Tháng 5, 1981Hai tháng đã trôi qua, phía sau những hàng kẻm gai, người tôi tàn tạ dần đi. Vũ trụ như không còn hiện hữu. Đêm đêm trên chiếc chiếu, trước khi ngũ tôi dùng than vạch một đường trên vách tường. Vết gạch càng dày, hy vọng của tôi càng tàn lụi. Một cách từ từ nhưng chắc chắn, bộ dạng tôi là hình ảnh của một thằng tù tiêu biểu. Đứng thành hàng với mọi người, đầu gục, hai vai rũ xuống, và một cái gì đó đang chết dần trong tôi.
Sáng ngày 15 tháng 5, ba ngày sau ngày sinh nhật của tôi, trẻ con bị giữ lại trong nhà ăn tập thể như thường lệ. Bên ngoài, tên giám thị đứng trên chiếc ghế, mắt nhìn vào cuốn sổ mỏng. Tù nhân đứng thành hàng một, dáng điệu mệt mỏi bơ phờ, bất động. Tuy nhiên, phía sau cái nhìn trơ trơ trống vắng đó, hình như vẫn có một tia hy vọng nhen nhúm.
Tên giám thị nhẩn nha đọc từng tên một danh sách những người đến thăm nuôi. Đứng bên cạnh cửa sổ nhỏ, chen lấn với những đứa trẻ khác, tôi nghe tên mẹ tôi được đọc lên. Tôi như cảm nhận được sự hiện diện của bà. Mẹ tôi đang ở đâu đó bên ngoài chiếc cổng rỉ sét, giữa đám người nôn nóng được gặp mặt người thân yêu. Mùi thịt sấy, xôi, cà ri bay đầy trong không khí. Tôi nghe được cả tiếng nồi xoong va chạm nhau, và tiếng lửa cháy lách tách họ đốt lên để sưởi ấm.
Tên giám thị nói với một giọng dễ dải hiếm có: "Những người tôi mới vừa gọi tên có thân nhân đến thăm. Chờ ở phòng, chúng tôi sẽ đến đưa đi. Những người còn lại đi làm việc."
Sau khi được thông báo, trẻ con vẫn ở lại nhà ăn tập thể, còn người lớn thì trở về phòng giam. Mười giờ, cổng trại mở ra và khách thăm nuôi ùa vào, với những bao xách nặng nề trên taỵ Trước những cặp mắt canh chừng gắt gao của vệ binh, sự di chuyển của thân nhân đến thăm nuôi bị hạn chế khi họ tiến vào bên trong trại giam. Cửa sổ nơi tôi đứng nằm xéo với cổng trại nên tôi không thấy được bóng mẹ tôi. Nhưng chắc mẹ tôi ở đâu đó trong đám người nhộn nhịp kia. Tôi không biết mình có chịu đựng nỗi với sự thất vọng không nếu hôm đó mẹ tôi không đến.
Đến 12 giờ rưỡi, tiếng còi trong phòng giám thị vang lên lanh lảnh. Chúng tôi chạy ùa ra khỏi phòng xếp thành hàng một, nôn nóng chờ đến lượt mình. Năm chục thước bên dưới chòi canh, đối diện với khu phế thải là nhà thăm nuôi làm bằng gạch, cột bằng xi măng, lợp ngói đỏ vừa mới được dựng lên. Người ta chen lấn, xô đẩy nhau trong một diện tích nhỏ hẹp đó để tìm thân nhân. Tiếng động và sự Ồn ào náo nhiệt chung quanh như biến mất khi tôi nhận ra khuôn mặt mẹ tôi. Bà ngồi ở cuối dãy ghế gỗ của hàng ghế thứ hai gần chót, bên cạnh một nhóm người thăm nuôi. Đây là lần đầu tiên sau nhiều năm tôi thấy mẹ tôi trang điểm kỹ lưỡng. Mái tóc muối tiêu được cột túm ra sau; đôi môi đầy đặn được tô một lớp son mỏng; làn da xanh xao và thô nhám vì tuổi tác được che dấu dưới một lớp phấn. Tuy nhiên, việc trang điểm đó của mẹ tôi không làm tôi cảm thấy xa cách bà như trước đây. Bây giờ nó làm cho bà trông dịu dàng hơn và kéo tôi chạy đến. Mẹ tôi vẫn ngồi yên khi trông thấy tôi. Đôi mắt có kẽ những vết than trang điểm của mẹ tôi mọng đầy nước mắt.
Tôi quỳ xuống đất ngay trước mặt bà. Mẹ tôi ôm lấy đầu tôi, ngực tôi tựa vào hai đầu gối của bà. Nước mắt tôi trào ra chảy qua kẻ ngón tay rơi trên đùi mẹ tôi, nhưng tôi không màng. Đã lâu rồi tôi chưa được khóc công khai trước mặt mọi người và nỗi khổ đau của tôi to lớn quá. Mẹ tôi đu đưa tôi trong vòng ôm của bà như ngày tôi còn bé. Và giọng bà dịu dàng thì thầm bên tai tôi bài hát "Chúc Mùng Sinh Nhật".
Bà hôn lên má tôi, nước mắt bà nhỏ từng giọt xuống cổ tôi. Tôi cảm thấy thật hân hoan, như vừa được phục sinh.
"Con xin lỗi mẹ. Dì Đặng chết rồi." Tôi nói.
Mẹ tôi gật đầu. "Mẹ biết rồi. Mẹ nghe tin đó cách nay vài tháng. Ba ngày sau khi con bị bắt, mấy người đánh cá tìm thấy xác dì trôi tấp vào bờ biển Cam Ranh. Ba má dì từ Sài Gòn ra chôn cất."
Bà ngừng lại, vói lấy chiếc xách taỵ "Thôi nói chuyện khác đị" Mẹ tôi tiếp. "Mẹ không muốn nghĩ tới những chuyện buồn nữa. Mẹ có quà sinh nhật cho con đây."
"Thôi mẹ, con không muốn quà đâu. Con không được phép cất giữ gì hết ngoài một ít thức ăn."
Mắt mẹ tôi sáng lên:
"Mẹ biết con sẽ thích món quà này."
Mẹ tôi lôi ra một tờ giấy mỏng và trao nó cho tôi. "Qùa của con đây. Con đã được trả tự dọ Mẹ đến đây để đứa con về. Khi nào con sẳn sàng thì chúng ta đi ngaỵ"
Tôi bật khóc vì sung sướng, nhưng sự mừng rỡ của tôi biến mất khi chợt nhìn thấy người vệ binh đứng canh ngoài cổng trại. Tôi hỏi:
"Họ có cho con về không?"
"Con đừng lọ" Mẹ tôi trấn an. "Mẹ đã báo cho giám thị biết rồi. Tờ giấy tha này do đích thân phó tỉnh ủy Nha Trang ký. Không ai dám giữ con lại đâu."
Bà mở bọc, bày lên đùi mấy gói đồ ăn và ra dấu cho tôi ăn. Chưa mở ra tôi cũng đã ngửi được mùi xôi nếp cùng với mùi gà chiên gừng gói trong lớp lá chuối, và món thịt bò nướng lá lốt tôi rất thích. Tôi thanh toán mấy món ăn thật nhanh chóng rồi ngước lên nhìn mẹ:
"Có chuyện này mẹ cần phải biết."
Bà nhìn tôi dò hỏi. Tôi đứng dậy nhìn xuyên qua khung cửa sổ. Bên kia khoảng sân trống, một bóng người đang đứng vịn vào hàng rào nhìn tôi. Ánh nắng mặt trời gay gắt phủ lên người, nhưng ông ta đứng yên không động đậy.
Tôi chỉ vào ông ta, nói: "Ông Lâm đó mẹ. Ổng ở đây sáu năm rồi."
Mẹ tôi thản nhiên gật đầu, có vẻ như cái tin đó không có gì đáng ngạc nhiên.
"Con có nói chuyện với ông ta chưa?"
"Sơ sợ Ổng nói là mẹ chịu trách nhiệm về việc ông ta bị nhốt ở đây."
"Vậy hả." Bà cắn môi. "Mẹ nghĩ hắn và mẹ cần phải nói một lần cho xong."
Bà nhìn khăp mặt tôi với vẻ lo lắng. "Con nghe mẹ nói đây." Bà tiếp. "Dù biết hay không thì bây giờ con cũng đã lớn rồi. Mẹ tin là con có thể nghe những chuyện mà mẹ sắp sửa nói với ông tạ Mẹ muốn con đi với mẹ, lắng nghe nhưng đừng nói gì cả. Cũng không dễ dàng đâu, nhưng đã có mẹ bên cạnh. Thôi mình đi gặp ông tạ"
Mẹ tôi mở cái bao thứ hai lấy ra một chai rượu. Bỏ tất cả mọi thứ trên nền nhà, mẹ tôi cầm chai rượu tiến về phía tên giám thị. Bà cười với hắn: "Thưa ông, xin ông giúp tôi một việc. Chai rượu này để tỏ lòng biết ơn về chút việc ông sắp giúp tôi, xin ông nhận chọ Tôi muốn nói chuyện với người đàn ông kia một lát. Tôi quen biết với thân nhân của ông ta và họ có nhắn mấy lời."
Tên giám thị nhe hàm răng ám khói ra cười. Đôi mày rậm của ông ta nhướng lên sau làn kính đen. Ông ta hỏi: "Nhắn gì?"
Ngón tay mẹ tôi khều nhẹ cái nhãn trên chai rượu: "Cũng chẳng có gì nhiều. Gia đình ông ta muốn biết coi ông ta có khỏe không vậy thôi."
Tên giám thị thò tay nắm lấy chai rượu:
"Năm phút thôi. Bắt đầu từ bây giờ."
Mẹ tôi nắm tay tôi kéo đi.
"Ê... " Tên giám thị kêu giật lại.
"Dạ, thưa ông... "
"Chị trông sang lắm."
"Dạ cám ơn ông." Mẹ tôi nói.
Tên giám thị gật đầu. "Tôi nói thật đó. Nếu tôi không thấy chị với thằng con lai, tôi không bao giờ có thể nghĩ là chị đã từng làm đĩ ngũ với bọn ngoại quốc bẩn thỉu. Nhưng thật là sang lắm."
Mẹ tôi nuốt nước miếng, bước vội qua sân. Ông Lâm đứng bất động, dán mắt vào chúng tôi. Những đốt ngón tay trên bàn tay đang níu lấy hàng rào của ông trắng bệt ra. Chúng tôi dừng lại trước mặt ông ta chừng ba thước.
Mẹ tôi phá tan sự im lặng:
"Ông Lâm, khỏe không?"
"ĐM con đĩ thúi."
Mẹ tôi phá ra cười. Vòng tay bà siết chặt lấy tôi. "Ông chỉ có bao nhiêu đó để nói thôi à? Năm sáu năm không gặp tôi, ông không có gì để hỏi hả?. Hỏi đi, nếu không, tôi về."
Ông ta hít một hơi dài, liếc nhìn mẹ tôi:
"Tại sao mày đẩy tao vô đây?"
"Ồ, có nhiều lý do lắm: ông là người cha không ra gì, ông làm nhục giòng họ nhà tôi, ông xài tiền của tôi... "
"Mày nói thực đi, chuyện gì?" Ông ta thò tay túm lấy đáy quần. "Có phải tại tao có con c. còn mày không có?"
Mẹ tôi chồm sát vào hàng rào, hơi thở phà vào mặt ông ta: "Thằng điếm, tao đuổi mày đi vì mày làm hại con trai tao. Tao là mẹ, tao phải trả thù."
"Sao... ?" Ông ta lùi lại, nhìn sang tôi. "Làm sao mày biết? Nó nói cho mày biết hả?"
"Đúng vậy." Mẹ tôi gật, tay vuốt ve đầu tôi. Nét buồn hiện trên mặt, bà tiếp, "Một cách nào đó, coi như nó nói. Phần lớn là do thái độ của nó. Từ một đứa trẻ vô tư vui vẻ, nó biến ra sợ hãi hoảng hốt khi thấy bóng dáng mày. Con Loan cũng có phản ứng y như thế. Mày giỏi lắm. Khi mày ra tay hủy hoại những người thân yêu của tao thì mày làm xuất sắc lắm."
"Vô lý." Ông ta lầm bầm.
"Dĩ nhiên là còn nữa." Mẹ tôi tiếp. "Tao vốn là người cẩn thận. Tao không khi nào ra tay trả thù khi chưa có đủ chứng cớ. Đó là những cơn mơ khủng khiếp hàng đêm của nó." Nước mắt hòa với son phấn chảy dài trên mặt mẹ tôi. "Tao ngồi bên mép giường, trông cảnh nó chịu đựng đau đớn trong khi bụng đang mang thai đứa con của mày. Nó gọi tên mày. Tao hỏi thì trong giấc ngủ nó kể hết những việc bẩn thỉu mày đã làm cho nó. Tao phải làm sao? Tao không thể ngồi mà chờ thượng đế trả thù dùm. Bằng mọi cách, tao phải chấm dứt cơn ác mộng đó."
Mẹ tôi quay mặt đi, chùi nước nước mắt bằng mu bàn tay.
"Ở lại nhé. Ở lại màrũ xương trong địa ngục."
"Đợi chút." Ông ta gọi giật mẹ tôi lại.
Mẹ tôi dừng bước chờ.
"Làm sao mày làm được chuyện đó?" Ông ta hỏi. "Mày làm cách nào xúi chúng bắt tao?"
Mẹ tôi thở dài quay sang đối diện với ông tạ "Tao báo cho ông Trần biết về chuyện mày và con Loan, mày hiếp nó cách nào, nó phá thai ra sao. Tao tả đầy đủ lắm, đầy đủ đến nỗi khi tao kể xong thì hắn muốn giết mày ngaỵ Nhưng tao nghĩ chết ngay thỉ hóa ra sướng cho mày quá. Theo tao thì mày phải vào tù, cho nên tao tìm một con bài khác. Con bài đó là ông Quy Bá. Cả hai ông thủ trưởng cộng thêm tao nữa thì mày chạy đâu cho thoát."
"Con đĩ thúi." Ông ta hét lên, nhổ một bãi nước miếng. "Mày giết con tao. Tao làm những chuyện đó là để trả đủa mày thôi. Mày không có lý do để đẩy tao vô đây."
"Mày cứ lôi cái chuyện đứa con của con Loan ra mà nói trong khi mày có chăm sóc yêu thương gì con Bé Tí, con gái của mày đâu. Mày thực sự muốn tao tin là mày quan tâm tới người khác chớ không phải chỉ nghĩ đến bản thân mày thôi hả?"
Ông Lâm lặng thinh không đáp.
Mẹ tôi tiếp: "Tao sẽ đưa thằng con tao ra khỏi đây. Vài giờ nữa thì mẹ con tao sẽ được tự dọ Những vết thương mày gây ra cho mẹ con tao rồi nó sẽ lành lại theo ngày tháng. Nhưng còn mày, mày phải ở đây cho đến chết, như một con chó hoang. Và mày nên nhớ là sẽ không ai nhớ tới mày đâu."
Mẹ tôi quay sang tôi. Đôi mắt màu hẹt dẻ mà lần đầu tiên tôi không còn thấy bao phủ một bí mật nào." Bây giờ thì con biết hết cả rồi đó." Mẹ tôi nói. "Bây giờ con hiểu tại sao mẹ làm quen với ông Quy Bá rồi phải không? Cái đó gọi là trả thù. Và sự trả thù nào cũng có cái giá của nó. Mẹ đến với ông Quy Bá mỗi khi mẹ cần giúp đỡ. Ông ta nghĩ là ông ta lợi dụng mẹ, nhưng thật sự là mẹ lợi dụng ông tạ Mẹ làm vậy mục đích là để đưa tên Lâm vào tù, và nhất là để mua tự do cho con. Con muốn phê phán sao về mẹ thì tùy con, nhưng con phải thông cảm cho mẹ về những chuyện mẹ đã làm. Mẹ vẫn biết những chuyện mẹ làm là không nên. Nhưng vì sự an nguy của con và của các em con, mẹ cũng sẽ tiếp tục làm như vậy nếu tình thế bắt buộc. Một ngày nào đó, mẹ hy vọng con sẽ giải thích cho em gái con hiểu."
"Có phải ông Quy Bá bắt ông Lâm không mẹ?"
"Phải."
"Mẹ làm cách nào để ổng chịu nghe lời mẹ?"
Bà vò đầu tôi, nói: "Bí quyết là ở nụ cười, con à."
Mẹ tôi nắm tay tôi dắt về khu thăm nuôi để lấy những vật tùy thân, rồi cùng nhau bước ra khỏi trại, nơi có chiếc xe hàng đang chờ dưới ánh nắng mặt trời. Hai giờ sau đó, chúng tôi ròi trại PK34.