Nha Trang, tháng 4-1984
Sau khi bức thư gởi cho ba tôi bị trả về còn nguyên vẹn, tôi chẳng còn chút hy vọng nào về một đời sống tốt đẹp hơn. Tôi chấp nhận sự thất vọng, tự an ủi rằng số phần tôi là một số phận không maỵ Với cái chết của Ánh Nguyệt và dì Đặng đang lùi dần vào quá khứ, cùng với những hành hạ của bọn công an tôi đã gánh chịu vẫn còn đậm nét trong tâm trí, tôi rán cố gắng sống một đời sống bình thường, ít xáo trộn, rán xua đuổi ra khỏi ký ức mình những nỗi kinh hoàng trong quá khứ.
Năm 1984 tôi được mười bảy tuổi, Jimmy 15 và Bé Tý lên 9. Quần áo chúng tôi rách tả tơi sau nhiều năm xử dụng, và có vá có khâu bao nhiêu cũng không kéo dài thêm được nữa. Mẹ tôi mua những bộ quần áo cũ của người lớn bán ở các tiệm bình dân rồi về khâu lại cho vừa với chúng tôi. Cách ăn mặc của chúng tôi gây nhiều chú ý của thầy cô và học sinh. Sự trêu chọc của họ thật tàn nhẫn, dù đó là chuyện hiển nhiên. Tôi và Jimmy đụng độ với đám trẻ con khác gần như cơm bữa. Nhưng chúng tôi không hề kể cho mẹ biết. Chúng tôi biết là bà đã chịu đựng quá nhiều căng thẳng rồi.
Lúc đó, tất cả những thứ gì trong nhà có thể mang ra bán được thì mẹ tôi đã bán cả rồi. Mỗi lần một món, từ mền, khung cửa sổ, bệ cửa lát cẩm thạch cho đến một phần mái tôn che nhà bếp. Khi không còn gì để bán nữa thì mẹ tôi trở lại việc bán hàng ngoài chợ. Lần này vì ít vốn mẹ tôi chỉ có thể dọn một khu nhỏ trước cổng chợ bán bún cá. Khách hàng chính của bà là những người nội trợ đi mua sắm hàng ngày.
Hàng ngày, từ tờ mờ sáng mẹ tôi thức dậy trước tất cả mọi người trong nhà. Bà xuống bếp hâm lại nồi nước lèo đã nấu sẵn từ đầu hôm, rồi chiên cá, luột bún và sắp xếp rau vào một cái thau. Khi nồi nước lèo bắt đầu sôi, tỏa mùi cá thơm lừng chui vào tận mùng chúng tôi thì bà bỏ tất cả vào một cái giỏ đen bóng. Giỏ kia bà để những cái tô đất, đũa, muổng và gia vị. Khi chiếc đồng hồ báo thức ở nhà dì tôi điểm sáu tiếng, mẹ tôi rời nhà, gánh trên vai hai cái giỏ nặng trĩu bằng chiếc đòn gánh làm bằng tre, hướng về cổng chợ.
Những ngày cuối tuần không phải đi học, tôi và Jimmy phụ mẹ gánh hàng ra chợ. Thường thì mẹ tôi dắt Bé Tý theo cho có bạn. Bé Tý bước chậm chạp phía sau mẹ tôi, một tay xách giỏ rau, tay kia cầm cái chổi, cả hai đi xuyên qua làng, qua mấy đám ruộng. Khi tới chợ, mẹ tôi dọn hàng ngay trên mặt đất dưới gốc một cây sao. Bé Tý ôm cái gối ngồi bên vệ đường trong khi mẹ tôi chuẩn bị tiếp người khách đầu tiên, thêm mấy cục thang vào cái lò giữ cho nồi nước lèo luôn được nóng.
Gần trưa, khi bán hết gánh bún, mẹ tôi dẹp hàng để chuẩn bị cho công việc kế tiếp. Mẹ tôi dùng một cây chổi quét từ đầu tới cuối con đường cho đến khi toàn cổng chợ không còn một cọng rác, trong khi Bé Tý ngồi dưới gốc cây sao canh chừng gánh hàng. Chủ các cửa tiệm trên con đường đó trả cho mẹ tôi một món tiền nhỏ vì công việc quét dọn này. Mẹ tôi thường nói đó là cách bà quét những tháng ngày của cuộc đời cho nó qua nhanh hơn.
Vào những ngày mưa bão, gió rú trên những cành cây, nhìn cảnh mẹ tôi cúi gập người xuống, đầu đội chiếc nón lá rách tươm, rán giữ cho rác rến khỏi bay ngược trở ra đường mới thật là đau lòng. Bà gầy rộc đi. Da sạm đen vì nắng, tóc bạc trắng gần hết, bù xù trên đầu như một đống bông. Ánh mắt long lanh của bà đã từng làm say đắm bao người giờ chỉ là những tia nhìn lạnh lùng, đờ đẫn.
Tôi may mắn kiếm được một nguồn lợi tức kha khá. Qua các cuộc thi viết văn của Ủy Ban Giáo Dục Cộng Sản tại Nha Trang, tôi được cấp một học bỗng trị giá 35 cân gạo và 150 đồng mỗi tháng. Nó cũng giúp tôi vào được hội Những Người Viết Trẻ, một tổ chức rất có thanh thế. Kể từ đó, thay vì đến học ở trường công lập, tôi hoàn tất các chương trình học của tôi qua những sinh hoạt của hội.
Trong thời gian vài tháng quý báu đó, tôi cảm thấy rất dễ thở. Nhưng giữa năm học lớp 11, trong khi các bạn cùng lớp chuẩn bị để thi vào đại học, ông chủ tịch Hội từ chối không chịu ký đơn xin vào đại học của tôi. Ông khuyến cáo rằng tôi thuộc "giai cấp phản động" mà học được đến đó là hết mức rồi. Lựa chọn cho tương lai của tôi rất giới hạn: trở thành một phụ giáo hoặc đi dạy tự Với học lực đó tôi không thể tiến xa trong xã hội được.
Giấc mơ vào đại học tan vỡ, tôi bắt buộc phải điều chỉnh lại những dự tính của mình. Dù tôi có phấn đấu cách mấy cũng không thoát khỏi cái bóng ma của quá khứ. Nỗi mong muốn được rời khỏi Việt Nam của tôi lại sống dậy. Nhưng lần này mẹ tôi không có tiền và cũng chẳng quen biết ai để có thể giúp tôi trốn đi. Và dù mẹ tôi có khả năng đi nữa, cái kinh nghiệm của lần trốn trước đây cũng làm tôi hoảng sợ không dám thử lần thứ hai. Trong cơn tuyệt vọng, tôi viết thư cho Liên Hiệp Quốc và tòa đại sứ Mỹ ở Thái Lan xin giúp đỡ. Thư gởi đi không một hồi âm. Cứ y như những lá thư van xin cầu khẩn của tôi bốc hơi vào không khí ngay sau khi nó rời khỏi tay tôi ở ty bưu điện.
Rồi một ngày nắng ấm tháng Tư, tôi nhận được lá thư đầu tiên từ Băng Cốc. Tôi run rẩy xé mở cái bao thư và hít lấy cái mùi thơm của phương xa ướp trong ấy. Lá thư được đánh máy trên một loại giấy tái chế màu nâu.
Cơ Quan Thiện Nguyện Hổn Hợp
Văn Phòng Tỵ Nạn Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ
Băng Cốc, Thái Lan
Thưa ông Kiên Nguyễn,
Ông đã nhiều lần viết thư cho chúng tôi yêu cầu gởi cho ông đơn xin định cư tại Hoa Kỳ. Căn cứ vào những tin tức do ông cung cấp, chúng tôi xin trình bày cùng ông một phương cách khả thi hơn đối với trường hợp của cá nhân ông. Theo thỏa ước Tỵ Nạn ký năm 1980, chính phủ Hoa Kỳ và chính phủ Việt Nam đã ký một thỏa hiệp liên quan đến những trẻ em người Mỹ bị bỏ lại sau sự sụp đổ của Sài Gòn năm 1975. Chương Trình Ra Đi Trật Tự quy định rằng những trẻ em có cha là người Hoa Kỳ có đủ điều kiện hợp lệ để định cư tại Hoa Kỳ. Một khi ông được chính phủ Việt Nam cho phép ra đi (được duyệt xét theo thứ tự) chúng tôi sẽ phụ trách việc tìm một người bảo trợ cho ông qua các cơ quan thiện nguyện. Bản thỏa ước này phải được phổ biến nơi ông cư ngụ cùng với đơn xin. Để tiện cho ông, chúng tôi gời kèm đây bốn bản sao đơn xin để ông tùy nghi xử dụng.
Tuy nhiên xin ông đừng gởi những đơn này trở lại cơ quan chúng tôi. Việc cứu xét phải do chính quyền địa phương quyết định. Một khi ông nhận được giấy xuất cảnh của chính quyền Việt Nam, các cơ quan thiện nguyện của chúng tôi sẽ tìm người bảo lãnh và thu xếp công việc định cư cho ông và gia đình ông.
Xin cảm ơn sự hợp tác của ông,
Trân trọng,
Richard C. Cooke
Phó Gám Đốc C.Q.T.N.H.H.
Đính kèm: Đơn xin định cự
Đứng ở ngưỡng cửa trong buổi chiều oi bức, miệng tôi cứ há ra, cổ nghẹn lại, không thốt nên lời. Bức thư ngắn ngủn nhưng những tin tức trong đó gây một chấn động mảnh liệt trong tôi. Tôi hồi tưởng lại những năm khốn đốn của gia đình, cái lần trốn đi thất bại, những ngã đường đầy khổ ải tôi đã đi qua từ khi thiên đàng sụp đổ. Không có lấy một giây phút hạnh phúc từ khi tôi được đời dạy cho hai chữ con lai.
Ngón tay tôi mơn man những giòng mực đen, tâm trí tràn đầy những câu hỏi lạ lùng "Những người đánh máy bức thư này là ai? Họ sống như thế nào? Họ thích gỉ Họ Ở một nơi xa xôi nào đó nhưng một phần của họ đang ở đây, hiện diện trong những giòng chữ gởi đến cho tôi. Hàng ngàn hình ảnh xô đẩy nhau hiện ra trong đầu rồi cuối cùng kết lại thành một câu hỏi duy nhất: Có bao nhiêu sự thật trong vấn đề này? Dù đã từng thất vọng, tôi muốn tin những điều được ghi trong bức thư, tin đến muốn nuốt hết từng lời từng chữ vào bụng cho nó thành một phần của tôi. Bức thư này đến thật vừa đúng lúc, giúp tôi có thêm sức mạnh và can đảm để tiếp tục sống. Tôi không tưởng tượng nổi cái gì sẽ xảy ra cho tôi nếu không nhận được những tin tức này. Tôi ngồi đó, nước mắt cứ tuôn ra cho đến khi bầu trời nhòe nhoẹt sắc mây.
Tối hôm đó, khi mẹ tôi về nhà người mệt nhoài, tả tơi, tôi đón bà ở cổng nhà với nụ cười thật tươi. Sau khi giúp mẹ tôi mang gánh hàng vào nhà bếp, móc chiếc nón và cái áo lên vách, tôi mang cho bà một thau nước rửa mặt. Jimmy kéo chiếc ghế duy nhất trong nhà cho ngoại tôi. Ông ngồi dưới ánh đèn vàng vọt, chờ cây quỳnh nở hoa.
Đến giờ ăn tôi đưa cho mẹ tôi coi lá thư, rán dịch cho hết nội dung bức thư sang tiếng Việt. Mẹ tôi nhìn tôi với đôi mắt mở lớn đầy sợ hãi tuồng như cái tin đó quá cái mức chịu đựng của bà. Jimmy vỗ tay vui mừng. Tôi tiến về phía cửa sổ, ngồi cạnh ngoại tôi. Bên ngoài, khu vườn chìm trong bóng đêm dày đặc. Cách chúng tôi vài thước, bụi hoa quỳnh đẫm mình trong trời đêm khô mát, cùng với mấy khóm hồng tỏa hương thơm ngát. Những búp hoa màu trắng và thon như những ngòn tay đàn bà vươn mình lên trong ánh sáng của căn phòng chờ đón nhận ánh trăng đêm để nở những đài hoa.
"Họ muốn chúng ta làm gì tiếp theo?" Mẹ tôi hỏi.
"Chúng ta phải điền đơn xin, chụp hình, đưa cho ông chủ tịch phường ký rồi nộp tất cả vào. Sau đó thì chờ."
"Con cứ làm những việc cần làm." Bà khẻ nói. "Mẹ thấy có vẻ bấp bênh và phức tạp quá. Chỉ đừng đặt quá nhiều hy vọng vào đó thôi."
Ông ngoại tôi kéo tôi sát vào người, thì thầm. "Cứ thử đi, cháu. Có mất mát gì đâu."
*
Hôm sau tôi thức dậy sớm. Trời vẫn còn tối khi tôi ra trụ sở phường. Sau ba tiếng đồng hồ chờ chực ở phòng làm việc của ông Quy Bá, tôi được cô thư ký của ông ta đóng dấu và ký tên vào đơn xin. Sau đó tôi ra sở di trú, một tòa nhà cao cách ngôi biệt thự nhà Nguyễn cũ của chúng tôi chừng ba dãy đường.
Gió biển mằn mặn thổi qua các ngã đường nhộn nhịp nhắc nhở tôi rằng đại dương với bờ biển quen thuộc cách đó không xa mấy.
Sở di trú đầy nhóc người, trên tay người nào cũng ôm một xấp giấy tờ, vẻ mặt ưu tư lo lắng. Thoạt đầu tôi tưởng mình đi lộn vào một văn phòng bác sĩ nào đó, vì cách kiến trúc trông rất giống. Ở cuối phòng, nơi có tấm kính ngăn chia căn phòng làm hai, có kê một dãy kệ cao sát trần nhà chứa đầy những tập hồ sợ Một số hồ sơ dính đầy bụi và góc cong mốc lên vì bị bỏ quên quá lâu. Phía sau tấm cửa kiếng, cô thư ký rút người trong ghế đang đọc quyển sách dịch tác phẩm Những Kẻ Khốn Cùng của Victor Hugọ Không rời mắt ra khỏi trang sách, cô ta chìa cho tôi một con số. Mũi cô ta nhăn lại một cách khó chịu khi bảo tôi ra ghế ngồi chờ.
Tôi ngó quanh phòng đợi tìm một ghế trống. Không còn một chỗ trống. Hầu hết mọi người đều ngồi bệt dưới đất ăn trưa và ngó nhau với vẻ bồn chồn. Đó là một ngày vô cùng trọng đại dối với họ, mặt mũi họ tràn đầy hy vọng với viễn ảnh được xuất ngoại ra nước ngoài. Tôi ra ngoài hành lang, nhập bọn với những người đang đứng chờ ở đó.
Một người đàn ông chừng ba chục tuổi đang đứng dựa vào vách tường đốt điếu thuốc. Ông ta lỏ mắt ra nhìn tôi với một vẻ tò mò không che dấu. Nét mặt sáng sủa thanh tú và đôi mắt màu nâu của ông ta trông có vẻ như là người Âu châu, nhưng các phần còn lại trên người thì cũng rách rưới, bơ phờ như nhiều người Việt Nam khác. Tôi đứng ở gần cửa lắng nghe những con số được gọi ra từ bên trong.
"Ệ" Ngưòi đàn ông vẩy tay gọi tôi. "Cậu thuộc diện nào?"
"Xin lỗi tôi không hiểu?"
"Cậu tới đây làm gì?" Ông ta thay đổi câu hỏi.
"Tôi cũng không biết chắc." Tôi ngần ngừ tìm câu trả lời. "Nghe nói có một chương trình gọi là ỌD.P. Tôi tới đây để tìm hiểu thêm về chương trình đó."
"Tôi biết chương trình đó." Người đàn ông phà khói mịt mù. "Dành riêng cho đám con lai. Tôi đã nộp đơn cách đây sáu tháng, hôm nay trở lại coi tới đâu rồi. Tôi muốn biết coi hồ sơ đã gởi đi Hà Nội chưa."
Lòng tò mò nổi dậy, tôi hỏi:
"Xin có khó không?"
"Không hẳn là khó." Ông ta lắc đầu đáp. "Chỉ điền đơn rồi nộp cho họ. Cái phiền là thời gian chờ đời."
"Cảm ơn ông." Tôi nói.
Người đàn ông hít một hơi thuốc dài, rồi nói cùng với hơi khói thở ra:
"Này, nhìn bề ngoài cậu thấy tôi trông có giống con lính Mỹ không?"
"Tôi không biết. Ông có phải không?"
"Cũng không hoàn toàn phải." Ông ta đáp, tay gải gải cằm. "Ba tôi người Pháp. Tôi nghĩ là tôi có thể qua mặt họ được lúc phỏng vấn. Cậu có nghĩ như vậy không?"
"Tôi không biết, thưa ông. Nhưng xin chúc ông may mắn."
"Cảm ơn cậu." Ông ta nói. "Còn cậu, cậu có mang quà cáp gì cho ông phó giám đốc không?"
"Dạ không. Tôi không biết chuyện đó."
Người đàn ông gật đầu vẻ rành rỏi. "Không bắt buộc, nhưng cậu nên làm. Họ sẽ chuyển hồ sơ của cậu nhanh hơn." Ông ta dụi điếu thuốc vào vách tường bẩn rồi bước vào phòng đợi.
*
Cuộc gặp gở giữa tôi và ông phó giám đốc sở di trú hôm đó diễn ra ngắn ngủi và ngượng ngịu. Ông ta ngổi ườn người trên ghế trong căn phòng rộng lớn chất đầy những giỏ hoa và những gói quà. Sau lưng ông ta, qua khung cửa sổ, mặt biển xanh trải dài đẹp mắt. Ông ta chừng 40 mươi, mập phì. Chiếc cà vạt và cổ áo sơ mi trắng có vẻ siết quá chặt vào cổ làm cho khuôn mặt ông ta trông như một trái mận chín đỏ. Hai gò má nung núc thịt dồn lên làm cặp mắt ông ta híp lại, trông như hai vạch ngang trong các bộ chữ Tàu. Chân ông ta vẫn gác trên mặt bàn lúc tôi bước vào.
"Cậu cần gì đây?" Ông ta nói như hét trong tiếng ồn của sóng biển. Âm thanh dội đi dội lại trong phòng, làm tăng thêm vẻ uy hiếp của quyền lực.
Tôi cầm chặt tờ đơn trước ngực.
"Tôi đến đây để hỏi thăm về chương trình gọi là ỌD.P."
"Cậu cần đơn?" Ông ta chồm tới chồng đơn để trên bàn.
"Dạ không, thưa ông. Tôi đã nhận được đơn qua thư gởi đến nhà."
"Vậy thì điền vào."
"Dạ, điền rồi."
"Vậy thì đưa đây."
Tôi trao tập hồ sơ cho ông tạ Ông ta ngó tôi rồi chuyển ánh mắt sang cái núi quà trên sàn nhà, rồi quay lại tôi. Mấy giây chậm chạp trôi qua, và ông ta chấm dứt cuộc gặp gỡ bằng một tiếng thở dài. Ánh mắt ông ta trở nên lạnh lùng.
"Đây là biên nhận. Số hồ sơ của cậu là 315." Ông ta chìa cho tôi một mảnh giấy nhỏ, rồi quăng xấp hồ sơ của tôi nằm chồng lên những tập hồ sơ khác.
"Thưa ông, tôi phải chờ bao lâu?" Tôi hỏi.
"Tôi không biết, mà cũng không cần biết. Tôi hết trách nhiệm rồi.."