Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Hồi Ký, Tuỳ Bút >> Sài Gòn Tạp Pín Lù

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 63729 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Sài Gòn Tạp Pín Lù
Vương Hồng Sển

12. Trở lại đọc sách cũ, và về cuốn “l’agome de l’indochine” của tướng H. Navarre

Tôi có tật lớn, hay nói lê thê dông dài, không biết bao giờ dứt, vì đây là tôi nói tôi viết cho tôi đỡ buồn, không khác mấy chị đi gánh nước mướn, vừa gánh gánh trên vai, nhơn thì chạy, miệng vẫn lầm bầm, người bàn cây đề đã xổ, người than nhà đã hết gạo, chồng thì bỏ nhà đi biệt, con lại ốm đau, lại mấy sao đâu? Phải nói cho đỡ...
“Ngồi buồn khuấy nước giỡn trăng, nước xao trăng lặn buồn chăng hỡi buồn!”. (khuấy hay quấy, vọc hay chọc, xao hay dao, cũng không quan hệ, miễn nhớ cho buồn vẫn là buồn), ông Navarre nầy cũng vậy. Ông được cử qua đây cầm đầu đạo binh viễn chinh, đánh cầm cự đã hơn bảy tám năm, đánh cù nhầy không thấy thắng nổi, nay về tay ông chấp chướng, thì chẳng bao lâu xảy ra trận bại chiến lớn nơi Điện Biên Phủ, thôi rồi công lao hạng mã bấy lâu, chỉ còn lại danh “tướng bại trận”..., viết đến đây khiến tôi nhớ “bắt quàng, qua bài thơ tương truyền là của phò mã Trị, đời Tây Sơn làm khi thua trận, bài thơ ấy tôi đã có kể rồi nay xin lặp lại nơi đây:
Miệng sành thơ
Sa cơ một chút hoá tan tành,
Thiên hạ đều kêu cái miếng sành.
Sắc lém như gươm người gớm mặt,
Rán sao ra mỡ chúng hay danh.
Ghe phen sắp cật nằm trên cát,
Có thuở làm chông đứng vách thành.
Chuông khánh dầu ai không dám sánh,
Gõ chơi cũng có tiếng canh canh!

Độc giả nên xem lại lời chú thích trong quyển 3 bộ Hiếu cổ đặc san, trang 41, ở đây tôi chỉ cần nêu thêm tâm sự ông Navarre nầy không khác, cũng như việc gần đây, tôi xin nói luôn, để so sánh: Vừa rồi, ngày 2-12-1983 mới đây, sáng sớm, tôi còn ngồi nơi sân sau nhấp chén trà buổi thanh tâm, bỗng có một người đến nơi cổng sân, tần ngần ngó ngay mặt tôi, nửa cười nửa như quen thân lắm, xưng “Đại tá Tư”, tôi nhìn không ra, lật đật mời vào, rót trà mời (nhưng khách đi rồi, chén trà vẫn còn nguyên), khách hỏi tôi “đồ xưa ắt làm gì xài cho hết?”, tôi cẩn thận đính chính “xưa nay, đó là vật sưu tập cùng và nưng niu như vợ bé”, chưa từng bán chao hay gá đợ một cục yêu nào”, tôi tình thật hỏi, khách nói cho một hơi không ngừng: “Đi cải tạo ngót bảy tám năm, năm tháng chỗ nầy, mấy tháng chỗ nọ, vân vân và vân vân hại thay tôi vẫn bơ phờ không nhớ rõ đã từng gặp hay quen ông nầy nơi nào, khách hói thêm một câu: “Đã ghé nhà bà Phước Mỹ, nhưng bà đã từ trần”, nói xong khách từ giã cho biết sẽ ghé quê là Cà Mau, nhưng cũng chưa biết nhà cửa còn chăng, và khi ra khỏi cổng, khách nói với: “Nếu mà không còn, thì còn nhà bà con thân quyến”... khách đã ra về mất dạng, tôi vờ vẫn mấy ngày rừng đào óc tìm không ra danh tánh ông nầy, mãi đến chúa nhựt 4-12, có người cho tôi rõ, thì đó là cựu tỉnh trưởng Gia Định trước đây, một nhơn vật chầu gần đây đồng cánh ngộ phò mã Tây Sơn và ông tướng Pháp thua trận Điện Biên Phủ, có lẽ anh hùng lỡ vận lại rủi gặp thằng chơi đồ xưa vận lỡ! (viết 9-12-1983).
Theo chỗ tôi nhận xét, tướng võ H. Navarre có một giọng văn rất sạch, đanh thép rất “kẻ cả”, tỷ như khi luận về ông tướng Hinh ở Việt Nam (trang 139), rõ là giọng đàn anh, và trọn cuốn sách - ông bị chê là tướng bại trận, nay phải biện minh việc làm của mình, ông dùng toàn lời thanh và giải bày tường tận, không phải dành cho độc giá tầm thường, mà ý ông là nhắn gởi vào chính trị gia, nghị viên và nguyên lão nghị viên, tuy giỏi về “chinh chị chính em”, nhưng việc binh pháp đánh giặc, chẳng hiểu mô tê gì cả đã làm cho nước nhà hao binh và thua trận Điện Biên, lại trút tội cho ông, giọng của ông, theo tôi là giọng phò mã Trị, rủi tay một phút hoá ra miệng sành, nhưng gõ chơi cũng có tiếng canh canh. Trong sách có nhiều danh từ chuyên môn, tôi không hiếu hết thì làm sao dám đặt bút phê bình, - tóm tắt phải đọc trang 48 so sánh binh Tây và lính Cộng, trang 72 nội các ở Paris muốn thâu gọn chi giữ Cochinchine, trang 100 nói về sự dụ dỗ lính Tây qua đây đánh giặc, cho gởi tiền về xứ, 1$ gởi đi qua Pháp lãnh 1$ ăn 17 quan, đến nơi trả theo thị trường 1$ ăn 10 quan, bọn lái bạc thừa nước đục thả câu làm giàu trong nhấp nháy, trang 18, ông tự hỏr “biết khó thắng, sao không từ chức” - và ông tự trả lời mình là con nhà tướng, lịnh trận sai đi đâu thì dầu chết cũng không giờ từ nan, trang 220 tả cuộc chiến Điện Biên Phủ, trang 229 về nhà báo nói xấu quân đội mà chánh phủ làm ngơ, trang 272, lịnh Paris dạy ông nên đánh cho địch thủ biết lợi hại dường bao mà không cần “đánh thắng”, tôi nói ông thanh nhã, vì tỷ dụ trong quyển sách, ông không giờ quy tội “đánh thua” cho ông Pinay, vì nể ông nầy lúc “làm thủ tướng”, nhưng vì sau đó ông nầy viết sách toan trút tội cho “tướng cầm binh” (tức chính ông H. Navarre), nên ông thẳng tay trả lời đính chính từng ly từng chi tiết nhó (xem bài “Pépolsa à Mie Présiden A. Pinay”, nơi mấy trang chót từ trang 307 và nhứt là nơi trang 320: ông nói thật ra hết: nước Pháp thua, vì chánh phủ không giữ vững lập trường, nói đúng ra là “thiếu lập trường”, suốt tám năm “sai qua đây chống đánh với quân phiến loạn”, 1) Từ đầu chí cuối, không có tôn chí hoặc có mà không chịu nói rõ ra cho người cầm binh rõ biết, 2) chánh phủ không dám nói cho dân chúng Pháp biết là có chiến tranh ở Đông Dương, 3) chánh phủ không biết cắt nghĩa và khuyên dân hết lòng giúp chánh phủ tẩy trừ giặc loạn, và sau đó, chánh phủ không biết giải quyết vấn đề “cầu hoà”, 4) Chánh phủ không đủ nghị lực để đưa một đường lối cho các “quốc gia liên hiệp” hay cộng lực với mình, phải ráng chịu đựng trong chiến tranh và 5) chỉ biết ngày theo ngày, giải quyết lần hồi “việc quốc gia đại sự” bằng phương pháp tạm bợ và vẫn không theo kịp sự biến chuyển của thời cuộc, 6) chánh phủ không can đảm, miệng nói bôi bỏ vấn đề “thuộc địa” mà bề trong muốn thuộc địa còn tồn tại như xưa, 7) Chánh phủ không trung tín và giữ lời với liên bang Đông Dương, tính thế nước Pháp là nhà đã sạch tiền, dân chúng thua Đức vẫn chưa lại nghỉn (đau mới mình), vết tích chưa lành, mà toan cướp nước của dân bị trị xưa để làm thuộc địa như cũ hứa với Lào - Miên - Việt bằng cách “cho ăn bánh vẽ”, đưa tay cầu cứu xin tiền xin máy bay đạn dược của Mỹ mà vẫn sợ Mỹ đoạt cái núm vú béo bổ ở Đông Dương, thiên thời (không có máy bay), địa lợi (không phục thuỷ thổ và không biết rành địa thế), nhơn hoà (không có, vì dân Đông Dương đã chán cảnh làm mọi ngày xưa), trong quyển sách, tướng Navarre than câu đau đớn: “Quyển dạy về binh thơ chiến lược “de la Guerre” của Carl von Clausewitz người Việt Minh từng đọc và thuộc làu hơn các ông trong Nội các ở Paris, giỏi tài đổ thừa, ông đã xin đủ binh đủ khí cụ, đã làm ngơ hay cho đã quá trễ, nay nhà sụp đổ là tại nhà thầu cung cấp thiếu xi măng, không nên trách kiến trúc sư kém tài xây dựng! Thuở nay đang giao chiến mà Nội các mở hội nghị nào ở Berlin, nào ở Genève, làm ngả lòng quân binh, không bại trận sao được?
Tôi đây “hơn nửa đời” làm mọi cho Tây mà vẫn bị đè đầu không cho trồi lên, tôi không biết nịnh hót, và nếu trong bài nầy, tôi có ý cũng chê mà cũng có đề cao người chủ cũ, là ý tôi hiểu mình “thắng được họ ở Điện Biên Phủ là đúng với câu của Tú Xương: Xưa nay em vẫn chịu ngài, và càng khen mấy ông thầy dạy nghề võ mà bị mớ học trò cũ và tay ngang cho đo ván, mới phải điệu người ăn ngay nói thật (viết ngày 11-12-1983).
Bên Pháp, nội các thay liền liền như thay áo, chánh phủ là bè phái phe đảng thay nhau lên cầm quyền, việc bọn họ thì rối như tơ, tiền không có mà muốn giữ mãi thuộc địa! D’Argenlieu thì muốn cho còn đạo Gia-tô, các tướng khác qua đây, đánh giặc mà binh không đủ dùng, binh khí, máy bay, xe tăng, tàu chiến phải chờ xin Mỹ, mượn Anh, vân vân, mãi chần chờ mà con hổ trong rừng thêm nanh thêm vuốt, làm sao thắng nổi? Valluy và Morlière, thì bất hoà nhau, quen hầm hừ mà con mồi chạy vuột. Salan, từng dẫn đạo Bác Hồ qua Pháp, từng đóng vai phó tướng cho Leclerc, de Lattre, Fly, v.v..., già kinh nghiệm, biết nhiều về Đông Dương, vì lấy tin tức, cơ mật bên địch là vẫn chung quanh bàn đèn, như ở nhà lão thầy rùa Marius Chevanieux, hoặc do mấy ông cố đạo nhờ con chiên mách lối: Gomez, Drapier ngoài Bắc, còn trong Nam thì lợi dụng tôn giáo, nào Hoà Hảo, nào Cao Đài, một chạy máy tàu mà đưa lên làm soái là Năm Lửa, không ngần ngại dùng luôn dao búa, du côn Bảy Viễn, Bình Xuyên, trông mong gì thắng người bên kia, lúc đầu một mảy của dân không phạm, làm như “hành chánh đạo”, “cứu quốc”, “đem độc lập về non sông tổ quốc”, trước đuổi Tây sau rượt Mẽo, dân theo rầm rầm. Trong khi ấy bên Pháp, hết Lon Blum, đến Ramadier, rồi nào Robert Schuman, kể không xiết một nội các, ngày 5 juin tuyên bố nhìn nhận Bảo Đại, rồi qua ngày 8 juin, cũng nội các ấy đem ván bài Bảo Đại ra bàn cãi lại, thảo nào? Trương 151, hồi ký Salan hạ câu: “c est à n y rien comprendre” tôi xin dịch “Có ông Trời mà biết”? Trương 136, báo tin Nguyễn Bình, có lịnh đòi gấp về Bắc, trong khi lội đường rừng, tới rú Srepok, bị một viên đạn lạc của một tên lính quèn Đàn Thổ mà chấm dứt cuộc đời phong ba oanh liệt. Số vua Bảo Đại chinh chông đã đành, số tướng Salan cũng không hơn. Ông tướng nầy mãi xin viện trợ hoài hoài mà làm phật lòng Paris, nên Paris bèn sai Blaizot qua thay, - việc quốc gia đại sự mà giải quyết “như bọt xà bong”. Bên võ như vậy mà bên văn cũng thế ấy: cặp Bollaert/Salan rút về, cặp Pignon/Blaizot qua thay, và vẫn “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. Năm 1946 lúc còn trên đất Ấn, thì Blaizot là chủ, Pignon thuộc dưới quyền, qua năm 1949, ở Đông Dương thì Blaizot lại đặt dưới quyền Pignon, cho nên không thể nào thuận thảo nhau được. Paris sai tướng Revars sang một vòng xem xét tình hình, chuyến về Paris, vẫn đòi gấp rút cấp thêm lính và thêm binh khí cho Đông dương, y một kẻ của Sa lan, nhưng lấy đâu mà cấp vì bên ấy vẫn thiếu người thiếu của, tình hình sau trận chiến 1939-1945, Pháp vẫn như người đau mới mạnh. Thiên “chuyện cũ kể lại” nầy không dám dài dòng, nhại lại các sách khác đầy đủ và hấp dẫn hơn nhiều, tóm tắt lại: Pháp muốn duy trì thuộc địa để có chỗ cho con cháu “làm ăn”, còn ta thì một một hai hai, quyệt trừ dứt nạn “làm tôi cho nước khác”, chung cuộc: các con cờ hay, Pháp đều đem ra dùng: một nhà tu “hạ san” khoát áo nhà binh chỉ làm chết một bác sĩ bỏ nghề ra làm chánh trị, d’Argenlieu làm sao tu cho thành? Kết quả cho thấy, hai tướng có thành tích lớn: Leclerc và de Lattre đều bỏ mình, và hai con dòng dõi “gạo cội” vẫn bỏ thây chiến trường: Bernard de Lattre chết ngày 30-5-1951, Henri Leclerc de Hauteclocque, ngày 3-1-1952, và theo một sách tôi đã đọc, nhớ chính tướng de Lattre, lúc sắp tắt hơi, câu trên môi “Bernard, attends moi” (Bernard, chờ cha đi với) cây nầy khiến tôi tự hỏi “phải đúng con người có linh hồn rõ ràng và đây là hồn cha nhớ con quyết theo con”.

<< 11. Monnaies de remplacement (Tiền tệ để thay thế) | 13. Luận chơi về Hàn Tín >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 953

Return to top