Dẫn: Tôi còn nhớ rành rành như chuyện vừa xảy ra hôm qua hôm kia đây, là bữa đầu tôi gặp cô Ba trong Đại Thế Giới là lúc tôi đang đeo theo kỹ sư Phạm Kim Bảng để xin một miếng đất của đô thành, hầu như dựng lên vuông nhà hiện nay tôi đang ở, còn cô Ba khi ấy gần như thường trực đêm nào như đêm ấy cô vẫn có mặt tại các sòng me, để canh chừng khi thuận chiều “ké vô vài chén chạy gạo”, hoặc khi nào các công tử quen xưa hết vốn, cô sẽ chuyển vận lương thảo cho các cậu gỡ gạc với điều kiện “tiền viện trợ cấp thời” nầy đẻ mỗi ngày là mười phân trăm số vốn, tỷ dụ cho mượn 2.000 đồng thì mỗi ngày tiền lời là 200, bạc vốn vẫn còn nguyên, khi trả phải chìa ra đủ 2.000 răng rắc. (Mấy lúc sau đó, khi tôi hay được cô làm nghề mà tôi cho là quá mạo hiểm và phân tâm với cô rằng cô “không sợ chúng giựt hay sao?”, cô đã trở lời mấy tiếng cụt ngủn làm cho tôi toát mồ hôi vì quá thiết thực: “Các cậu bao giờ đi giựt tiền một con đĩ như tôi làm vầy?”) Tôi thuở nay đâu có ưa cờ bạc và tôi vào Đại Thế Giới hằng bữa để làm gì?
Nhưng như đã nói, lúc đó tôi đang theo sát kỹ sư Bảng, và Bảng là con sâu cờ bạc, khiến nên tôi gặp lại cô Ba cũng nhờ Bảng. Hai tôi cô Ba và tôi, vẫn không xa lạ. Lúc tôi ở trọ nhà 108 đường Bonard, lối năm 1925-1926, thì cô có đến đây mỗi khi trong nhà có tổ chức “hốt me chạy”. Lúc đó một bữa nọ không biết ai đã chọt mất của tôi một sợi dây chuyền vàng đeo đồng hồ bỏ túi mà tôi để quên trên lầu, trong khi tôi đang kiếm, cô hay được, cô thốt ra một lời bộc trực mà khi ấy tôi cho là “chạm nhiều vào lòng tự ái” là “Đi lấy làm chi của người ta? Người ta ăn lương một tháng không bằng mình đặt một tụ con con. Thiệt, ai đó, lấy làm chi của người ta như vậy?” Ngày nay tôi đã trên tám mươi và đã có nhà có cửa đàng hoàng, thì tôi xét ra câu nói của cô tỏ lòng thương hại hơn là khinh khi, nhưng lúc nhỏ háo thắng, “mình ước ao muốn nó mà nó đành lòng nói một câu như vậy, lúc đó tôi cho là “tổn đức” và định tâm phải làm sao cho có phương cách trả thù một phen mới nghe cho!” Bảng làm kỹ sư coi về đất địa đô thành, lúc đó ông đô trưởng Nẫm họ Lê, có hứa cho tôi một miếng đất nơi vườn Tao đàn để cất “nhà xưa” với điều kiện khi tôi chết, nhà cho về đô thành vĩnh viễn và cuộc cắt đất cắm ranh tuỳ nơi Bảng, nên tôi đeo theo là vậy. Không biết hôm gặp, cô vui bực nào, mà trò truyện với tôi không ngớt. Rất may cho tôi là khiến thần khẩu thốt ra một câu “nịnh đầm” quá xá, làm cho cô xúc động tâm tình rồi keo sơn gắn bó từ đây cũng nhờ câu nầy. Cô hỏi nhỏ tôi, từ ngày xa nhau, sau lúc cô dự đám cưới của tôi và cô Tư Tuyết, con của bà Kính (ông bô tôi là thông ngôn toà thượng thẩm, một tay chơi nức tiếng thời ấy), và sau nầy căn phố lầu số 260 đường Richaud (sau là đường Phan Đình Phùng) trở nên cảnh “Nguyệt tiên cung” của cô v.v..., tôi trả lời một cách rất tự nhiên cho câu cô hỏi: “Nay cô đã hương phai phấn lạt, còn săn đón cô làm gì?”, tôi khi ấy ngó ngay mặt cô rồi cúi đầu đáp nhỏ nhẹ: “Thưa cô Ba, tối không cần biết cô nay ra thế nào, sa sút đến bực nào tôi không cần biết, trong mắt tôi, trong hồn tôi, đối với tôi, cô luôn luôn vẫn là người đẹp, tôi không hiểu thành ngĩr “khuynh quốc khuynh thành” là người ra thế nào, tôi chỉ biết cô qua bức ảnh chụp treo trong tủ kiềng nơi trước nhà nhiếp ảnh “Khánh Ký” năm xưa ở đường Bonard, hình cô mặc một bộ y phục trắng, che cây dù cũng trắng và đứng thướt tha nhìn ngắm xa xăm, hại cho tôi chủ nhựt nào dầu trong túi không tiền cũng lội bộ từ trường Chasseloup ra ngắm dung nhan cho được mới nghe, mặc dầu trời mưa trời gió, và hại tôi đêm nào như đêm nấy, tiếng rằng cha mẹ cho tôi lên đây ở nội trú để xôi kinh nấu sử, mà xôi và nấu đâu không thấy, đêm nào như đêm nấy, tôi chỉ mơ mộng tưởng nhớ hình dung cô!
Lời nói không suy nghĩ mà tựa như sắp đặt trước, khiến nên gây được cảm tình. Một bữa tôi đang xỏ giày vào chưn, cô bỗng giựt mình mở mắt ngồi nhỏm dậy mà rằng:
- Anh hãy yên tâm, rồi thong thả tôi sẽ kể lại đời sóng gió của tôi cho anh viết. Nói thiệt, tôi mê cảm anh nên mới làm như vậy. Nhưng tôi đã suy xét rồi. Tôi thích chị Năm diễn kịch khéo, nhứt là vai “bà Phán Lợi, mẹ thằng Thân (Việt Hùng) trong tuồng Đoạn Tuyệt. Tôi đã phá gia cang biết bao nhiêu người! Tôi không muốn làm khổ cho chị Năm, anh hãy về nói lại: tôi tha cho đó! Thôi, về hè!
Và nhờ vậy mà có thiên bút ký nầy cất kỹ suốt ba chục năm, nay xin chép lại đây có lẽ ngày nào tôi ra đi tìm gặp cô Ba, và có gặp lại cũng chẳng chưa biết, khi ấy sẽ cho đăng báo hoặc sẽ cho in thành tập, tiếp theo tập “Sài Gòn năm xưa” gọi để bổ túc.
(Anh linh cô nếu còn, xin chứng minh lời nầy.)
Và kể từ hàng nầy, là “Lời tự thuật của cô Ba Trà”:
Anh từng đọc Tiếng Dội. Anh còn để dành được nguyên xấp, anh cứ dở ra xem: nơi tờ số 15-5-1952, báo ấy có in lại mấy hàng như sau, chính chữ tôi viết huếch hoác như vầy (chữ tôi xấu lắm, vì tôi nào có được học tới nơi tới chốn!)
Chứng chắc
“Tôi, Trần Ngọc Trà, tự Cô Ba Trà, bằng lòng cho báo “Tiếng Dội” đăng về cuộc đời của tôi, từ buổi thiếu thời đến nay, chính tôi thuật cho người đại diện báo “Tiếng Dội” nghe chuyện của tôi để đăng báo”.
Sài Gòn, le 9-5-1952. Ký tên: Trần Ngọc Trà”
Như vậy tạm đủ rồi, còn tên cha mẹ và lý lịch tưởng không cần ghi lại đây, vả lại nói ra không ích gì, chỉ làm đau lòng người nơi chín suối. Năm nay 1952 gặp lại nhau, thì anh đã 48 tuổi, tôi nhỏ hơn sáu tuổi và lớn hơn bà trước, cô Tư Tuyết ba bốn tuổi, trễ rồi bất thành duyên, hoạ may đổi tình cầm sắt ra cầm cờ, không chừng được lâu bền hơn, làm bạn này tới đâu hay tới đó như vậy mà tốt hơn.
Anh cứ yên tâm và vui lòng cứ viết, tôi lần lượt sẽ kể anh nghe cuộc đời bảy nổi ba chìm của tôi, như ruột thiên sám hối... Tôi đã kể như vậy cho một ông không nói tên ra mà đđối với anh không xa lạ gì, nhưng với đó là vì miếng cơm đen cầm thực, khác với anh là vì chút lòng cảm mến chưa phải là “tình” nhưng cũng gần gần như vậy anh không nên ngần ngại, không ai cướp công ai đâu, cũng như tôi có quyền thuật lại cho một người thứ ba viết nữa nào có hại gì, vì đây là bầu tâm sự, tôi vui tôi trút, mạnh ai nấy muốn hốt thì nhào vô của đồng công chợ, con tôm con cá, tranh giành nhau cái thứ “chim trời cá nước” ấy mà.
Tôi nói sơ cho anh biết, Ba tôi là người kén vợ hơn ai hết thảy. Mà nghĩ cho cùng, nói ra thì mắc tội với đức sinh thành, chớ đàn ông đều ích kỷ mười người như một, chỉ biết có mình nào biết có ai. Sáu lần chọn lựa rồi đều đường ai nấy đi, đến khi gặp má tôi người làng Tân An (Cần Đước), quên nói ba tôi là người làng Phước Khánh, thuộc quận Cần Giuộc, hai người xứng đôi vừa lứa, mới sanh ra tôi, mà sanh làm gì để gánh chịu bao nhiêu khổ cực nói ra càng thêm đau lòng, và chưa biết chừng nào mới dứt. Ban nãy tôi nói đàn ông ích kỷ, vì nhớ lại tôi nào biết ba tôi có nựng nịu tôi không, chỉ biết khi tôi được lên năm, ba tôi ghen cho má tôi không một lòng một dạ, đến thổ huyết lâm ly mà thác. Quan tài vừa liệm, nắp đậy vừa xong, còn để ngờ ngờ giữa nhà, kế ngày sau bà nội tôi, mẹ của ba tôi, vì quá thương con, bỗng chết theo, và hai cái hòm đặt song song giữa nhà mới là hệ. Chôn cất vừa xong, bác trai tôi nhẫn tâm gọi mẹ tôi bồng tôi lại, rồi lột cái mũ mấn không cho tôi đội, rằng “Ba tôi lúc lâm chung trối lại không nhìn tôi là con” và đành lòng nào bác đuổi mẹ con tôi ra khỏi nhà, rằng bất xứng dâu con họ Trần. Cơ khổ, có bắt được quả tang đâu mà đề án tử cho mẹ tôi, khiến cho lúc nào tôi cũng được bà nội cưng, thậm chí khi tôi biết đứng chựng, bà lấy vạt áo lót trên ván trên gạch trước khi đặt chân tôi đứng lên trên, vì sợ cát bụi sạn sỏi làm đau chơn Trà, nay cha mất bà nội cũng nằm xuống, hai nấm mồ cỏ chưa mọc xanh, mẹ tôi bồng tôi lui về quê ngoại, phải bồng tôi không cũng khá, lại bồng theo một bụng bất mãn cành hông, và từ ấy, giận ai không biết mà mẹ tôi cứ tôi mà cho đòn, từ củi đòn củi chẻ, tôi đều nếm đủ thay vì lòng thương con con côi con cút! Chín tuổi, lớn chồng ngồng cái đầu, mẹ tôi chưa cho tôi đi học. Trẻ lối xóm chiều chiều cắp sách ở trưởng về, cười nói huyên thuyên mà tôi còn chớ: khi mé vui thì ban bố bánh trái ăn không hết, khi khắc nổi cơn khùng thì roi vọt đấm đá gần mềm xương với một câu đả đớt mà cho đến ngày hôm nay tôi chưa hiểu cho tường tận: “Tao đánh mầy cho tiệt nòi tiệt giống quân “đoản hậu”! Mà ai đoản ai, có ông Trời mà biết? Ba tôi ư? Thì hãy chớ về dưới ấy sẽ hay! Mẹ tôi ư? Mà sao lại nhè tôi mà cho ăn đòn? Và oán ai mà để cho tôi chịu dốt? Thành thử tôi nay hư đốn, nào phải tội tại tôi! Thiếu tình cảm của cha, thiếu yêu thương của mẹ, thiếu hết, thiếu tất cả: không học không hành, và chỉ được một gia tải duy nhứt của trời cho là sắc đẹp! Mà đẹp làm chi để vừa mười bốn tuổi tuổi chưa biết gì, mẹ tôi đã đưa tôi vào vòng tay một quan thầy thuốc người Pháp, nói gả không xong, nói “bán” là phải hơn, và mười bốn tuổi đầu phải chịu nhiều cơn gió phũ phàng của một người dị tộc, sau nầy tôi như lá môn, nước xối hao nhiêu đều trơn trợt tuột ngoài da, cũng vì nạn tảo hôn “bán tôi cho thằng Tây có tiền chỉ mua nhục dục”! Nói chí đáng, ông nầy, một trai trên ba mươi, cũng có chút động lòng, cho tôi đi học nơi trường nữ chung lớp với trẻ đầu còn chứa chóp, ở lớp năm, lớp sáu, sớm chiều tụng A B C và tập đồ mấy hàng chữ quốc ngữ “Bờ A: BA, v.v”. Trong lớp học tôi có hai đứa cháu, tôi thuộc vai “dì của chúng” mà chúng nào nhìn nhận tôi là thân thuộc cũng vì tôi nghèo và sớm mồ côi cha. Ngày bà ngoại tôi mất, mẹ của mẹ tôi, thế mà trong gia đình sai người vô trường lãnh hai đứa kia về chịu tang của bà cố của chúng, còn tôi, nhớ ơn bà, khi lóng mía cho lén, khi củ khoai giấu giếm không cho các cháu trai kia biết, nhớ ơn bà, tôi phải bỏ trường mất học hay là thất học luôn từ đây và tôi phải leo rào về tới quê mẹ thì hòm đã đậy nắp, nào thấy mặt bà. Lớn lên tôi hoá ra chai đá cõi lòng, vì lúc nhỏ, ai thương cho mà biết thương lại? Những ai kia từng làm bạn với tôi, xin nhớ cho tôi điều này!
Tử tôi năm tuổi, mẹ tôi giao tôi cho bà ngoại nuôi dưỡng, đến khi tôi được chín tuổi má tôi mới nhớ rằng có một đứa con, sẵn nay bà ngoại mất, má tôi mới bắt tôi theo lên Sài Gòn. Quên nói, trong khi bỏ con cho mẹ là bà ngoại tôi săn sóc, má tôi đầu tắt mặt tối, tảo tần chạy đầu này đầu kia để sinh sống, và nói ra thêm tủi thẹn, một người còn trẻ và có nhan sắc như má tôi, mà sao nhè làm bạn, “đụng” một chủ tiệm bán á phiện ở chợ Xóm Chiếu? Đến nước trẻ đẹp mà “lấy chệc” là cùng đường! Có lẽ một duyên cớ không nói ra, là má tôi thù thâm xương người cùng một giống dòng “toàn là quân đoản hậu”.
Cũng may má tôi thắng vụ kiện chia gia tài bên Ba tôi được mớ nhắm, nhờ đó làm vốn liếng nên thôi ở Xóm Chiếu, đem tôi ra ở gần Chợ Bến Thành, đường d’Espagne, mà trong hẻm nhỏ mút đường gần ga xe lửa Mỹ Tho, chỗ mấy căn nhà lụp sụp phố huyện Cần, nay còn nhìn được...
Ba tôi mất được năm năm, má tôi mới về một lần viếng mộ chồng, thì lớp bị trâu bò leo ăn cỏ đạp nhầu, lớp không ai giẫy mã nên núm mồ sụt lì gần bằng mặt đất. Mười bốn tuổi, tôi vừa trổ mã con gái, chịu tang bà ngoại thì ông chồng quan ba thầy thuốc Pháp, mãn giao kèo, cút luôn về xứ không một tiếng giã từ, một đồng một chữ cũng quên cho? Khỏi ở ăn, khỏi nằm chung với chồng ngoại quốc, về nương náu với mẹ, tưởng chi, chỉ để trở lại lãnh đòn bọng như khi chưa chồng. Nhưng khỏi bỡ ngỡ lạ lùng trong vòng tay lông lá kia, bù trừ còn sướng. Lúc ở hẻm d’ Espagne, tôi đã biết làm dáng. Có người đặt biệt hiệu lúc nhỏ tôi bán chả giò, nên thỉnh thoảng tôi còn danh hiệu “Cô Ba chả giò”. Sự thật má tôi bán đủ thứ hàng theo trên xe lửa chạy đường Sài Gòn ra Phan Thiết lúc ấy đường xuyên Đông Dương chưa thông thương như hiện giờ. Tôi đã biết làm dáng, nhờ dành dụm chắt mót từ xu, từ cắc, tôi sắm được một chiếc áo bà ba xuyến đen, khi mặt lén lúc má đi vắng, hai bên phố ai ai cũng trầm trồ “con chị Tám” nay đã coi được đến! Lúc ấy tôi thấy hạnh phúc tràn trề, là nài được một đôi guốc “ngù ngà”. Ngày nay các cô tân thời đi guốc “Phi mã”, guốc cao gót để dễ ẹo bên nầy ẹo bên kia cho đúng mốt, chớ mốt thời đó là guốc ngù ngà nầy. Nguồn gốc do các ỷ, các vợ khách giàu trong Chợ Lớn từng qua Hạ châu và Tân gia ba mang về theo kiểu đàn bà Bà lai du” (Malais(e), chà và javanais(e) đề xướng. Guốc vẫn guốc gỗ vông cho nhẹ, không quai da hòng sợ đứt, chỉ ngại đường trơn trợt, đi guốc ngù ngà, rủi trật chín thì đau thấu mây xanh, nhưng khi mang vào chơn thấy tăng vẻ đẹp thì đau cách mấy cũng rán chịu! Ngà nầy tiện trong ngà voi, càng lớn chột càng sang, và đi lâu năm ngà lên nước thì đẹp hết chỗ nói. Mặc áo xuyến và diện đôi guốc ngù ngà, là chờ má đi vắng hay má nghỉ, Trà lúc ấu thơ, hạnh phúc đòi hỏi có bấy nhiêu mà ai biết cho Trà?
Tôi nói nãy giờ cho anh ghi chép, mà quên nói sau khi quan ba thầy thuốc, ông chồng tạm bợ của tôi về Tây, tôi giúp mẹ tôi đỡ đần công việc chạy hàng dọn từ toa xe gánh mang về nhà hoặc theo xe ra Phan Thiết tải hàng về cho má. Đi bán trên xe lửa vui lắm. Tôi không may mắn học ở trường, mà tha hồ học trên xe, nào tiếng lóng tiếng lái, tiếng éo le, tiếng đôi ba nghĩa. “Lái dúm” là gì? anh là thầy lái, anh biết chớ? Trà cấm anh nói xuôi lại trước mặt Trà? Và nhờ học trên xe mà Trà bỏ túi được đôi ba tiếng Hải Nam, sau nầy có dịp sửa lưng mấy thằng Tàu con bên Xiêm mới sướng? Trà còn nhớ anh bán bánh mì chả lụa lúc ấy. Sáng sáng, xe bắt đầu lăn bánh là anh bắt đầu bày thúng bánh mì còn nóng hổi và rổ thịt giò chả lụa chả quế đủ thứ xuống sàn xe. Chẳng lành mà chớ, anh cũng bày ra cái điếu tre hút thuốc lào lên nước láng bóng. Xe lửa chạy cà rụp cà tang nghe êm tai buồn ngủ, anh lấy thuốc nhồi vào điếu, bật lửa mồi và kéo ro ro... Anh kéo một hơi dài, rồi lơ tơ mơ ngả đầu quẹo qua một bên say thuốc anh ngủ gà ngủ vịt, trong khi ấy bọn đá cá lăn dưa chực sẵn hồi nào, đứa rút bánh đứa ăn cắp thịt, anh vừa mở mắt thì mọi việc an bài, có ông Trời mà biết. Thiệt tài tình hết sức, chớ chi Trà học được nghề của chúng thì sau nầy vào sòng me Trà không thua đậm bao giờ...
n nhớ rành rành như chuyện vừa xảy ra hôm qua hôm kia đây, là bữa đầu tôi gặp cô Ba trong Đại Thế Giới là lúc tôi đang đeo theo kỹ sư Phạm Kim Bảng để xin một miếng đất của đô thành, hầu như dựng lên vuông nhà hiện nay tôi đang ở, còn cô Ba khi ấy gần như thường trực đêm nào như đêm ấy cô vẫn có mặt tại các sòng me, để canh chừng khi thuận chiều “ké vô vài chén chạy gạo”, hoặc khi nào các công tử quen xưa hết vốn, cô sẽ chuyển vận lương thảo cho các cậu gỡ gạc với điều kiện “tiền viện trợ cấp thời” nầy đẻ mỗi ngày là mười phân trăm số vốn, tỷ dụ cho mượn 2.000 đồng thì mỗi ngày tiền lời là 200, bạc vốn vẫn còn nguyên, khi trả phải chìa ra đủ 2.000 răng rắc. (Mấy lúc sau đó, khi tôi hay được cô làm nghề mà tôi cho là quá mạo hiểm và phân tâm với cô rằng cô “không sợ chúng giựt hay sao?”, cô đã trở lời mấy tiếng cụt ngủn làm cho tôi toát mồ hôi vì quá thiết thực: “Các cậu bao giờ đi giựt tiền một con đĩ như tôi làm vầy?”) Tôi thuở nay đâu có ưa cờ bạc và tôi vào Đại Thế Giới hằng bữa để làm gì?
Nhưng như đã nói, lúc đó tôi đang theo sát kỹ sư Bảng, và Bảng là con sâu cờ bạc, khiến nên tôi gặp lại cô Ba cũng nhờ Bảng. Hai tôi cô Ba và tôi, vẫn không xa lạ. Lúc tôi ở trọ nhà 108 đường Bonard, lối năm 1925-1926, thì cô có đến đây mỗi khi trong nhà có tổ chức “hốt me chạy”. Lúc đó một bữa nọ không biết ai đã chọt mất của tôi một sợi dây chuyền vàng đeo đồng hồ bỏ túi mà tôi để quên trên lầu, trong khi tôi đang kiếm, cô hay được, cô thốt ra một lời bộc trực mà khi ấy tôi cho là “chạm nhiều vào lòng tự ái” là “Đi lấy làm chi của người ta? Người ta ăn lương một tháng không bằng mình đặt một tụ con con. Thiệt, ai đó, lấy làm chi của người ta như vậy?” Ngày nay tôi đã trên tám mươi và đã có nhà có cửa đàng hoàng, thì tôi xét ra câu nói của cô tỏ lòng thương hại hơn là khinh khi, nhưng lúc nhỏ háo thắng, “mình ước ao muốn nó mà nó đành lòng nói một câu như vậy, lúc đó tôi cho là “tổn đức” và định tâm phải làm sao cho có phương cách trả thù một phen mới nghe cho!” Bảng làm kỹ sư coi về đất địa đô thành, lúc đó ông đô trưởng Nẫm họ Lê, có hứa cho tôi một miếng đất nơi vườn Tao đàn để cất “nhà xưa” với điều kiện khi tôi chết, nhà cho về đô thành vĩnh viễn và cuộc cắt đất cắm ranh tuỳ nơi Bảng, nên tôi đeo theo là vậy. Không biết hôm gặp, cô vui bực nào, mà trò truyện với tôi không ngớt. Rất may cho tôi là khiến thần khẩu thốt ra một câu “nịnh đầm” quá xá, làm cho cô xúc động tâm tình rồi keo sơn gắn bó từ đây cũng nhờ câu nầy. Cô hỏi nhỏ tôi, từ ngày xa nhau, sau lúc cô dự đám cưới của tôi và cô Tư Tuyết, con của bà Kính (ông bô tôi là thông ngôn toà thượng thẩm, một tay chơi nức tiếng thời ấy), và sau nầy căn phố lầu số 260 đường Richaud (sau là đường Phan Đình Phùng) trở nên cảnh “Nguyệt tiên cung” của cô v.v..., tôi trả lời một cách rất tự nhiên cho câu cô hỏi: “Nay cô đã hương phai phấn lạt, còn săn đón cô làm gì?”, tôi khi ấy ngó ngay mặt cô rồi cúi đầu đáp nhỏ nhẹ: “Thưa cô Ba, tối không cần biết cô nay ra thế nào, sa sút đến bực nào tôi không cần biết, trong mắt tôi, trong hồn tôi, đối với tôi, cô luôn luôn vẫn là người đẹp, tôi không hiểu thành ngĩr “khuynh quốc khuynh thành” là người ra thế nào, tôi chỉ biết cô qua bức ảnh chụp treo trong tủ kiềng nơi trước nhà nhiếp ảnh “Khánh Ký” năm xưa ở đường Bonard, hình cô mặc một bộ y phục trắng, che cây dù cũng trắng và đứng thướt tha nhìn ngắm xa xăm, hại cho tôi chủ nhựt nào dầu trong túi không tiền cũng lội bộ từ trường Chasseloup ra ngắm dung nhan cho được mới nghe, mặc dầu trời mưa trời gió, và hại tôi đêm nào như đêm nấy, tiếng rằng cha mẹ cho tôi lên đây ở nội trú để xôi kinh nấu sử, mà xôi và nấu đâu không thấy, đêm nào như đêm nấy, tôi chỉ mơ mộng tưởng nhớ hình dung cô!
Lời nói không suy nghĩ mà tựa như sắp đặt trước, khiến nên gây được cảm tình. Một bữa tôi đang xỏ giày vào chưn, cô bỗng giựt mình mở mắt ngồi nhỏm dậy mà rằng:
- Anh hãy yên tâm, rồi thong thả tôi sẽ kể lại đời sóng gió của tôi cho anh viết. Nói thiệt, tôi mê cảm anh nên mới làm như vậy. Nhưng tôi đã suy xét rồi. Tôi thích chị Năm diễn kịch khéo, nhứt là vai “bà Phán Lợi, mẹ thằng Thân (Việt Hùng) trong tuồng Đoạn Tuyệt. Tôi đã phá gia cang biết bao nhiêu người! Tôi không muốn làm khổ cho chị Năm, anh hãy về nói lại: tôi tha cho đó! Thôi, về hè!
Và nhờ vậy mà có thiên bút ký nầy cất kỹ suốt ba chục năm, nay xin chép lại đây có lẽ ngày nào tôi ra đi tìm gặp cô Ba, và có gặp lại cũng chẳng chưa biết, khi ấy sẽ cho đăng báo hoặc sẽ cho in thành tập, tiếp theo tập “Sài Gòn năm xưa” gọi để bổ túc.
(Anh linh cô nếu còn, xin chứng minh lời nầy.)
Và kể từ hàng nầy, là “Lời tự thuật của cô Ba Trà”:
Anh từng đọc Tiếng Dội. Anh còn để dành được nguyên xấp, anh cứ dở ra xem: nơi tờ số 15-5-1952, báo ấy có in lại mấy hàng như sau, chính chữ tôi viết huếch hoác như vầy (chữ tôi xấu lắm, vì tôi nào có được học tới nơi tới chốn!)
Chứng chắc
“Tôi, Trần Ngọc Trà, tự Cô Ba Trà, bằng lòng cho báo “Tiếng Dội” đăng về cuộc đời của tôi, từ buổi thiếu thời đến nay, chính tôi thuật cho người đại diện báo “Tiếng Dội” nghe chuyện của tôi để đăng báo”.
Sài Gòn, le 9-5-1952. Ký tên: Trần Ngọc Trà”
Như vậy tạm đủ rồi, còn tên cha mẹ và lý lịch tưởng không cần ghi lại đây, vả lại nói ra không ích gì, chỉ làm đau lòng người nơi chín suối. Năm nay 1952 gặp lại nhau, thì anh đã 48 tuổi, tôi nhỏ hơn sáu tuổi và lớn hơn bà trước, cô Tư Tuyết ba bốn tuổi, trễ rồi bất thành duyên, hoạ may đổi tình cầm sắt ra cầm cờ, không chừng được lâu bền hơn, làm bạn này tới đâu hay tới đó như vậy mà tốt hơn.
Anh cứ yên tâm và vui lòng cứ viết, tôi lần lượt sẽ kể anh nghe cuộc đời bảy nổi ba chìm của tôi, như ruột thiên sám hối... Tôi đã kể như vậy cho một ông không nói tên ra mà đđối với anh không xa lạ gì, nhưng với đó là vì miếng cơm đen cầm thực, khác với anh là vì chút lòng cảm mến chưa phải là “tình” nhưng cũng gần gần như vậy anh không nên ngần ngại, không ai cướp công ai đâu, cũng như tôi có quyền thuật lại cho một người thứ ba viết nữa nào có hại gì, vì đây là bầu tâm sự, tôi vui tôi trút, mạnh ai nấy muốn hốt thì nhào vô của đồng công chợ, con tôm con cá, tranh giành nhau cái thứ “chim trời cá nước” ấy mà.
Tôi nói sơ cho anh biết, Ba tôi là người kén vợ hơn ai hết thảy. Mà nghĩ cho cùng, nói ra thì mắc tội với đức sinh thành, chớ đàn ông đều ích kỷ mười người như một, chỉ biết có mình nào biết có ai. Sáu lần chọn lựa rồi đều đường ai nấy đi, đến khi gặp má tôi người làng Tân An (Cần Đước), quên nói ba tôi là người làng Phước Khánh, thuộc quận Cần Giuộc, hai người xứng đôi vừa lứa, mới sanh ra tôi, mà sanh làm gì để gánh chịu bao nhiêu khổ cực nói ra càng thêm đau lòng, và chưa biết chừng nào mới dứt. Ban nãy tôi nói đàn ông ích kỷ, vì nhớ lại tôi nào biết ba tôi có nựng nịu tôi không, chỉ biết khi tôi được lên năm, ba tôi ghen cho má tôi không một lòng một dạ, đến thổ huyết lâm ly mà thác. Quan tài vừa liệm, nắp đậy vừa xong, còn để ngờ ngờ giữa nhà, kế ngày sau bà nội tôi, mẹ của ba tôi, vì quá thương con, bỗng chết theo, và hai cái hòm đặt song song giữa nhà mới là hệ. Chôn cất vừa xong, bác trai tôi nhẫn tâm gọi mẹ tôi bồng tôi lại, rồi lột cái mũ mấn không cho tôi đội, rằng “Ba tôi lúc lâm chung trối lại không nhìn tôi là con” và đành lòng nào bác đuổi mẹ con tôi ra khỏi nhà, rằng bất xứng dâu con họ Trần. Cơ khổ, có bắt được quả tang đâu mà đề án tử cho mẹ tôi, khiến cho lúc nào tôi cũng được bà nội cưng, thậm chí khi tôi biết đứng chựng, bà lấy vạt áo lót trên ván trên gạch trước khi đặt chân tôi đứng lên trên, vì sợ cát bụi sạn sỏi làm đau chơn Trà, nay cha mất bà nội cũng nằm xuống, hai nấm mồ cỏ chưa mọc xanh, mẹ tôi bồng tôi lui về quê ngoại, phải bồng tôi không cũng khá, lại bồng theo một bụng bất mãn cành hông, và từ ấy, giận ai không biết mà mẹ tôi cứ tôi mà cho đòn, từ củi đòn củi chẻ, tôi đều nếm đủ thay vì lòng thương con con côi con cút! Chín tuổi, lớn chồng ngồng cái đầu, mẹ tôi chưa cho tôi đi học. Trẻ lối xóm chiều chiều cắp sách ở trưởng về, cười nói huyên thuyên mà tôi còn chớ: khi mé vui thì ban bố bánh trái ăn không hết, khi khắc nổi cơn khùng thì roi vọt đấm đá gần mềm xương với một câu đả đớt mà cho đến ngày hôm nay tôi chưa hiểu cho tường tận: “Tao đánh mầy cho tiệt nòi tiệt giống quân “đoản hậu”! Mà ai đoản ai, có ông Trời mà biết? Ba tôi ư? Thì hãy chớ về dưới ấy sẽ hay! Mẹ tôi ư? Mà sao lại nhè tôi mà cho ăn đòn? Và oán ai mà để cho tôi chịu dốt? Thành thử tôi nay hư đốn, nào phải tội tại tôi! Thiếu tình cảm của cha, thiếu yêu thương của mẹ, thiếu hết, thiếu tất cả: không học không hành, và chỉ được một gia tải duy nhứt của trời cho là sắc đẹp! Mà đẹp làm chi để vừa mười bốn tuổi tuổi chưa biết gì, mẹ tôi đã đưa tôi vào vòng tay một quan thầy thuốc người Pháp, nói gả không xong, nói “bán” là phải hơn, và mười bốn tuổi đầu phải chịu nhiều cơn gió phũ phàng của một người dị tộc, sau nầy tôi như lá môn, nước xối hao nhiêu đều trơn trợt tuột ngoài da, cũng vì nạn tảo hôn “bán tôi cho thằng Tây có tiền chỉ mua nhục dục”! Nói chí đáng, ông nầy, một trai trên ba mươi, cũng có chút động lòng, cho tôi đi học nơi trường nữ chung lớp với trẻ đầu còn chứa chóp, ở lớp năm, lớp sáu, sớm chiều tụng A B C và tập đồ mấy hàng chữ quốc ngữ “Bờ A: BA, v.v”. Trong lớp học tôi có hai đứa cháu, tôi thuộc vai “dì của chúng” mà chúng nào nhìn nhận tôi là thân thuộc cũng vì tôi nghèo và sớm mồ côi cha. Ngày bà ngoại tôi mất, mẹ của mẹ tôi, thế mà trong gia đình sai người vô trường lãnh hai đứa kia về chịu tang của bà cố của chúng, còn tôi, nhớ ơn bà, khi lóng mía cho lén, khi củ khoai giấu giếm không cho các cháu trai kia biết, nhớ ơn bà, tôi phải bỏ trường mất học hay là thất học luôn từ đây và tôi phải leo rào về tới quê mẹ thì hòm đã đậy nắp, nào thấy mặt bà. Lớn lên tôi hoá ra chai đá cõi lòng, vì lúc nhỏ, ai thương cho mà biết thương lại? Những ai kia từng làm bạn với tôi, xin nhớ cho tôi điều này!
Tử tôi năm tuổi, mẹ tôi giao tôi cho bà ngoại nuôi dưỡng, đến khi tôi được chín tuổi má tôi mới nhớ rằng có một đứa con, sẵn nay bà ngoại mất, má tôi mới bắt tôi theo lên Sài Gòn. Quên nói, trong khi bỏ con cho mẹ là bà ngoại tôi săn sóc, má tôi đầu tắt mặt tối, tảo tần chạy đầu này đầu kia để sinh sống, và nói ra thêm tủi thẹn, một người còn trẻ và có nhan sắc như má tôi, mà sao nhè làm bạn, “đụng” một chủ tiệm bán á phiện ở chợ Xóm Chiếu? Đến nước trẻ đẹp mà “lấy chệc” là cùng đường! Có lẽ một duyên cớ không nói ra, là má tôi thù thâm xương người cùng một giống dòng “toàn là quân đoản hậu”.
Cũng may má tôi thắng vụ kiện chia gia tài bên Ba tôi được mớ nhắm, nhờ đó làm vốn liếng nên thôi ở Xóm Chiếu, đem tôi ra ở gần Chợ Bến Thành, đường d’Espagne, mà trong hẻm nhỏ mút đường gần ga xe lửa Mỹ Tho, chỗ mấy căn nhà lụp sụp phố huyện Cần, nay còn nhìn được...
Ba tôi mất được năm năm, má tôi mới về một lần viếng mộ chồng, thì lớp bị trâu bò leo ăn cỏ đạp nhầu, lớp không ai giẫy mã nên núm mồ sụt lì gần bằng mặt đất. Mười bốn tuổi, tôi vừa trổ mã con gái, chịu tang bà ngoại thì ông chồng quan ba thầy thuốc Pháp, mãn giao kèo, cút luôn về xứ không một tiếng giã từ, một đồng một chữ cũng quên cho? Khỏi ở ăn, khỏi nằm chung với chồng ngoại quốc, về nương náu với mẹ, tưởng chi, chỉ để trở lại lãnh đòn bọng như khi chưa chồng. Nhưng khỏi bỡ ngỡ lạ lùng trong vòng tay lông lá kia, bù trừ còn sướng. Lúc ở hẻm d’ Espagne, tôi đã biết làm dáng. Có người đặt biệt hiệu lúc nhỏ tôi bán chả giò, nên thỉnh thoảng tôi còn danh hiệu “Cô Ba chả giò”. Sự thật má tôi bán đủ thứ hàng theo trên xe lửa chạy đường Sài Gòn ra Phan Thiết lúc ấy đường xuyên Đông Dương chưa thông thương như hiện giờ. Tôi đã biết làm dáng, nhờ dành dụm chắt mót từ xu, từ cắc, tôi sắm được một chiếc áo bà ba xuyến đen, khi mặt lén lúc má đi vắng, hai bên phố ai ai cũng trầm trồ “con chị Tám” nay đã coi được đến! Lúc ấy tôi thấy hạnh phúc tràn trề, là nài được một đôi guốc “ngù ngà”. Ngày nay các cô tân thời đi guốc “Phi mã”, guốc cao gót để dễ ẹo bên nầy ẹo bên kia cho đúng mốt, chớ mốt thời đó là guốc ngù ngà nầy. Nguồn gốc do các ỷ, các vợ khách giàu trong Chợ Lớn từng qua Hạ châu và Tân gia ba mang về theo kiểu đàn bà Bà lai du” (Malais(e), chà và javanais(e) đề xướng. Guốc vẫn guốc gỗ vông cho nhẹ, không quai da hòng sợ đứt, chỉ ngại đường trơn trợt, đi guốc ngù ngà, rủi trật chín thì đau thấu mây xanh, nhưng khi mang vào chơn thấy tăng vẻ đẹp thì đau cách mấy cũng rán chịu! Ngà nầy tiện trong ngà voi, càng lớn chột càng sang, và đi lâu năm ngà lên nước thì đẹp hết chỗ nói. Mặc áo xuyến và diện đôi guốc ngù ngà, là chờ má đi vắng hay má nghỉ, Trà lúc ấu thơ, hạnh phúc đòi hỏi có bấy nhiêu mà ai biết cho Trà?
Tôi nói nãy giờ cho anh ghi chép, mà quên nói sau khi quan ba thầy thuốc, ông chồng tạm bợ của tôi về Tây, tôi giúp mẹ tôi đỡ đần công việc chạy hàng dọn từ toa xe gánh mang về nhà hoặc theo xe ra Phan Thiết tải hàng về cho má. Đi bán trên xe lửa vui lắm. Tôi không may mắn học ở trường, mà tha hồ học trên xe, nào tiếng lóng tiếng lái, tiếng éo le, tiếng đôi ba nghĩa. “Lái dúm” là gì? anh là thầy lái, anh biết chớ? Trà cấm anh nói xuôi lại trước mặt Trà? Và nhờ học trên xe mà Trà bỏ túi được đôi ba tiếng Hải Nam, sau nầy có dịp sửa lưng mấy thằng Tàu con bên Xiêm mới sướng? Trà còn nhớ anh bán bánh mì chả lụa lúc ấy. Sáng sáng, xe bắt đầu lăn bánh là anh bắt đầu bày thúng bánh mì còn nóng hổi và rổ thịt giò chả lụa chả quế đủ thứ xuống sàn xe. Chẳng lành mà chớ, anh cũng bày ra cái điếu tre hút thuốc lào lên nước láng bóng. Xe lửa chạy cà rụp cà tang nghe êm tai buồn ngủ, anh lấy thuốc nhồi vào điếu, bật lửa mồi và kéo ro ro... Anh kéo một hơi dài, rồi lơ tơ mơ ngả đầu quẹo qua một bên say thuốc anh ngủ gà ngủ vịt, trong khi ấy bọn đá cá lăn dưa chực sẵn hồi nào, đứa rút bánh đứa ăn cắp thịt, anh vừa mở mắt thì mọi việc an bài, có ông Trời mà biết. Thiệt tài tình hết sức, chớ chi Trà học được nghề của chúng thì sau nầy vào sòng me Trà không thua đậm bao giờ...