Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Dài >> Kiếp Con Lai

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 36408 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Kiếp Con Lai
Kiên Nguyễn

Chương 46

Nha Trang, tháng 3 ngày 21 -1985
Điện tín của Jimmy đến hôm thứ tư, 21 tháng 3, 1985. Tờ điện tín cho biết:
"Gia đình mình đứng đầu danh sách niêm yết ngày hôm naỵ Chúng ta sẽ rời Việt Nam vào thứ tư tuần tới, 28 tháng 3. Kêu anh Kiên vào thay con để con về từ giã ông ngoại. Con, Jimmỵ Tái bút: Anh Kiên đã lo xong giấy tờ chưa?"
Câu cuối cùng của nó trong bức điện tín làm cho tin vui không được trọn vẹn, làm tôi không nhảy cẩng lên mừng rỡ được. Trong suốt hai tháng rưỡi qua, tôi không làm sao lấy được tấm giấy xác nhận của sở nhà đất về căn nhà của mẹ tôi. Bất cứ viên chức nào trông thấy tên của dượng tôi trên tờ chủ quyền của miếng đất đều đẩy đơn của tôi qua một bên không xét. Trường hợp của chúng tôi quá phức tạp và cần nhiều thời gian để giải quyết, dù tôi đã lo lót trà, thuốc đầy đủ.
Quan hệ giữa dì tôi và mẹ tôi trở nên căng thẳng hơn. Gần như ngày nào cũng có cãi cọ; mẹ tôi hết la hét, rồi năn nỉ, đe dọa. Qúa chán nản, mẹ tôi đề nghị tặng không căn nhà cho dì dượng tôi để đổi lấy chữ ký của hai người vào tờ giấy xác nhận. Nhưng dì dượng tôi sợ phải đóng thuế cho khoảng tài sản được thừa hưởng đó nên làm ngơ trước những giọt nước mắt cầu khẩn của mẹ tôi. Dượng tôi nghĩ rằng, một khi mẹ tôi đi, bỏ lại căn nhà thì tự nhiên căn nhà sẽ thuộc về dượng vì ông là chủ miếng đất. Ông sợ nếu ông làm bất cứ việc gì bây giờ sẽ làm nhà nước chú ý, và có thể sẽ gây rắc rối cho gia đình ông về sau.
*
"Đừng chạy lòng vòng nữa có được không. Mày làm tao chóng mặt quá." Mẹ tôi la Bé Tý khi hai mẹ con đi ngang qua khu vườn. Tiếng mấy cái nồi trong gánh hàng của mẹ tôi đụng nhau lanh canh và mùi cá chiên thơm lừng kéo tôi chạy vội ra. Mẹ tôi chậm rãi bước vào bếp, miệng lầm bầm chửi trống không. Gánh hàng vẫn còn nặng trĩu, đè nặng lên vai bà. Mẹ tôi đặt gánh hàng xuống đất, ngồi xổm xuống bên cạnh, rồi cầm nón quạt. Mình bà đẫm mồ hôi, nhất là hai bên nách. Bé Tý đứng ở ngưởng cửa, tay cầm cái giỏ rau vẫn còn một nửa. Vẻ mặt ngớ ngẩn như thường lệ.
Tôi ngồi xuống bên cạnh mẹ: "Không bán được hả mẹ?"
"Thật dễ sợ." Bà càu nhàu. "Cả một dãy đường đầy người tranh nhau bán bún. Muốn cho không cũng khó chứ đừng nói bán."
Tôi đưa cho mẹ tôi coi tờ điện tín của Jimmỵ Mẹ tôi liếc nhìn qua và lập tức mắt bà tràn nỗi vui mừng. Bà ôm chặt lấy tôi, hét lên như một đứa bé. Tay mẹ tôi cầm tờ điện tín giơ cao trên đầu, hai mẹ con nhảy tưng tưng trong đắc thắng. Bé Tý cũng nhập cuộc dù nó không biết chuyện gì xảy ra.
"Mẹ à." Tôi nói lúc ngừng lại để thở. "Con phải đi tối naỵ Có chuyến tàu đi Sài Gòn lúc nửa đêm. Jimmy sẽ có mặt ở nhà vào sáng mai."
Mẹ tôi gật đầu đồng ý.
"Con cần tiền mua vé. Và mẹ phải lo vụ giấy nhà. Không có tờ giấy đó thì mình không đi được."
Nổi vui mừng trên mặt mẹ tôi biến mất. Bà trao bức điện tín lại cho tôi, lặng lẽ cầm chiếc nón bước ra ngoài.
"Mẹ đi đâu đó?" Tôi hỏi.
Mẹ tôi đáp, không quay đầu lại: "Mẹ đi kiếm ít tiền cho con."
"Mẹ kiếm ở đâu được?"
"Mẹ không biết. Con đừng bận tâm. Vào nói chuyện với ngoại đị"
*
Trong phòng, ngoại tôi ngồi trên chỗ ngủ lót giấy báo. Cái giõ đựng những vật dụng của bà ngoại tôi đặt bên cạnh. Ông lặng lẽ xếp các bộ quần áo của bà tôi thành từng lớp đặt trước mặt. Hai mắt ông nhắm lại và mấy ngón tay lần theo mép vải đã sờn cũ. Thỉnh thoảng, ông cầm một cái lên áp sát vào mặt, hít thật sâu như muốn tìm chút hơi hám của bà tôi còn sót lại. Môi ông rung rung. Trong cái yên tỉnh của buổi xế chiều, tiếng thì thầm của ngoại tôi vang lên trong căn phòng như một cơn gió nhẹ, gởi những lời thương yêu tới người vợ đã qua đời. Hành động kỳ lạ đó của ngoại tôi đã trở thành một nghi thức từ khi bà tôi mất. Đôi khi, cái cảm giác như bà tôi vẫn còn hiện diện trong phòng với ông tôi làm tôi và Jimmy sợ hãi.
"Ngoại." Tôi lên tiếng, hy vọng tiếng kêu của tôi sẽ làm tan cái không khí kỳ quái trong phòng.
Ông nhìn lên. Hơi nóng buổi chiều phà vào qua cái lổ hổng trên vách tường, phủ trên tóc ông, nung lấy căn phòng, và nền xi măng, đặt sệt như hơi nóng bốc lên từ cái nồi nước lèo của mẹ tôi. Luồng hơi nóng đó đẩy tôi đến gần ông. Trông thấy tôi, ngoại tôi nở một nụ cười. Ông vỗ vỗ vào mặt nền xi măng bên cạnh:
"Lại đây, cháu." Ông nói. "Lại ngồi bên ông."
Tôi tiến vào ngồi xuống bên cạnh.
"Ngoại, tối nay cháu sẽ đi Sài Gòn." Tôi bắt đầu.
"Ngoại biết rồi." Ông gật đầu. "Ngoại đã nghe hai mẹ con cháu nói chuyện."
Ông trở lại với mớ quần áo. Đôi mắt u sầu và bàn tay ông dịu dàng vuốt trên tấm áo lụa đen có những hột nút màu bạc và cái cổ cao. Không biết vì lý do gì, chiếc áo có một khoảng bạc màu từ vai xuống đến trước ngực. Những sợi vải lòi ra ở chỗ rách trên hai cùi chỏ.
"Cháu có biết đây là chiếc áo bà cháu thích nhất không?" Ông tôi dịu dàng thì thầm. "Trong bất cứ buổi lễ lộc nào, bà cháu cũng mặc chiếc áo này. Đi chợ, đi ăn ở nhà hàng Le Colonial, ngày ngoại mang lon đại úy, đám tang con trai... lúc nào bà cháu cũng mặc chiếc áo này."
"Tại sao nó phai màu ở chỗ đó vậy ngoại?"
Ông tôi cười nhẹ. "Do ngoại làm ra đó. Bữa đó bả giận ngoại không biết để đâu cho hết."
"Ngoại làm cách nào mà nó phai màu một vùng rộng như vậy được? Mà ngoại dùng cái gì?"
Cái mỉm cười của ông tôi biến thành một tràng cười lớn khi những kỷ niệm cũ hiện ra trong đầu: "Ồ, chuyện này xảy ra lâu rồi. Nếu bả còn sống bả sẽ không đồng ý để ngoại kể cho cháu nghe đâu."
"Ngoại à, ngoại kể cho cháu nghe đị" Tôi nài nỉ. "Cháu sắp đi rồi, cháu muốn có một cái gì đó để nhớ về ông bà ngoại."
"Cháu nói cũng phải." Ông mỉm cười. "Ông cháu mình không còn nhiều thời gian với nhau nữa. Lấy chuyện của bà ngoại cháu làm vui một chút cũng được. Thôi, để ông kể cho cháu nghe. Chuyện bắt đầu vào một đêm. Tối hôm đó trăng tròn rất đẹp, và ngoại với bả mới đi ăn về. Ngoại không biết cháu có để ý thấy là khi bà ngoại của cháu nổi cơn ghen lên thì giống như sư tử Hà Đông hay không. Khi cơn ghen nổi lên, người ta thường hay làm những việc lạ lùng lắm... "
"Hồi đó cháu ở đâu?" Tôi cắt ngang.
Ông tôi ngữa người dựa vào vách tường. "Cháu còn nhỏ, khoảng hai, ba tuổi. Lúc đó, mẹ cháu mới sửa xong cái nhà cho ngoại. Đêm đó ngoại muốn ra bãi biển hứng gió, đi bộ một chút cho tiêu cơm. Nhưng không hiểu sao bà ngoại của cháu không tin. Bả quyết tâm đi rình, lén lút theo sau ngoại chừng trăm thước. Ngoại biết bả theo dỏi nhưng lờ đi. Ngoại cứ đi lanh quanh trên bờ biển như chim, cố tình đánh lạc hướng nhưng bả vẫn theo kịp. Cuối cùng ngoại dừng lại, vươn vai rồi nói lớn, cố ý cho bả nghe. "Chà, đàn ông mà bấn quá thì đi đâu giải quyết?" Ngoại nghe tiếng bả lủi vào một buội dương. Ngoại chờ một chút rồi quay lại chỗ buội dương đó. Ngoại thấy cái đầu tóc đen của bả, ngoại bật nút quần ra tiểu, chỉa thẳng vào tóc bả. Bả không nhúc nhích cựa quậy gì ráo nhưng ngoại biết bả đang rủa thầm. Ngoại vừa xả vừa huýt sáo; tiểu xong ngoại bỏ đi còn lầm bầm. "Xong màn đầu, còn màn kế nữa." Bả vẫn không động đậy, ở yên một chỗ chờ cho ngoại đi khuất... "
Tôi phá ra cười.
Ông vỗ vào vai tôi, hai mắt nheo lại trầm tự "Tốt. Cười đi cháu. Ở tuổi cháu mà lâu nay ít thấy cháu có dịp cười. Ngoại hy vọng sẽ sớm thay đổi trong những ngày tới."
Rồi ngoại tôi tiếp: "Khi bà ngoại của cháu về tới nhà, mẹ cháu và ngoại ngồi trong phòng khách. Hai cha con cố làm tỉnh, nhưng chỉ được một giây khi thấy bả ướt nhẹp và giận như điên. Ngoại cười tới lăn xuống ghế, còn mẹ cháu bị mắc cụt cả đêm. Cái áo hư hoàn toàn. Nước tiểu của ngoại mạnh quá, nó ăn vào vải như át xít. Cũng vì chuyện đó mà bả không nói chuyện với ngoại suốt một tuần."
Tôi nhận xét: "Ngoại cũng tiếu lâm quá há. Cháu chưa từng thấy ngoại như vậy bao giờ."
Ông tôi giơ tay ôm lấy tôi. "Ngoại biết. Ngoại rất ân hận là ông cháu mình trở thành xa cách như vậy. Ngoại ân hận là cháu đã không có một ông ngoại vui vẻ, lạc quan, gần gủi mà đáng ra cháu phải có. Ngoại cũng ân hận là đã giữ cháu và em cháu ở lại trên cái mảnh đất khốn nạn này, một nơi không thích hợp cho các cháu. Có quá nhiều việc không đúng. Ngoại cũng không biết những chuyện đó bắt đầu từ đâu và từ lúc nào, ngoại chỉ mong là nó không quá trễ cho cháu, em cháu và Bé Tý để còn có được một đời sống bình thường và vui vẻ, ở bất cứ chỗ nào mà các cháu sắp đi đến. Các cháu phải nhớ một điều, cuộc sống ngắn ngủi lắm. Các cháu phải tận hưởng từng giây từng phút trước khi nó trôi qua mất. Ngoại xin cháu tha lỗi cho ngoại về những quyết định ngu xuẩn ngoại đã làm. Ngoại đã hành xử như một ông già ích kỷ và cố chấp. Cháu cũng nên tha thứ cho mẹ cháu đã không cho cháu một tuổi thơ hạnh phúc, sung sướng. Những gì mẹ cháu đã làm, mẹ cháu đã làm hết sức và hết cách. Còn về gia đình dì dượng của cháu... " Ông thở dài. "Ngoại không biết cháu có thể tha thứ cho họ được không sau những việc mà họ đã làm, nhưng ít ra cũng rán đừng để nó ám ảnh mình. Đừng để sự Oán hận đó làm hỏng cuộc đời cháu thêm nữa. Nếu cháu muốn được sống trong hạnh phúc thì đừng ôm lấy quá khứ. Mà ngược lại, hãy sống cho tương lai. Có ích lợi gì đâu khi cứ bị ám ảnh bởi một việc đã xảy ra trong quá khứ mà mình không có cách gì thay đổi được. Hãy sống, và sống vui vẻ. Hãy ghi nhớ những lời khuyên của ngoại, một ngày nào đó khi cháu có một gia đình riêng."
Tôi hỏi: "Ngoại à, khi mẹ con cháu đi rồi, ngoại ở một mình có được không?"
Ngoại tôi gật đầu. "Được. Ngoại sẽ không sao đâu. Đừng lo cho ngoại. Ngoại đã có những kỷ niệm của bà ngoại cháu làm bầu bạn."
Tôi ôm hôn ông lần cuối. Ngoại tôi hôn lên hai má tôi. Đã nhiều năm qua rồi, tôi vẫn còn ngửi được cái hơi thở thơm mùi kẹo Jolly Rancher của ông tôi. Tôi bỗng thấy mình nhỏ lại trong vòng tay của ông, như ngày mới lên tám.

<< Chương 45 | Chương 47 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 903

Return to top