Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Ngắn >> Mười Đại Mưu Lược Gia Trung Quốc

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 103091 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Mười Đại Mưu Lược Gia Trung Quốc
nhiều tác giả

- 6 -

Sau mấy năm ở tại nước Tần, tài năng của Phạm Thư bắt đầu bộc lộ, tạo được nhiều thành tích trác tuyệt, nên mỗi ngày càng được Tần chiêu Vương sủng tín. Đến năm Châu Noãn Vương thứ bốn mươi chín (261 trước công nguyên), Phạm Thư bắt đầu thi hành việc cải cách đối với nội chính của nước Tần, bằng phương châm "Vững cội yếu cành”, tăng cường độc quyền đối với trung ương.
Một hôm, Phạm Thư nói với Tần Chiêu Vương :
- Thần được Đại vương tin dùng, những lời nói cũng như kế hoạch của thần đều được Đại vương sử dụng. Cho nên, dù thần có tan xương nát thịt đi nữa cũng không thể báo đền được. Nay thần có một kế hoạch ổn định nước Tần, nhưng chưa dám đem toàn bộ kế hoạch đó hiến lên Đại vương.
Tần Chiêu Vương nôn nóng hỏi :
- Quả nhân đem chuyện nước ủy thác cả cho tiên sinh, vậy tiên sinh có kế hoạch nào để ổn định nước Tần, nên dạy cho trẫm biết, còn đợi đến bao giờ nữa ?
Phạm Thư đáp :
- Khi thần ở Sơn Đông, chỉ nghe nói nước Tề có Mạnh Thường Quân chứ không nghe nói có Tề Vương. Và, chỉ nghe nói nước Tần có Thái hậu, Nhượng Hầu, Hoa Dương Quân, Cao Lăng Quân, Kinh Dương Quân, chứ không nói có Tần Vương. Phàm người điều khiển quốc gia thì gọi là Vương, quyền sinh sát đều nắm trong tay mình, chứ không cho ai can dự. Nay Thái hậu ỷ mình là quốc mẫu, suốt hơn bốn chục năm qua nắm quyền không xem ai vào đâu. Còn Nhượng Hầu một mình làm Tể tướng của nước Tần, có Hoa Dương Quân phụ tá, còn Kinh Dương Quân, Cao Lăng quân đều tự mình có thế lực riêng, tất cả thành một hệ thống, quyền sinh sát nắm cả trong tay, không hề biết kiêng sợ ai. Tài sản tư nhân của họ còn to gấp mười lần tài sản của quốc gia. Đại vương tuy là Quốc vương, nhưng chỉ có cái tên suông mà thôi. Chả lẽ điều đó không phải là nguy hiểm sao ? Xưa kia, Thôi Trứ chuyên quyền tại nước Tề, rốt cuộc đã thí Tề Trang Công. Lý Đoái một mình nắm hết đại quân của nước Triệu, rốt cục cũng đã thí vua. Nay Nhượng Hầu bên trong ỷ thế của Thái hậu, bên ngoài trộm uy danh của Đại vương, hễ dụng binh thì các nước chư hầu run sợ, giải giáp thì các nước chư hầu cảm ơn. Hơn nữa, ông ấy còn đặt tai mắt chung quanh Đại vương, nhất cử nhất động của Đại vương ông ta đều hiểu rõ mồn một. Thần thấy Đại vương bị cô lập trong triều đình, không phải chỉ ngày một ngày hai đâu. Thần e rằng nghìn năm về sau, kẻ nắm đại quyền của nước Tần này, không phải là con cháu của Đại vương nữa !
Tư Mã Thiên từng nói : "Thiên hạ đều hướng về phía Tây mà cúi đầu. Đó là công của Nhượng Hầu vậy". Nếu nói cho công bằng, thì Ngụy Nhiễm là người có công lao trong lịch sử của nước Tần, không thể xóa nhòa được. Phạm Thư đã phủ nhận tất cả công lao đó, chứng tỏ ông quyết bài xích những người không ăn cánh với mình. Trong khi đó, đối với việc tông thất, quý thích chuyên quyền cũng như thế lực ngày càng - bành trướng, Tần Chiêu Vương đã từ lâu cảm thấy bất mãn trong lòng. Cho nên khi nghe những lời biện luận hùng hồn của Phạm Thư, đánh trúng tâm trạng của mình, nhà vua cảm thấy hết sức đồng ý. Tần Chiêu Vương vừa cao hứng, lại vừa lo lắng, bất an, thậm chí cảm thấy gai ốc nổi đầy mình, nên đã bái tạ liên tiếp Phạm Thư, nói :
- Lời dạy của tiên sinh chính là những lời nói từ tâm can. Quả nhân chỉ đáng tiếc là mình nghe được những lời nói này quá muộn.
Sau đó không làu, Tần Chiêu Vương liền bãi chức Thừa tướng của Nhượng Hầu Ngụy Nhiễm, cử Phạm Thư lên thay thế làm Thừa tướng, và phong đất tại Ứng (nay nằm về phía Đông Lỗ Sơn, thuộc tỉnh Hà Nam) tước gọi Ứng Hầu. Năm sau, Tuyên Thái hậu chết, nhà vua bèn xuống chiếu cho Nhượng Hầu, Kinh Dương Quân đều dọn về đất phong để ở. Khi Nhượng Hầu dọn nhà, đã sử dụng đến hằng nghìn cổ xe. Số đồ quý giá của ông ta, còn nhiều hơn cả bảo vật trong quốc khố của nước Tần.
Việc xác lập và không ngớt cường hóa đối với chế độ trung ương tập quyền trong thời Chiến Quốc, là một xu thế lớn trong quá trình phát triển của lịch sử, là sự thay đổi quan trọng của xã hội. Ý nghĩa của nó ở chỗ làm suy yếu khuynh hướng ly tâm, do chế độ cắt đất phong hầu thời trước đã tạo ra, để xúc tiến chế độ phong kiến cát cứ đi về hướng phong kiến đại thống nhất.
Sở dĩ nước Tần có thể hoàn thành sự nghiệp lớn của mình là thống nhất nước Trung Quốc, thực ra nó có liên quan mật thiết với sự trưởng thành của cả chế độ chánh trị nói trên. Trong khi đó, Phạm Thư đối với việc hoàn thiện chế độ trung ương tập quyền của nước Tần, có một tác dụng không thể xem nhẹ. Cuối thời Chiến Quốc, Lý Tư là Khách Khanh của nước Tần, từng viết một phong thư "can gián lệnh đuổi khách" gởi lên cho Tần Vương Chính, đã nhắc đến những vị tân khách từng tạo nhiều tác dụng trọng đại đối với sự phát triển lịch sử của nước Tần, "giúp cho Tần được giàu có về mặt vật tư, và "to mạnh hơn về mặt tiếng tăm". Trong bức thư đó Lý Tư đã đánh giá Phạm Thư có những cống hiến kiệt xuất : "Chiêu Vương được Phạm Thư, tăng cường sức mạnh trong triều đình, chặn đứng mọi tệ đoan, tàm thực các nước chư hầu, khiến Tần hoàn thành đế nghiệp".
Thực tiễn đã chứng minh, nếu so với “Tứ quý" của nhóm Ngụy Nhiễm, thì Phạm Thư về mặt chính trị lại càng giàu tinh thần tiến thủ hơn, tư tưởng càng nhạy bén hơn, tầm nhìn càng xa rộng hơn. Kể từ đó trở đi, các hoạt động về chính trị, quân sự, ngoại giao của nước Tần so với trước càng có sức sống hơn.

<< - 5 - | - 7 - >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 571

Return to top