Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Hồi Ký, Tuỳ Bút >> HỒI KÝ SONG ĐÔI

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 27321 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

HỒI KÝ SONG ĐÔI
Huy Cận

Tập 2- S

Từ Đại hội Tân Trào đến sự sụp đổ của triều đình Huế
Trước Cách mạng tháng Tám, tôi hoạt động ở Hà Nội trong Việt Minh và trong đảng Dân chủ được giao nhiệm vụ cùng một số đồng chí khác, vận động sinh viên và trí thức tham gia phong trào đánh Nhật, đuổi Pháp. Mùa hè năm 1945, phong trào cứu quốc ở Hà Nội rất sôi nổi. Sau khi ra đời chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim thân Nhật, thì uy thế của Việt Minh càng lên mạnh, có thể nói rằng trong tất cả các giới đồng bào thủ đô rạo rực một tinh thần cứu nước, tin tưởng chờ đợi những hành động quyết liệt và quyết định của Việt Minh. Các tổ công tác của chúng tôi cũng trong đà ấy hăng say hoạt động mở rộng lưới tuyên truyền, tổ chức ngày càng nhiều trí thức và thanh niên vào Việt Minh, mặc dù bọn hiến binh Nhật và bọn Việt gian tay sai của chúng (như nhóm bọn “Võ sĩ đạo”, hay một nhóm sinh viên Dại Việt trong Tổng hội sinh viên) hàng ngày lùng sục có khi bám riết những hoạt động của chúng tôi.

Những tháng ấy, tôi cũng như một số đồng chí khác thường không ngủ ở nhà, mà có khi lên ngủ ở Nhật Tân, ở Chèm Vẽ hoặc một khu phố khác nơi mình ở (lúc đó nhà tôi ở phố Hàng Bông). Trong không khí hoạt động sôi nổi và náo nức ấy, thì cuối tháng 7-1945, tôi được Tổng bộ Việt Minh triệu tập đi họp Quốc dân Đại hội tại Tân Trào (châu Tự Do, tỉnh Tuyên Quang). Tôi cùng một số đồng chí khác rời Hà Nội vào một buổi chiều cuối tháng 7 oi bức, bận áo quần nâu, với nét mặt và dạng người thì rất giống một đồng bào nông dân vùng Nghệ Tĩnh, cho nên anh em bảo tôi là nguỵ trang rất đạt. Chúng tôi thuê xích lô đạp qua cầu sông Cái. Đến giữa cầu, xe căm nhông của quân đội Nhật còi inh ỏi, bác xích lô không thể đạp nhanh hơn được, bọn lính Nhật xuống xe sừng sộ, đá túi bụi vào bác làm chúng tôi vừa tức giận, vừa chờn (vì sợ lộ bí mật, cái giấy giới thiệu cuốn tròn như điếu thuốc lá giắt trong nón, thì chúng tôi sẵn sàng búng cho nó bay xuống sông Hồng, hoặc cho cả nón bay xuống sông, nếu như bọn Nhật lục soát). Nhưng đến chỗ rẽ, xích lô của chúng tôi dạt vào một bên, và bọn Nhật phóng xe đi thẳng. Sang đến Từ Sơn, chúng tôi chờ mãi người liên lạc ở chỗ hẹn nhưng không gặp. Trời gần tối, chúng tôi đành quay về Hà Nội, rất hồi hộp và lên xe điện đi thẳng vào Hà Đông, tất nhiên là không thể về nhà. Vào Hà Đông chúng tôi đi thẳng về làng Vạn Phúc và được đồng chí liên lạc đưa về nhà anh Trong (sau này anh Trong đã hy sinh ở Nam bộ trong chuyến Nam tiến đầu tiên). Ở Vạn Phúc thì rất yên tâm, vì đó là một cơ sở mạnh của cách mạng, của Đảng.

Đêm hôm ấy, chúng tôi đang ngủ thì nghe mấy tiếng súng nổ, các đồng chí trong nhà cho biết đó là tiếng súng trừ gian, và đội tự vệ của ta đã khử được hai tên Việt gian định mò vào làng do thám. Sáng hôm sau chúng tôi đi xe kéo lên bến Chèm, rồi từ đó đi đò dọc về phía Bắc Ninh. Lên đi bộ về phía Từ Sơn lần này đồng chí liên lạc đã chờ sẵn chúng tôi ở chỗ hẹn. Từ đó chúng tôi đi về phía sông Cầu, qua một vườn dâu xanh mượt, lá cành che kín, rồi xuống bãi sông đáp đò ngang sang bờ bên kia. Qua bờ cũng lại đi qua một bãi dâu xanh kín rồi mới lên đường. Bước lên đường thì không khí khác hẳn: những nam nữ tự vệ bận áo quấn đen, lưng đeo mã tấu, đi lại khẩn trương và dẫn chúng tôi đến gốc một cây đa to. Ở đó đã thấy người người ngồi nghỉ chân, chắc là chờ đợi liên lạc. Một nồi cơm to (chừng là nồi mười) đã chín và bên cạnh là một thùng canh bí rất to. Chúng tôi xúm xít ăn cơm ngay tại gốc cây đa, chỉ có cơm và canh bí với muối ớt mà ai nấy ăn rất ngon miệng.

Tôi vừa ăn vừa nhìn ra chung quanh, thấy những khẩu hiệu bằng phấn trắng trên các bảng gỗ ở các cổng đi vào từng nhà: “Việt nam độc lập”, “Chính quyền nhân dân muôn năm”... Thì ra đây đã là khu giải phóng. Tôi mường tượng ngày xưa cha ông khởi nghĩa ở Lam Sơn, hay ở Bình Khê có lẽ không khí cũng như thế này. Đó là lối liên tưởng lịch sử hơi văn chương một chút của một cán bộ trí thức hoạt động ở Hà Nội lần đầu tiên tiếp xúc với quần chúng cách mạng ở khu giải phóng. Cùng đi đường với nhóm chúng tôi có anh Trần Huy Liệu (lúc đó bí danh là anh Bút). Chân anh hơi yếu, tôi phải dìu anh đi cho đến tận Tân Trào. Tôi có nghe nói nhiều đến anh và anh cũng đã đọc thơ tôi, cho nên dọc đường hai anh em làm quen nhau rất mau, và nói chuyện nhiều về thời cuộc đã đành, về lịch sử, về văn chương nữa, làm quên nỗi mệt đi đường. Chúng tôi đến Văn Lãng thì được tin Nhật đầu hàng, và ai nấy đều cố gắng đi nhanh chân để chóng đến Tân Trào. Xế chiều 14-8 thì đoàn chúng tôi đến xã Tân Trào, tinh thần rất phấn chấn, nghe các câu chuyện ở khu giải phóng càng náo nức. Cờ đỏ sao vàng thêu rất đẹp không to lắm, được treo trên một cột tre cao, và vài ngọn khác được treo lên cây đa. Thấy trụ sở Việt Minh của xã (một cái lán nhỏ), chúng tôi cũng trám trồ.

Ngày 16-8-1945, Quốc dân Đại hội do Tổng bộ Việt Minh triệu tập họp ở đình làng Tân Trào. Ở ngoài nhìn vào, phía bên trái là một cuộc triển lãm nhỏ, có những ảnh, những báo treo trên cây, đó là các báo cách mạng như Việt Nam độc lập, như Cờ giải phóng, và một số ảnh của khu giải phóng. Phía bên phải ở trên sàn đình kê những ghế dài bằng cây tre là nơi Quốc dân Đại hội hội họp. Có gần một trăm đại biểu cả ba miền Bắc, Trung, Nam về dự.

Anh Khuất Duy Tiến và tôi được cử là thư ký đoàn của đại hội. Mở đầu đại hội, đồng chí Trường Chinh Tổng bí thư của Đảng, đã thay mặt Đảng đề ra chủ trương: Nhân dân Việt Nam phải triệt để lợi dụng sự thất bại của phát xít Nhật mà nổi dậy giành lấy chính quyền từ tay Nhật và bọn bù nhìn tay sai của Nhật trước khi quân đội Đồng minh vào Đông Dương và phải đứng địa vị chủ nhân của nước nhà tiếp quân Đồng minh nếu họ vào tước vũ khí quân đội Nhật. Đại hội nhất trí hoan nghênh chủ trương của Đảng đề ra và quyết định phát động tổng khởi nghĩa trong cả nước. Sau đó Quốc dân Đại hội đã bầu ra Uỷ ban dân tộc giải phóng cả nước gồm 15 người đứng đầu là Cụ Hồ Chí Minh. Tôi được bầu vào Uỷ ban dân tộc giải phóng. Lần đầu tiên tôi được gặp Bác Hồ là ở Đại hội Tân Trào này. Buổi chiều, lúc đại hội sắp khai mạc, tôi và một số đồng chí ra trước cửa đình Tân Trào. Chúng tôi đang nói chuyện với nhau thì thấy một ông cụ mặc bộ quần áo cũ màu chàm, đội mũ cát két, ngồi xuống nền đình, dựa vào cột đình, sát phía sau đại biểu sắp họp. Ông cụ thấy chúng tôi đang nói chuyện với nhau, giơ tay ngoắt tôi lại và hỏi: “Đồng chí hoạt động ở tỉnh nào về?”. Tôi được anh em đại biểu khác cho biết đó là Cụ Hồ Chí Minh và cũng đã được anh em nói thầm lại cho nghe rằng: Cụ Hồ Chí Minh tức là Cụ Nguyễn Ái Quốc. Thấy Cụ gọi lại và đột ngột hỏi tôi như vậy trong người tôi có một nỗi bàng hoàng... nửa phấn khởi, nửa lại run run, vì tôi mới bước vào hoạt động cách mạng chưa được bao năm, cho nên trong phút đầu tiên tiếp xúc với lãnh tụ không khỏi bối rối. Tôi đáp lời một cách ngập ngừng: “Thưa Cụ con mới hoạt động ba bốn năm tại Hà Nội trong đám anh em sinh viên, trí thức, nhất là trí thức khoa học. Con cũng theo đòi Cụ và các anh đi trước góp phần nhiệt huyết của mình vào phong trào....

Ông Cụ liền mỉm cười và giơ tay bảo tôi ngồi xuống thong thả nói qua giọng hơi mệt vì sốt rét vừa qua: “Chú còn thanh niên, chú hoạt động trong anh em sinh viên, trí thức là rất tốt. Còn làm cách mạng thì không phân biệt người trước người sau, người hoạt động lâu năm với người mới vào phong trào, cốt nhất là có nhiệt huyết với sự nghiệp giải phóng dân tộc. Người mới vào phong trào mà làm việc hăng hái thì cũng có thể đóng góp cho sự nghiệp chung. Chú cứ yên tâm mà hoạt động với các đồng chí”. Rồi Cụ lại nói chuyện khác với các đồng chí khác. Lúc Quốc dân Đại hội Tân Trào bế mạc thì Bác cùng toàn thể Uỷ ban dân tộc giải phóng toàn quốc vừa được bầu ra đọc lời tuyên thệ. Anh Trần Huy Liệu đọc mấy lời thề trước bàn thờ Tổ quốc có đốt hương nghi ngút đặt trước đình Tân Trào. Bác và chúng tôi trong Uỷ ban dân tộc giải phóng đều giơ tay xin thề. Ba đồng chí đội viên của Giải phóng quân đứng trên phiến đá to trước sân đình bắn ba loạt đạn ầm vang cả các vách núi chung quanh.

Không khí rất trang nghiêm và thiêng liêng. Liền sau đó có một đoàn đại biểu nhân dân xã Tân Trào ra mừng Uỷ ban dân tộc giải phóng. Một cụ già áo quần không được lành lặn lắm, áo hở đôi tay, một chị phụ nữ áo chàm gọn ghẽ và một em bé mặc một chiếc áo rách và bụng để trần hơi ỏng. Em bé đứng khom lưng, hai tay em vòng ấp ngực, vai em hơi sưng: ông cụ xách một bu gà, chị phụ nữ xách cái giỏ có con lợn con và một nải chuối xanh. Chị phụ nữ nói: “Nhân dân Tân Trào không có gì, xã nghèo chỉ có mấy con gà, nải chuối và con lợn giống mừng Uỷ ban dân tộc giải phóng mới được bầu, xin chúc Uỷ ban lãnh đạo nhân dân. giải phóng cả nước”. Cụ Hồ Chí Minh liền bảo: “Uỷ ban ban xin cử đồng chí Trần Huy Liệu, Phó Chủ tịch Uỷ ban, cảm ơn đoàn đại biểu”. Anh Trần Huy Liệu bước ra nói mấy lời cảm ơn, nhưng lại quên không cảm ơn cụ thể chị phụ nữ và gửi lời cảm ơn các phụ nữ trong xã. Cụ lại nhắc: “Đồng chí Phó Chủ tịch phải cảm ơn các phụ nữ Tân Trào và phụ nữ cả khu giải phóng, vì chị em góp công rất lớn vào công việc chung, vào phong trào cứu quốc”. Anh Liệu lại ra nói mấy lời bổ sung và hứa với nhân dân Tân Trào sẽ làm tròn nhiệm vụ mà quốc dân Đại hội giao cho và nhân dân nhắc nhở.

Sau đó, Bác Hồ lại ngồi xuống dựa vào cột đình và nói: “Chúng ta trong Uỷ ban dân tộc giải phóng và tất cả các đồng chí cách mạng hãy nhớ lấy lời thề, và hãy nhìn xem em bé này: Các cháu cùng tuổi với em bé này ở các nước khác thì đã đi học và được đùa chơi; tuổi học và chơi của các cháu ấy lại được ăn no mặc lành. Nhưng các đồng chí có biết cháu này 9 tuổi ở trong làng làm gì không? Nó đã phải đi trâu, đi chặt củi, cõng nước, mà áo không có mặc, để hở bụng xanh xao. Chúng ta làm cách mạng để làm gì? Là để giải phóng dân tộc, là để cho nhân dân ta ấm no hạnh phúc, để cho các cháu bé, con em chúng ta như cháu này đều được ăn no mặc ấm, và được đi học. Nhiệm vụ của Uỷ ban dân tộc giải phóng là như vậy. Chúng ta hứa với cụ già, đồng chí phụ nữ và cháu bé là phấn đấu hy sinh để đạt được mục đích như vậy....

Mấy câu cuối, Bác nói với một giọng rất xúc động ngắt ra từng tiếng. Giọng nói của Bác đi thẳng vào gan ruột người nghe. Chúng tôi đứng chung quanh nhiều người rơm rớm nước mắt.

Cũng chiều hôm ấy dưới bóng cây đa Tân Trào đã có cuộc tiễn một đơn vị Giải phóng quân lên đường tiến về Thái Nguyên, do đồng chí Văn chỉ huy. Anh Liệu lại thay mặt Uỷ ban dân tộc giải phóng chào mừng đơn vị Giải phóng quân và chúc đơn vị đánh thắng quân Nhật ở Thái Nguyên. Có một đại biểu Mỹ (thay mặt quân đồng minh, mới nhảy dù xuống khu giải phóng mấy hôm trước) cũng có mặt trong buổi tiễn đưa này và nói: “Đối với chúng tôi chiến tranh đã kết thúc. Đối với các ngài, chiến tranh mới bắt đầu. Chúc các ngài thành công”.

Chúng tôi còn ở lại Tân Trào một đêm một ngày nữa. Tôi nhớ đêm hôm Đại hội bế mạc, Hồ Chủ tịch đến thăm anh Trần Huy Liệu, anh Trần Đức Thịnh và các đại biểu ở cùng nhà. Tôi ở cùng nhà với anh Liệu cho nên được nghe những lời Bác dặn. Anh Liệu và anh Thịnh là hai đồng chí hoạt động đã lâu năm mà tính tình lại sôi nổi. Hai anh nghĩ rằng: Về Hà Nội mà lại gặp bọn thực dân Pháp nhảy dù xuống hay đổ bộ vào là phải đánh ngay. Tôi còn nhớ anh Liệu nói: “Mấy thằng Tây quèn quỳ gối đầu hàng Nhật, chúng ló mặt ra là phải quét ngay”. Anh Thịnh cũng gật gù tán thành.

Tôi nghe Bác giải thích, giọng chậm rãi, tiếng hơi khàn vì còn mệt: “Chú nói mấy thằng Tây quèn nhưng cả đế quốc Pháp thì nó chưa quèn đâu. Nhất định là nó lăm le cướp lại nước ta. Và nhất định là ta sẽ đánh lại. Nhưng phải đánh như thế nào cho thắng, phải tích luỹ lực lượng, không đánh theo kiểu một trận anh hùng rồi ra sao thì ra”. Sau đó tôi nhớ Bác giải thích thêm: “Về, ta phải lợi dụng việc đồng minh vào giải giáp quân Nhật làm cho đồng minh thấy ý chí độc lập của dân ta và ta phải tổ chức lực lượng”. Tôi nhớ anh Liệu cũng ngẫm nghĩ nghe ra dần lời bàn luận của Bác. Bác lại còn đưa cho chúng tôi xem lời kêu gọi của Bác ký tên là Nguyễn Ái Quốc gửi quốc dân đồng bào, và nói: “Các chú có ý kiến gì thêm bớt không”. Bác nhắc lại: “Uỷ ban dân tộc vừa được bầu ra phải lãnh đạo nhân dân nắm lấy cơ hội giành chính quyền, giành độc lập”. Và Bác dặn: “Uỷ ban về xuôi thì một bộ phận vào Hà Nội, nhưng phải để một bộ phận ở ngoài, phòng tình thế khó khăn và khi cần thiết. Các uỷ viên chia nhau đi các nơi, đi vào Trung bộ Nam bộ để kịp thời kêu gọi đồng bào, và tổ chức chống lại thực dân Pháp khi nó đổ bộ”. Tôi nhớ lúc đó Bác gầy, má hóp, trên trán nhìn rõ nếp nhăn nhưng đôi mắt rất sáng, như cả tinh lực của Bác dồn cả vào đôi mắt. Tôi biết Bác quê ở Nghệ An, nhưng nghe giọng Bác thì giọng trại đi nhiều không còn rõ giọng Nghệ Tĩnh nữa. Ở Tân Trào ra về, tôi cùng đi một nhóm với anh Nguyễn Lương Bằng và anh Trần Huy Liệu. Về qua Bắc Giang, Bắc Ninh gặp nước lụt to, các cánh đồng nước bạc mênh mông những lá cờ đỏ sao vàng rất tươi màu phấp phới trên các ngọn cau, nhìn rất đẹp. Chúng tôi đi thuyền cặp bến Gia Lâm, từ Gia Lâm có mấy đồng chí đưa ô tô đón về Hà Nội.

Mấy hôm sau Bác Hồ cũng về Hà Nội, mặc quần soóc, áo sơ mi ka ki, đội một cái mũ cát và tay cầm ba-toong dáng rất khắc khổ, nhưng Bác đã bớt mệt và bước đi của Bác rất nhanh nhẹn. Bác cử một đoàn đại biểu ba người gồm có anh Trần Huy Liệu (trưởng đoàn), anh Nguyễn Lương Bằng và tôi, thay mặt Chính phủ lâm thời vào Huế nhận sự thoái vị của Bảo Đại. Trước khi chúng tôi lên đường, Bác dặn: “Đoàn có người nhiều tuổi, người thanh niên giúp nhau mà làm việc cho tốt”. Bác dặn thêm tôi: “Chú trước có học ở Huế, quen người quen cảnh chú phải giúp cho anh Bằng, anh Liệu tiếp xúc với đồng bào trong ấy”. Chính phủ lâm thời đã điện cho Bảo Đại yêu cầu thoái vị, và Bảo Đại cũng đã có điện trả lời chấp nhận yêu cầu của Chính phu cách mạng và chờ đoàn đại biểu Chính phủ lâm thới vào để làm lễ thoái vị và trao quốc quyền cho Chính phủ cách mạng.

Cách đây đúng 43 năm ngày 27 tháng 6 năm 1945, ba chúng tôi lên đường vào buổi sáng bằng một chiếc xe hơi sơn đen, mượn của hãng xe STAI (tôi nhớ hình như là xe Pô-giô).

Xe có sáu người: anh Bằng, anh Liệu và tôi, một đồng chí cán bộ giúp việc, một đồng chí bảo vệ, và đồng chí lái xe. Chúng tôi mượn được những bộ quần áo mới, khá sang, riêng tôi thì một người bạn cho mượn bộ tờ-rô-pi-can mầu ghi rất lịch sự. Chúng tôi tính rằng đi xe suốt ngày đêm thì khoảng 28 đến Huế và đã đánh điện cho Uỷ ban nhân dân cách mạng Huế như vậy. Nhưng chúng tôi không thể tính đến việc nhân dân náo nức đón đoàn dọc đường. Từ Hà Nội đến Ninh Bình, chúng tôi đi tương đối nhanh, xe cắm cờ đỏ sao vàng. Hai bên đường đồng bào thấy xe đứng lại chào và vỗ tay hoan hô.

Nhưng từ Thanh Hoá trở đi thì cứ khoảng mươi cây số lại có một đám đông đồng bào cờ đỏ sao vàng rực chói đón chặn xe để chào mừng đại biểu Chính phủ lâm thời. Chúng tôi giơ tay ngỏ ý xin đi thì có người nói: “Cho chúng tôi nhìn mặt Chính phủ lâm thời một chút”. Chúng tôi nghe mà ứa nước mắt.

Đồng bào hô khẩu hiệu khản cả cổ. Bốn tiếng “Chính phủ lâm thời” sao mà thiêng liêng đối với tất cả mọi người đến thế! Cả đoàn chúng tôi lại xuống xe chào đồng bào và chúng tôi quên cả oi bức, đồng bào và chúng tôi quyện lấy nhau trong một tình cảm thiêng liêng dào dạt. Anh Trần Huy Liệu đứng trên mui xe, nói chuyện rất hùng hồn, đồng bào nghe rạo rực như nuốt từng lời. Bao giờ anh cũng bắt đầu bằng mấy câu: “Thưa các đồng chí, thưa quốc dân đồng bào! Sau ngót 100 năm bây giờ nước ta mới lại độc lập, dân ta mới lại nắm chính quyền đồng bào cả nước ta mới thoát khỏi cảnh nô lệ bị áp bức, bóc lột và mới rửa được cái hận mất nước tủi nhục của dân tộc ta. Có được sự vô cùng vinh quang như ngày nay mà chúng ta khắc sâu trong tâm trí là nhờ ở tinh thần yêu nước, chống ngoại xâm của đồng bào ta đã lên đến đỉnh cao chưa từng có, nhờ ở sự tuyên truyền vận động và tổ chức của Mặt trận Việt Minh vô cùng sáng suốt. Đồng bào cả nước đã nhất tề nổi dậy, hăng hái thực hiện lệnh Tổng khởi nghĩa của Uy ban giải phóng dân tộc do quốc dân Đại hội ở Tân Trào bầu ra.... Anh nói chừng mươi phút, tất nhiên đồng bào nghe còn thòm thèm. Khẩu hiệu lại vang lên “Việt Nam độc lập muôn năm?”, có khi đồng bào hô: “Việt Nam độc lập! Việt Nam độc lập!”

Từ Hà Tĩnh trở đi, những đoàn đồng bào ra đón dọc đường ngày càng nhiều, càng đông. Có nhiều chặng đường xe phải dừng lại, thậm chí có chặng đường cứ mỗi một cây số xe lại phải dừng để đoàn nói chuyện với đồng bào. Hôm sau vượt đèo Ngang đến bến phà Ròn thì trời mưa tầm tã. Trời đã chiều.

Đồng bào tập hợp đông nghịt. Chúng tôi đề nghị đồng bào ra về kẻo trời mưa ướt hết. Đồng bào trả lời: “Chúng tôi chờ đoàn dưới mưa đã từ trưa....

Thấy vậy, chúng tôi lập tức xuống xe, vào nhà thương chánh (nhà đoan) cạnh bến phà để nói chuyện. Nhiều người nghe anh Liệu nói đến cảnh nước mất nhà tan trước kia thì nước mắt cứ cháy ròng ròng, chúng tôi cũng không cầm được nước mắt. Nhưng khi anh Liệu nói đến cuộc Tổng khởi nghĩa của đồng bào ta từ Nam chí Bắc thì mọi người đều dạt dào phấn khởi. Trời vẫn mưa như xối, mà sao lạ! Giữa rừng cờ đỏ sao vàng, với những nét mặt đồng bào rắn chắc, vui mừng mà cương nghị, chúng tôi có cảm giác như trời vẫn nắng khắp vùng. Qua phà lại một đoàn đồng bào đã chờ tại bến. Cứ như thế cho đến Quảng Trị, đến Huế. Sáng 29 khoảng 9 giờ, chúng tôi đến bến phà Mỹ Chánh thì gặp đồng chí Tố Hữu, Chủ tịch Uỷ ban khởi nghĩa Huế, ra đón. Anh giới thiệu đoàn với đồng bào và nói: “Chính phủ này là của ta, thật sự là của ta”. Đoàn chúng tôi mãi đến gần trưa ngày 29 mới đến Huế và đi thẳng tới sân vận động phía chợ Cống. Đến đó, các đồng chí Uỷ ban nhân dân cách mạng Huế cho biết đồng bào đã tập hợp ở sân vận động từ tối 27, suốt ngày 28 và từ sáng đến giờ để chờ đón đoàn. Ở đó chúng tôi gặp anh Lê Văn Hiến, Bộ trưởng Bộ Lao động trong Chính phủ lâm thời, từ Đà Nẵng mới ra. Cuộc mít tinh trọng thể và náo nức. Đồng bào diễu qua lễ đài, hô khẩu hiệu không ngớt, lại có một đoàn đại biểu nữ của nhân dân tặng hoa đoàn. Ngay trong lúc mít tinh, ông Phạm Khắc Hòe, Đổng lý Ngự tiền văn phòng của Bảo Đại tiếp xúc với đoàn.

Buổi chiều 29, ông Hòe, áo dài đen, đội khăn chữ nhất đến gặp chúng tôi tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cách mạng đóng tại toà khâm sứ cũ. Chúng tôi đi ngay vào việc. Ông Hòe nói: “Nhà vua rất vui lòng thoái vị để trao lại quốc quyền cho Chính phủ lâm thời, nhưng nhà vua có đề nghị mấy việc: a) Xin Chính phủ đối xử với những người trong Hoàng gia như những công dân (ý nói: không phân biệt đối xử). b) Đối với các quan lại cũ của triều đình cũng xin Chính phủ cho phép tuỳ theo tinh thần, tuỳ theo năng lực mà được đóng góp vào công cuộc giành độc lập. c) Đối với các lăng miếu của nhà Nguyễn thì xin Chính phủ cách mạng đối xử “cho có sự thể” (nghĩa là cho coi được, không phá các lăng tẩm).

Ông Hòe trình bày các đề nghị của Báo Đại và nói qua tâm trạng của vua, cũng có ý nói ông đã góp phần thuyết phục Bảo Đại nhận ra thời cuộc mà tự nguyện thoái vị. Thật ra, trước cuộc khởi nghĩa của nhân dân, Bảo Đại đã phải đầu hàng và xin được thoái vị. Thật ra, quốc quyền đã được nhân dân cả nước nổi dậy mà giành lấy trong cuộc Tổng khởi nghĩa thắng lợi, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, chứ đâu phải do vua bù nhìn đã bị cách mạng đánh đổ “trao lại” cho Chính phủ lâm thời?

Nghĩ vậy chúng tôi liền nói lại với ông Hòe là chính quyền đã về tay nhân dân cả nước và chính sách của Chính phủ cách mạng là đoàn kết toàn dân để giữ vững nền độc lập. Còn đối với lăng tẩm, cung điện của triều Nguyễn thì không nên có một sự lo ngại gì. Đoàn đại biểu Chính phủ lâm thời cũng có quy định thêm mấy điểm như sau:

1) Sau khi làm lễ thoái vị rồi, Bảo Đại phải ra khỏi hoàng cung và được hưởng tất cả các quyền tự do dân chủ như mọi công dân khác.

2) Trừ những của cải thật là của riêng Bảo Đại Nam Phương và Từ Cung (mẹ Bảo Đại) thì được đưa ra và tự do sử dụng, còn tất cả tài sản khác và của triều đình đều thuộc về quyền sở hữu của Nhà nước cách mạng.

3) Các đền miếu, lăng tẩm của các vua triều Nguyễn đều do nhà nước cách mạng giữ gìn, việc lui tới thờ cúng ở đó được bảo đảm.

4) Lễ Bảo Đại thoái vị định vào chiều hôm sau ngày 30-8.

Ông Hòe lại nói: “Nhà vua thiết tha đề nghị lúc làm lễ thoái vị thì cho treo cờ vàng một lần cuối cùng lên cột cờ Ngọ môn, rồi lúc tuyên bố thoái vị xong thì sẽ hạ cờ vàng của vua xuống và kéo cờ đỏ sao vàng của cách mạng lên”. Đoàn đại biểu Chính phủ lâm thời đồng ý. Cũng chiều hôm ấy, ngày 29, trước khi vào thành nội gặp Bảo Đại, chúng tôi bàn nên xưng hô thế nào. Nhất định là không gọi Bảo Đại là hoàng thượng, hay ngài ngự, hay bệ hạ. Nhưng nếu gọi là “ông” thì nghe cũng mới quá. Sau cùng chúng tôi nhất trí là sẽ dùng tiếng ngài.

Hơn 4 giờ chiều, xe của đoàn cắm cờ đỏ sao váng đi thẳng vào Ngọ môn (tức là cửa chính chỉ mở trong những ngày lễ rất lớn, và trước đây chỉ dành riêng cho vua và toàn quyền đi), và đến điện Kiến Trung nơi Bảo Đại ở Đến đó, chúng tôi đã thấy ông Hòe chờ ở dưới tam cấp. Chúng tôi bước lên, Bảo Đại vận áo dài xanh ra đón ở cửa diện. Chào hỏi xong, ông ta nói đại ý rất sung sướng được trao quốc quyền lại cho Chính phủ lâm thời. Theo lời ông ta, hơn 20 năm ông ta làm vua cũng chỉ “ngậm đắng nuốt cay”, ý nói ông ta ra điều muốn phân trần “có những điều muốn làm cho nước, cho dân cũng không làm được”.

Anh Liệu thay mặt đoàn đại biểu nói hoan nghênh vua thoái vị, và nói rõ chính sách đoàn kết toàn dân, giữ vững độc lập của Chính phủ. Bảo Đại nói xin nhận các điều khoản của Chính phủ lâm thời đề ra (do ông Hòe đã trình bày lại) và cảm ơn đoàn về cách đối xử với lăng miếu.

Sau đó chúng tôi lại về toà khâm sứ cũ. Hôm sau ngày 30-8, đúng 4 giờ chiều, đoàn vào hoàng thành lên lầu Ngọ môn để tiếp nhận sự thoái vị của Bảo Đại.

Đồng bào đã đứng chật cả bãi cỏ rộng trước Ngọ môn từ cửa Thượng Tứ đến chân thành, ước chừng năm, sáu vạn người (của nội ngoại thành Huế). Lên lầu Ngọ môn, chúng tôi thấy Bảo Đại đã chỉnh tề trong bộ hoàng bào, đầu đội khăn vàng, chân đi giày cườm. Đó là lần cuối cùng ông vua cuối cùng của nhà Nguyễn vận triều phục. Ông ta cùng ông Hòe đón chúng tôi lên lễ đài. Có mấy vị quan cũng đi theo Bảo Đại trong buổi lễ. Tôi nhớ có cả hoàng thân Vĩnh Cẩn.

Sau câu chuyện xã giao, buổi lễ bắt đầu. Trước hết chúng tôi đọc bức điện mới nhận được của Hà Nội cho biết Chính phủ lâm thời sẽ làm lễ ra mắt quốc dân tại Hà Nội vào 2-9 và Cụ Hồ Chí Minh, Chủ tịch Chính phủ, sẽ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Chúng tôi cũng đọc danh sách Chính phủ lâm thời cho đồng bào nghe. Đồng bào vỗ tay và hô khẩu hiệu hồi lâu.

Sau đó Bảo Đại đọc bản tuyên bố thoái vị, đọc lẩm bẩm không rõ lời, có lẽ một phần vì ông ta bị xúc động trong giờ phút đặc biệt ấy và một phần vì ông ta không quen nói tiếng Việt hằng ngày.

Bảo Đại đọc xong thì cột cờ hạ cờ vàng của vua xuống và kéo cờ đỏ sao vàng lên. Đồng bào vỗ tay như sấm dậy. Bảo Đại trao quốc ấn bằng vàng, đúc từ đời Minh Mạng, nặng gần 10kg và quốc kiếm, vỏ bằng vàng nạm ngọc nhưng lưỡi đã gỉ. Anh Liệu chuyển lại cho tôi và các đồng chí trong Uỷ ban nhân dân cách mạng ấn và kiếm rồi đọc bản tuyên bố của đoàn đại biểu của Chính phủ lâm thời. Đoàn mở đầu bản tuyên bố như sau: “Anh chị em đồng bào? Lịch sử nước nhà đã đến một giai đoạn mới. Chính thể đế chế đã phải nhường chỗ cho chính thể dân chủ cộng hoà. Đó là nguyện vọng chung của toàn thể quốc dân và là bước tất nhiên trên con đường lịch sử. Một điều mà chúng ta phải nhận là: Chính thể dân chủ cộng hoà không phải tự nhiên được đem lại cho quốc dân mà là do sức đấu tranh lâu dài của bao nhiêu chiến sĩ và nhân dân trong mấy chục năm nay. Cuộc đấu tranh giành cho được nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vẫn đi kèm luôn luôn với cuộc đấu tranh giành độc lập cho xứ sở....

Bản tuyên bố đọc xong, mấy vạn đồng bào hô khẩu hiệu vang cả một góc trời: “Chính phủ lâm thời muôn năm!” “Việt Nam độc lập muôn năm! Việt nam Dân chủ Cộng hoà muôn năm!” Có một phút ngỡ ngàng cho Bảo Đại. Ông ta lúng túng, không biết làm gì, nói gì. Một lúc sau ông ta nói:

“Bây giờ tôi được làm dân của nước độc lập. Xin đoàn đại biểu Chính phủ cho tôi một vật gì làm kỷ niệm giờ phút này”. Sau khi trao đổi ý kiến với anh Liệu, anh Bằng, tôi lấy một huy hiệu cờ đỏ sao vàng (mà Uỷ ban Nhân dân cách mạng Huế đã gài vào áo chúng tôi) gài cho Bảo Đại và đề nghị đồng bào hoan nghênh người công dân Vĩnh Thuỵ. Rồi Bảo Đại chào chúng tôi ra về. Ông Hòe và các vị quan cũng theo Bảo Đại về lầu Kiến Trung. Lễ thoái vị đến đây kết thúc.

Đồng bào rầm rập kéo ra cửa Thượng Tứ rồi tuần hành qua các phố từ tả ngạn sông Hương, vượt cầu Tràng Tiền sang hữu ngạn, với cờ và khẩu hiệu rợp trời.

Chúng tôi về đến Uỷ ban nhân dân cách mạng (toà khâm sứ cũ) trời còn sáng. Nhìn về phía Ngọ môn, lá cờ đỏ sao vàng cao chót vót tung bay trong gió. Sáng hôm sau, ngày 31-8, chúng tôi lên đường về Hà Nội để kịp báo cáo với Chính phủ trước buổi lễ tuyên bố độc lập ngày 2-9-1945.

Anh Lê Văn Hiến còn ở lại Huế một thời gian để cùng Uỷ ban Nhân dân cách mạng Thừa Thiên và Uỷ ban Nhân dân cách mạng Huế tiếp quản hoàng cung kiểm kê các tài sản của triều đình Huế và của vua (trừ những của cải riêng của Bảo Đại) từ nay thuộc về quyền sở hữu của Nhà nước cách mạng.

Thừa lệnh Hồ Chủ tịch anh Lê Văn Hiến đã đến thăm hai bà hoàng (vợ vua Thành Thái, vợ vua Duy Tân) và tặng hai bà một số tiền. Hai bà hết sức cảm động về cử chỉ ân cần của cách mạng. Bà Duy Tân khóc nức nở.

Sau khi giải phóng miền Nam tôi đã có dịp nhiều lần về thăm Huế. Tôi thăm lại thành cũ và lầu Ngọ môn đã có nhiều phần đổ nát, do khí hậu và một phần do chiến tranh. Điều lý thú là chính Nhà nước cách mạng của chúng ta lại lo tu bổ các lăng miếu và cung điện của triều Nguyễn (có lẽ quá sức ước vọng của Bảo Đại), vì chúng ta xem đây là những công trình nghệ thuật của nhân dân và đã được xây dựng lên bằng mồ hôi, nước mắt và xương máu của nhân dân nữa. Đã 45 năm rồi mà tôi thấy những sự kiện như mới xảy ra ngày hôm qua. không khí Cách mạng tháng Tám, tinh thần Cách mạng tháng Tám sao mà chói lọi thế, sao mà tươi tắn thế!

Ban thanh tra đặc biệt của Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời với bản Tuyên ngôn độc lập nổi tiếng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc ở quảng trường Ba Đình chiều ngày 2-9-1945. Nhân dân cả nước rạo rực, phấn khởi - chính quyền nhân dân địa phương được thiết lập từ Nam chí Bắc, với Uỷ ban nhân dân các cấp (cấp miền, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) Với sắc lệnh số 63 (xây dựng chính quyền địa phương), các UBND sẽ đổi thành Uỷ ban hành chính.

Đúng 3 tuần sau ngày Tuyên ngôn độc lập, ngày 23-9-1945 giặc Pháp với sự đồng loã của quân đội Anh (thay mặt đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật ở phía Nam) đã gây hấn ở Sài Gòn, cả nước lập tức chi viện cho Nam bộ chống thực dân bằng những đoàn quân Nam tiến. Có những chuyến tàu hoả từ Hà Nội ra đi chật ních thanh niên từ nhiều tỉnh dồn về, áo quần đủ kiểu. Đồng thời mỗi tỉnh mỗi địa phương lớn nhỏ lại khẩn trương tổ chức lực lượng vũ trang, sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng đánh bọn thực dân Pháp nếu chúng nhảy dù hoặc đổ bộ.

Ở Hà Nội và một vài tỉnh phía Bắc (Phú Thọ, Lào Kay, Vĩnh Yên), chính quyền cách mạng non trẻ lại còn phải dẹp bọn Đại Việt Quốc dân đáng bám gót Tàu Tưởng về phá rối cách mạng (số đồng bọn chúng đã được tổ chức ở trong nước với sự che chở của quân đội Nhật).

Trên bối cảnh lịch sử phức tạp ấy, chính quyền nhân dân đang còn trứng nước đã phải giải quyết những vấn đề có tầm chiến lược cực kỳ quan trọng.

Ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, ngày 3-9-1945, Hồ Chủ tịch đã đề ra sáu nhiệm vụ cấp bách:

1- Phát động phong trào tăng gia sản xuất để chống nạn đói.

2- Mở chiến dịch xoá nạn mù chữ (bình dân học vụ)

3- Tổ chức tổng tuyển cử, phổ thông đầu phiếu để bầu ra Quốc hội (tổng tuyển cứ vào ngày 6-1-1946).

4- Thực hiện chính sách tự do tín ngưỡng, đoàn kết tôn giáo.

5- Bãi bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò, nghiêm cấm việc hút thuốc phiện.

6- Mở phong trào giáo dục tinh thần cần, kiệm liêm, chính; bài trừ những thói hư tật xấu do chế độ cũ để lại.

Cùng với nhiệm vụ chống giặc Pháp trở lại cướp nước ta, 6 nhiệm vụ trên đây được thi hành khẩn trương, và cũng chính là để bồi sức dân, đoàn kết dân tộc để giữ vững độc lập mới giành được qua Tổng khởi nghĩa tháng Tám. Trong hoàn cảnh ấy phải đề cao kỷ cương của chính quyền mới, chính quyền của dân, do dân, vì dân. Bên cạnh những hành động cách mạng khẩn trương có hiệu quả lớn của các UBND, cũng xuất hiện lẻ tẻ những hiện tượng lạm quyền; bắt người không đúng nguyên tắc, chiếm công vị tư của một số ít cán bộ ở vài tỉnh. Đã có một số đơn vị nhân dân ở địa phương tố cáo những việc làm sai ấy.

Để an lòng dân và để giáo dục cán bộ của bộ máy chính quyền non trẻ theo tinh thần cần kiệm, liêm chính, ngày 23-11-1945 Hồ Chủ tịch đã ký sắc lệnh thành lập Ban Thanh tra đặc biệt của Chính phủ, và cử hai vị thanh tra Đặc biệt là: Cụ Bùi Bằng Đoàn và tôi (Cù Huy Cận), lúc đó là Bộ trưởng Bộ Canh nông. Lúc Hồ Chủ tịch gọi tôi đến, giao thêm nhiệm vụ mới này tôi có thưa: “Thưa Cụ, Cụ cho con làm Bộ trưởng Bộ Canh nông đã là nhiệm vụ quá nặng nề trong lúc này. Nay Cụ bảo con kiêm làm thanh tra Đặc biệt thì sợ con không đảm đương nổi”. Bác Hồ giải thích: “Ban Thanh tra Đặc biệt chỉ có 2 người: một già, một trẻ. Già là Cụ Bùi, vị quan có tiếng liêm khiết của triều đình cũ, có uy tín trong giới phụ lão. Trẻ là chú, một thanh niên hăng hái một nhà thơ có tiếng nhiều người biết. Trẻ già kết hợp nhất định làm tốt. Công việc chú bàn thêm với chú Nam (Hoàng Hữu Nam)”. Thấy tôi ngần ngừ, Bác mỉm cười nói thêm: “Còn như chú muốn cho có vẻ chững chạc thì dễ thôi; chiều nay, chú mang đến một thỏi mực tàu và một cây bút lông, tôi sẽ vẽ râu cho chứ! Bây giờ thì chú đi bàn ngay còng việc với Cụ Bùi”. Như vậy là tôi đã nhận nhiệm vụ làm một trong hai vị thanh tra đầu tiên của Chỉnh phủ cách mạng. Mọi việc tôi đều trao đổi với anh Hoàng Hữu Nam, lúc đó làm ở Bộ Nội vụ và là uỷ viên Ban liên kiểm Việt - Pháp. Xong tôi lại trình bày bàn bạc với cụ Bùi Bằng Đoàn. Cụ Bùi rất tốt, và rất tin ở sự làm việc mẫn cán mà thận trọng của tôi; cụ lại có nhiều kinh nghiệm về công tác pháp lý. Anh Nam liên hệ chặt chẽ với các tỉnh uỷ (lúc đó bí mật), nắm tình hình các vụ cần xử lý, giúp Ban Thanh tra Đặc biệt rất nhiều. Chúng tôi đã về Hưng Yên và cách chức vài cán bộ cấp tỉnh vì chiếm tài sản của công; về Hà Nam, vào xem xét nhà giam và cho thả mấy người có tội nhẹ, chỉ đáng phạt kỷ luật hành chính. Chúng tôi còn về Thanh Hoá xử lý những vụ tương tự. Sau mỗi chuyến thanh tra về, chúng tôi báo cáo với Hồ Chủ tịch và được Bác chỉ dẫn thêm. Công tác của Ban thanh tra Đặc biệt thật ra làm không được nhiều lắm, nhưng mấy vụ được đưa ra xử lý nói trên cũng gây được tiếng vang. Lúc bấy giờ chưa có quy chế làm việc rạch ròi, lớp lang. Cụ Bùi và tôi, với sự giúp sức đắc lực của anh Nam đã cố gắng làm theo chỉ thị của Hồ Chủ tịch: “Xử lý đích đáng một số vụ để an lòng dân, và đề cao kỷ cương của chính quyền cách mạng”.

Một chiều ba mươi Tết bên cạnh Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc
Năm đó, 1951, như thường lệ vào mùa đông cơ quan Phủ Chủ tịch và Phủ Thủ tướng đóng ở Bản Vèn, thuộc tỉnh Bắc Cạn, từ Đầm Hồng đi vào khoảng vài chục cây số. Rồi đến mùa hè, hai cơ quan lại dọn về ở Châu Tự do, hoặc huyện Định Hoá, ở bên núi Hồng, từ Quảng Nạp đi vào cũng hơn 10 cây số. Hôm ấy chiều cuối năm âm lịch, trời tạnh ráo, nhưng gió buốt, lại các lán của cơ quan ở dưới bóng những cây to nên cái rét càng thấm vào da thịt. Chúng tôi, anh em ở Phủ Thủ tướng đốt củi ngồi sưởi ấm, nướng mấy củ sắn ngồi nói chuyện, kể những kỷ niệm về Tết ở quê nhà cho đỡ buồn, cho đỡ nhớ gia đình. Bếp của chúng tôi là những khúc gỗ to chụm lại, lúc lửa đã bén, thì các đầu gỗ cứ thế mà cháy âm ỉ, có khi suốt đêm suốt ngày không tắt, mường tượng như những đầu than âm và dương trong một bóng điện khổng lồ phát ra sức nóng và ánh sáng. Khoảng nửa tiếng đồng hồ một, mới cần đẩy các cây đầu gỗ lại gần với nhau. Bên bếp lửa hồng cháy đượm như vậy anh em đỡ rét, và đỡ lạnh lẽo trong lòng. Mọi người thi nhau nói những kỷ niệm lý thú nhất về cái Tết ở quê nhà, về những cái Tết lúc còn nhỏ, về cái thú đốt pháo, về cái thú theo mẹ theo cha, theo bà đi chợ Tết...

Câu chuyện đang đượm như lửa ấm, thì Bác Hồ đi tới. Chúng tôi đứng dậy để chào, thì Bác giơ tay ra hiệu bảo ngồi xuống và Bác cũng ngồi xen vào giữa chúng tôi bên cạnh bếp lửa trại. Ghế của Bác ngồi là một khúc gỗ được cưa bằng. Bác hỏi chúng tôi đã nấu bánh chưng chưa, và chương trình tết của chúng tôi như thế nào. Chúng tôi báo cáo với Bác những trò vui mà chúng tôi định tổ chức với nhau ba ngày Tết. Bác dặn ngay là phải đi thăm đồng bào trong bản, cùng đồng bào tổ chức vui chơi ngày tết đánh còn, thi bắn chim, thi bắt cá trong hang suối...

Bỗng nhiên có một anh đứng dậy mạnh dạn thưa với Bác: “Thưa Bác tha cho, cho con được hỏi Bác một câu?”. “Chú cứ hỏi, và chú cứ ngồi xuống nói chuyện” - “Thưa Bác, tại sao Bác không lập gia đình?” Tất cả chúng tôi lặng im đi một phút, một phần vì sợ Bác mắng do câu hỏi đường đột của đồng chí chúng tôi, một phần vì thấy nét mặt của Bác cũng dường như trầm ngâm trước câu hỏi đó. – “Người ta ai cũng muốn có gia đình (giọng Bác nói thong thả và dường như có hạ cung bậc). Bác cũng là người như các chú, Bác cũng muốn có đời sống gia đình đầm ấm. Nhưng các chú xem, hoàn cảnh của đời Bác không cho phép Bác lập được gia đình, đó là điều thiệt thòi cho Bác, mà Bác đâu có muốn thế!” Rồi Bác cười: “Bây giờ thì muộn quá rồi!... Bây giờ gia đình Bác là tất cả các cô các chú, là tất cả bà con, đồng bào. Không có gia đình riêng, thì Bác lấy gia đình chung làm cái vui của Bác, làm cái ấm áp của Bác.... Giọng Bác nói khẽ trầm ngâm, chúng tôi nghe có người ứa nước mắt. Thấy vậy, Bác lại khuấy động không khí và bảo chúng tôi hát lên cho vui, và bảo bới củ sắn ra cho Bác ăn với. Chúng tôi hát những bài hát kháng chiến quen thuộc, còn sắn thì mải câu chuyện không ai lật trở cho đều, cho nên đã cháy thui gần hết. Tuy vậy Bác cũng cầm một mẩu nhỏ cùng ăn và khen sắn cháy càng thơm”. Trong đời chúng tôi đã ăn bao nhiêu cái Tết vui, ấm, lúc trong gia đình khi xa quê hương, nhưng chưa bao giờ lại có được một buổi chiều cuối năm ấm lòng như chiều tết ở bản Vèn bên cạnh Bác. Rồi chiều mùng 1 Tết chúng tôi đi đánh còn với đồng bào ở ngoài đám ruộng khô, trong một thung lũng khá rộng, đi chúc tết đồng bào, đi lội suối bắt cá... Sống cái tết gần như cổ sơ, mà ngày tháng, giờ giấc tính theo độ lên xuống của mặt trời trên núi, mà sớm hay khuya không cần nhìn đồng hồ, chỉ nghe độ gió buốt lọt vào chăn cũng biết. Ai có ngờ lúc đó chúng tôi là một cơ quan đầu não kháng chiến, là Phủ Thủ tướng của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà...

Tôi vinh dự được Bác Hồ tặng một bài thơ
Giữa năm 1963 tập thơ Bài thơ cuộc đời của tôi xuất bản, tôi gửi dâng Bác Hồ bản đầu tiên. Mỗi lúc ra một tập thơ tôi đều có gửi dâng Bác, và bao giờ tôi cũng xin Bác cho ý kiến nhận xét. Có lần Bác gặp tôi nói là Bác đã đọc tập thơ này, tập thơ kia và có chú ý một số bài. Trên kia tôi đã kể khi Bác đọc bài Năm người con gái anh hùng Cẩm Phả đăng trên báo Nhân dân, thì Bác đã căn cứ theo bài thơ mà gửi 5 huy hiệu của Bác về cho Uỷ ban Cẩm Phả để tặng năm gia đình có 5 cô con gái liệt sĩ này. Lần này sau mấy hôm, anh Việt Phương một buổi trưa mang đến cho tôi một tờ giấy của Bác có ghi bài tứ tuyệt Bác tặng tôi. Anh Việt Phương nói “Đây là vinh dự lớn nhất của nhà thơ đây” mở giấy ra tôi thấy một bài tứ tuyệt viết theo lối phóng khoáng của Bác:

Cảm ơn chú biếu Bác quyển thơ,

Bác xem quyển thơ suốt mấy giờ.

Muốn Bác phê bình, khó nói nhỉ!

Bài hay chen lẫn với bài vừa.

Tôi sung sướng quá, anh Việt Phương cũng chia xẻ nỗi vui sướng với tôi, đồng thời anh Việt Phương cũng đưa cho tôi một bức thư nhỏ của đồng chí Phạm Văn Đồng đại ý khen ngợi tập thơ của tôi, nói là đồng chí đọc thấy có nhiều bài hay, và rất hứng thú được nói điểu đó với tác giả. Trong những năm kháng chiến ở Việt Bắc, mỗi lúc Bác Hồ có làm bài thơ mới nào bằng chữ Hán, hoặc bằng tiếng Việt thì thường tôi cũng được vinh dự Bác gọi đến đọc cho nghe, và bao giờ Bác cũng hỏi có ý kiến gì góp không. Khi Bác sáng tác bài tứ tuyệt Trăng vào cửa sổ bằng tiếng Hán thì tôi được Bác giao cho dịch ra tiếng Việt bằng thể Đường luật hoặc lục bát tuỳ ý. Tôi đã cố gắng diễn ra lục bát bốn câu súc tích của Bác:

Trăng vào cửa sổ đòi thơ,

Việc quân đang bận, xin chờ hôm sau.

Chuông lầu gọi tỉnh giấc thu,

Ấy tin thắng trận biên khu mới về.

Bài dịch này đã được in trong tập Thơ Hồ Chủ tịch. Trước khi tôi dịch anh Phạm Văn Đồng có trao đổi ý kiến với tôi, đặn tôi cố thể hiện qua câu thơ tiếng Việt cái phong thái ung dung của Bác giữa trăm công nghìn việc của kháng chiến. Nhân đây, tôi cũng xin kể là những phiên họp Hội đồng Chính phủ trong kháng chiến chống Pháp, ở Việt Bắc, gần thác Dẩng thường được kết thúc bằng một buổi tối lửa trại (sau hai ba ngày họp). Ở buổi lửa trại ấy, Bác Hồ là người “trưởng trò”, Bác nói chuyện vui, Bác động viên mọi người có chuyện gì thích thú thì kể cho nhau nghe. Và bao giờ Bác cũng nói: “Chú Phan Anh đâu, phải có mấy câu tập Kiều”. Anh Phan Anh cũng biết vậy nên thường đã chuẩn bị sẵn mấy câu lục bát tập Kiều, và đứng dậy đọc, giọng sang sảng bên ngọn lửa rất đượm của các khúc củi to chụm lại với nhau. Thơ và lửa làm cho buổi liên hoan thật là ấm áp. Và đến lượt tôi cũng bị Bác gọi “Còn thơ chú Cận đâu?”. Tôi cũng cố gắng làm mấy câu ca dao tức cảnh và đọc nhanh như là nộp bài. Nhưng cũng có khi Bác bắt tôi đọc một bài thơ cũ của tôi, và tôi không thể thoái thác, đành phải đọc những bài tả thiên nhiên đất nước, có gửi gắm nỗi lòng mình trong đó như bài Tràng giang.

Có một lần đang họp Hội đồng Chính phủ bàn vấn đề chuyển lương của cán bộ từ hiện vật (số ki lô gạo) sang tiền. Anh Lê Văn Hiến Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa trình bày xong phương án chuyển gạo ra tiền thì có một đồng chí trong Hội đồng phát hiện rằng giá gạo rất chênh lệch nhau giữa huyện Đại Từ phía Bắc núi Tam Đảo, và tỉnh Vĩnh Yên phía Nam núi Tam Đảo. Tôi liền đứng dậy xin đọc mấy câu không phải là tức cảnh mà là nói lên sự lúng túng của Chính phủ trong quyết định giá lương tiền này:

Mây Tam Đảo! Mây Tam Đảo!

Mây dừng tại khoan bay, cho ta bảo:

Cớ sao cùng một đồng lương,

Mà bên cơm, bên cháo!

Sau tham luận bằng văn vần của tôi, Hội đồng Chính phủ bèn hoãn lại việc chuyển lương gạo ra lương tiền.

Thường trực ở Bắc Bộ phủ
Từ ngày lập Chính phủ lâm thời (2-9-1945) cho đến ngày toàn quốc kháng chiến (19-12-1946), có một tổ chức thường trực ở Bắc Bộ phủ (tổ gồm 5 người, được Hồ Chủ tịch duyệt). Năm người trong tổ: anh Võ Nguyên Giáp (gọi là anh Văn), anh Hoàng Văn Thái, anh Khuất Duy Tiến, anh Hoàng Hữu Nam, và tôi. Trong 5 người nay đã 3 anh qua đời: anh Thái, anh Tiến và anh Nam. Anh Nam mất những ngày đầu kháng chiến, tại thị xã Tuyên Quang chết đuối ở ghềnh Quýt. Năm anh em luân phiên nhau trực ban đêm tại Bắc Bộ phủ, thường là hai người trực đêm, cũng có khi bận quá thì một người. Tôi nhớ là anh Hoàng Hữu Nam và tôi thường hay trực với nhau, khi nào anh bận việc đột xuất thì giao tôi trực một mình.

Mấy tháng đầu, tôi vừa làm việc ở Bộ Canh nông (Bộ trưởng, rồi sau thứ trưởng), buổi chiều đến làm việc với Hồ Chủ tịch (như là một trong những thư ký riêng của Bác), ban đêm thì trực ở Bắc Bộ phủ. Tình hình căng thẳng ngay từ những ngày đầu của cách mạng. Bọn Pháp bọn Quốc dân đảng bám theo quân đội Tưởng Giới Thạch và mọi loại phản động luôn luôn tìm cách phá, thậm chí lật đổ chính quyền cách mạng. Bọn họ hoạt động riêng rẽ, nhưng cũng có khi liên kết với nhau để phá ta. Vì vậy việc trực đêm ở Bắc Bộ phủ cũng rất căng thẳng.

Luôn luôn có điện thoại gọi, khi thì cơ quan an ninh, khi thì Uỷ ban hành chính Hà Nội, khi thì ban liên kiểm Việt Pháp, khi thì Uỷ ban thành phố Hải Phòng... Điện thoại để báo cáo tình hình, cũng có khi để xin chỉ thị của Hồ Chủ tịch, và cũng thường khi là hỏi tình hình ở Hà Nội, ở Bắc Bộ phủ có diễn biến gì không. Lúc bấy giờ mọi cơ quan, nhất là những đồng chí chủ chốt, đều cảnh giác cao độ, và làm việc gần như không kể ngày đêm.

Những đêm trực ở Bắc Bộ phủ, tôi ngủ ngay bên cạnh điện thoại, trên một chiếc giường con, có khi trên một cái ghế dài xích đu. Cũng đôi khi có một nữ đồng chí điện thoại viên ở giúp việc, có điện thoại thì gọi chúng tôi nhưng về sau chúng tôi chỉ yêu cầu đồng chí điện thoại viên ở đến 9 giờ tối, sau đó thì chúng tôi trực luôn cả điện thoại. Có những đêm như một ngày giữa tháng sáu 1946, tình hình hết sức căng thắng: bọn lính Pháp bắn phá ở Bạch Mai, chúng dùng cả súng lớn bắn vào rạp chiếu bóng Bạch Mai. Chúng tôi ở Bắc Bộ phủ nghe các loạt súng rất rõ, cho người ra đường xem tình hình thì không thấy có lính Pháp xê dịch, mà công chúng cũng không thấy chộn rộn. Tôi gọi ngay dây nói cho anh Hoàng Hữu Nam để anh can thiệp ngay với bọn Pháp ở trong Ban liên kiểm Việt Pháp... Anh Hoàng Văn Thái hôm ấy không phải phiên trực cũng đến ngay Bắc Bộ phủ để nắm tình hình và trao đổi cách đối phó với anh Nam trong Ban liên kiểm... Nhưng sau một chặp, thì tiếng súng im, và có người về báo là một toán lính Pháp đã bắn bừa vào rạp chiếu bóng, và mấy nhà xung quanh nhưng tự vệ ta chống cự, sau đó chúng rút lui. Về sau chúng tôi phán đoán rằng đây là một cách bọn Pháp nắn gân chúng ta, nếu ta không cứng thì chúng làm ào tới.

Ngày hôm sau, anh Hoàng Hữu Nam đã đến Ban liên kiểm Việt Pháp phản đối kịch liệt bọn Pháp, thì chúng thoái thác giả lời bừa rằng đó là hành động tự phát của một nhóm lính bực bội trong tình hình căng thẳng mấy ngày đó... Lúc đó tôi với anh Xuân Diệu cùng ở ngôi nhà 50 Hai Bà Trưng, đằng sau thư viện quốc gia.

Tối nào tôi phải đi trực, thì anh Diệu nhắc tôi ăn cơm sớm, và nên đi sớm đến Bắc Bộ phủ, vì đi tối có thể gặp bọn khiêu khích, hoặc bọn lính mũ đỏ Pháp, hoặc bọn Việt cách, Việt quốc được bọn Tầu Tưởng đỡ đầu.

Những ngày tháng Hồ Chủ tịch sang Pháp (từ cuối tháng 5 đến tháng 9-1946), chính phủ ở nhà phải liên lạc hàng ngày với phái đoàn ở Paris, một phía để Hồ Chủ tịch hiểu tình hình ở Hà Nội và nói chung trong cả nước căng thẳng đến đâu và ngược lại để ở nhà được biết chính phủ Pháp gây khó dễ với Hồ Chủ tịch như thế nào... Nhưng làm thế nào mà thông báo tình hình phức tạp ấy, trong lúc chúng ta không có điện tín thẳng với phái đoàn được, càng chưa có mật mã để điện cho phái đoàn... Anh Hoàng Hữu Nam bèn nghĩ ra một thứ “mật mã”, qua những bức điện công khai nhờ điện đài Pháp chuyển. Tôi còn nhớ rõ như thế này: “Ở nhà đánh đi, thì chỉ quanh quẩn nói tình hình tốt, tốt vừa, hay rất tốt. Nhưng đã ước lệ ngầm với nhau rằng: khi trong điện nói tình hình tốt có nghĩa là Pháp vẫn quấy rối; khi điện nói tình hình bình thường thì có nghĩa là Pháp đang ráo riết chuẩn bị tấn công ta; khi điện nói tình hình rất tốt thì có nghĩa là ở nhà các cơ quan trọng yếu đang chuẩn bị sơ tán khỏi Hà Nội; khi nói tình hình rất yên tĩnh thì có nghĩa là: chúng tôi chuẩn bị rút khỏi Hà Nội... Còn từ Paris điện về thì chỉ tập trung đưa tin về sức khỏe của Hồ Chủ tịch. Khi điện nói sức khoẻ của Chủ tịch bình thường, thì có nghĩa là chính phủ Pháp vẫn ngoan cố không nhân nhượng gì cả; khi nói sức khỏe của Hò Chủ tịch tốt thì có nghĩa là Pháp vẫn gây sức ép; khi nói sức khỏe của Chủ tịch hết sức tốt thì có nghĩa là: Pháp cực kỳ ngoan cố, không đi đến ký kết được gì... Còn một số câu ở nhà đánh đi và ở Paris đánh về thăng giáng một chút ít, nhưng đại để cũng là đưa tin theo “mật mã” ấy.

Chúng tôi ở nhà cũng như các đồng chí bên cạnh Hồ Chủ tịch tại Paris nhận được rất đều điện do phía Pháp chuyển. Người Pháp làm việc chuyển điện đều đặn cũng muốn tỏ rằng họ có thiện chí, và nhất là tỏ lòng kính trọng Hồ Chủ tịch. Chỉ có một điều là cái mật mã không mật mã do anh Hoàng Hữu Nam sáng tác ra thì họ không tài nào mở khoá được... Cái bảng đối chiếu mật mã này anh Nam viết tay và giao cho tôi giữ để hàng ngày thảo điện gửi đi Paris, hình như anh cũng giữ một bản, nhưng lúc anh bị chết đuối không biết có ai tìm ra trong người anh không... Còn điện tôi thảo thì bao giờ cũng theo ý kiến đã trao đổi giữa các anh em với nhau và điện thảo xong thì tôi giao cho anh Dũng lúc đó làm công tác điện đài, gửi đi.

Đã 40 năm trôi qua (1946-1986), mà tôi còn nhớ rõ mồn một cái không khí trực đêm ở Bắc Bộ phủ còn nhớ rõ ràng dáng đi của mỗi anh: anh Hoàng Văn Thái bao giờ vào phòng cũng dáng vội vã, với cái mũ ca lô đội lệch một chút về phía phải, anh Hoàng Hữu Nam thì nét mặt luôn lo nghĩ, nhưng bước đi lại ung dung, và luôn luôn ăn bận com lê rất đàng hoàng có thắt ca vát nữa vì anh luôn luôn sẵn sàng đến Ban liên kiểm Việt Pháp (vì anh là trưởng ban về phía Việt Nam); anh Khuất Duy Tiến với cái đầu to đi trước, miệng luôn luôn tươi cười, anh Văn (tức là anh Võ Nguyên Giáp) thì xách một cái cặp đầy giấy tờ những đêm trực anh vẫn làm việc ở cái phòng tầng dưới, dưới cái phòng của Hồ Chủ tịch ở trên gác, là nơi anh làm trụ sở của Bộ Nội vụ, mà lúc đó anh làm Bộ trưởng (kiêm Thứ trưởng Bộ quốc phòng, kiêm tổng chỉ huy Vệ quốc đoàn). Chúng tôi trực đêm, thật sự là phải thức đến suốt sáng, mà không cảm thấy mệt, những ngày ấy làm việc hăng say, và công việc cuốn đi... Về sau anh Hoàng Hữu Nam có dặn người phục vụ thỉnh thoảng mua được hộp sữa thì pha cho anh em trực một cốc sữa vào đêm khuya. Nhắc đến anh Hoàng Hữu Nam, tôi nhớ anh và tôi nhiều đêm cùng nằm trên chiếc giường, bên điện thoại bàn chuyện đối phó với Pháp, bàn công tác thanh tra đặc biệt mà lúc đó tôi phụ trách cùng cụ Bùi Bằng Đoàn... Thỉnh thoảng chả biết anh kiếm được ở đâu ra một ít kẹo ngon anh lại dúi cho tôi mấy chiếc vào túi... Đến lúc anh bị chết đuối ở Tuyên Quang, may tôi đến kịp nơi người ta vừa vớt thi hài anh lên, đang chuẩn bị liệm anh. Trên mặt anh người ta đã để một tờ giấy bản to. Tôi đến bên anh và nói “Anh Nam ơi, tôi đây này Cận đây này. Khổ quá! Anh đi tắm làm gì cho đến nỗi.... Thế là máu trong miệng anh ộc ra ướt hết cả giấy bản, và còn lênh láng xuống cả cổ áo... Chiều hôm ấy anh em Bộ Nội vụ và tôi chôn cất anh gần thị xã Tuyên Quang, cùng với hai anh cán bộ nữa cùng chết một lúc với anh, trong lúc hai anh này nhảy xuống sông để cứu anh.

Cái đẹp của ánh tà dương
Một chiều tháng chạp 1946 tôi quên mất ngày, cụ Huỳnh đang ngồi chờ trong phòng khách lớn của Bắc Bộ phủ ở trên gác để tiếp một vị khách quan trọng.

Tôi đến để giúp cụ tiếp khách. Khách chậm đến, cụ nói với tôi: “Anh Cận ạ, anh có biết đọc thơ Đường không?” Tôi đáp: “Thưa cụ, tôi cũng thuộc một số bài”. - “Tôi đọc cho anh nghe câu sau đây: “Đẹp ánh tà dương sắp lặn đi” (tôi không nhớ câu chữ Hán là thế nào, chỉ nhớ câu diễn nôm của cụ Huỳnh). Anh có biết không, buổi chiều này nắng rất đẹp, tự nhiên tôi nhớ câu thơ trên, và thật ra tôi cũng đến cái lúc “ánh tà dương sắp lặn đi”. Cụ nói câu ấy với tôi với giọng hơi bùi ngùi, cái bùi ngùi đáng quí biết bao thốt ra từ miệng một nhà thi sĩ.

Những ngày đêm Điện Biên Phủ trên không tôi bám Hà Nội Tối hôm 18-12-1972, chúng tôi đang duyệt một vở kịch tại rạp Hồng Hà ở phố Hàng Da, thì còi báo động vang lên, và đèn trong nhà hát tắt. Rồi tiếng bom nổ ầm vang một góc trời thành phố. Chúng tôi lập tức nhưng bình tĩnh rút ra khỏi nhà hát, và ai nấy trở về nhà, riêng tôi đi bộ về số nhà 24 Điện Biên Phủ, xuống hầm trú ẩn cùng mọi người trong gia đình, và có một vài bà con láng giềng đến ẩn nấp nhờ vì cái hầm ở nhà tôi tương đối kiên cố. Thế là đợt ném bom của Mỹ bằng máy bay B52 bắt đầu. Sáng hôm sau, ngày 19, đến Bộ Văn hoá, chúng tôi bàn việc cấp tốc sơ tán các cơ quan của bộ về các hướng Sơn Tây, Hà Bắc... Chỉ cần để lại ở Bộ một bộ phận thường trực mươi lăm người mà lúc đó chúng tôi gọi là “Đội trực chiến”. Tôi xung phong ở lại làm đội trưởng đội trực chiến này, còn các đồng chí bộ, thứ trưởng khác và hầu hết các đồng chí vụ trưởng đều sơ tán về ngoại ô thị xã Sơn Tây, một số cơ quan sự nghiệp đi về phía Bắc Giang, cũng có một số anh em đi về Tuyên Quang để coi ngó các kho sách phim, và những hiện vật quý của bảo tàng. Đồng chí Lương Hữu Lễ, lái xe của tôi, tất nhiên là ở lại với tôi.

Trong gia đình tôi thì vợ tôi sơ tản theo Trường đại học Ngoại ngữ về Hải Hưng, gần quán Gỏi, và các con tôi thì sơ tán về chùa Thầy ở chân núi Sài Sơn. Anh Xuân Diệu cũng tự nguyện ở lại với tôi và đêm đêm chúng tôi đến ngủ ở dưới hầm của Bảo tàng Mỹ thuật ở số nhà 66 Nguyễn Thái Học. Ngôi nhà bảo tàng này khá kiên cố, nhất là cái hầm thì được xây dựng bằng bê tông cốt sắt dày, nhà có thể sập vì bom, mà cái tầng hầm có thể vẫn đứng vững. Ngôi nhà này ngày xưa là Phủ toàn quyền đã xây làm ký túc xá cho các nữ sinh Pháp (con các công sứ, khâm sứ, các giám đốc người Pháp nắm quyền cai trị ở Đông Dương học ở các trường Anbe Sarô, và ở các trường cao đẳng thuộc đại học Đông Dương. Cứ tối đến, khoảng 8, 9 giờ là máy bay B52 của Mỹ đến ném bom. Đội phòng không của chúng ta đã bắn rơi nhiều máy bay B52 ngay đêm đầu và những đêm tiếp B52 vẫn tiếp tục “rụng như sung” (có cả thảy 34 chiếc B52 bị rơi trong đợt này). Hễ nghe còi báo động nói là máy bay đã đi xa, thì mọi người chạy ùa ra phố đi bắt giặc lái và tìm xác máy bay. Tôi cũng theo bà con đi tìm giặc lái, có lần chạy lên đến tận Hồ Tây, và thấy bà con bắt được một thằng giặc lái rơi xuống hồ Trúc Bạch... Còn xác máy bay B52, thì cái rơi ở xóm Ngọc Hà, cái rơi ở vườn Bách Thảo, có những cái rơi xa hơn ở ngoại thành, và rơi ở tận phía Hà Đông, Sơn Tây... Đêm Nôen 1972, mọi người đinh ninh là giặc Mỹ sẽ không ném bom Hà Nội, vì đây là lễ thiêng liêng của đồng bào công giáo. Nhưng một loạt máy bay B52 ồ ạt đến ném bom giữa đêm Chúa Giáng sinh... Quân đội cũng như đồng bào đã cảnh giác, nên phản kích kịp thời. Báo chí quốc tế đã đưa tin đầy đủ về cuộc chiến đấu cực kỳ ác liệt của quân dân ta, tôi không nhắc lại đây các chi tiết của cuộc chiến đấu, và của cuộc chiến thắng mà ngay lúc đó báo Nhân Dân và Đài phát thanh cũng đã gọi là “Điện Biên Phủ trên không”.

Mỗi một sáng, tôi và chú Lễ phóng xe đến những chỗ vừa bị ném bom để nắm tình hình, như ở khu An Dương (ngoài đê Yên Phụ), và dãy phố Khâm Thiên... Có lúc chúng tôi đi ô tô, có lúc tôi đi chiếc Sô-lếch mù (Solex), đầu đội mũ rơm để quan sát những thiệt hại do cuộc ném bom gây ra. Đến khu An Dương sáng hôm ấy, người chết khá nhiều, các xác cái thì mới đào lên, cái thì đang chắp lại cái đầu, cái tay cái chân vì mỗi bộ phận của cơ thể bị xé văng ra nhiều nơi... Và chỉ có những chiếc chiếu tạm đắp các thi hài đầy máu me. Tôi có mở chiếu ra xem mặt các đồng bào bị hy sinh, có những mặt chưa kịp thâm tím, có người tay đang nắm lại như sắp cầm một vật gì thì bị bom sát hại... Tôi và chú Lễ ở hồi lâu với cán bộ của khu phố coi sóc việc chở xác đi chôn. Mấy hôm ấy quan tài không đóng kịp, cũng có những thi hài xếp vào mấy miếng ván bó lại... Còn buổi sáng tôi đến phố Khâm Thiên, thì đã thấy một dãy dài các thi hài xếp trên hè phố với những nén hương đang cháy, và bên một số thi hài đã có người nhà vừa khóc vừa bó liệm người đã mất. Sự căm thù của nhân dân lên đến cực độ, nhưng thể hiện bằng một tư thế trầm tĩnh, như là cắn răng lại, cầm nước mắt để trả thù cho người đã mất...

Xúc động trước sự tang tóc, trước sự mất mát, chúng tôi không nỡ ở lâu trước những quan tài và những thi hài chưa bó liệm ở dãy dài trên thềm phố. Chúng tôi đi ra phía đằng sau phố Khâm Thiên là nơi bị bom phá hoại nặng nề, nhiều dãy nhà bị đánh sạt, gạch ngói sụp đổ từng đống ngổn ngang, có nơi lứa còn cháy âm 1 chưa dập tắt được... Chính quyền khu phố và nhân dân đang tập trung cứu gấp những người còn bị nghẽn trong hầm, hoặc bị chèn dưới các đống vôi gạch. Nơi khác thì người ta còn tìm cứu gà lợn bị nghẽn trong chuồng không có lối ra. Cảm động biết mấy khi chúng tôi thấy ở một ngõ đi vào đường hẻm mấy dòng chữ bằng phấn trắng viết lên một cánh cửa đã lung lay sắp rời khỏi tường: “Gia đình chúng tôi tạm sơ tán về quê ở Vân Đình. Tất cả đồ đạc trong nhà chúng tôi xin gửi lại nhờ Uỷ ban nhân dân khu phố trông nom hộ. Liên lạc với chúng tôi ở Vân Đình... ở dưới ký tên chủ nhà và địa chỉ cụ thể. Ở một nơi khác chúng tôi lại thấy treo một tấm bìa các tông cũng viết mấy lời dặn cho người nhà biết là bà mẹ đã sơ tán các cháu về quê ở Hà Đông, và đồ đạc xin gửi lại bà con láng giềng khu phố... Những bức thư và những lời dặn ở ngoài trời như vậy tôi cũng đã từng thấy ở Hải Phòng những ngày tháng 8 năm 1972 lúc địch cũng ném bom bằng máy bay B52 ở nội ngoại thành, ở khu Vạn Lý và ở làng...

Có những trường hợp hết sức xúc động, ai nghe kể cũng không cầm được nước mắt: Có hai em bé dăm bảy tuổi, bố mẹ đi vắng, lúc bom dội xuống thì hai em tỉnh dậy, khóc oà và cứ kêu “bố mẹ ơi, bố mẹ ơi?” nhà láng giềng cũng bị sạt một mái, chưa kịp cứu chữa đồ đạc của mình và con lợn trong chuồng, nhưng nghe tiếng hai em bé kêu khóc thì chạy sang cứu ngay hai em, dẫn em xuống hầm cho em ăn uống, chờ hai em ngồi yên mới trở lên nền nhà cứu chữa phần nhà mình, cứu những đồ vật gì còn có thể thu lượm lại được. Người ta thường bảo “cháy nhà ra mặt chuột”, nhưng, đẹp đẽ thay, nhân tình thay, ở đây cháy nhà lại thổ lộ ra tình nghĩa đồng bào cưu mang lấy nhau trong cơn hoạn nạn, đùm bọc lấy nhau trong cái nạn lớn của đất nước. Nức lòng thay, ấm lòng thay... Chính đêm Nôen, mà địch ném bom dữ dội thành phố thủ đô thì ở dưới hầm nhà Bảo tàng Mỹ thuật tôi đã viết liền một hơi bài Trường ca Thiếu niên anh hùng họp mặt (hình thức thơ sân khấu) mà liền sau đó báo Thiếu niên tiền phong đã in kịp vào số tết, và Nhà xuất bản Kim Đồng cũng đã kịp xuất bản bán vào dịp Tết. Bài thơ sân khấu này cũng đã được đoàn Tuồng Khu 5 dựng thành vở tuồng ngắn đã được diễn nhiều lần và được chiếu trên vô tuyến truyền hình. Bom cứ dội ngoài thành phố, mà tiếng vang làm rung chuyển cả ngôi nhà Bảo tàng thì những Phù Đổng Thiên Vương, những Trần Quốc Toản, những Kim Đồng những Võ Thị Sáu, những em Tám đuốc lửa sống... lại náo nức về tụ họp dưới hầm bảo tàng với tôi. Tôi viết bài Trường ca này với ấn tượng rõ rệt là bốn nghìn năm lịch sử của dân tộc là một nền móng vô cùng vững chắc mà không một loại bom nào, loại vũ khí hiện đại nào của giặc Mỹ có thể làm rung chuyển được Những ngày ấy mỗi sáng, sau khi đi thăm những nơi bị ném bom, anh Diệu, chú Lễ và tôi lại đến báo Nhân dân để lấy tin tức và để đưa một vài bài ngắn (hoặc thơ hoặc văn xuôi) cho báo đăng kịp thời. Anh Thép Mới mỗi sáng gặp chúng tôi ở toà báo cứ cười xoà “Thật sự đây là đội trực chiến của Điện Biên Phủ trên không... Tôi còn giữ bức ảnh mà đồng chí nhiếp ảnh của báo Nhân dân chụp ba chúng tôi đang ngồi trao đổi tin tức và bài vở ở toà soạn (anh Thép Mới anh Xuân Diệu và tôi). Vừa rồi anh Thép Mới và tôi gặp nhau ở Mátxcơva, sau ngày anh Diệu mất, hai anh em đã nhắc lại kỷ niệm những ngày trực chiến của chúng tôi trong bầu không khí hào hùng của Thủ đô chiến đấu và chiến thắng. Sau những ngày Điện Biên Phủ trên không, các cơ quan của Bộ Văn hoá cũng chưa dọn về ngay ở Hà Nội, cho nên tôi và một vài anh em trong đội trực chiến lại phải lên Sơn Tây báo cáo tình hình và công việc cho ban lãnh đạo của Bộ biết. Những ngày đó, nhân dân Hà Nội sơ tán vợi hẳn đi đi ngoài đường có nhiều phố vắng hẳn, có nhiều cơ quan đóng cửa, nhưng trật tự ở các phố lại rất nghiêm và đi lại giữa Thủ đô quá nửa là sơ tán lại có cảm giác yên tâm. Về sau tôi nghe anh em công an kể lại rằng có những dãy phố mà những nhà sơ tán toàn bộ gia đình chỉ khoá cửa bằng một cái khoá bóp mà nhà vẫn được an toàn, đến lúc chủ trở về không mất mát đồ đạc gì, từ áo quần cho đến thức ăn vật dụng...

Điện Biên Phủ trên không là một trang sử hiển hách trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta, của nhân dân thủ đô anh hùng. Tôi đã có cái may mắn và vinh dự được sống cùng đồng bào những ngày ấy, được tắm mình trong dòng lịch sứ nóng bỏng ấy, và tôi vẫn kể lại với các con tôi những ngày là “bố đi Sô lếch, solex mù và đội mũ rơm” giữa thủ đô nghìn năm văn vật với một lòng tự hào, tự tin mà tôi đã tiếp nhận được của đồng bào và chiến sĩ...

<< Tập 2- R | BÌNH LUẬN >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 652

Return to top