Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Tập Truyện ngắn >> Huyền Thoại Biển

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 25099 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Huyền Thoại Biển
Trúc Chi

Đánh mười hai trống lễ

Làng Cọp Râu Trắng có người lặn hàng giờ, gọi là Tài Lặn. Người giỏi đẽo gươm để múa Bá Trạo gọi là Tài Gươm. Người giỏi đánh đời gọi là Tài Đờn.
Người có tài từ hồi nhỏ được mang danh hiệu cho đến lớn. Ông Hai Kết cao tuổi, đi chân thấp chân cao, đầu thắt khăn đỏ chữ nhân được gọi là Tài Trống.
Những ngày làng biển vào mùa tế lễ ở đình, trẻ con chúng tôi được theo ông Hai Kết dự lễ. Đứa nào cũng giành cầm khăn, cầm áp xếp, nhưng kỵ nhất không được sờ đến cặp roi trống của ông Hai. Theo ông Hai, đó là cặp roi trống thần.
Đến đình, bọn nhỏ chúng tôi thích ngồi gần ông Hai để coi ông đánh trống. Ông Hai đánh trống thì khỏi khen. Hai bàn tay ông cầm cặp roi thần như múa như lượn, và thả diều trên mười hai mặt trống. Mười hai trống là mười hai âm thanh. Nhưng khi hai đầu roi đặt xuống hai bên "tang" hoặc ỡ giữa thì âm thanh của trống được nhân lên đôi, lên ba, biến thành mấy mươi âm thanh lớn, nhỏ, cao, thấp, xa, gần. Nhất là cặp roi đó lúa nằm ngang, lúc dựng đứng, lúc lăn tròn thì âm thanh cứ làm lạnh sống lưng. Người làng Cọp Râu Trắng gọi tiếng trống của ông Hai Kết là tiếng trống thần. Những lúc coi ông Hai đánh trống bọn trẻ chúng tôi cứ tưởng ông Hài phù phép, nên tiếng trống cứ như ảo ảnh, như ma thuật.
Tiếng trống dứt, nhưng người nghe cứ bàng hoàng. Còn ông Hai Kết thì ngồi im như pho tượng. Tiếng trống ông Hai đang tuổi tám mươi nhưng sao nghe cứ trẻ như cái hồi Tài Trống mười một mười hai tuổi.
Chuyện thuở ấy như sau:
Năm đó, làng vào kỳ tế thần Cá Ông. Tài Kèn, Tài Đờn đã có, mười hai trống bày sẵn nhưng chưa có Tài Trống. Một cậu bé đi chân thấp chân cao, được cha cầm tay vào đình xem trống. Thấy không người đánh trống, cậu bé lắc tay cha xin được đánh thử. Nghe con nói táo tợn làm người cha đâm sợ, lấy tay bịt miệng con lại.
Cậu bé càng nói lớn:
- Con đánh trống được mà.
Mấy già làng thấy lạ, hỏi cậu bé học đánh trống ở đâu mà đánh được. Cậu bé nói nằm chiêm bao thấy mình đánh trống. Có người dọa:
- Đánh không được sẽ mắc tội đó.
Có người nghĩ, có lẽ Tài Trống đã xuất hiện.
Rút khỏi tay cha, cậu bé đến bên giàn trống, hai tay cầm cặp roi đứng yên lặng. Bất ngờ, cặp roi trong tay cậu bé chụm lại cái "rụp", sau đó hai đầu roi thả trên mười hai mặt trống lanh lẹ, mấy mươi âm thành như làn mây, làn nước, làn ánh sáng đan quyện, trôi nổi, cuốn hút không dứt ra được. Người dự lễ bàng hoàng, quên cả cúng tế, quay tròn bên cậu bé. Tiếng một già làng cất lên vui mừng:
- Làng Cọp Râu Trắng có Tài Trống rồi.
Rồi ai cũng nghĩ, Cá Ông thổi hồn vào cậu bé nên Tài Trống sớm xuất hiện.
Cậu bé mười hai tuổi thường ngày vẫn đi ra biển, vẫn chơi với đám trẻ trong làng. Đến mùa tế lễ, cậu lại mặc áo dài xanh, đầu thắt khăn vải đỏ, hai tay cầm cặp roi thần, đánh suốt ba ngày ba đêm trên mười hai mặt trống. Tiếng trống mang hồn làng Cọp Râu Trắng đi vào mùa làm ăn sóng gió.

<< Người đâm tôm hùm | Xăm hình cọp trên cánh tay >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 752

Return to top