Trang 47. -Nơi trương nầy mở ra một vấn đề thật là rắc rối và phiền phức, cho đến ngày nay vẫn giải quyết chưa xong, là vấn đề tiền nong ở nước ta, tóm tắt vẫn ở trong tay bọn Ba Tàu lớn nhỏ, từ tên mại bản, cũng gọi mái chính (comprador) mãi biện, chúng làm môi giới trong cuộc buôn bán, đổi chác từ lúc Tây qua đây cho đến khi Tây bỏ chạy, cho đến tên bán quán xóm nhỏ, chúng làm lũng đoạn vấn đề tiền tệ trong xứ không ít, vì chúng lanh lợi, gian tham, mánh lới, đến Tây có học cũng phải chịu thua, nói ra không hết, tỷ dụ: khi Tây qua đây, trong nước Nam còn xài tiền kẽm, tiền điếu, bạc nén, bạc vụn, cắt ra từng lượng, chỉ, phân, và xài đồng bạc gọi “bạc con cò”, vóc tròn, (đến sau nhà băng Đông Dương chế ra đồng bạc “con đầm”, cân nặng 27 gram thay thế, và bạc lẻ: 0$50 gọi “cà-ro-bi” (roupie), hoặc 0$20 (góc tư), 0$10 (bạc cắc, đúng ra bạc cắt, tức giác, hào, một phần mười của đồng bạc), và những danh từ ấy nguyên do là lúc xưa, thiếu hụt bạc lẻ, người Pháp không nhận cho dân trả thuế bằng tiền kẽm, tiền điếu quá nặng quá nhiều, không chỗ chứa cho phỉ (nhà giàu bá hộ vẫn chứa tiền kẽm sau bàn thờ nhà giữa, chồng đống lớn và cao như bộ ván nằm), và dân phải chặt, cắt bằng mũi đục, không thể chặt đồng bạc tròn ra 1/5, 1/10, biến ra 1/4, 1/8 dễ chặt hơn, và thửa dịp, bọn gian thủ lợi rất lớn, mà Pháp cũng phải bó tay cam chịu, và cũng không phương từ chối tiền điếu kẽm, vì dân mua hộp diêm quẹt, muối ăn, dầu thắp, đều mua bằng tiền kẽm, tiền điếu ấy, không nhận cũng không xong, thêm một mối hoạ ẩn hình là bọn Ba Tàu đúc tiền điếu bên Trung Quốc, đem qua bên xứ ta, lòn cho dân xài và rút rỉa bạc tròn bạc trắng chở về xứ họ, Pháp phải bó tay mà chịu: nay nhắc lại cho trẻ em biết, tỷ như xưa từ Gia Long đến Tự Đức, một nén bạc là 10 lượng cân nặng 374 gram, còn tiền thì phân biệt ra, tính theo Bouchot:
1 tiền, tương đương 60 đồng kẽm, và tương đương với tiền Tây là 0,10 fr.;
1 quan tiền ta là 600 đồng tiền kẽm, tương đương tiền Tây: 1 fr.
1 piastre (đồng bạc tròn ăn 3.000 đồng tiền kẽm, 3.000 đồng nặng gần 1 ký, v.v...)
Lối năm 1920 đến 1940, nói cho gọn, các chú đi mua lúa nơi nhà người Miên, người Thổ ở miền Nam, đem theo bạc trắng độ 1.000$ là phải có sức mạnh vác trên vai 27 ký nặng, đi bộ một ngày chỉ mười hay hai chục ngàn cây số, (vì Miên, Thổ dùng bạc trắng, không nhận bạc giấy) thì đủ thấy phiền phức cam go bực nào, nói sao cho xiết. Vì vậy bọn đi mua lúa, lần hồi phần đông đều mắc chứng lao).
Trang 48. - Theo chỉ dụ ngày 23-6-1863, đề đốc La Grandière ra lịnh “bạc có làm dấu” (piastre marquée) giá trị thấp hơn bạc không làm dấu (piastre non marquée) và ngày 10-11-1863, bạc có đóng dấu không được thông dụng nữa. Và đồng bạc ăn 6fr25 (ngày 3-5-1864), hạ xuống 6fr20 (ngày 7-11-1864); hạ thêm nữa, còn 6fr15 (ngày 25-6-1865); hạ thêm lần nữa, còn 6fr05 (ngày 29-7-1865), xuống 5fr85 (ngày 30-8-1865); cho đến ngày 19-9-1865, ăn 5fr55 như buổi đầu 27-8-1863.
Tuy vậy, giá sanh hoạt thời ấy thật là dễ chịu, nay đọc lại rất là bất ngờ: Cũng không có bản ghi chép kỹ càng để lại mức sống từ 1861 đến 1865, chỉ nhớ: một chục, 12 trứng gà, chỉ có 30 đồng sapèques (kẽm hay đồng, không rõ); chuối, 20 sapèques, một buồng (régime); một gà giò, giá 1 tiền (= 60 đồng kẽm); thịt heo từ 20 sapèques đến 1 tièn, tuỳ thịt nạc hay có mỡ, mỗi một cân ta (livre); xoài ngon, hai đồng kẽm, một trái, vân vân, nhưng lần hồi, giá bán cho người Âu Tây cao, mắc, tăng lên, tỷ như vào năm 1865 một chục hột gà tươi là 40 sapèques, còn chuối thì không bán nguyên buồng và bán lẻ từng trái hoặc từng nải, tuy vậy giá gà giò, dẫu có lên, nhưng cũng độ ba tiền một con, còn như giá gạo ăn, năm 1861, giá 1$50 (một đồng bạc lẻ năm cắc) một tạ (picul), và năm 1865, lên 2$50 (hai đông rưỡi bạc) là cùng. (Thậm chí năm 1864, mười tấm báng đen, mua cho trường học, người bán chỉ tính giá có 2 piastre (hai đồng bạc) mà đủ có lời. Đến như giá đất thổ trạch vùng Sài gòn, thì định giá không hơn 10fr. mỗi thước vuông, chỉ tiếc sở văn khố (archives) không giữ được tài liệu về giá đất những năm đầu khi Tày qua đây, chỉ còn hai tý dụ: Năm 1862, có giấy bằng khoán: một sở đất toạ lạc góc Taberd và Mac-mahon (ngay Pháp đình ngày nay), diện tích 15.620 mét vuông, bán 824$ (tám trăm hai mươi bốn đồng); một sở thứ hai không nói ở chỗ nào, bán cho Pháp kiều Pevtel: 14.230 thước vuông, giá 570$ (năm trăm bảy chục đồng). Một tỷ dụ thứ ba khác là ngày 2810-1869, tên đội hiến binh (maréchal des logis de gendarmene), tên Gerrbault mua được, do chánh phủ cắt bán: 937 thước vuông đất toạ lạc góc đường Chasseloup-Laubat và Mac-mahon, ngang cổng sau dinh toàn quyền cũ, với giá không tưởng tượng được là 0fr75 mỗi thước vuông. (Vấn đề so sánh giá trị xin gác ra ngoài, không nói nơi đây được)
Trang 54. Dinh xưa, gọi dinh thượng thơ, tức Direction des bureaux trào Pháp, ở góc Catillatha Gralldièle, xây dựng từ tháng 4-1865.
Trang 57. Cẩn đá bờ sông Sài Gòn và lập vườn Bách thảo (Thảo cầm viên) hay Sở thú năm 1804.
Trang 59. Thơ của Paullin Vial, đầu dinh thượng thơ (Direction des bureaux du Gouvernement gởi cho kỹ sư chánh Maucher đề ngày 22-12-1864, xin nghiên cứu vân đề xây:
- Un hôtel pour la direction de l’intérie tức Dinh gọi “Thượng thơ” xây xong 1865.
- Une maison pour le Chefde la Justice, tức là chưởng lý, trước đường La Gralldière Pellerin, nay đã thay thế bằng một cao ốc.
- Une maison pour la Direction du Port de Commerce, nhà quán đốc “bót com-mét” nay vẫn còn;
- Un logement pour les Postes, chắc đó là Sớ Trung ương bưu cuộc, ngày nay còn thấy.
- Un projet pour le gouvernement, sau có lẽ là dinh Thống đốc Nam Kỳ (dinh Gia Long).
- Une cure (nhà của mục sư đạo Thiên Chúa), vì nếu không có bắt đạo và không nhờ Gia-tô trợ lực thì đâu có thuộc địa Đông Dương!
- Un pont sur l arroyo de l Avalanche en remplacement du pont numéro 3 (cầu trên rạch Thị Nghè, thế cho câu bộ số 3).
Những tạo tác trên đây, phải dùng đến hai ngàn người nhơn công (thợ hồ, thợ mộc đều là người Tàu, do cai Tây coi sóc, phu phen gánh đất, trộn bã là người Việt ta) và thảy đều thành tựu vén khéo với kiểu kiến trúc Second Impire đời Napoléon 3 (dinh Thống đốc có hình hai phụ nữ Pháp đầu đội câu lơn, sau Hoeffel phá bó và xây lại trơn tru hơn).
Trang 61. Ngày 27-9-1865, Paulin Vial đề nghị lên Thống đốc, lúc đó gọi phó soái (lieutenant gouverneur), vì còn dưới toàn quyền là (Gouverneur Général), xin đặt đèn thắp dầu dừa các đường ở Sài Gòn, và số đường dài được 15.350 mét là:
- Đường mé sông (quai du neuve) dài 850 mét
- Mé kinh vô Chợ Lớn (arroyo Chinoi) 600 mét
- Đường Paul Blanchy 1.000 mét
- Đường 20, d Adran (Đường Chùa Chà) 500 mét
- Đường Hamételin (Hồ Văn Ngà) 300 mét
- Đường Hamelin, mới nữa 500 mét
- Đường Kigault de Genouilly (một hình) 300 mét
- Đường Charner (Đường kinh lấp) 750 mét
- Palanca et Isabelle II( d Espagne) 1200 mét
- Rue du Gouverneur? 1200 mét
- Rue Impériale(?) 1200 mét
- Rue Taberd 500 mét
- Place du Ront-point (công viên) 300 mét
- Place centrale (công viên trung ương) 600 mét
- Place dumarcé (chỗ chợ cũ) 500 mét
- Đường Catinat 1.000 mét
- Đường Prisons 50 mét
- Đường số 3 600 mét
- Đường Lefèbvre (Nguyễn Công Trứ) 400m
- Đường Chaigneau (Tôn Thất Đạm) 450m
- Đường Olivier (sau là Pellerin) 600 mét
- Rue numéro II(?) 200m
- Rue Bonard 600m
- Rue Ste Enfance (gần Sớ thú) 600m
Cộng 15.350 mét
Lúc tôi học trường Chasseloup (1919-1923), thì đường Richaud (Phan Đình Phùng, sau gọi đường Đồ Chiểu hay Nguyễn Đình Chiểu để đối với đường Nguyễn Du, đường Richaud buổi đó còn gọi tên rue des Mọi (đường của người Mọi), bắt chạy từ Kho Đạn đụng tới đường Lê Văn Duyệt, là dứt, và bên kia đường Lê Văn Duyệt vẫn chưa có đường, còn là bãi tha ma rộng lớn, gồm vườn tược, mồ mả và nhà lá lúp xúp, đúng đó là ranh giới Đồng Tập trận, Pháp dịch là Plaille des Tolbeaux.
Trang 64. Nhà thờ đạo Thiên Chúa do đức cha Lefebvre xây dựng ở xóm Chiếu có bốn đạo khá đông, sau cha dời qua khu chợ Cũ Sài Gòn, vị trí thánh đường nầy ở chỗ Toà tạp tụng (Justice de Paix) Chợ Cũ, đến năm 1868 dời qua phòng khánh tiết (salle des Fêtes) của thời thuỷ sư đề đốc bó hoang, và ớ tạm đó cho đến năm 1877 mới dựng Cathédrae de Saiboll, tức vương cung thánh đường ngày nay.
Dân số người Pháp và Tây Âu, năm 1864, chỉ đếm được: trọn Nam Kỳ 591 người, và trọn Sài Gòn Tây trắng 577 người, trong đó có 80 phụ nữ, thế mà cai trị mấy chục muôn da vàng, mềm èo như sáp, tuân lịnh răng rắc, không biết bạu động, và lẻ tẻ có vài vụ lẻ loi chống cự đều bị dẹp trừ, than ôi!
Trang 66. Bày cuộc đua ngựa, độ đầu ngày 15-8-1864, ngựa bản xứ người cỡi khăn áo y phục An Nam, khi thấy có lợi nhiều, mới sắp đặt mở trường đua nay còn thấy.
Trang 68. Xây cất nlà hát Tây năm 1865, hát Tàu hát ớ Chợ Lớn rồi ra diễn ớ Sài Gòn.
Trang 73. Ngày 23-2-1868, đặt viên đá đầu tiên xây dinh toàn quyền (Hermitte, kỹ sư).
Trang 77. Hội đấu xảo (exposition) năm 1866, Trần Bá Lộc Chưng cặp ngà nặng 140 ký trị giá 3.000 fr., voi nầy bị bắn tại Cái Bè, như vậy lúc đó Nam lỳ còn vui ở. (Đọc thoáng qua và dọn ngay liền máy đánh chữ bài nầy ngày 3, 24 và 25-9-1983)
Tổng luận. - Để kết thúc, đến đây xin hỏi: “Có nên bỏ và viết lại Sài gòn năm xưa lại hoàn toàn mới, cho vừa ý người đọc tân thời hay chăng?
- Xin thưa: đối với tôi thì đã lá muộn vì đã quá già, 82 tuổi, không đủ hứng và cũng không muốn viết nữa làm chi. Nhớ lại trong tiếu lâm cổ - lại bầy nói tiếu lâm thời buổi nầy nữa, nhưng già thì lẩm cẩm, cứ nói cho đã miệng, lại có làm sao - có tích “đặt tên con là mèo”, xin lấy làm gương:
Thằng cha nọ, sanh đặng con trai, thấy nó ươn ịch, nên đặt tên là “mèo”, có anh bạn thân, chữ nghĩa đầy bụng, xách dù lại chơi, trách:
- Bộ hết chữ rồi hay sao, mà lựa tên đặt cho con, nôm na tầm thường quá vậy?
- Chữ nghĩa không thiếu, nhưng nó nghịch ngợm lắm, lên đặt làm vậy, xem có bớt hay không?
- Vậy anh cho tôi đặt lại, hoạ may nó bớt phá phách.
Kêu nó ra chào, bạn xem tướng, đặt lại là Phong. phong tức gió, hỏi nó có bằng lòng, thằng nhó bắt giòbạn của cha:
- Thưa bác, “tường năng tấn phong, (bức vách cản được gió).
- Vậy thì đặt mày tên Tường.
- “Thử năng xuyên tường” thưa bác. (Chuột hay khoét tường).
- Vậy cho mày tên thử.
- Không êm đâu, “miêu năng tróc thử” (mèo bắt được chuột).
Té ra khách bí lối, xách dù đứng dậy, quên luôn trà thuốc, ra cửa lầm bầm: “Trẻ ranh nhà anh, coi vậy mà có tài, cứ để y tên của nó muốn mà gọi.
Và “Mèo vẫn hoàn Mèo”, Miêu là chữ Hán, đời nầy nhắc làm chi thrrm rắc rối.