Đêm nuốt phủ lấy chúng tôi lẹ làng như một trò ảo thuật. Trong nhà không có điện. Đúng ra là cả thành phố chìm trong bóng tối. Vú Loan từ trên lầu đi xuống cầm cây đèn cầy trong taỵ Bóng chị nhảy múa trên vách khi chị đi ngang qua căn hầm.
Vú Loan làm bữa cơm chiều với gà xào măng và cải chiên. Bà ngoại tôi từ chối không chịu dùng cơm chung với chúng tôi mà chỉ nằm bất động trên tấm nệm, người phủ một tấm drap mỏng. Ông ngoại tôi ăn uống một cách khó khăn dường như những món ăn chẳng có chút hương vị nào. Những người còn lại ăn vội vả trong im lặng. Đến phần điểm tâm, vú Loan dọn ra món bánh chuối, một món ăn rất phổ thông của người Việt, chỉ tiếc là thiếu nước cốt dừa để tăng thêm mùi vị. Dù sao, hai anh em tôi vẫn thích lắm.
Sau bữa cơm chiều mẹ tôi rút vào nhà tắm, còn vú Loan thì lên nhà bếp ở lầu trên. Khi mẹ tôi trở ra, người bà trông xanh hơn và có vẻ bồn chồn lo lắng hơn thường lệ. Bà ngồi ở đầu giường miệng cắn những chiếc móng tay với vẻ ưu tư, trong khi chúng tôi dè dặt tiến đến gần bà. Trông thấy chúng tôi, mẹ tôi mỉm cười giơ tay kéo em tôi ngồi vào lòng bà, tay xoa mớ tóc mới nhuộm đen của nó với vẻ mơ màng.
Bà ngoại tôi quay sang đối diện với chúng tôi:
"Uống bao nhiêu viên?" Ngoại tôi hỏi, không nhắm thẳng vào ai.
"Cả ba viên."
"Trời đất ơi!" Bà ngoại tôi kêu lên.
Thằng em tôi đưa tay nâng cằm mẹ tôi lên để bà chú ý tới nó và hỏi:
"Mẹ!"
"Gì đó con?"
"Chừng nào con có thể ra ngoài chơi được hả mẹ?"
"Không bao lâu nữa đâu con."
Em tôi hỏi tiếp:
"Mẹ khỏe không?"
"Mẹ khỏe. Còn con sao?"
"Con cũng khỏe. Cảm ơn mẹ đã hỏi."
Nó trả lời dịu dàng. Một lát sau nó lại hỏi với một giọng đầy hy vọng:
"Con ngủ với mẹ tối nay được không? Con không muốn ngủ một mình."
"Được! Nếu con muốn. Nhưng tại sao? Giường con cách giường mẹ có mấy bước thôi mà."
"Con không biết. Nhiều lúc nửa đêm thức dậy con thấy sợ. Con ngủ bên mẹ được không mẹ?"
"Con muốn sao cũng được." Mẹ tôi nói bằng một giọng đều đều, mắt nhắm lại như đang ngủ.
"Còn anh?" Em tôi hỏi. "Anh Kiên có muốn ngủ chung với mẹ và em không?" Rồi nó quay sang mẹ tôi: "Anh Kiên ngủ chung với mình được không mẹ?" Nó nhìn vào mắt tôi trong khi chờ sự chấp thuận của mẹ tôi.
"Được nếu nó muốn." Mẹ tôi trả lời vẻ lơ là.
"Anh muốn chứ! Phải không anh Kiên?"
Tôi gật đầu. Thực sự tôi rất sợ ngủ một mình, để nửa đêm thức dậy, trong bóng tối nằm nghĩ về những chuyện không đâu.
Tôi và em Jimmy, mỗi đứa nằm một bên mẹ tôi trên tấm nệm của bà. Tôi quàng tay ngang qua bụng mẹ tôi, nhìn bầu trời đêm bên ngoài của sổ và hai mẹ con cùng chìm dần vào giấc ngủ. Bên cạnh, cây đèn cầy được cắm trên mặt đất vẫn còn leo lét cháy, ánh sáng nhảy múa trên vách hầm tạo thành nhiều hình thù kỳ dị giống như hình ảnh những thiên thần tôi vẫn thấy trong các cuốn sách mà các Dì phước vẫn thường cho coi vào các buổi học ngày chủ nhật.
Khoảng bốn giờ sáng, tôi giật mình thức giấc vì tiếng kêu la quằn quại. Tôi nhỏm dậy, nhìn quanh tìm mẹ tôi trong căn hầm tối đen. Chút ánh sáng duy nhất tôi thấy được một tia sáng xuyên qua kẻ hở cánh cửa phòng tắm. Đứa em trai tôi vẫn nằm ngủ bên cạnh, nằm nghiêng qua một bên người cuộn lại, hai đầu gối đụng vào cằm. Nó đang bú taỵ Tôi ngó dáo dác tìm mẹ tôi trong nỗi lo âu. Lúc tôi sắp khóc thì ông ngoại tôi hiện ra bên cạnh. Vòng tay ôm của ông làm tôi bình tỉnh lại. Trong đêm tối, hơi thở ông thơm mùi kẹo Jolly Rancher.
"Đừng khóc, cháu." Ngoại tôi thì thầm vào tai tôi. "Mẹ cháu không sao đâu. Có ông đây, cháu ngủ lại đị"
"Mẹ cháu bị gì vậy ngoại?" Tôi hỏi.
"Mẹ cháu bị đau bụng."
Tiếng la đau đớn của mẹ tôi từ phòng tắm vang ra như muốn xé rách căn hầm. Tôi nghe tiếng rồ rồ như tiếng nước xối trên nền xi măng. Rồi tiếng vật gì rơi xuống. Thằng em trai tôi cựa mình, mở mắt ra nhìn và nhận ra là mẹ tôi không có bên cạnh. Ông ngoại tôi ôm nó vào lòng dỗ dành như ông đã làm với tôi trong mấy phút trước. Trong vòng tay ôm của ngoại, hai anh em tôi lắng nghe tiếng kêu la, rên rỉ của mẹ tôi vọng ra từ phòng tắm.
Rồi tôi nghe tiếng bà ngoại tôi vang lên, đầy lo lắng:
"Không làm sao cầm máu được. Loan, con có cách gì không?"
"Để bà chủ nằm xuống, đứng sẽ chảy máu nhiều hơn." Loan đáp.
"Tôi không nằm được. Đau quá!" Tiếng mẹ tôi vang lên.
Thêm nhiều tiếng như tiếng nước phun ra, rồi vật gì đó chạm xuống nền nhà.
Ông ngoại tôi kêu vọng xuống với vẻ lo lắng:
"Chuyện gì vậy? Con nó có sao không bà? Có cần tôi giúp gì không?"
"Không, ông trông chừng mấy đứa nhỏ. Ở đây tôi lo được. Chỉ rán làm sao cho máu đừng chảy nữa."
"Sao kéo dài lâu quá vậy. Tôi đi kêu bác sĩ bây giờ đây." Ngoại tôi nói.
"Cái gì?" Bà ngoại tôi hỏi lại, thở hổn hển. "Ông điên rồi sao? Đang giờ giới nghiêm ông ra ngoài cho bị bắn chết hả? Ông cứ ở đó canh chừng giùm mấy đứa nhỏ."
"Trời ơi!" Vú Loan la lên.
"Chuyện gì vậy?" Bà ngoại tôi hỏi.
"Bụng con quặn lên, bắt đầu đau. Có lẽ đến lượt con rồi. Xin bà giúp con." Vú Loan nói.
Cánh cửa phòng tắm bật mở và bà tôi thò đầu ra ngoài. Dưới ánh nến, bàn tay ngoại tôi dính đầy máu.
"Ông giúp đưa dùm con nó ra ngoài." Bà tôi nói với ông ngoại tôi.
Ngoại tôi đứng dậy bước khập khểnh về phía phòng tắm không mang theo cây gậy chống. Một lát sau ông trở ra, đi thụt lùi về phía chúng tôi, hai tay ôm đầu mẹ tôi, bà ngoại tôi theo sau đỡ ngang lưng mẹ tôi. Thân thể mẹ tôi được quấn trong chiếc khăn trắng thấm đầy máu. Hai người đặt mẹ tôi nằm lên chiếc nệm đối diện. Bà co người lại như cái bào thai nằm trong bụng mẹ. Bà ngoại tôi vội vả trở vào phòng tắm để giúp vú Loan.
"Mẹ, mẹ, mẹ có sao không mẹ?" Em tôi hỏi. Mùi máu tanh làm hai anh em tôi chóng mặt.
Mẹ tôi không nói gì. Hai tay ôm lấy đầu, hai đầu gối co lên che ngang bụng. Ông tôi đứng bên cạnh giường.
"Con thấy thế nào?" Ngoại tôi hỏi.
Mẹ tôi không trả lời. Ngoại tôi lại hỏi với vẻ nôn nóng:
"Con thấy đỡ chưa? Nói cho ba biết."
Hai tay vẫn ôm đầu, mẹ tôi trả lời:
"Bớt ra máu rồi nhưng cái thai vẫn còn trong bụng."
"Ba biết rồi. Rán nghỉ ngơi đi, đừng lo lắng qua về chuyện đó. Để ngày mai đi khám bác sĩ coi sao."
"Chắc phải vậy." Mẹ tôi đáp.
Trong phòng tắm, bà ngoại tôi và vú Loan loay hoay thêm một tiếng đồng hồ nữa. Vú Loan không la hét trong đau đớn như mẹ tôi, chỉ thỉnh thoảng nghe chị lẩm bẩm và thở hổn hển rồi là tiếng nước dội trong bồn tiểu. Mẹ tôi nằm bất động trên tấm nệm suốt đêm hôm đó. Đêm tàn dần và cơn đau của mẹ tôi cũng giảm theo. Thân thể bà run nhẹ dưới tấm chăn mỏng, và máu vẫn tiếp tục rỉ ra dưới mình bà. Cuối cùng khi tia nắng đầu ngày nhảy múa trên chiếc nệm mẹ tôi nằm, tiếng mẹ tôi vẻ hoảng hốt:
"Thuốc không có kết quả." Mẹ tôi khóc rống lên. "Cái thai vẫn còn. Nó mới vừa đạp."
Tôi trông thấy nét mặt ông ngoại tôi giản ra. Bà ngoại tôi quỳ xuống đất cảm tạ trời đất. Mẹ tôi lại hét lên. Bà nắm tay lại đấm vào bụng mình:
"Tại sao như vậy?" Mẹ tôi chửi toáng lên. "Cái mụ già quỷ sứ bán thuốc dõm. Tại sao? Tại sao?" Mẹ tôi tiếp tục đấm vào bụng mình, gào lên với cái thai: "Sao mày không chịu hiểu là tao không muốn mày. Sao mày không chết đi cho tao nhờ."
Hai anh em tôi ngồi im nhìn, không dám thốt một lời.
Suốt mấy ngày sau đó, mẹ tôi chỉ nằm trên giường. Cuối cùng, đến ngày thứ tư thì mấy người cộng sản đến gỏ cửa.
Trong nhà, mọi người sợ hãi ôm lấy nhau, nín thở nhìn ông ngoại tôi khập khểnh leo lên tầng trên mở cửa. Chúng tôi lắng nghe tiếng bước chân những người cộng sản băng ngang phòng khách. Chúng tôi nghe tiếng ông tôi trả lời những điều họ tra hỏi, và cái cách họ nói chuyện với nhau bằng một giọng bắc rặt nghe thật lạ tai. Lát sau họ mời tất cả chúng lên lên tầng trên. Bà ngoại tôi lên trước, tay vẫn cầm xâu chuổi như một tấm bùa hộ thân. Vú Loan dìu mẹ tôi. Sau cùng là hai anh em tôi.
Khi chúng tôi lên hết tầng trên rồi, mẹ tôi ngồi vào một chiếc ghế trong lúc những người đàn ông lạ ngừng cuộc nói chuyện ngó chúng tôi lom lom. Quần áo họ nhàu nát, cũ kỷ và bạc màu. Người lớn tuổi nhất, khoảng 40, tóc muối tiêu, chỉ ngón tay cáu bẩn về phía chúng tôi:
Ông ta nói lớn với ngoại tôi:
"Còn ai dưới đó không? Tất cả đã lên hết chưa?"
"Không còn ai, tất cả đã lên hết, thưa ông."
"Các đồng chí khẩn trương đi kiểm tra xem ông ta có khai thực không." Ông ta ra lệnh cho thuộc cấp, rồi quay sang chúng tôi hỏi tiếp: "Tại sao các người trốn dưới đó mà không chịu ra ngoài chào mừng vận hội mới của tổ quốc. Các người trốn tránh cái gì hả?"
"Chúng tôi chỉ là một đám đàn bà, con nít và những người già cả. Chúng tôi không biết chuyện gì xảy ra. Xin ông tha lỗi cho chúng tôi." Ngoại tôi trả lời.
Ông ta lắc đầu. "Lý do nghe không được. Lúc này là lúc để ăn mừng chứ không phải để lẫn trốn." Ông ta đảo mắt nhìn vào mặt từng người chúng tôi. "Nhà này của ông?"
"Dạ không phải. Chúng tôi chỉ thuê lại."
"Chủ nhà hiện giờ ở đâu?"
"Tôi không biết, thưa ông. Trước đây ông ta ở dưới Chợ Lớn, nhưng mấy ngày qua có nhiều thay đổi quá nên chúng tôi cũng không dám chắc."
"Vẫn còn nhiều thay đổi trong những ngày sắp tới. Chúng tôi đang tiến hành công tác tiêu diệt chủ nghĩa tư bản tại miền Nam. Nhưng các người báo cáo cho tôi biết nếu không phải là nhà của các người thì sao các người lại ở đây? Các người từ đâu tới? Có phải là bọn phản động chạy trốn cách mạng không?"
Ngoại tôi nuốt nước bọt trước khi trả lời:
"Dạ thưa ông. Chúng tôi từ thành phố Nha Trang vào. Chúng tôi không chạy trốn. Chúng tôi vào đây vì có lý do riêng. Thưa ông chỉ huy, đây là con gái tôi. Nó đang mang thai, mà vì trước đây nó sanh khó nên chúng tôi đưa nó vào Sài Gòn. Thưa ông, vì vào đây nó có thể sanh ở nhà thương Từ Dũ. Chúng tôi chỉ lo xa cho con gái chứ không có ý muốn chạy trốn cách mạng. Chỉ là trùng hợp khi vào tới đây thì cách mạng xảy ra thôi."
Người trưởng toán đó ghi lại tất cả những điều ông tôi nói. Ông ta tiến về phía mẹ tôi và quan sát bà. Mẹ tôi cúi nhìn xuống bụng mình để tránh cái nhìn của ông tạ Trong mấy ngày vừa qua, mẹ tôi đã sút cân nhiều đến nỗi tôi thấy được những đường gân xanh nổi lên trên bàn tay gầy ốm đang đặt ngay ngắn trên đùi bà.
"Chị cảm thấy thế nào?"
"Tôi vẫn thường, cảm ơn ông. Chỉ cảm thấy hơi yếu vì khí hậu nóng quá." Mẹ tôi trả lời mà không ngước nhìn lên.
"Chị có thể đi xa được không?"
"Thưa ông, tôi phải đi đâu?" Mẹ tôi ngước nhìn ông tạ Đôi mắt bà long lanh chút van lơn pha lẫn mời mọc. Thường thường, ánh mắt đó của mẹ tôi làm cho đàn ông phải quỳ xuống trước chân bà. Nhưng nó có vẻ như chẳng có chút hiệu quả nào đối với người đàn ông này.
Ông ta trả lời lạnh lùng:
"Chị trở về quệ Trong hai mươi bốn giờ các người phải rời khỏi chỗ này. Đây là lệnh trên. Đất nước đã thống nhất. Mọi người phải trở về quê cũ. Các người cũng phải trở về trình diện với chính quyền địa phương."
"Chúng tôi trở về bằng cách nào?" Ngoại tôi hỏi người chỉ huy.
"Tôi không biết. Mà tôi cũng không cần biết. Tôi không có bổn phận phải tìm phương tiện di chuyển cho các người. Tuy nhiên, tất cả mọi người phải rời khỏi đây vào sáng ngày mai. Chúng tôi sẽ trở lại kiểm trạ Nếu tới lúc đó mà các người vẫn chưa rời khỏi đây chúng tôi bắt buộc phải mời về phường làm việc. Con nít đàn bà cũng không ngoại lệ."
Ông ta quay lưng ra dấu cho đồng đội rồi kéo cánh của đóng sập lại trước khi di chuyển sang căn nhà kế cận.
Mấy người bộ đội chưa đi được bao xa, bà ngoại tôi đã quay sang ông ngoại tôi, nước mắt chan hòa: "Ông ơi, chúng ta trở về bằng cách nào đây?"
Ông ngoại tôi chỉ lắc đầu. Vú Loan đứng sau lưng mẹ tôi lên tiếng tằng hắng. Chị không còn cái vẻ e dè của một cô vú em trẻ tuổi được dạy dỗ phải biết giữ mồm giữ miệng trước khi mở lời. Biến cố trong mấy ngày qua đã biến chị thành một người đàn bà thông minh lanh lợi.
"Thưa bác, cho phép con được nói." Chị nói mà không ngước mắt lên "Nếu chính quyền mới đuổi chúng ta ra khỏi nhà thì chắc nhiều người khác cũng bị như vậy. Những người khác sẽ đi bằng cách nào? Chúng ta có thể hỏi thăm họ để làm theo hoặc đi theo với họ."
"Chúng ta làm cách nào hỏi thăm được?" Bà tôi hỏi.
"Ra chợ hỏi." Vú Loan trả lời gọn lỏn.