Sáng hôm sau thức dậy, tôi gập người vì cơn đau như cắt ở ngang thắt lưng. Ngay cả thở cũng làm cho đau. Tôi bò ra khỏi giường, lê từng bước, băng ngang qua phòng Ánh Nguyệt để về phía nhà tiểu. Ánh Nguyệt đang ngồi nhìn đờ đẫn vào bóng mình trong gương. Mỗi bước chân làm mắt tôi hoa lên với hàng ngàn tia sáng. Tôi không buồn khép cửa phòng lại.
Tiểu được nửa chừng tôi mới nhận ra là nước tiểu của mình toàn máu. Từng giòng máu đỏ tươi tuôn ra khỏi người tôi. Tôi hoảng sợ vội kéo quần lên, mặc cho máu thấm ra đầy quần và khập khểnh đi tìm mẹ. Bà đang ở trong phòng ngoại tôi với dì Đặng. Khi mẹ tôi kéo quần tôi xuống để khám, chẳng có gì bất thường ngoài những vết máu do tôi tiểu ra.
"Nó bị gì vậy?" Mẹ tôi òa khóc trong lo lắng. "Chị Đặng giúp dùm tôi."
Dì Đặng lắc đầu.
"Nó bị đánh dập bể một bộ phận nào trong người. Phải đưa nó đi bác sĩ."
"Tiền đâu mà đi bác sĩ." Mẹ tôi nói. "Hơn nữa, cái đám tập sự đó làm được gì. Chúng có biết gì đâu."
"Vậy thì đem nó tới ông thầy Tầu trị bệnh cho bà cụ, để coi ông ta nói sao." Dì Đặng đề nghị.
Ông thầy Tầu cho biết là một trái thận của tôi bị đấm trúng. Vì tôi còn trẻ và khỏe nên việc đó không để lại hậu quả về sau. Sau vài thang thuốc, tôi không còn tiểu ra máu nữa.
*
Một tuần sau, ông bà ngoại tôi từ bệnh viện trở về. Chân của bà tôi vẫn còn sưng vều lên và đầy mủ. Từ xa nhìn nó giống như một quả cà chín úng. Bà tôi ngồi dưới bóng một cây mít, lắng nghe chị Ánh Nguyệt đọc kinh Phật, trên đầu họ, xuyên qua cành lá, hơi nóng buổi chiều hừng hực phủ xuống. Màu da sạm nắng của họ bóng lên dưới ánh nắng mặt trời, và những bàn chân trần của họ vùi dưới cát nóng. Họ mê mẫn chú tâm vào những trang kinh Phật.
Mấy tháng vừa qua, sức khỏe của chị Ánh Nguyệt suy sụp rõ rệt. Sáng nào thức dậy chị cũng họ Rồi ra ngồi bên cạnh giếng nước, hai vai lún sâu giữa hai đầu gối, rán khạt cho hết đờm trong phổi ra. Một vài lần chị ho ra máu. Màu nâu sẫm trên má chị đã biến mất, thay vào đó bằng một màu tái nhợt như màu trái chanh ung. Chị trang điểm rất cẩn thận cố che dấu cái bề ngoài bệnh hoạn của mình. Lớp phấn dày trên mặt chị làm chị trông giống như một đào hát trước giờ ra sân khấu.
Chị chào ngay khi tôi bước ra vườn.
"Em Kiên, khỏe không?"
"Khỏe. Cảm ơn." Tôi đáp.
"Cái lưng em ra sao rồi?"
"Đỡ nhiều rồi. Cũng nhờ mấy thang thuốc tàu."
"Chị muốn lên chùa xin thuốc cho bệnh lao của chị. Em muốn đi chung với chị không? Biết đâu chừng các thầy có thuốc trị cái lưng của em. Hoặc là chúng ta sẽ cầu xin Phật tổ phù hộ cho bà ngoại."
"Được."
Tôi nhận lời chị Ánh Nguyệt chỉ vì tôi quý mến chị. Vì bệnh nặng, chị đã không thể gặp Tý Tòng trong mấy tuần quạ Tôi không còn dịp làm người canh chừng cho họ Ôm nhau tâm sự phía sau bụi hoa ngọc lan ở cuối con đường nữa.
Ngôi chùa nằm lưng chừng một ngọn núi, cách nhà chúng tôi khoảng 20 cây số. Dân chúng địa phương thường gọi là chùa Linh Sơn. Chùa mở cửa đón người bệnh khắp nơi đổ về. Xe đò chạy chừng hai chục phút, rồi phải mất hai chục phút nữa trèo lên ngọn núi. Từ mặt đất, có tất cả 142 bậc cấp được đục vào đá dẫn lên chính điện. Chị Ánh Nguyệt phải dừng lại nghĩ mệt nhiều lần, nhưng cuối cùng chúng tôi cũng lên tới nơi để nhập vào với đám đông khách thập phương đến viếng chùa.
Từ chánh điện có thể nhìn bao quát khắp thành phố và những khu phố lân cận. Sàn được lót bằng gạch bông màu xanh đậm, lâu ngày qua bao nhiêu cọ xát của những người đến lễ bái đã biến nó thành như một mặt đại đương phản chiếu ánh mặt trời. Một tòa sen thật vĩ đại với những cánh sen được chạm trổ bằng đá hoa cương nằm ngay giữa sân, chân là một trụ hình bát giác, tám mặt khắc tám bức tranh tả cảnh địa ngục. Phía trên những cánh sen là tượng Phật tổ, cao bốn từng, được khắc bằng đá hoa cương trắng, hai tay ngài đặt ngay ngắn trên đùi, hai mắt khép lại, đang ngồi trầm tư với vẻ mặt an bình thư thái. Có lời đồn rằng con mắt thứ ba của ngài vốn được làm bằng ngọc bích đã bị thất lạc hoặc bị ăn cắp mất. Người ta gắn thế vào chỗ lõm trên trán ngài một bóng đèn màu xanh, tỏa ánh sáng lên khuôn mặt từ bi của ngài làm cho ngôi chùa tuy đầy khách đến thăm viếng hàng ngày nhưng vẫn giữ được vẻ tôn nghiêm, trật tự.
Mái ngói đỏ và những cây cột bằng đồng phía sau tượng Phật trông cũng đẹp đẽ và cổ kính như ngọn núi nơi có ngôi chùa. Mỗi người khách được phép dâng một lời cầu nguyện bên trong căn phòng rộng nghi ngút khói hương. Bàn thờ đặt ở cuối phòng, được trang hoàng bằng những tượng Phật nhiều cỡ dạng khác nhau, hầu hết được che phủ bằng một chiếc lá bằng vàng, hoặc bằng đồng mạ vàng. Giữa phòng là một chiếc lư hương lớn. Các vị sư mặc áo cà sa màu vàng đang ngồi thiền dọc theo hai bên căn phòng.
Từ trên núi cao, nước suối chảy xô vào những tảng đá rồi luồn vào bên trong chùa xuyên qua mái ngói, lượn vòng phía sau bàn thờ trước khi đổ vào con suối bên dưới. Hơi nước bốc lên làm cho ngôi chùa mát mẻ quanh năm.
Bên hông chùa, một con đường nhỏ lót gạch dẫn đến nơi phát thuốc của các vị sự Cuối con đường là một cái chòi nhỏ cất trong rừng tre dùng làm nơi khám bệnh. Chị Ánh Nguyệt nhận tấm thẻ do một ni cô đứng ở cửa phát cho rồi chúng tôi cùng bước vào phòng đợi.
Sau khi chị nhận được ba gói nhỏ thuốc nam, chúng tôi trở lại ngôi chính điện. Thành phố có vẻ nhỏ bé dưới những bước chân của chúng tôi.
"Lúc ở trong chùa em cầu gì vậy?" Chị hỏi tôi.
"Em cầu nguyện cho ngoại, hy vọng ngoại chóng bình phục. Rồi em cầu xin đức Phật về ba em."
"Em cầu vị Phật nào? Nhưng mà, như vậy là tới hai điều cầu đó Kiên."
Tôi thở ra.
"Em biết. Nhưng em cầu xin vị Phật lớn nhất ngồi ở giữa, cái tượng có nhiều tay đó. Em hy vọng là vị Phật đó có thể cho em thêm một điều ước."
"Dĩ nhiên rồi, vị Phật bách thủ bách nhãn đó rất linh thiêng" Chị tằng hắng. "Ngài có thể cho em những gì em cầu xin. Em hỏi gì về ba em?"
"Em hỏi ba em là ai, ba em có nghĩ tới em không, hoặc ổng có biết là có em trên cõi đời này không."
Chị Ánh Nguyệt nhướng mắt:
"Khó há! Nếu em không có câu trả lời thì sao?"
"Thì em sẽ tiếp tục cầu xin mỗi lần đến đây cho đến khi nào có kết quả mới thôi."
"Tại sao em muốn biết về ba em, Kiên?
Tôi đáp không suy nghĩ:
"Em chán sống ở đây. Em muốn một ngày nào đó ba em sẽ đưa em về Mỹ."
Chị Ánh Nguyệt bắt đầu cất tiếng hát. Giữa buổi trưa nóng bức, tiếng hát của chị nghe như những lời khóc than.
"Chuyện của chị với anh Tý Tòng ra sao?" Tôi hỏi, cố ý muốn cho chị ngưng bài hát sầu thảm. "Chừng nào anh chị mới gặp nhau nữa?"
"Chị không biết." Chị đáp. "Chắc vài ba năm nếu chị có cái may mắn đó. Ảnh bị bắt đi nghĩa vụ quân sự bên Cam Bu Chia. Cuối tháng này sẽ đị"
"Vậy sao?" Tôi ngồi thẳng dậy nhìn chị. Cái hình ảnh anh Tý Tòng trong bộ đồ bộ đội thật ngoài sự tưởng tượng của tôi. "Nhưng hôm nay là ngày cuối tháng mà."
"Đúng rồi. Chiều nay ảnh sẽ đị"
Tôi nhìn chị nghi ngờ:
"Vậy sao chị không ở nhà chia tay với ảnh?"
Chị không trả lời.
Đột nhiên tôi hiểu ra.
"Chị không phải tới đây để xin thuốc. Chị tới đây để cầu xin đức Phật che chở cho ảnh, phải vậy không?"
Chị gật đầu: "Ừ, nhưng có một chút khác biệt. Ảnh không đi Cam Bu Chiạ"
"Sao vậy?"
"Ảnh vượt biển. Chị cầu nguyện cho ảnh trốn đi trót lọt bình yên."
"Không phải."
"Phải. Bây giờ đã khá trễ rồi. Có lẽ ảnh đã ra đi. Thôi mình về." Chị đứng dậy rời băng ghế.
Tôi chìa tay ra và chị nắm chặt lấy. "Chị đừng lo, lần tới em sẽ cầu nguyện cho sức khỏe của chị."
Chị mỉm cười, nghiêng người đặt một cái hôn vội lên má tôi bằng đôi môi lạnh lẻo của chị.
"Cảm ơn cưng. Nhưng nếu em cầu xin cho chị thì ai sẽ hỏi đức Phật về ba em cho em?"
Tôi nhún vai: "Chuyện đó gát lại. Chị là người bạn duy nhất của em trong căn nhà đó. Em muốn chị lành bệnh."
*
Sau này, Duy cho tôi biết Tý Tòng đến được Tân Gia Ba vào đúng cái buổi chiều chúng tôi ngồi ở chùa Linh Sơn. Mẹ anh đã đút lót cho đám quan chức trong khu vực để anh có thể trốn đi. Một tháng sau chị Ánh Nguyệt nhận được lá thư của anh, đóng dấu bưu điện Tân Gia Bạ Đó là lá thư duy nhất chị nhận được từ anh Tý Tòng.