Ngày 7-9-83, tôi đang đọc quyển “La Cochinchine Contemporaine nhưng đọc vừa được độ ba mươi trang, bỗng tôi phải dẹp cuốn sách xuất bản năm 1884 nầy qua một bên, vì tôi bắt gặp một tài liệu trích trong quyển “Histoire de l’Expedition de Cochinchine xuất bản bốn năm sau, tức năm 1888”. Thế là tại sao vậy?
Sau đó, nhờ tra lại trong tập nhỏ của Jean Bouchot “L’ anaissance et les premières années de Sài gòn”, khi ấy tôi mới rõ, sách của năm 1888 là tái bản kỳ nhì, vẫn có bản đầu, xuất bản năm 1864 và như đã nói, chỉ có Toà Bố Chợ lớn, theo Bouchot, còn tàng trữ một cuốn mà tác giả cuốn La Cochinchine Contemporaine (in năm 1884), trích đăng trong cuốn của mình (cóp dê) việc khó chối cãi. Nhơn đó, tôi xin giải bày cách tôi làm việc:
Năm xưa tôi có nuôi một con chó xi, lai biệt dạng và nhỏ con, nhưng thông minh, nói rằng khôn, tôi không bằng. Bữa nào có ăn món “chí quách” (trư cốt), xương heo bỏ đầy dưới đất, xi ta không vội ăn mà vẫn lui cụi gặm từ khu lẳng, từ ống xương đem ra chôn nơi sau vườn, để dành đó, và vì vậy, luôn luôn xi ta có xương gặm hằng ngay; khi tôi rõ biết, tôi bắt chước theo* và lấy theo đó, vạch ra lối làm việc và lối đọc sách: Sách của thơ việc, tôi không thích mượn đem về đọc, vì có kỳ hạn, đọc như “bị dịch thúc đít” mất hứng mà chớ, lại nữa, khi nào có đoạn hay ho, muốn đọc lại nữa cũng không được vì sách phải trả đi rồi. Tôi chưa nói sách công, nhiêu người dùng, khi mình đến thư viện hỏi, rủi đã có người khác thân thế hơn, lấy mang về nhà, thì hoạ ra mình “cùi” và tuyệt hứng ái lại. Tôi rán tự nhín nhúc tiện cặn, mua lấy sách, riêng mình đọc, riêng mình dùng, thong dong không ai thúc hối, có nhiều cuốn, tôi biết rằng hay, bèn mua về, và bắt chước xi ta, tôi chôn xương, quên nữa, tôi cất cuốn sách và tủ, có khi suốt mười mấy năm quên phứt, khi lấy ra đọc, thích thú càng tăng, lại hú hí mừng thầm, của để dành lâu, thời buổi loạn ly mà không thất lạc thú chơi sách là như vậy đó. Thậm chí, chủ như tớ, tôi đọc sách gặp đoạn hay, thường xếp sách lại vì sợ e khi đọc gấp đọc liền, sẽ mất thú. Nào ngờ cũng vì cái tật “ngâm giấm” như vậy mà trễ trang không hay, nay tôi đọc lại sách cũ và viết lại như vầy là “hoa quả trái mùa”, mất ngon, mất hứng”.
Trở lại quyển “thuật lại trận chiến tranh đánh Nam kỳ”(Histoire de l’expé dition de Conchinchine) bản lần đầu in năm 1864 đã bán quá chạy, nên năm 1888, in lại lần nữa, mà kỳ nầy, vì nghe lời khuyên của người đọc, nên đã lọc bỏ những chi tiết thành thật buổi ban sơ, không khai tệ những gì xấu của đạo quân viễn chinh Pháp, vì vậy, tôi gọi “màu hồ đã mất”, và nhơn đó, cho tôi lặp lại, sách khảo cứu nên để y và chỉ nên sửa sai cải chính kỳ sau những gì thuộc tỷ dụ như chính tả, hay ngày tháng in sai; kỳ dư, nếu tháo sách ra, “sắp xếp cho có trật tật”, thì lại vướng mắc cái nạn “không chịu tên Mèo”, và hại hơn nữa, nói về nhà cũ, dở ra cất lại nó tanh bành thì có, chớ không hay ho vén khét chút nào.
Tôi kể ra đây để rồi bỏ qua, là sức bực nhả học giả chân chính như tác giá quyển “Việt Nam sử lược” tủ sách nào cũng trước đây thường có trong bán kỳ đầu, có danh “tổng binh Cao Lôi Liêm “, ông hiểu và gọi đó là danh tánh của vị tổng binh ấy, về sau, có người mách, đó là ba tỉnh Cao Châu, Lôi Châu, và Liêm Châu, nhưng tác giả cũng giả lời như không biết và khòng thêm cải chính trong mấy bản in sau, việc ấy, cho đến nay tôi vẫn lấy làm lạ, tác giả không lẽ thiếu thành thực của nhà văn nhơn chính (probité litléraire), hoạ chăng vì ông mãi làm chánh trị buổi tàn niên và đã không có thì giờ đẽo gọt lại nữa? Theo tôi, tỷ như ông Anatole France và các nhà văn Pháp khác (Chateaubriand chẳng hạn), o bế đổi đi đối lại từng chữ và từng morasse (bản tạm, in thử), không biết đến mấy lần mấy lượt, là vì đó là những áng văn chương, còn đậu sượng không nên chớ như tôi, viết để quên đời và nhứt là không cố ý làm văn, lại nữa, như đã phân trần trước đây, nước ta, kể về nghề ấn loát, quen làm khoán, không có tục lệ hay chưa có lệ “sửa chữa theo ý muốn của người sáng tác”.
Hai cuốn tôi đang đọc đây, viết địa đanh quốc ngữ, rất là “tây” người đọc phải thận trọng cho lắm, tỷ như Thủ dầu một họ viết “Fou yen mot” (Pallu, trang 112), rạch “Bà Hòm”, viết Hach baoun, (Fallu, trang 58), và Tong Keo, Oc-moun, Tay-theuye... mình phải chịu khó đọc lại là Thuận kiều, Hóc môn, đến như Tay theuye, tôi phân vân không rõ nên đọc Thủ Thừa? hay là “Tân thới” (Fallu, trang 98).
Xét ra, những gì viết sai chính tả của người Pháp trước đây, ta có thể tha thứ được, (duy xin hỏi khi làm với họ, ta viết sai tiếng Pháp, họ có châm chế đâu nào), và trở lại việc khó bỏ qua, là việc các thầy đồ phiên âm sai chữ nôm, và các thiếu niên tân học lầm lộn “Đồng tranh” (trên Biên hoà), với Bến Tranh (Mỹ Tho), nay đọc lọi mới thấy, thật là đáng tiếc. Và bởi thế, nên có mấy trang nghêu ngao nầy. (7-10-83).
Tiếp theo đây, tôi sẽ ghi lại từng tác giá, những gì bổ túc Sài gòn năm xưa làm ra tập III, và nếu có thì giờ, tôi sẽ viết lại những gì tôi hiểu biết về Trận binh Pháp thâu đoạt thành trì Mỹ tho vào năm 1861 đã nói trong báo sử địa năm 1966, số 1(7-10).
Đọc “Les premiéres années de la Cochinchine Francaise”, của Paulin Vial, in 1874 dẫn. Tôi đã nói rồi, cách tôi làm việc, nhứt là khi soạn chơi, viết thử về chuyện cũ xảy ra trong nước, tôi không thể nhờ sách của ông thư viện chung, vì cái tật lớn của tôi là nghiền ngẫm năm nầy qua tháng kia, các sách phải tự mua sắm, thình lình nhớ lại đoạn nào, thì có sẵn đế lấy ra coi, cuốn sách đối với tôi không khác xương xóc, đồ bỏ, Xi ta chôn để dành, chớ những ngày không có chi để gặm, thì sẵn đó mặc tình moi lên, nhầu nhất nhâm nhi khoái trá.
Nay tôi nhận đọc lại quyển kể trên, tôi ghi lại đây những gì tôi thấy nên nói, thì tôi tóm tắt thuật lại, tôi vẫn biết chuyện cũ đã qua, không nên nhắc lại làm gì nhứt là về tôn giáo, đạo ai nấy giữ, tôi không cố ý bươi đống tro tàn, thồi lông tìm vết, tôi thờ ông bà, nhưng vẫn đi lễ chùa lễ phật, đi đình miếu xem cúng giỗ, và khi có một bạn thiên chúa, rủi mất, tôi vẫn vào nhà thờ xem lễ chớ không đố kỵ và không khi nào dám mang tội bất kính. Nhưng phải nhìn nhận, các người xưa kia làm mối chỉ chọc cho tây lấy nước, đại đa số là người công giáo, tý dụ Gẫm, đem thơ từ tin tức trong giặc Lê Văn Khôi, Trần Bá Lộc trong trận giúp binh Tây chống vua Tự Đức, đều là người thờ Giê su... Nơi trương 84 sách nầy; có câu “Ùn petit noyau d inidigènes, dont la plupart étaient chuétiens et tonquinois s étaient réfugiés sous notre protection et nous avaient suivis depuis Tourane. Grâce à leur concours et surtout à celui de plusieurs missionnaires français,...”
Tôi dịch: Một nhóm nhỏ, người bản xứ, phần đông là người Bắc kỳ và người theo Cơ đốc giáo, vẫn ẩn núp theo dưới sự che chở cua ta và theo ta từ Đà Nẵng, nhờ bọn này trợ lực, nhứt là nhờ sự giúp sức của các cố đạo lang sa..., (nên ta đánh thắng).
Oái oăm thay và xui xẻo thay, ta mất nước đời Tự Đức? Vì nhiều duyên cớ không may, như là:
- Sơ khởi, vua Minh Mạng ghét đạo cơ đốc và sai bắt đạo triệt để quá nên hoá sanh từ đó.
- Xuống đến đời vua Thiệu Trị và Tự Đức, một mặt sắc chỉ vua sai bét, một mặt kẻ dưới quan quân dung tảng, ăn của đút, nhắm mắt để người cơ đốc hoành hành..., nước yếu, không cho dân ra khỏi nước học hỏi gì thêm, lại làm dữ quá, người Gia-tô nột hoá khùng, bèn chỉ đường cho Tây biết chỗ yếu, Tây thắng, ngôi nhà Nguyễn sụp đổ, nay nhà thờ cũng đổ theo, y như việc Trịnh bại, Lê vong buổi trước.
Đau đớn nhứt là Tây dòm ngó, dốc lòng chia xẻ nước Trung Hoa với các nước Tây Âu, rủi lúc ấy, tướng Pháp Rigault de Genouilly, cầm binh đánh Tàu, toan chiếm tỉnh Phước Kiến, khi biết nuốt cái bánh ngon không trôi, sẵn có người chỉ chọc và cắt nghĩa thiệt hơn rằng nước Nam thế yếu dễ ăn”, sẵn có cớ bắt đạo, giết đạo, bèn rủ nước I-pha-nho giúp (tám trăm quân Maní, Tagal, nay là Phi Luật Tân) hùng hổ kéo xuống bắn đại vào đồn Đà Nẵng, thấy lâu ngày làm không xuể, và nhờ tay trong mách nước, bèn kéo xuống đánh và cướp lấy thành Sài gòn (1859), từ ấy thấy dễ dàng quá, Tây tàu sắt súng tối tân, ta chỉ tầm vong vạt nhọn, đao mác cùn nhụt, sự bại trận vì binh khí thua kém, chớ gan lì, biết chết cho nước, gẫm người học xưa Khổng Mạnh, nào người văn minh tân học sánh bằng?
Càng đau đớn hơn nữa, là vì Tây dốt địa dư, hai lần hiểu lầm, phen nhứt năm 1859, đoạt Nam Kỳ là vì tưởng sông Mê kông thông thương được lên đất Tàu mà họ lăm le muốn chia phần xôi thịt, đi thám hiểm Cửu Long giang, chốt một Doudard de lagrée, (1868) vẫn chưa tởn, phen sau, nghe lời tên con buôn J. Dupuis, tính đoạt Bắc kỳ để lấy con đường thuỷ qua đất Trung Hoa, té ra sông Nhĩ sông Cái (sách pháp viết Song koĩ) cũng vẫn không thông thương dễ dàng lên đất Tàu, chết mất thêm một Garnier (1873), mấy ông vì dốt về địa dư mà hại chúng tôi mất nước; đến như tướng de Genouilly, cũng vẫn làm liều mà được việc, sách nói “trọn sáu tháng, đạo binh viễn chinh do ông cầm đầu, vẫn không liên lạc và không nhận được chỉ thị hay tin tức với Pháp triều”. Ông thấy dễ ăn, ông đánh miết và đoạt chiếm Nam kỳ, trong khi ấy nơi triều đình Pháp tại Paris, vẫn nhốn nháo chia làm hai phe để:
a) một phe, Tây không thích thuộc địa và có lương tâm, vẫn muốn trả đất chiếm, chỉ mong được bồi thường phí tổn chiến tranh (mà chiến tranh ấy vẫn do tự họ gay hấn, nay dùng cường quyền nên cố đòi cho cao giá, lại thuở ấy chưa biết luật nước nào do nước nấy định đoạt và nước nấy không có quyền xâm phạm về việc nội bộ của nước khác), và cái tin đồn tiền bồi thường quan Phan cầm đầu phái đoàn, lên đến tám mươi lăm triệu quan Pháp (85 millions de Francs, trang 12 trong bài tựa quyển Premières années de Cochinchine), nên họ càng ham thêm;
b) còn phe thứ hai là phe bọn dốc lòng chiếm làm thuộc địa để sanh lợi cho con cháu, cầm đầu là phe de Chasseloup-Labat, trưởng bộ thuỷ binh, và Rieunier, (tác giả bài tựa đã dẫn), vẫn lo sợ đế Napoléon III xiêu lòng nhận tiền trả đất, Rieunier, viết hai cuốn sách để biện hộ cho thuyết quyết tâm chiếm giữ Nam Kỳ làm thuộc địa lâu dài, theo bốn cuốn đã tham khảo, nếu sứ đoàn Nam khéo vận động, biết sử dụng báo chí bên Tây, vẫn chưa có thuộc địa (như báo Gazette du Midi, các Miền Tây và hải cảng Pháp (Journaux de l Oueast et des ports), báo La patrie, Le Siècle, trang 15 bài tựa nói trên vân vân, thì ắt đã chuộc đất được rồi.
Cái xui xẻo và đau đớn khác nữa là sau trận giặc Pháp Đức năm 1870, nước Pháp có dã tâm và ác ý toan trao Nam kỳ cho Đức để gật nợ chiến tranh, họ cầm mình không bằng con gà con vịt, làm như bợm cờ bạc đánh thua, và chớ chi việc gật nợ ấy thành tựu thì ta đã học tiếng Đức và theo văn hoá Đức rồi, thậm chí thủ tướng nước Đức lúc 1871 ấy cũng không biết giá trị thuộc địa, đó là ông Bismarck, có danh là “tể tướng thiết diện”, cũng vẫn ngầm để Pháp qua thuộc địa bành trướng hầu quên việc mất đất và khỏi tranh lại hai tỉnh Alsace và Loiraine, v.v.
Tôi trở lại “thú chơi sách” và đinh ninh lần nữa rằng “muốn viết về sử thì đi đến thư viện để mượn sách tham khảo, tiền xê dịch, công di chuyển, cơ hội gặp sách chưa ai mượn, chi bằng xuất ra một số tiền mua được sách xưa để tự mình làm chủ, tha hồ muốn đọc lúc nào cũng có sẵn, thêm được hãnh diện mình có tài liệu riêng người khác không có, chẳng là sướng khoái hơn sao? Vả lại việc viết lách là việc lâu dài, cần nhiều thì giờ, cần dụng cụ có sẵn dưới tay, không khác xe xài công cộng mau hư vì ít ai tu bổ hết lòng, và anh thợ mộc lành nghề phải tự sắm cưa sắm bào, chớ mỗi mỗi đều nhờ là mượn nhờ làm sao (9-10-83).
Thuốc lá (tabac), Nhựt Bản biết hút từ năm 1590 và biết trồng cây thuốc từ 1605, Trung quốc biết hút thuốc lá trước năm 1649 và theo tôi, các bình điếu sứ, gọi rằng đời Thành Hoá (1465-1487) đều đáng cho là giả tạo, và cố nhiên nước ta biết hút thuốc lá do người Trung Quốc (đến như thuốc phiện, thì nhà giảng đạo Matteo Ricci đem qua Trung Quốc vào đời Đại Minh Vạn lịch (1573-1619) vả gọi đó là thần được, có phép bồi bổ sức khỏe như thần, về sau lạm dụng quá nhiều nên hoá ra độc) và nước ta biết phù dung tiên nữ ắt sau người Tàu những đồ sứ về thuốc lá và thuốc phiện, xin chớ quên các năm trên đây để định tuổi. (Ricci sang Tàu năm 1582, xem trang 227, H.C.Đ.S số 6).
Cây quinquina, người Trung Hoa biết dược chất từ năm 1692. Tiện đây tôi nói bắt quàng qua tuổi thọ của con người, theo tạp san Spounik của người Nga xuất bản tháng 3-1982, bằng Pháp văn, trang 70, luận về tuổi thọ, có viết câu “les lignes (au poignet d un centenaire) étaient profondément creusées dans la peau, comme dans l’écorce d un vieil arbre;non pas deux, ni trois, mais quatre plis circulairesen ntoraient ses poignets. C est d après ces cercles, dit-on, que l on prédit la durée se la vie”, (dịch: những lằn nơi cổ tay một ông lão thọ trên trăm vẫn ăn sâu vào da như lằn thấy trên da một cây cổ thọ, không phải hai lằn, hay ba lằn, mà đến bốn lằn, và người ta nói có lẽ đếm tuổi thọ con người theo mấy lằn nầy). Nói úp mở nửa chừng, và theo sách tướng Tàu vẫn đếm mỗi lằn là 30 tuổi thọ)
Tạp san BSEI năm 1957 viết rằng theo y như thuyết của Agtippa denettesheim, người Tàu lấy con số 7 để định vận hạn bất luận con trai hay con gái, là: 7 tháng mọc 7 răng sữa; 21 tháng (3x7) trẻ biết nói; 35 tháng (5x7) thôi bú; tuổi, bắt đầu rụng răng sữa thay răng thiệt thọ; 14 tuổi (2x7) bắt đầu thành niên (puberté); 21 tuổi {3x7) tuần cập kê, định hôn phối (âge nubile); 35 tuổi (5x7j tuổi thôi lớn; 42 tuổi ( 6x7) không thêm sức hơn nữa: 49 tuổi (7x7) tuổi bắt đầu suy, bước qua tuổi già; 63 tuổi (9x7) (tuổi năm hạn, ách niên, âgơ cliamaterique); và 70 tuổi (10x7) tuổi sống trung bình của con người. Có sách khác, (cũng theo tạp san BSEI IS57 nầy thì con số 7 thuộc về phái nữ: 7 tháng mọc răng sữa, 14 tuổi có kinh nguyệt, 49 tuổi dứt đường kinh nầy, còn về phái nam, thì đổi lại đó là con số 8: 8 tháng mọc răng sữa, 8 tuổi thay răng; 16 tuổi, dậy mẫy; 64 tuổi, hết muốn việc phòng sự, ăn nằm chồng vợ, hoặc tuổi lầy léo lên tới 70 và sách Tàu nói đến tuổi nầy chồng vợ mặc chung áo quần cũng không hề gì (xưa kiêng cữ mặc y phục lộn. lạo)...
Trở lại nói về đi chiếm thuộc địa, lợi hại có đôi, tỷ như:
Tục uống cafe đến ghiền, không có để uống, bắt nhớ bắt thèm. Tục nầy truyền qua châu Âu vào lối năm 1600 và được hoan nghinh dữ lắm. Nói cho cùng mà nghe, nếu không nới ra khỏi xứ, tôi muốn nói nếu không đi tìm đất mới để chiếm làm thuộc địa, thì đâu có nạn biết giống nước đen đen, uống vào đăng đằng nếu có thêm chút đường, thì vị thêm ngon, và nhứt định khi biết uống rồi không thể bỏ qua được nầy: Cây café từ bờ “malabar Ấn Độ” đem qua trồng nơi đảo Java, từ đầu thế kỷ thứ 18.
Theo sách Pháp, “L’Asie et la domination occidentle” du XVè siècle à nosjóurs” của K.M. Panikkar (Editions du Seuil), thì bên Trung Quốc, năm 1729, tức dưới đời Thanh, vua Ung Chính (1729-1735) đã có lịnh cấm dân hút thuốc phiện, và chất độc nầy đầu tiên du nhập Trung Hoa từ năm 1773 do người Anh tên Warren Hastings đem qua, trước do công ty Ấn Độ (Compaglúe des Indes), sau đó và từ năm 1797 do va chiếm độc quyền và do xưởng chế tạo của va lập nơi Ấn Độ. Chính người Anh bị “phản phé”, ban đầu ngỡ chơi với nước Tàu là thâu mối lợi lớn, ngờ đâu người Tầu, tuy bề ngoài xem dễ nuốt, nhưng tinh khôn tổ mẹ, vì mua bán với họ phải trả bằng vàng (kim) và như vậy ba món hàng nhứt hảo hạng của Tàu là đồ sứ (porcelaine), tơ lụa (soi) và nhứt là trà (thé) vô tình rút rỉa túi tiền anh Hồng mao khá bộn bàng, lâu ngày thấm đòn, Ăng Lê mới nghĩ ra kế độc là lấy á phiện bên thuộc địa Ấn qua nhử và đầu độc chú Ba Tàu, khi họ ghiền phu dung rồi, thì Ăng Lê ngồi giũa thủ lợi, lấy thuốc phiện Ấn (gout. Bom bay) qua đổi trao Trung quốc, lấy đồ sứ trà và tơ lụa lả đắc sách nhất. (trang 120). Số á phiện bán lậu qua Tàu, năm 1831, lên đến 11 triệu; và trang 405 đến 412 nói ảnh hưởng nghệ thuật Tàu truyền qua châu Âu từ đồ sứ và đồ sơn mài, tơ lụa, cỏn đồ vải sô thì do Ấn Độ sản xuất. Ba nhà truyền giáo Âu đem văn minh Tây phương gieo rắc bên Tàu là:
- Matteo Ricci, từ đời Vạn Lịch (trang 349), Schall (trang 351) và Verbiest (trang 355), hai ông nầy giỏi về toán pháp, thiên văn và dạy nghề đúc súng đồng.
Trang 424 cho biết ý nghĩa cuộc đi chinh phục thuộc địa, ban đầu là mua rẻ, cướp giựt hàng hoá, bắt làm công trả giá thật nhẹ, sau đó bán cho dân bị chinh phục những món do nước đi chinh phục sản xuất..., như vậy còn chưa đủ, lại lấy vốn nơi nước mẹ cho qua các nước con vay để lấy lãi: Một tỷ dụ điển hình là nước Anh cho nước Ấn vay tiền dặt đường xe lửa trong nước: 1/3 số tiền nầy ở lại bên Anh quốc về mục thuế vụ, 1/3 nữa, dùng trả tiền mua đường sắt và dụng cụ máy móc, còn 1/3 chót thì dùng trả tiền nhơn công chuyên viên, tức 3/3 tiền Anh chuyển từ tay mặt qua tay trái, ở lại trong nước Anh và bắt anh Ấn đem trả đủ.
Trang 426 - Ý nghĩa khai thác thuộc địa, đến giai đoạn sau thì đế quốc bị đòn khá nặng, tỷ dụ đặt đường xe lửa, xây cất máy dệt, v.v. khi nước Trung Hoa hiểu sự ích lợi thì có lúc dân gỡ mất cá khúc “đường rầy” (rail), đường sắt, và lương thiện thì họ mua và tự khai thác lấy những đường do người Anh phóng, đặt cũng như bên Ấn thì lần hồi các hãng dệt đều về tay người Ấn chủ trì. Ấn Độ, Á châu, Nam Dương quần đảo đều nhờ châu Âu chiếm ng, mà nay đều thâu hồi độc lập, đất đai. Về khoa ngôn ngữ, đảo cổ học, v.v.: quả có nhờ công âu châu khởi xướng, nhưng họ đã lấy lại từ lâu những gì họ gọi truyền bá, và Ấn, Á chưa đúng là bội ân... Ngày nay tôi mới hiểu vì sao xứ Tây Tạng (Tibet) không cho người lạ nhập nước họ, và họ vẫn không mở đường giao thông với nước ngoài, chẳng quả vì họ thấy xa: làm đường, xây cầu, bồi lộ nhiễm văn minh mới thì văn minh cũ lui lần, và sẽ có ngày mất tự do, độc lập và quyền mình làm chủ nước mình. Vua dầu lửa xứ Koweit được người Anh khuyên nên lấy tiền mở trường, lập nhà thương, mở mang dân trí, đã trả lời vì nước Anh dạy dân khôn nên mất thuộc địa Ấn, thà để dân dốt dễ tịì, gẩm lời đáp này chưa hẳn là ngu (2-12-83).
Về Tôn Thất Thuyết, Lưu Sinh Phúc, Phùng Tư Tài, Lý Hồng Chương (văn hoá hiện đại học sĩ Nhứt đẳng bá ). Với ba đồng, năm 1977, mua được tại Chợ Trời sách, đường Cá Hấp, Bùi Quang. Chiêu, một cuốn Pháp văn 342 trang khố 13x21, cho ba thú vui không dễ gì kiếm được buổi nầy:
1) Thú chơi sách: nhan sách là “Ma Mission en Chinh” của A. Gérard, xuất bản năm 1918, Lon et Nourrìt, thuật chuyện bên Trung Quốc (1893-1897), có hình Lý Hồng Chương;
2) Thú vui biết chuyện xưa: trang 204 nói về Lưu Vĩnh Phúc, Fong Tseu tsai (Phùng Tử Tài?) và Tôn Thất Thuyết, sau khi tách xa vua Hàm Nghi, lánh nạn sang Trung Hoa;
3) Thú vui bổ túc bài nói về việc hại lợi chiếm thuộc địa, đại khái như sau:
a) Pháp và Anh, tranh nhau bành trướng nơi miền Nam nước Trung Hoa rộng lớn: Phát đặt đường xe lửa Hà Nội-Vân Nam, thì Anh cũng có đường tàu hoả nối liền Miến Điện-Vân Nam, đây là chuyện hai con hổ đói Tây phương chực banh đa xẻ thịt con nai tơ nước Tàu (trang 205)
b) Nga bắt bồ với Trung Quốc, bằng cách Nga hoàng và Nga Hậu gởi lễ vật tặng hảo (hối lộ) cho Từ Hy thái hậu và Quang Tự hoàng đế, do prince Ouchtomsky sang dâng; (trang 215)
c) Trương 225, Nga cầu thân và bắt tay với Đức và năm 1902 Anh ký hiệp ước với Nhựt, để sau đó, năm 1904-1905 đi đến trận chiến giữa Nhựt và Nga (cũng nên nhắc chính Anh can thiệp che chở và không cho Thanh triều bắt Tôn Dật Tiên, trên lãnh thổ Anh (Londres).
d) Trương 293, Đức khuấy nước cho đục để thả câu xúi Anh Nhựt kết liên và xúi Nga bất hoà cùng Nhựt;.
e) Trương 297, Lý Hồng Chương sang Nga ký hiệp ước Nga Hoa đề phòng hiệp lực chống chú lùn Oải-nhi Nhựt. Lý Hồng Chương mất ngày 7-11-1901, qua năm 1904-1905, Nhựt thắng Nga và chiếm trọn các nhượng địa của Nga trên đất Tàu, té ra Nga và Nhựt đánh nhau mà thật ra anh Tàu thua và chung đủ (quả là một chuyện ngao cò tranh nhau mà ngư ông là Nhựt thủ lợi còn Tàu là ngao hay cò, khó phân biệt cho rành);
d) Chuyện nầy ngoài lề là: Vua Quang Tự băng ngày 14-11-1908, còn Từ Hi thái hậu băng ngày 15-12-1908. Câu chót của bà khi gần tắt hơi, trong Pháp văn ghi là: “Ne laissez plus jamais une femme s élever au pouvoir suprême, ne permettez-pas aux eunuques de se mêler des affaires publiques” (tự hậu chằng nên để đàn bà cầm quyền tối cao, và không nên để hoạn quan tham gia triều chánh). Trong di chiếu vua Quang Tự, thì có câu viết rằng đức Thái Hậu không có lòng yêu vì hoàng đế (Quang Tự), nhưng suốt mười năm nay, người đầu dây mối nhợ nỗi khổ tâm của vua là Yuan Che K’ai và ý nguyện của vua là Viên Thế Khải phải bị xử trảm mới vừa lòng vua nơi chín suối.
Đám an táng Từ Hi xảy ra ngày 9-11-1909, phí tổn là 1.500.000 taels bạc, còn đám táng vua Quang Tự chỉ tốn một phần ba (1/3), tức 500.000 taels. Học bao nhiêu việc mới lạ, tốn có ba đồng bạc giấy, ai dám nói đời nầy chỉ toàn là chuyện không vui? (viết ngày 3-12-1983). Nửa trang giấy lộn này chứa đựng nhiều hơn bao nhiêu sách đã in rồi hoặc vẫn chưa xuất bản.
Không có một món ngoạn hảo nào (cổ ngoạn, đồ xưa) hoặc một bạn hảo tâm nào giúp ta mua vui với giá cuốn sách quèn của một người bỏ chạy bán ra chợ trời như vầy.
Nhớ lại mà thương tiếc cho bao nhiêu sách vô phước, bị lạc loài thú tiêu hay làm mồi cho lò giấy hay ông táo buổi vừa rồi. Nhưng khi biết tiếc thương thì đã muộn. Si ri y a pas de bol de riz, on meurt; qưimportent alors les autres libertés? (Không có chén cơm là chết đói; những tự do khác, cần gì?) (trang 427).
Sách cũ: Số mục lục 2596-L/21 sau đổi lại số 581-b/8-Jean- Jacques Brieux. -La Chine, du nationalisme au communisme.
Trang 138. - Sau 10 năm giặc giã, loạn ly, giá trị đồng bạc Tàu (dollar chinois) tuột dốc:
- Với 100$ bên Tàu,
năm 1937 mua được 2 con bò cái (deux vaches),
1938 1 bò cái và 1 tàu
(1 vache ét 1 mouton)
1939 1 bò cái (1 vache)
1940 1 trừu (1 mouton)
1941 1 heo (1 cochon)
1942 1 gà mái (1 poule)
1943 1 gà giò (1 poulet)
1944 1 bao gạo nhỏ (1 sachet de riz)
1945 1 cá nhỏ (1 petit poísson)
1946 1 quả trứng (1 oeuf)
1947 1/3 hộp diêm (1/3 de boite d’ allumettes)
Trang 57 - năm 1514, 3 chiếc tàu Hoà Lan vô cửa sông Quảng Đông, đổ bộ: Âu-Á làm quen.
Trang 59 - Tàu biết mặc âu phục từ sau năm 1840, nhưng khi về nhà, thay y phục Tàu.
Trang 63 - Từ năm 1842, người Âu sang ở Trung Hoa rồi bành trướng mãi... Từ 1858 (điều ước Thiên Tân, từ 1860 (đf ước Bắc Kinh) mở đường người phương khác kéo qua Tàu, sanh ra:
a) Chế độ cũ đã chết, dân coi rẻ triều Thanh, tuy khi dễ ngoại kiều nhưng vẫn bắt chước, họ và nhà Thanh vẫn coi ngoại bang là người nâng đỡ cần thiết;
b ) Người thợ thủ công mất dần tự do vì phải đương đầu với máy móc và làm việc ăn tiền ngày.
c) ở giữa thủ lợi là giới mới “mại bản” compradores.
d) Người Tàu có hai mục đích: chống Thanh triều, chống dân phương Tây...
Trang 183, Hồng Tú Toàn đánh thắng, không nhập Bắc Kinh, nên sau bị binh Tây đánh bại. Tôn Dật Tiên có trí thức, nhưng thiếu binh bị nên không làm ra trò trống gì.
Viên Thế Khải, bề trong có Anh Quốc giúp chống Nhựt, nhưng thiếu dân tâm rồi thất bại.
Năm 1922, Trung Hoa nếm mùi Cộng và 27 năm sau nhuộm màu Cộng đỏ
Trang 83 - Phân chia tài sản theo luật công bình và đưa standing (địa vị danh vọng trong xã hội) của 1.500 triệu dân hắc chủng và huỳnh chủng châu Phi châu Á lên cao, và hạ bớt địa vị vài triệu (quelques millions) bọn da trắng Âu và Mỹ, sanh ra ranh giới phân chia bớt di dân da màu qua châu Âu và bớt bành trướng kỹ nghệ bên châu Á, Phi. Vì lý thuyết sai lầm lợi dụng nhơn công rẻ tiền mà sanh ra nạn cộng.
Trang 84 - Vì quân đội Nhựt đạp đổ bàn thờ người da trắng bấy lâu đi chinh phục dân màu, nên các dân tộc bị trị bèn nổi dậy, hết sợ da trắng và giành độc lập, đuổi dân da trắng ra khỏi các thuộc địa của họ ở Á Đông và châu Phi.
Về Sun Yat Sen.
Sun Yat Sen.- Pour la réussite de la Révolution, Sun manquait à lui même les qualités d un Chef d Etat, à son mouvement une doctrine vraiment cohérente, à tous les membres du Kuomintang, une vertu bien rare alors chez les Chinois: l esprit d organisation.
Trang 87 - Sun mất năm 12-3-1925.
Trang 87 - Sun nhờ Cộng đánh bọn đốc quân (Toukiun). Tưởng thắng Trương Tác Lâm và nhập Bắc Kinh ngày 4.6.1928.
Trang 191. Tiểu sử Tưởng Giới Thạch viết gọn và chua cay.
Trang 249 - Tàu thu hồi các nhượng địa từ năm 1943, trừ Ma cao và Hong kong.
Trang 306. Tây An thủ kiện. Mao không cho giết Tưởng và nói:
“Je n ai pas laissé faire cela, parce que l assassinat ne conduit à rien. Pourquoi l emploierai-je? Chiang représente un système et il vaut beaucoup mieux qu il soit assassiné par ses propres hommes”.
Trang 395. Sau khi Tưởng bó chạy, nước Tàu còn lại một mớ quốc dân đảng rút vào rừng; plus de boites de curios... plus de luxueux taxis... plus de boites de nuit... On regrette “la douceur de vivre” ancienne...
Trang 138 đọc ngày 27-6-1977
... pour quelques caisses de médicaments, combien de tonnes d obua pour quelques sauvés de la diphtérie, combien de fusillés par la police, combien de morts dans des bagnes “politiques” (đúng mà đọc quá trễ tràng) (viết chúa nhựt 4-12-1983). (Compradore: mot portugais, mandataire chinois d un établissement occidental.
Trang 422- Entrée interdite aux chiens et aux Chinois “No dogs nor chinamen”.
Đọc sách cũ:
“Général Catroux- Deux actes du drame Indochinois : Hanoi: Juin 1940, Dien Bien Phu: mars-mai 1954 sách mục lục số 436-tủ 9), (mua ở Chợ Trời 2 đồng ngày 29-9-1977, nhưng chỉ đọc tháng 11- 1983)
“Amiral Decoux. La Barre de l Indochine l’ histoire de mon gouvernement général (1940-1945) (sách mục lục số 447-B do anh bạn quá cố Nguyễn Phong Lưu biếu ngày 7-1-1969, có đọc nhưng đã quên hết).
Làm sao dám phê bình, một khi mình lả thằng quèn thơ ký kiếm cơm, còn họ là Toàn quyền hiên ngang một cõi ở Đông Dương, oai hơn vua chúa? Nhưng nay lấy công tâm mà tìm hiểu, chỉ biết thương nước mình, vô cớ bị trị và cai trị bởi...? (nên nói làm sao bây giờ?) bởi những người “khó nói quá” thôi thì đổ thừa cho vận mạng nước nhà xui xẻo là lưỡng toàn kỳ mỹ, mặc dầu người đọc sau này sẽ cho là khiếp nhược.
Theo ý kiến riêng, tôi nay rõ lại Catroux khí phách hơn nhiều và quả là người, thành thật quân tử, ít nữa là ăn ngay nói thật, tỷ dụ khi ông đã từ ngôi “toàn quyền”, ông từ không ngụ dinh cũ Norodom khi ở Sài Gòn, và để chờ chuyến tàu ra đi, khi thì tạm trú nhà riêng của bác sĩ Vielle, hoặc khi về Sài Gòn cũng vẫn ở nhà ông bác sĩ nầy (nay nhà vẫn còn, vị trí ngay toà Pháp đình, đường Công Lý cũ), mặc dầu lời mời mọc của ông kế vị Decoux “tôi vẫn ở dưới tàu, và dinh vẫn dinh cũ của đại tướng).
Ngày ông cất bước xuống tàu rời bến Sài Gòn, Catroux vẫn bắt tay từng người Việt, các công chức bộ hạ cũ của ông, đoạn ông chào lá quốc kỳ Tam sắc Pháp, mà không bắt tay một người viên quan Pháp nào có mặt tiễn đưa ông hôm ấy, rõ là đối với ông tuy chưa phải là kẻ thù, nhưng rõ là người không đồng chánh kiến; các ông Lemoult, giúp ông nối tay giao thiệp với người đại diện chánh phủ Ăng Lê ở Singapore để dọn đường theo cuộc kháng chiến de Gaulle, ông đều có kể thành thật và ghi ơn trong sách, nên tôi cho ông có cử chỉ thẳng thắn, đáng gọi là người quân tử. Phải đọc sách ông viết chớ không thể lược thuật các chi tiết nầy ra đủ. Catroux là tướng bộ lục chiến, nên ông chọn tuỳ tùng bộ hạ đều người thuộc võ quan trên đất liền, cái rủi của ông là qua Đông Dương vua đúng lúc gay cấn, binh Nhựt sắp kéo lên bờ, chiếm Đông Dương, - ý ông là “chống”, nên bị chánh phủ bên Pháp lật đật cho người thay thế, và tôi còn nhớ một câu ông viết nhưng không được tuyên bố: “Peuple Indochinois, je vous ai évité une guerre, je ne veux pas vous en créer une aurtre...” trong một bài diễn văn không cho ông đọc, và nếu không thay ông, theo tôi, thì tình hình không như đã thấy.
Về ông Decoux, tôi cũng từng biết mặt, và cử chỉ của ông nầy, theo tôi, rõ là “một người khéo đi dây hát xiếc”, suốt những năm dài từ 1940 đến 1945, Nhựt muốn chi ông đều làm vừa lòng Nhựt, như vậy mà Pháp còn tồn tại mãi trên cõi đất nầy v.v... Sau ông vẫn bị Nhựt bắt làm thì binh, nếu cho đó là nhục thì còn gì ớn bằng, nhưng tại sao sau đó ông viết cuốn “à la barre...” để biện minh và ông vẫn thẳng kiện, được truy lương đủ số, nên tôi làm sao dám hạ lời chê khen? Decoux là tướng thuỷ, nên khi lên bờ làm “toàn quyền” Đông Dương, ông kéo theo cả dọc tá thuộc dưới nước theo ông để thay thế từ anh thổi kèn chào cờ đến võ quan tuỳ giá. Decoux giỏi tài chiều ý “chú lùn” nên tôi gọi ông có tài đi dây, và phút chót ông toan trở cờ theo de Gaull thì hoá ra không có tôn chỉ vững chắc (viết 6-12-83).
Đọc sách cũ (tiếp theo); Henri de Navarre “Agonie de l’indochine” (1953-1954)
Cái sướng của người lượm mót, hút điếu thuốc tàn (thuốc ngon nửa điếu), của đứa trẻ “nhơi cùi mía”, khoan chê đó là hạ tiện ăn mày, vì không khác “lấy gái một con”, mót phế thải của thằng đi trước nhưng nó sướng cực kỳ, và người sang có khi chắp nối, vẫn đồng một thứ, cái thú mua sách lạc son chợ trời, khiến tôi gặp quyển sách nầy và mua lên năm đồng, giá bằng gói xôi bữa sáng, nhưng khỏe hơn đi mượn nơi thư viện công cộng chưa chắc gì người ta cho tôi mượn, chưa chi đã phí mất một buổi chầu hầu.
Henri Navarre là ông tướng xui, để thất cơ thua trận nơi Điện Biên Phủ. Ngày nay, với năm đồng bạc giấy, mua được cuốn sách biện minh của ông và học khôn được nhiều, còn khoái hơn chen mua vé xem chớp bóng chờ rệp cắn. Tôi vẫn chưa xem hết quyển nầy, và nhớ lại hôm trước, nhơn đọc sách của J.J. Brieux “La Chine, du Nationalisme au Commumsme” có đoạn kể về giá trị đồng bạc năm xưa bên Trung quốc, thời quốc dân đảng còn trị vì bên lục địa, cũng trong sách ấy, nơi trang 62, có kể “giá chánh thức đồng đô la”.
1936 3,36
1941 20
mars 1946 2.020
aout 1946 3.350
décembre 1946 5.846
février 1947 12.000
juillet 43.000
novembre 125.000
décembre 165.000
février 1948 210.000
mars 240.000
juillet 4 millions
aout 12 millione
Tôi quên ghi đô la trên đây là đô Tàu, còn đồng đô la Mỹ (le dollar américain) lại khác
septembre 1948 4
octobre 4
novembre 10
décembre 80
janvier 1949 320
février 800
25 février 2.000
1er mars 3.100
(trang 262 và 263 sách Brieux đã dẫn).
Trở lại trang 140 sách nầy, kể rằng giá một mẫu Tàu ruộng (7,5 ares) giá C.N.$ là:
1937 45
1938 45
1940 100
1941 120
1942 500
1943 5.000
1944 26.000
C.N.$ là Chia National Currency: monnaie nationale chinoise, tức đồng dollar Tàu.
Và hỏi ai có tiền mua ruộng nầy? Không phải bọn chủ điền của giới chế độ cũ kia đâu. Ít nữa bọn chế độ cũ nầy còn biết “thương đất” và tha thiết với “miếng ruộng cày hoặc do ông cha họ để lại hoặc sam bằng tiền chắt mót dành dụm riêng, biết thương công người làm ra hột lúa, đàng nầy “mua ruộng” là do bọn “đầu cơ” kiểu mới, chúng có “tiền rừng bạc bể”, gởi nhà băng, ký giấy xuất ra mua ruộng mà không bao giờ xuống ruộng cho đỉa cắn lần nào, chúng chỉ biết tới mùa cắt, tay sai đến điền thâu lúa đem về bán lấy tiền xài, mặc cho người làm ra hột lúa đói rách trối kệ, thậm chí và cùng một loại là bọn mũi lõ năm xưa làm chủ đồn điền trồng cao su mà khi đi trên con đường Hiền Vương lối ngả Sáu, có người chỉ những cây hévéas trồng hai bên lề, chúng vẫn thản nhiên lắc đầu rằng mình mới thấy lần thứ nhứt và cây đó là cây chi, nọ biết!(1)
Vả lại tôi có tật đọc sách hổ lốn, gặp đâu đọc đó, thứ gì cũng đọc cũng tìm hiểu, nhơn đọc báo Les temps nouveaux, số 40 tháng 10 năm 1980, thấy một tin rằng buổi ấy, giá trị đồng dollar Mỹ đang xuống, tỷ dụ 1.000 đô la Mỹ, tương đương chỉ mua được: và giá trị gần bì:
280$, nếu dùng mua ét xăng:
460$, nếu dùng mua thực phẩm món ăn hoặc thuốc men trị bịnh;
470$, nhà để ở
560$, trá sở phí cho con cái học hành;
680$, trả tiền mướn phố để ở
600$, ô tô
620$ dép giày
660$ y phục để mặc;
Và tương đương 1.000 đô năm 1970 có thể tương đương với 470$ hiện kim.
Thử hỏi, có ai ăn không ngồi rồi, thử tìm hiểu và vẽ một bảng kê khai theo kiểu nầy đối với đồng giấy ngày nay, xem nào! Riêng tôi thì đành chịu thua, không làm “việc trông xoài, trồng cây sâu riêng” ấy được nữa rồi, và để giúp công chung làm “tập thể” dưới đây là tài liệu đứng về mặt khảo cổ”
- Vào đời vua Minh Mạng (1820-1840), theo nguyên tắc, kể “vàng giá 10 lần cao hơn bạc”, còn trên Cao Miên, lúc đó “một con voi đổi mười con trâu cổ”, và “một trâu trị giá một nén bạc (10 lượng). Trong khi ấy, thế kỷ 19, bên Âu châu, “vàng trị giá cao 15,5 mắc hơn bạc, sau đó tìm được mỏ bạc ở Californie, ở Australie, ở Nevada, giá vàng vọt lên không phải 15,5 (luật bên Pháp), hoặc 16 (luật bên Mỹ) nhưng leo lần 20 hồi lên 30 đến cuối thế kỷ 19 là 33 lần cao hơn. Riêng tôi biết, ở Sài Gòn, tháng Mars 1981, vàng giá vẫn 60 đồng bạc mỗi lạng (5$ lối 1923), mua và làm một đám giỗ vĩ vèo, có đủ heo gà vịt, và “ngày trước đi chợ với một số tiền trong túi, mua về một thúng đồ ăn ngon và béo, ngày nay mang một thúng tiền giấy (sắp tới chớ nay chưa có thấy, sẽ mua về “đồ ăn đựng một túi con còn lỏng lẻo) ( viết 6-12-1983).
2) John Steinbeck, trong Les raisins de la colère có kể một gia đình bị thế lực tư bản đuổi nhà lấy đất, buộc phải chạy tìm đất mới lập thân, nhưng chạy đến nơi nào cũng bị lợi dụng, mướn làm công thì trả giá rẻ, tìm không gặp nơi yên chỗ, rồi lần hồi ông bà mất (chết), đứa trai rốt phạm tội sát nhân phải trốn lánh, đứa con, thì chồng bỏ, khi sanh, hài nhi chết, vú căng sữa nàng phải để một đàn ông lạ mặt bú, bất công đầy trời, nơi nào cũng một thứ không tránh xã hội nay hoá như vầy (612-83).
Chuyện bên mình và kim thời, tôi dốt đặc cán mai, còn chuyện cũ ở ngoại quốc, tôi vanh vách như kéc mẹ, nhờ đọc sách. Trước trận giặc đệ nhị thế chiến 1939, bên Mỹ quốc, vàng và bạc tranh nhau giữ giá:
1834, tương đối, vàng cao hơn bạc 16 lần;
1877, tương đối, vàng cao hơn bạc 17 lần;
1878, tương đối, vàng cao hơn bạc 19 lần;
1886, tương đối, vàng cao hơn bạc 20 lần;
1894, tương đối, vàng cao hơn bạc 32 lần;
1910, (từ cuối thế kỷ 19) 38 lần.
Nhưng sau đó vàng trốn mất, chỉ còn bạc hiện trên thị trường và gọi “mauvaise monnaie” (bạc xấu).
Cũng trong sách nầy “Monnaie: or, dollar, mark, franc” tác giả là Fritz Diwok, hoặc trong quyển Onze monnaies plus Deux” của Ren Sédillot), kể lại rằng: bên Ai Cập, đời các vua Pharaons, bạc có giá trị hơn vàng, vì ít có; và sắt lại quí hơn vàng, bằng chứng là trong chiếc gối liệm theo vua Toutankhamon, có giấu một thỏi sắt nhỏ nặng độ vài trăm gram, trong khi ấy cái quan tài của vua, làm bằng vàng nguyên khối, nặng trên bốn tấn (4.000 ki lô) (trên 4.000.000 gram).
Trang 112 của 1 trong 2 sách kể trên thuật lại rằng: “Lúc đồng mark của Đức mất giá, 1 thương gia Đức lấy trọn tiền mark giấy, mua được 7 tấn đinh sắt, (thay vì 10 tấn buổi trước), anh ta tăng giá và bán lần hồi, sau đó, vốn còn đủ mua 2 tấn đinh, và rốt lại, vừa vốn cả lời, anh ta chỉ mua được một cây đinh. Anh ta bèn đóng cây đinh độc nhứt ấy vào tường, cùng treo cổ...
Trang 110, theo lời Richard Lewinsohn, trong khi ấy, nhiều bất động sản cao quý vẫn giá kém hèn một cây dương cầm hoặc bức thảm do xứ Syrie dệt, và lúc ấy, cổ vật, vàng, nữ trang, vẫn giữ được giá vì dễ chôn dễ giấu, và các nhà văn, luật sư thầy cãi, bác sĩ xưa kia hốt tiền, đều treo mỏ, cạy răng vàng...
Trang 112 thuật chuyện một nhà tuỳ viên Tài chánh ở Berlin, đi xe taxi, một cuốc công tơ chỉ số 750 triệu, chú chàng tặng luôn bác tài xế kể về tiền xúp “buộc ba” là ùn millard (một tỷ) nhưng tính theo bạc quan Pháp, vừa đúng 1 franc (một tỷ).