? - Phạm Thư đáp.
- Có phải hiện nay ngài có ý định bao vây Hàm Đan chăng ? - Tô Đại lại hỏi.
- Đúng vậy ? - Phạm Thư đáp.
Võ An Quân dụng binh như thần, bản thân ông ấy là tướng của nước Tần, từng đánh và chiếm được hơn bảy chục thành, từng chém đầu gần một triệu binh sĩ của đối phương. Dù cho Y Doãn, Lữ Vọng thời xưa cũng không sánh kịp. Nay thừa thắng Võ An Quân định cử binh vây Hàm Đan, và chắc chắn Hàm Đan sẽ bị hạ. Nước Triệu sẽ bị diệt vong. Một khi nước Triệu diệt vong, thì nước Tần sẽ hoàn thành đế nghiệp. Một khi nước Tần đã hoàn thành đế nghiệp, thì Võ An Quân sẽ trở thành vị công thần đứng hàng đầu, cho dù Y Doãn dưới triều vua Thang, Lử Vọng dưới triều vua Châu cũng không bằng dược. Ngài dù hiện giờ thế lực rất cao, nhưng đến chừng đó vẫn bị xem là người thấp hơn ông ấy một bậc - Tô Đại phân tích rất tường tận.
Phạm Thư nghe qua, cảm thấy lời nói của đối phương là có lý, bèn chồm người tới trước, hỏi :
- Vậy theo ý của tiên sinh, thì tôi phải làm sao ?
Tô Đại chậm rãi, bình tĩnh đáp :
- Chi bằng ngài nên cho nước Hàn và nước Triệu cắt đất để cầu hòa. Một khi Hàn và Triệu cắt đất cầu hòa, thì đó là công lao của ngài. Tiếp đến, ngài tìm cách giải trừ binh quyền của Võ An Quân. Như vậy, thì địa vị của ngài ở nước Tần sẽ vững như núi Thái Sơn.
Phạm Thư nghe qua hết sức vui mừng, bèn bày tiệc để khoản đãi Tô Đại. Qua ngày hôm sau Phạm Thư vào yết kiến Tần Vương, nói :
- Binh Tần chinh chiến ở bên ngoài đã lâu, chắc chắn rất mệt mỏi, vậy cần cho họ nghỉ ngơi một thời gian. Giờ đây, ta cho sứ thần sang nước Hàn và nước Triệu để phủ dụ, bảo họ nên cắt đất để cầu hòa.
Tần Vương nói :
- Như thế cũng được. Vậy trẫm phiền Tướng quốc lo liệu cho việc đó.
Phạm Thư bèn đem nhiều vàng bạc, gấm vóc tặng cho Tô Đại, để ông ta đi sang nước Hàn và nước Triệu du thuyết về vấn đề này. Hai vua Hàn và Triệu đang khiếp sợ binh lực của nước Tần, tha thiết muốn cắt đất cầu hòa, nên đồng ý kế hoạch của Tô Đại ngay.
Nước Hàn bằng lòng cắt giao cho Tần một thành là Viên Ung (nay nằm trong vùng Nguyên Dương, tỉnh Hà Nam), còn Triệu bằng lòng cắt sáu thành. Cả hai nước đều sai sứ thần đến Tần để cầu hòa. Ban đầu Tần vương chê nước Hàn chỉ giao có một thành là quá ít, nhưng sứ thần của nước này nói:
- Mười bảy huyện ở Thượng Đảng, đều là đất của nước Hàn, nay đều thuộc về nước Tần cả rồi.
Tần Vương nghe qua, cất tiếng cười rồi chấp nhận. Đồng thời, nhà vua cũng xuống lệnh triệu Võ An Quân kéo quân trở về nước.
Bạch Khởi chiến thắng liên tiếp, đang muốn xua quân tấn công Hàm Đan, bỗng được lệnh vua bảo kéo quân trở về, biết đây là mưu kế của Phạm Thư nên hết sức tức giận. Từ đó giữa Bạch Khởi và Phạm thư có sự oán ghét nhau.
Kể từ ngày Bạch Khởi kéo quân trở về nước, trong lòng luôn luôn ấm ức, thường nói với mọi người chung quanh :
- Triệu sau khi đại bại tại Trường Bình, vua tôi họ trong thành Hàm Đan hoang mang đến cực độ. Nếu thừa thắng kéo quân tấn công, thì không quá một tháng sẽ hạ được thành này. Chỉ đáng tiếc là Ứng Hầu (Phạm Thư) không biết thời thế, nên chủ trương rút quân về, để mất một cơ hội quý nghìn vàng !
Tần Vương nghe vậy cảm thấy rất hối hận, nói :
- Bạch Khởi biết Hàm Đan có thể hạ được, thế tại sao lại không tâu lên sớm hơn ?
Nhà vua bèn xuống lệnh cho Bạch Khởi làm tướng, muốn ông kéo quân đi đánh Triệu lần thứ hai. Bạch Khởi lúc đó đang bệnh, không thể nhận lệnh vua được. Vua Tần bèn cử Đại Tướng Vương Hột, Vương Lăng dẫn mười vạn quân Tần đi phạt Triệu, bao vây kinh thành Hàm Đan.
Triệu vương đã học được bài học trước kia, nên lại sử dụng Liêm Pha làm tướng để chống lại quân Tần. Liêm Pha phòng thủ rất nghiêm nhặt, lại tự bỏ gia sản của mình để chiêu mộ đội cảm từ, luôn thừa lúc đêm tối ra ngoài thành đánh lén vào doanh trại của quân Tần, khiến quân Tần nhiều phen bị bại trận.
Ít lâu sau Bạch Khởi khỏi bệnh. Tần vương muốn cử ông đi thay Vương Lăng. Bạch Khởi tâu :
- Hàm Đan bây giờ không dễ chi hạ được. Trước đây sau khi quân Triệu đại bại ở Trường Bình, vua tôi họ đều hoang mang, nếu thừa thắng kéo tới tấn công ngay, trong khi sự phòng thủ của họ có nhiều sơ hở, sức chống trả yếu ớt, thì chẳng bao lâu ta sẽ lấy được Hàm Đan. Nay sau hơn hai năm, họ đã có sự chuẩn bị đầy đủ, lại sử dụng lão tướng Liêm Pha là người có nhiều mưu lược, không như Triệu Quát. Hơn nữa, chư hầu thấy Tần vừa bằng lòng để Triệu cắt đất cầu hòa, nay bỗng lại kéo quân tấn công, sẽ cho Tần là nước không giữ chữ tín, cùng nhau “hợp tung” để giúp Triệu thì hy vọng chiến thắng của nước Tần rất là mong manh.
Tần Vương không nghe, buộc Bạch Khởi phải thi hành theo lệnh, nhưng Bạch Khởi kiên quyết từ chối. Tần Vương lại sai Phạm Thư đi mời Bạch Khởi. Nhưng do Vô Lăng Quân Bạch Khởi căm tức Phạm Thư đã ngăn cản không cho mình lập công trước kia, nên lấy cớ còn bệnh không ra tiếp kiến.
Tần vương hỏi Phạm Thư:
- Võ An Quân có bệnh thật chăng?
Phạm Thư đáp :
- Không thể biết, nhưng việc ông ấy cương quyết từ chối không chịu làm tướng và điều đã khăng định rồi.
Tần Vương tức giận nói :
- Bạch Khởi cho rằng nước Tần không còn tướng giỏi, ngoài ông ta thì không còn ai hơn. Cuộc chiến thắng tại Trường Bình trước đây, ban đầu là do Vương Hột chỉ huy, vậy Vương Hột chả lẽ không bằng ông ta sao ?
Thế là Tần Vương liền phái mười vạn quân sĩ, cử Vương Hột chỉ huy, thay thế cho Vương Lăng.
Vương Hột kéo quân bao vây thành Hàm Đan suốt năm tháng trời mà không hạ được. Bạch Khởi nghe tin bèn nói với những người đến thăm :
- Tôi đoán trước là Hàm Đan không dễ chi hạ được. Thế mà Tần Vương không chịu nghe theo tôi. Nay thì như thế nào rồi ?
Trong số người tới thăm có người quan hệ mật thiết với Phạm Thư, bèn tiết lộ những lời nói đó. Phạm Thư lại đi tâu với Tần Vương, quyết cử Bạch Khởi ra làm đại tướng. Tần Vương cũng tán thành. Không ngờ Bạch Khởi lại giả bệnh từ chối. Tần Vương cả giận, xuống lệnh xóa bỏ tước hiệu và lấy lại đất phong của Bạch Khởi, giáng chức xuống làm binh sĩ thường, và đuổi về Âm Mật (nay là Cố Nguyên, thuộc tỉnh Ninh Hạ), buộc phải tức khắc rời khỏi Hàm Dương không được chậm trễ.
Bạch Khởi nhận được lệnh vua, than rằng:
- Phạm Lãi có nói : “Khi thỏ rừng đã chết, thì chó săn cũng bị làm thịt luôn”. Ta đã tấn công chiếm được hơn bảy mươi thành cho nước Tần, thế mà nay đành chịu làm thịt !
Bạch Khởi liền rời khỏi Hàm Dương theo cửa phía Tây, khi đi tới Đỗ Bưu thì tạm nghỉ để chờ hành lý. Phạm Thư lại tâu với Tần Vương :
- Bạch Khởi ra đi, trong lòng rất bực tức, nên có lời oán trách. Việc ông ấy cáo bệnh là không thực. E rằng ông ta sẽ đến nước khác làm tướng, gây tai vạ cho nước Tần.
Tần vương giật mình, bèn ban một thanh kiếm bén và xuống lệnh cho Bạch Khởi phải tự xử.
Khi sứ giả tới Đỗ Bưu truyền lệnh của Tân Vương. Võ An Quân cầm thanh kiếm trong tay, cất tiếng than:
- Ta có tội gì với trời, mà cuộc đời của ta phải kết thúc như thế này đây ? - Dừng lại một lúc lâu, ông lại cất tiếng than tiếp - Cố nhiên là ta đáng chết, vì trong trận đánh Trường Bình, hơn bốn chục vạn quân Triệu đầu hàng, ta đã dối gạt họ để giết sạch trong một đêm. Họ có tội tình gì chứ ? Như thế, tội ta đáng chết nghìn lần là phải rồi !
Nói dứt lời, Bạch Khởi dùng gươm tự sát. Một đời danh tướng, mà lại kết thúc mạng sống của mình như thế. Ông đã trở thành vật hy sinh trong khuynh đảo nhau giữa những người có quyền thế trong giai cấp thống trị. Cái chết của Bạch Khởi, làm cho nước Tần mất đi một vị tướng lãnh kiệt xuất. Điều đó đối với nước Tần đang trên đà đi tới sự nghiệp thống nhất vĩ đại, quả là một sự tổn thất lớn lao. Phạm Thư đã dùng mưu trí để giành chiến thắng ở Trường Bình, bằng cách dùng kế phản gián để Triệu phải đổi tiếng chỉ huy, tạo điều kiện cho quân Tần đắc thắng. Đó là biết người biết ta, nhìn xa thấy rộng. Nhưng ông lại tin lời nói cua Tô Đại, ganh ghét Bạch Khởi, hại ngầm một vị lương tướng, để trở thành một tội nhân trong lịch sử của triều đại nhà Tần, tự mình bôi lem cả cuộc đời mình mà không bao giờ tẩy xóa được.

<< - 7 - | - 9 - >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 521

Return to top